- Biển số
- OF-92529
- Ngày cấp bằng
- 22/4/11
- Số km
- 1,479
- Động cơ
- 415,659 Mã lực
Buổi chiều, Những người hàng xóm nghe anh về, kéo nhau sang thăm hỏi. Ngọc đã lớn lên từ cái khu tập thể nhỏ này mười năm. Khu tập thể chỉ gần hai chục gia đình. Nhà nào cũng chật chội. Các gia đình nấu ăn trong một gian bếp lớn, mỗi gia đình có vài mét vuông cho riêng mình. Nhà nào có điều kiện thì đun than, kém hơn thì đun bằng mùn cưa, bằng trấu. Có nhà khó khăn phải đi vơ lá khô về làm chất đốt. Chung bếp như vậy, họ giống như một gia đình lớn, nhưng cũng vô vàn bất tiện khi mà mức sống của các gia đình khác nhau. Cũng may, hầu hết các chủ hộ ở đây đều là cán bộ trung cấp ở cơ quan Trung ương, thời chiến và chế độ cung cấp này, mức sống của họ chẳng chênh nhau bao nhiêu. Những đứa trẻ cứ theo nhau lớn, mỗi người một số phận. Sau anh, một vài đứa cũng đã vào bộ đội. Cô hàng xóm nhìn vào cửa sổ, thấy đông người, giơ tay vẫy vẫy, rồi đi lướt qua, cất tiếng hát trong vắt: Đêm đêm anh địa chất mơ màng gửi trong tiếng sáo tình yêu xóm làng. Đó là bài cô thường hát cho Ngọc nghe ba năm trước. Ngọc hiểu tiếng hát ấy thay cho lời chào. Anh nhận ra cô bé đã thành một cô gái chững chạc chứ không còn là cô nữ sinh lớp mười nhút nhát năm xưa.
Tối hôm ấy, cả nhà về đông đủ. Lâu lắm mới có một bữa cơm vui như thế. Chị cả của Ngọc là trung úy bác sỹ của một quân y viện đóng ở Hà Nội cũng kịp về. Bố hỏi về công việc, về tình hình địch đánh phá trên tuyến Trường Sơn. Mẹ thì cứ: con ăn uống thế nào, nghe nói ngủ hầm hay sốt rét lắm phải không. Còn mấy thằng em thì cứ tròn xoe mắt nghe anh kể về chiến dịch đường 9- Nam Lào. Máy bay trực thăng bay rợp trời và cũng rụng như sung. Còn quân Ngụy thì tan đàn xẻ nghé. Mạnh ai nấy chạy thục mạng. Bố nói bố có hỏi thăm mấy người quen bên bộ đội, nghe họ bảo con chịu khó, xông xáo, không sợ gian khổ, bố cũng yên tâm. Còn chị thì kể rằng một hôm tình cờ chị nghe được câu chuyện của bác sỹ với một thương binh vừa từ Trường Sơn ra. Họ chỉ cách phòng khám của chị một bức bình phong bằng vải nên nghe rõ mồn một. Viên bác sỹ giới thiệu: cô trung úy bác sỹ đang khám ở phòng bên là con ông Khang. Có phải ông Khang là thủ trưởng cơ quan X của trung ương? Đúng đấy. Vậy tôi nói anh nghe chuyện này nhé: Hình như ông ấy có một người con trai đang là bộ đội của Đoàn 559. Cách đây một tháng, cậu ấy đã hy sinh trong một trận B52. Vậy ông có thể thông báo với cô ấy không? Không được. Đây là chuyện rất hệ trọng. Tôi cũng chỉ nghe thôi, lỡ người ta nhầm lẫn thì mình có tội lắm. Chị nghe lạnh hết cả người, nhưng vì đang khám bệnh dở nên không thể sang hỏi được. Khi chạy sang thì người thương binh đã đi rồi. Lần ấy, về nhà chị không giám kể cho ai nghe, nhưng yêu cầu tất cả mọi người đều phải viết thư cho em. Chị hy vọng nếu nhận được một phong bì đặc biệt như vậy thì dù bận rộn đến mấy, em cũng viết thư trả lời. Khi nhận được thư em, chị mới thở phào, kể cho mọi người câu chuyên nghe được từ người thương binh nọ. Nhưng cũng từ đó, mẹ ngày đêm lo lắng, thỉnh thoảng lại dục các em viết thư để nhận được thư trả lời của anh.
