Có thể hiểu nôm na là ntn, trong hợp đồng PPP nói chung hay hợp đồng BT nói riêng, khi xét đến các yếu tố chậm tiến độ thì QLNN và nhà đầu tư sẽ căn cứ theo 2 nguyên nhân để đánh giá việc chậm tiến độ là do đâu và thời gian chậm của từng nguyên nhân, cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân chậm tiến độ do các yếu tố khách quan gây ra: Yếu tố khách quan là các việc như thời tiết mưa bão, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, các yếu tố thời tiết bất lợi ... Với các nguyên nhân khách quan này (trong hợp đồng còn gọi là điều kiện bất khả kháng) thì nhà đầu tư được xét gia hạn tiến độ thực hiện dự án nếu bị trượt so với hợp đồng đã ký mà không bị phạt chậm tiến độ.
2. Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân chủ quan thì sẽ có 2 yêu tố chủ quan do QLNN hoặc chủ quan do Nhà đầu tư
+ Đối với nguyên nhân chủ quan do QLNN làm chậm tiến độ như: chính sách pháp luật thay đổi bất thường, chậm bàn giao giải phòng mặt bằng. Với các vấn đề này thì nđt được đàm phán để gia hạn tiến độ hoặc bổ sung chi phí phát sinh (nếu có).
+ Đối với nguyên nhân chủ quan do nhà đầu tư làm chậm tiến độ triển khai dự án như: năng lực quản lý điều hành kém, thiếu vốn, khi được bàn giao mặt bằng sạch mà không triển khai thi công. Với các nội dung này thì NĐT phải khăc phục hậu quả và bị phạt theo các quy định của hợp đồng.
Đối chiếu các vấn đề chung trên cho riêng dự án đường trục phía nam thì có thể trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
+ Đối với các phần đường trục phía nam mà Nhà nước đã giao mặt bằng sạch cho NĐT từ những năm trước dịch covid để thi công nhưng chưa thi công đấy là nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư. Do đó việc này nđt phải khắc phục hậu quả. và hiển nhiên khắc phục hậu quả thì phải thi công các đoạn đã có mặt bằng. Muốn QLNN xem xét việc làm dự án BT tiếp hay không thì đó là điều kiện cần để được xét vì đấy là do lỗi của NĐT.
+ Đối với vấn đề phải gia hạn hợp đồng BT thì do phục lục hợp đồng BT gia hạn trước đó bị hết nên cần phải gia hạn để NĐT có cơ sở ký hợp đồng với các đơn vị nhà thầu để triển khai thi công các phần việc có mặt bằng sạch. Sau này có làm tiếp BT hay không thì nguyên nhân chậm tiến độ do nhà đầu tư theo các hợp đồng đã ký vẫn phải khắc phục, do đó việc này không sai theo các quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký.
+ Về vấn đề hồ sơ thiết kế, dự toán và nghiệm thu theo các quy định cũ và mới mà có cụ gì trên này hỏi thì có thể xử lý ntn: Nhà đầu tư tổ chức thuê tư vấn lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế, dự toán sau đó tự tổ chức thẩm định, tạm phê duyệt thiết kế điều chỉnh và dự toán theo nghị định và thông tư mới đồng thời báo cáo QLNN về việc này để được thi công trước các phần đã có mặt bằng (công tác nghiệm thu sẽ theo tuân thủ bình thường các quy định mới theo thiết kế tạm phê duyệt). Sau này khi nhà nước duyệt điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư xong CĐT phê duyệt chính thức thì chỉ cần khép lại hồ sơ biên bản nghiệm thu tổng thể thì cơ bản là sẽ không vướng và giải trình được (thực tiễn nội dung này hầu hết các dự án PPP đều đã làm rồi).