Hỏi về vấn đề phanh tay khi xe đổ đèo và bị mất phanh

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,678
Động cơ
436,631 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Xe cháu chỉ có mỗi P - R -N - D -L thôi, ko hiểu chạy dốc dài thì để L có ổn ko vì cháu chưa đi dốc dài bao giờ! Chắc để L rồi thỉnh thoảng đệm phanh khi thấy gia tốc tăng lên, chứ liên tục rà phanh thì dễ đơ phanh lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đi đèo bị mất phanh thường không phải do phanh kém mà do lái xe rà phanh xuống dốc lâu quá, phanh nóng dẫn tới mất phanh.
Đi xe số sàn thì em đã làm thí nghiệm: thả dốc từ 60km/h, không dùng phanh tí nào, từ từ dồn số và xe chậm còn 20-30km/h khi về tới số 2. Xe AT cũng có thể về số thấp, nhưng khả năng hãm kém hơn.
Khi cần phanh tay cũng làm tăng khả năng hãm.
Làm thí nghiệm thì từ từ còn khi mất phanh thật thì phải nhanh chóng cụ nhỉ.
Nếu nguyên nhân mất phanh là do lái xe rà phanh xuống dốc lâu quá thì kéo phanh tay cũng như đạp phanh đều không tác dụng.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
Làm thí nghiệm thì từ từ còn khi mất phanh thật thì phải nhanh chóng cụ nhỉ...
Nhanh hay chậm chắc phải do tình huống phía trước trên đường!
Bắt buộc nhanh thì chẳng thể chậm, nhưng càng nhanh càng khó hơn, cần phải hy sinh bộ hộp số. Vấn đề ở đây là phải giữ được cái đầu lạnh (nói hay nghĩ thường dễ hơn khi gặp thực tế) để tình huống không khẩn cấp lắm, dù phanh đã mất, mà cuống để đưa đến khẩn cấp.
Hôm vừa rồi em cũng bị rơi vào tình trạng phanh không ăn. Xe hiện đại thành ra hại điện, cái cảm ứng tốc độ teo do trời ẩm. Đang theo sau 1 cái Transit rẽ từ Nguyễn Khoái xuống Trần Khánh Dư thì ông xxx chặn cái Transit lại cho làn ngược chiều chạy (vì lúc ấy giờ cao điểm). Em bám sau cũng phanh lại thì thấy cái xe cứ trôi. Em thả chân ra đạp lại xe vẫn trôi. Có vẻ bác lái Transit nhận thấy tưởng em lơ đãng để xe trôi (chỗ ấy hơi dốc vè trên đê xuống). Em bấm cả phanh tay (cái xe này phanh tay bấm) nó vấn trôi. chuyển số tay để về số 1, dù từ từ nhưng nó vẫn bò. Đã xác định nếu chạm vào mông bác Transit thì sẽ bảo bác ấy chạy dịch xuông hẳn Trần Khánh Dư cho khỏi tắc đường rồi thỏa thuận. Nhưng còn nước còn tát rm lại thả và nhấn tiếp, chẳng biết đến lần thứ mấy nữa thì thấy nó dừng hẳn. Mũi xe chắc các đuôi xe bác Transit khoảng 1 hay 2 đốt ngón tay. Sau khi ông xxxx cho tụi em chạy tiếp, nó lại bình thường, thử thêm mấy lần phanh vẫn ăn... Cho đến hôm cái sensor đặt về và thay chẳng gặp lại như vậy!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Làm thí nghiệm thì từ từ còn khi mất phanh thật thì phải nhanh chóng cụ nhỉ.
Nếu nguyên nhân mất phanh là do lái xe rà phanh xuống dốc lâu quá thì kéo phanh tay cũng như đạp phanh đều không tác dụng.
Cũng như kiểu nhà nước diễn tập chống khủng bố, chống hỏa hoạn hoặc mới đây là chống Ebula. Việc em làm tạo sự tự tin rất cao, và càng giúp em đi đường đèo núi cẩn thận hơn. Em thả dốc khi di nhanh như vậy nhưng không hề về số tắt, cứ 5 - 4 - 3 - 2 là xe đã giảm rồi, không hề chạm chân vào phanh hoặc phanh tay. Tất nhiên thao tác phải nhanh nhẹn và ngọt, không hề chậm chút nào. Dốc lên đập thủy điện Hòa bình cũng không hề kém. Có cụ trước đây bảo phải đệm phanh mới về được số, chính thế em mới làm thử nghiệm này để chứng minh điều ngược lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ocnuong