Bây giờ thì Ngọc đã hiểu vì sao lại có phong bì thư chung của mọi người trong nhà.
Ngay hôm sau, Ngọc sang thăm cô hàng xóm. Nàng đã đi làm trong một xí nghiệp may quân trang. Cha nàng là một trung tá làm việc ở Bộ Quốc phòng, chỉ còn bà mẹ ở nhà tiếp anh. Bà tiếp anh rất thân tình, hỏi chuyện ở chiến trường, hỏi về đồng đội, hỏi có dịp nào qua quê hương bà không. Bà kể về những đổi thay trong khu tập thể, về cuộc sống của gia đình bà, trong đó có cô con gái xinh đẹp của bà. Ngọc bạo dạn hỏi:
- Chắc em ấy đã có người yêu rồi cô nhỉ?
- Cũng có mấy đám đến, nhưng chưa thấy nó quyết định chọn ai- Ngừng một lát, bà nhìn thẳng vào Ngọc, dịu dàng- Môi trường làm việc của nó có nhiều bộ đội. Cô nhắc nó nên tránh xa bộ đội, cô không muốn có con rể là bộ đội. Trong nhà có một người chồng bộ đội là đủ lắm rồi cháu ạ.
Ngọc biết rất rõ trước khi anh vào bộ đội, bà đã lưu ý cô con gái khi biết nó có tình cảm với chàng sinh viên hàng xóm: Nó là sinh viên, lại con cán bộ cao cấp, sau này thành kỹ sư, liệu nó còn để ý đến con nữa không. Chính anh cũng được viên trung tá nhắc nhở: Cháu hãy để cho em nó học, đừng làm ảnh hưởng đến nó. Ngọc đoán đây là thông điệp về quan điểm của bà đối với câu chuyện của anh với cô bé, nhưng tại sao lại phải tránh xa bộ đội? Cần hiểu rõ hơn điều này.
- Cô ơi, trong điều kiện đất nước có chiến tranh, hầu hết thanh niên nhập ngũ, mà cô bảo em nó tránh xa bộ đội, là cô thu hẹp phạm vi lựa chọn của em một cách rất đáng kể đấy.
- Cháu ạ. Chỉ có những người như cô mới thấm hết được nỗi gian truân của vợ lính. Hơn hai mươi năm, chú ấy chiến đấu ở các chiến trường. Có khi mấy năm trời mới tạt về nhà vài ngày. Một mình cô vật lộn với cuộc mưu sinh để nuôi con biết bao cơ cực. Nhưng điều đó không là gì so với nỗi cô đơn, buồn tủi. Mỗi buổi chiều thứ bảy, các gia đình hàng xóm đều đoàn tụ quanh mâm cơm. Chủ nhật, họ sánh vai nhau đi xem phim, đi công viên, còn mình thì cứ thui thủi. Nhà thiếu người đàn ông cực cả tinh thần lẫn thể xác cháu ạ.
Như vậy, cái việc khuyên con của bà không chỉ là đường dẫn để bà đưa thông điệp, mà đây thực sự là tình cảm trong sâu thẳm của một người đàn bà. Chắc gia đình bà thường sống trong những khu tập thể của cán bộ dân sự nên mới thấy đơn độc như thế. Trên mọi làng mạc Ngọc đã qua, hầu hết các gia đình đều có chồng đi bộ đội, nhưng những người phụ nữ ở đó đều tần tảo, dường như họ coi phải làm mọi việc khi chồng đi xa, cũng như chịu đựng nỗi cô đơn, như bổn phận. Dù sao, điều bà nói cũng làm anh chạnh buồn. Không hiểu có bao nhiêu người đàn bà ở hậu phương nghĩ như vậy.
Cô con gái dựng xe đạp ở hiên, ào vào nhà như một cơn gió:
- Anh Ngọc sang chơi lâu chưa ạ?
- Anh sang được một lúc rồi. Ngồi nói chuyện vói cô, hiểu ra được nhiều điều.
Bà mẹ đọc được ý tứ trong câu nói của Ngọc. Bà nhẹ nhàng:
- Hai đứa ngồi nói chuyện nhé. Cô đang dở chút việc.
Bây giờ Ngọc mới có điều kiện ngắm kỹ cô gái. Nàng đã cao hơn một chút. Mái tóc được uốn khá cầu kỳ, rủ xuống bờ vai căng tròn. Cái áo bó vào người khá kiểu cách. Đôi mắt nhìn thẳng, tự tin.
