Khi tham gia giao thông mọi người phải tuyệt đối tuẩn thủ Luật GTĐB. Nhưng trên cả việc tuân thủ Luật là phải đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Nghĩa là anh có thể nhường quyền ưu tiên, tăng khoảng cách, đề phòng và trong trường hợp có thể phải sẵn sàng dừng.....Nhưng việc đảm bảo an toàn của anh vẫn phải nằm trong việc anh không phạm Luật. Người ta là mối nguy hiểm, anh muốn đảm bảo an toàn nhưng anh vẫn không được biến anh thành mối nguy hiểm cho phương tiện khác. Trong trường hợp cụ thể trên, vì cao tốc có quy định tốc độ tối thiểu để có thể đảm bảo an toàn. Nếu anh chạy dưới tốc độ đó hoặc anh dừng là anh đã phạm Luật. Trường hợp anh không thể còn lối đi, hoặc có sự điều tiết.....thì mới bắt buộc phải dừng.Lập luận của HĐXX rất yếu thật ạ, vì đã 03 lần thay đổi quan điểm kết tội:
1. Lần đầu lập luận "chướng ngại vật".
2. Lần hai lập luận " khoảng cách an toàn".
3. Lần ba lập luận "biển báo giảm tốc độ"
4. Lần bốn, tức là lần xét xử ngày hôm nay, chưa rõ lập luận của HĐXX.
Cụ thể trường hợp của Hoàng, nếu giảm tốc độ xuống dưới tốc độ cho phép để tránh Sơn. Khi đó bản thân Hoàng đã phạm Luật. Nếu tránh được Sơn mà có xe khác đâm vào sau xe Hoàng thì Hoàng tự dưng lại phạm Luật hiển nhiên và tội Sơn chỉ là vài triệu đồng và tước GPLX vài tháng.
Vậy Luật phải thực thi sao đừng để kiểu gì Hoàng cũng có tội !
Chú nghĩ vậy !