Xe buýt
Biển số
OF-108298
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
747
Động cơ
399,770 Mã lực
phanh tay chỉ có tác dụng khi đỗ, dừng, chống trôi xe chứ đang lao nhanh phanh tay éo có tác dụng gì luôn, mời cụ phóng lên xe mà thử.
nhiều lần e quên hạ phanh tay đi cả mấy chục km chỉ thấy khét chứ xe vẫn chạy ầm ầm.
Cụ nói chuẩn. Phanh tay k có tác dụng j khi cụ đổ dốc cả. Cụ cứ lắm rõ nguyên tắc khi đi đường đèo núi là: Lên đèo, dốc số nào thì khi xuống đèo, dốc số đó.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
...Cụ cứ lắm rõ nguyên tắc khi đi đường đèo núi là: Lên đèo, dốc số nào thì khi xuống đèo, dốc số đó.
Câu nói này là các thầy dậy ngày xưa cho học viên đi-về nhiều ở 1 cái dốc!
Kể cả mấy ông đi về thường xuyên ở một cung đường dài thì chưa chắc các ông ấy nhớ được hôm qua lên cái đốc ấy bằng số nào để hôm nay xuống bằng số ấy. Mà có vừa lên hôm qua vào lúc nắng thì hôm nay về gặp đúng cơn mưa thì việc vặn óc để nhớ số hôm qua leo lên cũng ít tác dụng!
 

sansonsan

Xe tăng
Biển số
OF-61513
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,154
Động cơ
451,718 Mã lực
Tuổi
49
trước khi chạy 1 loại xe nào thì mình phải hiểu về nguyên lý cấu tạo phanh của loại xe đó. có nhiều loại xe khác nhau và cấu tạo cũng như nguyên lý có chút khác nhau.thường chia ra làm 2 loại phanh dầu và phanh hơi,phanh dầu trợ lực hơi,phanh dầu trợ lực chân không,phanh hơi hoàn toàn có lốc-kê,...còn phanh tay thì cũng nhiều loại như phanh dây rút cơ bó 2 bánh sau hoặc cả 4 bánh ,hoặc thay bằng cơ thì dùng điều khiển bằng điện ,phanh tang -bua ở sau đuôi hộp số ,phanh tay hơi lốc-kê bó cả 4 bánh ,và phanh từ nam châm...đối với xe xử dụng phanh tay kéo trực tiếp thông qua cần điều khiển bằng tay thì khi mất phanh chân thì hoàn toàn có thể xử dụng loại phanh tay này ,còn đối với loại phanh tay điều khiển bằng cách mở van xả hơi bó cả 4 bánh thì không nên mở đột ngột khi xe đang lao với tốc độ cao có khi xe nhảy lên như là cóc nhảy..
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
k nên bắt bẻ nhao từng chữ dư thía
rống dư câu ăn cây nào rào cây ấy
ý nghĩa của câu nầy: lên dốc phải cài số mạnh và xuống dốc cũng phải cài số mạnh
Không phải bắt bẻ đâu bác ạh!
Những câu nói của các cụ ngày xưa rất đúng, đó là tích luy kinh nghiệm của rất nhiều người. Nhưng mà mình lại phải hiểu đúng để áp dụng!
Cái câu trên là để cho khi vào thi (xe tải ngày xưa có bài đó). Nhưng nhiều câu nói khác có giá trị hàng ngày khi ngồi sau vô lăng. Như tiến bám lưng, lùi bám bụng để khi tiến hay khi lùi ở khe đường hẹp cần bám về bên nào sát hơn để phòng quệt ở đuôi xe (tiến) hay mũi xe khi lùi...!
 