- Em thay đổi nhiều so với ba năm trước.
- Trông già đi hả anh?
- Không. Chững chạc hơn, xinh hơn. Anh nghe cô nói em bị nhiều chàng bao vây phải không?
- Nhiều thì chẳng có đâu, chỉ mấy người thôi. Em đã có quyết định gì đâu.
- Anh nghe cô nói cô đã khuyên em tránh xa các anh bộ đội?
- Việc đó có. Em không nghĩ như mẹ, nhưng em giống mẹ là không muốn chồng đi xa. Bây giờ em đang rất khó xử vì trong xí nghiệp có một cậu kém em hai tuổi si mê quá đà. Em đang cầm cuốn nhật ký của cậu ấy. Anh có muốn xem không?
- Thôi, chuyện riêng của em mà. Anh chúc mừng em.
Câu chuyện của họ xem ra rất tự nhiên. Cô bé là người cầm chịch. Cô kể đủ thứ chuyện ở xí nghiệp, chuyện bạn bè trong khu tập thể. Rồi cô hỏi về công việc của anh. Hỏi anh đi qua bao nhiêu làng mạc, có cô gái nào làm vướng bận anh không? Trong câu chuyện của họ, không còn một chút gì kỷ niệm xưa, giống như nó chưa từng diễn ra vậy.
Ngọc không thấy buồn, vì nói cho công bằng, ba năm qua, với nàng, anh không cảm thấy nhớ nhung. Có chăng, đôi lúc nó chợt hiện về như kỷ niệm. Tuy vậy, câu chuyện của bà mẹ nàng, và sự biến mất những kỷ niệm xưa trong cô bé, làm cho anh, với tư cách là một người lính từ chiến trường trở về, cảm thấy mình trống trải.
Ngọc theo Lê Trọng vào làm việc trong Cục Xăng dầu. Bây giờ anh mới hiểu ra: Ba năm kể từ khi bắt đầu xây dưng tuyến X42, ngành xăng dầu quân đội đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, một hệ thống đường ống đã nối thông từ biên giới Việt Trung vào đến tận điểm cuối của trung đoàn 952. Trong đó, đoạn Hà Nội-Vinh là đường ống hàn. Anh được tham quan một số sở chỉ huy vận hành, và học được nhiều điều. Có một vài cuộc họp, theo chỉ định của Lê Trọng, Ngọc báo cáo một số vấn đề kỹ thuật trên tuyến ống Trường Sơn. Nói chung những người nghe đều là người quen biết từ ngày ở làng Thọ và tuyến X42. Họ đánh giá cao sự tiến bộ của mấy chàng kỹ sư trẻ trên tuyến Trường Sơn. Nhìn lên tấm bản đồ kế hoạch phát triển tuyến ống vào tận sông Bạc, Ngọc cảm thấy tự hào vì tuyến đang như một mũi tên lao vào mặt trận, mà anh và đồng đội thì luôn ở điểm đầu của mũi tên đó.
Một hôm, bố nói với Ngọc: Hôm nay họp đồng hương làng. Con đi cho biết mặt các bác, các chú.
Cuộc họp được tổ chức trong hội trường của một Câu lạc bộ bên bờ Hồ Gươm. Làng của Ngọc là một làng khá đặc biệt. Rất nghèo, nhưng có truyền thống hiếu học. Ngày xưa, vì thiếu ruộng nên những người vợ làm nghề dệt lụa, tần tảo nuôi chồng học để đi thi. Thi rồi, người đỗ cao thì đi làm quan, đỗ tú tài trở xuống thì đi xa nhà, làm thày đồ. Những gia đình như thế, người chồng làm gia sư ở với chủ nhà cứ phải giữ ý, mất hết tự do. Còn người vợ ở nhà thì cô đơn nuôi mẹ già, con nhỏ. Dân làng truyền nhau một câu từ xưa lắm:“Trai vô tội vi tù, gái hữu phu vị quả „ (Con trai vô tội mà sống như tù, con gái có chồng mà như quả phụ). Từ khi thành lập **** Cộng Sản Đông Dương, nhiều người thoát ly đi hoạt động. Bởi vậy, sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, số hộ có vợ hoặc chồng người làng làm việc ở cơ quan Trung ương, các nhà máy, dạy ở các trường trung cấp, đại học. đã lên tới hàng ngàn. Trong đó có nhiều người là cán bộ cao cấp. Sống xa quê, những buổi gặp mặt như thế này là lúc họ ríu rít hỏi thăm nhau về cuộc sống, về con cái. Không khí thật ấm áp tình làng nghĩa xóm. Gần cuối buổi, ông Chủ tịch danh dự Hội đồng hương làng lên nói chuyện với bà con. Đó là một người cao lớn, khoan thai và đáng kính. Ngọc đã biết tên ông từ nhỏ qua chuyện kể của người làng và qua sách báo. Ông đã thoát ly khỏi làng từ những năm ba mươi và gây dựng phong trào Việt kiều ở nước ngoài trong một thời gian dài. Bây giờ, ông đang là một yếu nhân của **** và Nhà nước. Sau tiếng vỗ tay đầy tình cảm pha chút tự hào của những người cùng làng. Ông bắt đầu nói. Ông nói chậm rãii. Ông khen ngợi bà con xa quê, nhưng vẫn đoàn kết, quan tâm đến nhau. Ông nói một vài con số về vệc sản xuất, đóng góp sức người sức của của bà con ở quê cho tiền tuyến. Rồi ông nhấn mạnh:“ Bà con mình đã đóng góp nhiều cho tiền tuyến lớn. Chúng ta phải cùng nhau xác định: đó vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự. Hôm trước, tôi về làng. Buổi tối, tôi nghe bà hàng xóm khóc lóc thảm thiết quá. Không hiểu đã xẩy ra chuyện gì. Sáng ra sang hỏi, mới biết. Có gì đâu, nhà vừa có con hy sinh ngoài mặt trận. Tôi nói với bà ấy: Sao bà lại khóc. Bà phải vui lên chứ, phải phấn khởi vì gia đình mình đã đóng góp một người con cho cách mạng...’’. Ngọc tròn mắt nhìn ông Chủ tịch danh dự. Anh buột miệng: Sao lại nói thế! Anh nhớ như in một đêm ngủ lại ở Nam Đàn. Cả đêm, tiếng khóc vọng sang từ bên kia hàng rào cứ từng đợt, từng đợt. Đó là tiếng khóc của người mẹ vừa nhận được tin báo tử con từ mặt trận gửi về. Tiếng khóc cứ xoáy vào màn đêm yên tĩnh, khiến anh không sao nuốt được cơn nghẹn cứ chèn ngang cổ họng. Nó không giống tiếng khóc cha mẹ, ông bà trong các đám tang. Nó như những nhát cắt cứa vào lòng người nghe. Có lúc người đàn bà gào lên, có lúc chùng xuống, chỉ nghe tiếng thổn thức: Con ơi!. Không. Với tư cách là một người lính ngoài mặt trận, anh và đồng đội sẵn sàng hy sinh. Nhưng với tư cách là người lãnh đạo quốc gia, ông ấy không thể lạnh lùng vô cảm như vậy được. Đang nghĩ mung lung, Ngọc cảm thấy bố nắm lấy bàn tay anh, bóp nhẹ: Con bình tĩnh lại đi. Hôm ấy, đang từ vui, Ngọc trở về trong một tâm trạng u uẩn.
Tối hôm ấy, cả nhà về đông đủ. Lâu lắm mới có một bữa cơm vui như thế. Chị cả của Ngọc là trung úy bác sỹ của một quân y viện đóng ở Hà Nội cũng kịp về. Bố hỏi về công việc, về tình hình địch đánh phá trên tuyến Trường Sơn. Mẹ thì cứ: con ăn uống thế nào, nghe nói ngủ hầm hay sốt rét lắm phải không. Còn mấy thằng em thì cứ tròn xoe mắt nghe anh kể về chiến dịch đường 9- Nam Lào. Máy bay trực thăng bay rợp trời và cũng rụng như sung. Còn quân Ngụy thì tan đàn xẻ nghé. Mạnh ai nấy chạy thục mạng. Bố nói bố có hỏi thăm mấy người quen bên bộ đội, nghe họ bảo con chịu khó, xông xáo, không sợ gian khổ, bố cũng yên tâm. Còn chị thì kể rằng một hôm tình cờ chị nghe được câu chuyện của bác sỹ với một thương binh vừa từ Trường Sơn ra. Họ chỉ cách phòng khám của chị một bức bình phong bằng vải nên nghe rõ mồn một. Viên bác sỹ giới thiệu: cô trung úy bác sỹ đang khám ở phòng bên là con ông Khang. Có phải ông Khang là thủ trưởng cơ quan X của trung ương? Đúng đấy. Vậy tôi nói anh nghe chuyện này nhé: Hình như ông ấy có một người con trai đang là bộ đội của Đoàn 559. Cách đây một tháng, cậu ấy đã hy sinh trong một trận B52. Vậy ông có thể thông báo với cô ấy không? Không được. Đây là chuyện rất hệ trọng. Tôi cũng chỉ nghe thôi, lỡ người ta nhầm lẫn thì mình có tội lắm. Chị nghe lạnh hết cả người, nhưng vì đang khám bệnh dở nên không thể sang hỏi được. Khi chạy sang thì người thương binh đã đi rồi. Lần ấy, về nhà chị không giám kể cho ai nghe, nhưng yêu cầu tất cả mọi người đều phải viết thư cho em. Chị hy vọng nếu nhận được một phong bì đặc biệt như vậy thì dù bận rộn đến mấy, em cũng viết thư trả lời. Khi nhận được thư em, chị mới thở phào, kể cho mọi người câu chuyên nghe được từ người thương binh nọ. Nhưng cũng từ đó, mẹ ngày đêm lo lắng, thỉnh thoảng lại dục các em viết thư để nhận được thư trả lời của anh.