Ocnuong

Xe buýt
Biển số
OF-108298
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
747
Động cơ
399,770 Mã lực
Câu nói này là các thầy dậy ngày xưa cho học viên đi-về nhiều ở 1 cái dốc!
Kể cả mấy ông đi về thường xuyên ở một cung đường dài thì chưa chắc các ông ấy nhớ được hôm qua lên cái đốc ấy bằng số nào để hôm nay xuống bằng số ấy. Mà có vừa lên hôm qua vào lúc nắng thì hôm nay về gặp đúng cơn mưa thì việc vặn óc để nhớ số hôm qua leo lên cũng ít tác dụng!
Bác đã offroad nhiều chưa,? Vì nếu đi nhiều bác sẽ biết là ở đường miền núi phía Tây Bắc ngay sau khi lên dốc là bác phải đổ dốc rồi, không cần phải chờ đợi lâu đâu, nên lúc đó bác vẫn nhớ là mình leo dốc bằng số nào. Cái này e đã gặp nhiều, và các bác tài trong cty e đã gặp nhiều. Có chút kinh nghiệm chia sẻ với ae OF.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
Bác đã offroad nhiều chưa,? Vì nếu đi nhiều bác sẽ biết là ở đường miền núi phía Tây Bắc ngay sau khi lên dốc là bác phải đổ dốc rồi, không cần phải chờ đợi lâu đâu, nên lúc đó bác vẫn nhớ là mình leo dốc bằng số nào. Cái này e đã gặp nhiều, và các bác tài trong cty e đã gặp nhiều. Có chút kinh nghiệm chia sẻ với ae OF.
Thường leo 1 cái dốc kể cả đường rất thoáng và dốc rất ngắn thì em ít khi có thể chạy qua nó chỉ ở 1 số bác àh!
Ngay khi vừa qua cái đỉnh dốc như bác nói, thì tuỳ đường phía trước, cong hay thẳng, có thoáng hay không mà chưa chắc em đã tăng số (dù xe đã hết phải kéo - nặng nhất thường là gần đỉnh dốc), mà để gia tốc nhanh em sẽ giữ nguyên số thấp để đủ tốc độ cần thiêt (phải xuống 1 đoạn khá xa mới đổi số). Cũng như vậy khi xuống đến gần chân dốc có khi em vẫn để nguyên số sau khi gia tốc thêm cho xe để nó "đủ đà" lên cái dốc tiếp theo và chỉ lùi số khi nghe tiếng máy...

Như vậy cũng thực tế là ngay cái dốc vừa chạy qua mà có phải quay lại thì em cũng chẳng bận tâm phải nhớ mình đã lên nó bằng những số nào (cũng là đường thoáng, không gặp bất cứ trở ngại nào). Dốc ở miền núi, trừ những cái đèo rất dài thì luôn ngoằn nghèo, lên xuống liên tục (nhưng thực ra cả đèo dài chục cây số thì cũng không thẳng) nên tùy tầm quan sát em quyết định tốc độ và gia tốc cần có + độ dốc + quyết định mức ga (để tăng tốc) để quyết định cái số cụ thể em sẽ cài cho xe!
Các bác đi chưa quen, nhưng nghe tiếng máy xe cũng có thể đoán biết được thời điểm phải chuyển số, dù không thể chính xác và kịp thời bằng người lái lâu hơn. Nguyên tắc của số xe để khi lên dốc là cho máy khoẻ, đủ sức kéo, khi xuống là đủ sức ghìm xe, ít phải rà phanh gây nguy hiểm mất phanh nếu phanh bị rà nhiều, qua nóng!

Nhưng dù nghe tiếng máy mới là cơ bản, có 1 cách (dễ hơn, nhưng không tốt) cho các bác lái mới là khi lên dốc, thấy gí thêm ga mà tốc độ xe lại có vẻ giảm đi thì phải chuyển về số thấp hơn, tương tự khi đổ đèo, tốc độ xe tăng lên nhanh cũng phải dồn nhanh về số thấp!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn

atula0903

Xe đạp
Biển số
OF-42722
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
15
Động cơ
465,450 Mã lực
Website
cn1k6g.hnsv.com
Trường hợp này bác đạp nhồi nhẹ nhẹ mấy cái là phanh lại ăn thôi mà, chắc tại áp lực dầu bơm chưa đủ nên má phanh ép vào chưa chặt
Nhanh hay chậm chắc phải do tình huống phía trước trên đường!
Bắt buộc nhanh thì chẳng thể chậm, nhưng càng nhanh càng khó hơn, cần phải hy sinh bộ hộp số. Vấn đề ở đây là phải giữ được cái đầu lạnh (nói hay nghĩ thường dễ hơn khi gặp thực tế) để tình huống không khẩn cấp lắm, dù phanh đã mất, mà cuống để đưa đến khẩn cấp.
Hôm vừa rồi em cũng bị rơi vào tình trạng phanh không ăn. Xe hiện đại thành ra hại điện, cái cảm ứng tốc độ teo do trời ẩm. Đang theo sau 1 cái Transit rẽ từ Nguyễn Khoái xuống Trần Khánh Dư thì ông xxx chặn cái Transit lại cho làn ngược chiều chạy (vì lúc ấy giờ cao điểm). Em bám sau cũng phanh lại thì thấy cái xe cứ trôi. Em thả chân ra đạp lại xe vẫn trôi. Có vẻ bác lái Transit nhận thấy tưởng em lơ đãng để xe trôi (chỗ ấy hơi dốc vè trên đê xuống). Em bấm cả phanh tay (cái xe này phanh tay bấm) nó vấn trôi. chuyển số tay để về số 1, dù từ từ nhưng nó vẫn bò. Đã xác định nếu chạm vào mông bác Transit thì sẽ bảo bác ấy chạy dịch xuông hẳn Trần Khánh Dư cho khỏi tắc đường rồi thỏa thuận. Nhưng còn nước còn tát rm lại thả và nhấn tiếp, chẳng biết đến lần thứ mấy nữa thì thấy nó dừng hẳn. Mũi xe chắc các đuôi xe bác Transit khoảng 1 hay 2 đốt ngón tay. Sau khi ông xxxx cho tụi em chạy tiếp, nó lại bình thường, thử thêm mấy lần phanh vẫn ăn... Cho đến hôm cái sensor đặt về và thay chẳng gặp lại như vậy!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
Trường hợp này bác đạp nhồi nhẹ nhẹ mấy cái là phanh lại ăn thôi mà, chắc tại áp lực dầu bơm chưa đủ nên má phanh ép vào chưa chặt
Em chạy từ Thái Nguyên về đến đấy, chứ có phải vừa trong nhà ra đâu!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
k nên bắt bẻ nhao từng chữ dư thía
rống dư câu ăn cây nào rào cây ấy
ý nghĩa của câu nầy: lên dốc phải cài số mạnh và xuống dốc cũng phải cài số mạnh
Like câu của cụ. Nhiều cụ hiểu một cách máy móc là lên số nào xuống số đó là phải y hệt. Đâu có cần chính xác đâu. Ý của câu đó là: dốc càng gắt thì lên dốc hay xuống dốc đều phải về số thấp sao cho cảm thấy an toàn và xe khỏe.
Chứ ai mà nhớ được từng đoạn dốc nếu cụ nào đi 1 chuyến HN-Mộc châu và ngược lại ?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Phanh tay xe con chủ yếu là phanh cơ khí kéo thẳng vào cụm phanh của bánh sau nên khi đã mất phanh thì phanh tay cũng chả còn tác dụng. Nhưng lúc đó có cái gì làm giảm tốc xe được thì cứ làm đại thôi, phanh tay vẫn cứ kéo (dù biết chả tác dụng). Quan trọng nhất là ko được cà cuống và làm sao về được số thấp nhất có thể. Với AT thì việc về số thấp đơn giản hơn MT nhiều, chỉ việc kéo cái roẹt về phía sau là được chứ xe MT côn số ko tốt khó dồn về số thấp lắm. MT em bị mất phanh 1 lần táng vào vách núi rồi nhưng may ko sao vì về được số 2, máy nó gào lên như cha chết ý mà xe vẫn phóng rầm rầm, phanh tay kéo hết cỡ chả tác dụng gì. MT thì em mới thử giả định mất phanh thôi, xuống đèo khoảng 40-50, ngớt ga, kéo cần số về phía sau (2-1) lần lượt từng số 1 là xe hự lại , giảm tốc tương đối tốt.
 

phong0912

Xe hơi
Biển số
OF-306540
Ngày cấp bằng
4/2/14
Số km
116
Động cơ
302,460 Mã lực
Phanh tay chỉ có tác dụng khi đang dừng, đỗ thôi ạ. Cụ thử đi rồi kéo phanh tay xem xe có bị hãm lại như phanh chân khôg mà khoá đc bánh :D
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,305
Động cơ
898,532 Mã lực
Phanh tay chỉ có tác dụng khi đang dừng, đỗ thôi ạ. Cụ thử đi rồi kéo phanh tay xem xe có bị hãm lại như phanh chân khôg mà khoá đc bánh :D
Cái đó tùy xe thôi bác ạh!
Phanh tay cũ thì không ăn lắm, nhưng xe mới thì cũng tác dụng kha khá đấy!
Em có cái CamLE phanh "tay" bằng chân trái, đạp hết cỡ thì hầu như xe không chuyển động được khi đạp ga, còn cái Tiguan phanh tay là 1 nút bấm, nếu quên nhả nút mà chỉ đạp ga thì cái xe nó chỉ chồm đuôi lên chứ bánh không hề nhúc nhích. Bấm cái nút phanh tay thì tiếng động cơ bước kêu rẹt rẹt như cái máy bay tả cánh tà trước khi chạy taxiing nên ép rất chặt...!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top