Bây giờ thì Ngọc đã hiểu vì sao lại có phong bì thư chung của mọi người trong nhà.
Ngay hôm sau, Ngọc sang thăm cô hàng xóm. Nàng đã đi làm trong một xí nghiệp may quân trang. Cha nàng là một trung tá làm việc ở Bộ Quốc phòng, chỉ còn bà mẹ ở nhà tiếp anh. Bà tiếp anh rất thân tình, hỏi chuyện ở chiến trường, hỏi về đồng đội, hỏi có dịp nào qua quê hương bà không. Bà kể về những đổi thay trong khu tập thể, về cuộc sống của gia đình bà, trong đó có cô con gái xinh đẹp của bà. Ngọc bạo dạn hỏi:
- Chắc em ấy đã có người yêu rồi cô nhỉ?
- Cũng có mấy đám đến, nhưng chưa thấy nó quyết định chọn ai- Ngừng một lát, bà nhìn thẳng vào Ngọc, dịu dàng- Môi trường làm việc của nó có nhiều bộ đội. Cô nhắc nó nên tránh xa bộ đội, cô không muốn có con rể là bộ đội. Trong nhà có một người chồng bộ đội là đủ lắm rồi cháu ạ.
Ngọc biết rất rõ trước khi anh vào bộ đội, bà đã lưu ý cô con gái khi biết nó có tình cảm với chàng sinh viên hàng xóm: Nó là sinh viên, lại con cán bộ cao cấp, sau này thành kỹ sư, liệu nó còn để ý đến con nữa không. Chính anh cũng được viên trung tá nhắc nhở: Cháu hãy để cho em nó học, đừng làm ảnh hưởng đến nó. Ngọc đoán đây là thông điệp về quan điểm của bà đối với câu chuyện của anh với cô bé, nhưng tại sao lại phải tránh xa bộ đội? Cần hiểu rõ hơn điều này.
- Cô ơi, trong điều kiện đất nước có chiến tranh, hầu hết thanh niên nhập ngũ, mà cô bảo em nó tránh xa bộ đội, là cô thu hẹp phạm vi lựa chọn của em một cách rất đáng kể đấy.
- Cháu ạ. Chỉ có những người như cô mới thấm hết được nỗi gian truân của vợ lính. Hơn hai mươi năm, chú ấy chiến đấu ở các chiến trường. Có khi mấy năm trời mới tạt về nhà vài ngày. Một mình cô vật lộn với cuộc mưu sinh để nuôi con biết bao cơ cực. Nhưng điều đó không là gì so với nỗi cô đơn, buồn tủi. Mỗi buổi chiều thứ bảy, các gia đình hàng xóm đều đoàn tụ quanh mâm cơm. Chủ nhật, họ sánh vai nhau đi xem phim, đi công viên, còn mình thì cứ thui thủi. Nhà thiếu người đàn ông cực cả tinh thần lẫn thể xác cháu ạ.
Như vậy, cái việc khuyên con của bà không chỉ là đường dẫn để bà đưa thông điệp, mà đây thực sự là tình cảm trong sâu thẳm của một người đàn bà. Chắc gia đình bà thường sống trong những khu tập thể của cán bộ dân sự nên mới thấy đơn độc như thế. Trên mọi làng mạc Ngọc đã qua, hầu hết các gia đình đều có chồng đi bộ đội, nhưng những người phụ nữ ở đó đều tần tảo, dường như họ coi phải làm mọi việc khi chồng đi xa, cũng như chịu đựng nỗi cô đơn, như bổn phận. Dù sao, điều bà nói cũng làm anh chạnh buồn. Không hiểu có bao nhiêu người đàn bà ở hậu phương nghĩ như vậy.
Cô con gái dựng xe đạp ở hiên, ào vào nhà như một cơn gió:
- Anh Ngọc sang chơi lâu chưa ạ?
- Anh sang được một lúc rồi. Ngồi nói chuyện vói cô, hiểu ra được nhiều điều.
Bà mẹ đọc được ý tứ trong câu nói của Ngọc. Bà nhẹ nhàng:
- Hai đứa ngồi nói chuyện nhé. Cô đang dở chút việc.
Bây giờ Ngọc mới có điều kiện ngắm kỹ cô gái. Nàng đã cao hơn một chút. Mái tóc được uốn khá cầu kỳ, rủ xuống bờ vai căng tròn. Cái áo bó vào người khá kiểu cách. Đôi mắt nhìn thẳng, tự tin.
- Em thay đổi nhiều so với ba năm trước.
- Trông già đi hả anh?
- Không. Chững chạc hơn, xinh hơn. Anh nghe cô nói em bị nhiều chàng bao vây phải không?
- Nhiều thì chẳng có đâu, chỉ mấy người thôi. Em đã có quyết định gì đâu.
- Anh nghe cô nói cô đã khuyên em tránh xa các anh bộ đội?
- Việc đó có. Em không nghĩ như mẹ, nhưng em giống mẹ là không muốn chồng đi xa. Bây giờ em đang rất khó xử vì trong xí nghiệp có một cậu kém em hai tuổi si mê quá đà. Em đang cầm cuốn nhật ký của cậu ấy. Anh có muốn xem không?
- Thôi, chuyện riêng của em mà. Anh chúc mừng em.
Câu chuyện của họ xem ra rất tự nhiên. Cô bé là người cầm chịch. Cô kể đủ thứ chuyện ở xí nghiệp, chuyện bạn bè trong khu tập thể. Rồi cô hỏi về công việc của anh. Hỏi anh đi qua bao nhiêu làng mạc, có cô gái nào làm vướng bận anh không? Trong câu chuyện của họ, không còn một chút gì kỷ niệm xưa, giống như nó chưa từng diễn ra vậy.
Ngọc không thấy buồn, vì nói cho công bằng, ba năm qua, với nàng, anh không cảm thấy nhớ nhung. Có chăng, đôi lúc nó chợt hiện về như kỷ niệm. Tuy vậy, câu chuyện của bà mẹ nàng, và sự biến mất những kỷ niệm xưa trong cô bé, làm cho anh, với tư cách là một người lính từ chiến trường trở về, cảm thấy mình trống trải.
Ngọc theo Lê Trọng vào làm việc trong Cục Xăng dầu. Bây giờ anh mới hiểu ra: Ba năm kể từ khi bắt đầu xây dưng tuyến X42, ngành xăng dầu quân đội đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, một hệ thống đường ống đã nối thông từ biên giới Việt Trung vào đến tận điểm cuối của trung đoàn 952. Trong đó, đoạn Hà Nội-Vinh là đường ống hàn. Anh được tham quan một số sở chỉ huy vận hành, và học được nhiều điều. Có một vài cuộc họp, theo chỉ định của Lê Trọng, Ngọc báo cáo một số vấn đề kỹ thuật trên tuyến ống Trường Sơn. Nói chung những người nghe đều là người quen biết từ ngày ở làng Thọ và tuyến X42. Họ đánh giá cao sự tiến bộ của mấy chàng kỹ sư trẻ trên tuyến Trường Sơn. Nhìn lên tấm bản đồ kế hoạch phát triển tuyến ống vào tận sông Bạc, Ngọc cảm thấy tự hào vì tuyến đang như một mũi tên lao vào mặt trận, mà anh và đồng đội thì luôn ở điểm đầu của mũi tên đó.
Một hôm, bố nói với Ngọc: Hôm nay họp đồng hương làng. Con đi cho biết mặt các bác, các chú.
Cuộc họp được tổ chức trong hội trường của một Câu lạc bộ bên bờ Hồ Gươm. Làng của Ngọc là một làng khá đặc biệt. Rất nghèo, nhưng có truyền thống hiếu học. Ngày xưa, vì thiếu ruộng nên những người vợ làm nghề dệt lụa, tần tảo nuôi chồng học để đi thi. Thi rồi, người đỗ cao thì đi làm quan, đỗ tú tài trở xuống thì đi xa nhà, làm thày đồ. Những gia đình như thế, người chồng làm gia sư ở với chủ nhà cứ phải giữ ý, mất hết tự do. Còn người vợ ở nhà thì cô đơn nuôi mẹ già, con nhỏ. Dân làng truyền nhau một câu từ xưa lắm:“Trai vô tội vi tù, gái hữu phu vị quả „ (Con trai vô tội mà sống như tù, con gái có chồng mà như quả phụ). Từ khi thành lập **** Cộng Sản Đông Dương, nhiều người thoát ly đi hoạt động. Bởi vậy, sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, số hộ có vợ hoặc chồng người làng làm việc ở cơ quan Trung ương, các nhà máy, dạy ở các trường trung cấp, đại học. đã lên tới hàng ngàn. Trong đó có nhiều người là cán bộ cao cấp. Sống xa quê, những buổi gặp mặt như thế này là lúc họ ríu rít hỏi thăm nhau về cuộc sống, về con cái. Không khí thật ấm áp tình làng nghĩa xóm. Gần cuối buổi, ông Chủ tịch danh dự Hội đồng hương làng lên nói chuyện với bà con. Đó là một người cao lớn, khoan thai và đáng kính. Ngọc đã biết tên ông từ nhỏ qua chuyện kể của người làng và qua sách báo. Ông đã thoát ly khỏi làng từ những năm ba mươi và gây dựng phong trào Việt kiều ở nước ngoài trong một thời gian dài. Bây giờ, ông đang là một yếu nhân của **** và Nhà nước. Sau tiếng vỗ tay đầy tình cảm pha chút tự hào của những người cùng làng. Ông bắt đầu nói. Ông nói chậm rãii. Ông khen ngợi bà con xa quê, nhưng vẫn đoàn kết, quan tâm đến nhau. Ông nói một vài con số về vệc sản xuất, đóng góp sức người sức của của bà con ở quê cho tiền tuyến. Rồi ông nhấn mạnh:“ Bà con mình đã đóng góp nhiều cho tiền tuyến lớn. Chúng ta phải cùng nhau xác định: đó vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự. Hôm trước, tôi về làng. Buổi tối, tôi nghe bà hàng xóm khóc lóc thảm thiết quá. Không hiểu đã xẩy ra chuyện gì. Sáng ra sang hỏi, mới biết. Có gì đâu, nhà vừa có con hy sinh ngoài mặt trận. Tôi nói với bà ấy: Sao bà lại khóc. Bà phải vui lên chứ, phải phấn khởi vì gia đình mình đã đóng góp một người con cho cách mạng...’’. Ngọc tròn mắt nhìn ông Chủ tịch danh dự. Anh buột miệng: Sao lại nói thế! Anh nhớ như in một đêm ngủ lại ở Nam Đàn. Cả đêm, tiếng khóc vọng sang từ bên kia hàng rào cứ từng đợt, từng đợt. Đó là tiếng khóc của người mẹ vừa nhận được tin báo tử con từ mặt trận gửi về. Tiếng khóc cứ xoáy vào màn đêm yên tĩnh, khiến anh không sao nuốt được cơn nghẹn cứ chèn ngang cổ họng. Nó không giống tiếng khóc cha mẹ, ông bà trong các đám tang. Nó như những nhát cắt cứa vào lòng người nghe. Có lúc người đàn bà gào lên, có lúc chùng xuống, chỉ nghe tiếng thổn thức: Con ơi!. Không. Với tư cách là một người lính ngoài mặt trận, anh và đồng đội sẵn sàng hy sinh. Nhưng với tư cách là người lãnh đạo quốc gia, ông ấy không thể lạnh lùng vô cảm như vậy được. Đang nghĩ mung lung, Ngọc cảm thấy bố nắm lấy bàn tay anh, bóp nhẹ: Con bình tĩnh lại đi. Hôm ấy, đang từ vui, Ngọc trở về trong một tâm trạng u uẩn.