Hồi ký của siêu Chã hay quá, hồi tháng 11 em đọc vài trang rồi bận quá quên béng mất , từ chiều qua đến hôm nay em cầy hết 144 Page luôn
Mịt mờ sương khói lên hươngVâng, sân ga là hình ảnh gợi cho ta đến sự chia ly mà.
Anh nói gì bên em biết bao điều thương mến.
Cũng chưa bằng một lần em tiễn anh
( Đêm giã từ)
Lãng mạn quá, phải không em ?Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường ...
(Thuyền viễn xứ)
Em thật đấyTrên nài toàn ọp phơ mát rượi, thế nên cụ cứ thành thật lòng mình đê, hến huế (cả đen lẫn bóng ) ấy
Cảm ơn thơ cụCụ nhớ đúng rồi, đến ga Đà nẵng là thay cả đầu máy và tài xế luôn.
Trong lúc chờ đợi cụ chủ biên tiếp, mời các cụ đã từng có cảm xúc chia ly trên những chuyến tàu nghe cụ Nguyễn Bính nói hộ lòng mình:
Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày.
Có lần tôi thấy hai cô gái
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
"Đường về nhà chị chắc xa xôi?"
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.
Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn giầu anh thắt lại:
"Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!"
Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga
Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?
Cảm ơn anh đã quá khen.Đọc Hồi ký của cụ rất sống động, chi tiết như truyện!
Em có một ước ao mà đến giờ vẫn chưa thực hiện được: đi một chuyến tàu từ HN vào Tp.HCM hoặc ngược lại! ( 4 bánh đi rồi)
Năm 93 vào SG tưởng được đi tàu, đến lúc cuối sếp lại bảo cho mày bay cho nhanh. Mấy tháng sau đi ra đã thu xếp ghé ĐNG 2 ngày mới về thì lại báo về gấp, lại bay
Cảm ơn lãnh đạo đã động viên emHồi ký của siêu Chã hay quá, hồi tháng 11 em đọc vài trang rồi bận quá quên béng mất , từ chiều qua đến hôm nay em cầy hết 144 Page luôn
Bài thơ này hay ạ.Cụ nhớ đúng rồi, đến ga Đà nẵng là thay cả đầu máy và tài xế luôn.
Trong lúc chờ đợi cụ chủ biên tiếp, mời các cụ đã từng có cảm xúc chia ly trên những chuyến tàu nghe cụ Nguyễn Bính nói hộ lòng mình:
Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày.
Có lần tôi thấy hai cô gái
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
"Đường về nhà chị chắc xa xôi?"
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.
Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn giầu anh thắt lại:
"Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!"
Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga
Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?
Cụ ở 102 chăng ?"Nắng Sơn tây mây Ba vì"
Nước mùa đông cũng hiếm phải đào cái giếng ngay sát ao để có nước...mùa đông ra dội gáo nước vào người thì bốc hơi hết chả vào được mấy
Thế mà 4h sáng C trưởng nó bắt dậy uống mỗi thằng ngụm nước mắm để xuống ao kéo cá...đội HN thì khôn lỏi toàn lội men ao cho đội HB cả HT bơi ra kéo lưới,em nhớ mãi có thằng Mạnh tọc cho đầu ngón tay cái vào mồm con Cá chim nó ngoạm cho đứt luôn 1 đốt ngón tay.
Cụ đúng là người có tình cảm sâu sắc, em cũng có chuyến đi đầu tiên trong đời là từ ga Hàng cỏ đến ga cụ mua mè sửng, ở lại đó 1 năm sau mới được đi phép nên thấy bài thơ có nhiều cảm xúc cụ ạ.Em thật đấy
Em mà nói sai, ngày mai sẽ là ngày 6
Cảm ơn thơ cụ
Có lẽ sợ cảnh chia ly nên ngày ấy em không để mẹ, em gái phải đi tiễn
cụ làm em nhớ lại 20 năm trước, tốt nghiệp dh ra trường đi vào Nam, thấy Hà Nội nó thân thương, trong đám bạn đưa tiễn có người không nói gì chỉ nhìn nhìn, rồi nhớ mãi lúc đấy, mấy tháng sau em thấy buồn ra lại thủ đô thế là bị người đấy comasic giờ vẫn chưa thi hành án xong cụ ạ. Thỉnh thoảng 2 vc nói lại chuyện cũ, em bảo gấu là sao thích mà chả nói, gấu bảo chả cần nói vẫn tự mò về chui vào rọ, bị thịt thì kêu làm giề
Cảm ơn cụCụ đúng là người có tình cảm sâu sắc, em cũng có chuyến đi đầu tiên trong đời là từ ga Hàng cỏ đến ga cụ mua mè sửng, ở lại đó 1 năm sau mới được đi phép nên thấy bài thơ có nhiều cảm xúc cụ ạ.
Thương nhưng tổ chức làm thế cũng có lý của họ. Việc đấy không đơn thuần chỉ là miếng ăn mà đó là kỷ luậtEm cười chảy nước mắt. Thương thế.
Ngày xưa khi mà phương tiện thông tin liên lạc còn lạc hậu thì một cơ hội bị bỏ lỡ sẽ mất rất nhiều thời gian để làm lại, thậm chí không có cơ hội làm lại nữa.Ngày em bắt đầu hành quân vào Nam cũng bắt đầu từ ga Hàng cỏ - khoảng giữa tháng 10/1980.
Khi anh em xếp hàng vào ga với quân phục xanh vừa mới phát được 2 tuần thì thấy 1 cô bạn học cùng trường từ cấp 1 đến cấp 3 nhưng khác lớp ra đứng đó có vẻ đi tiễn người! Nhìn quanh không thấy ai và em đã vô tư hỏi lại bạn đi tiễn ai đấy???
Thanh niên mới lớn có những cái vô tư đến tồ như vậy !!!
Ồn ào một hồi, được nghe giải thích và khi ngắm lại cảnh vật, thấy tên các địa danh đã thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thì lính cũng yên.ĐÈO HẢI VÂN VÀ GA ĐÀ NẴNG: CÓ PHẢI TÀU CHẠY RA HÀ NỘI
Em lên tới toa là tàu chuyển bánh, có lẽ em là thằng cuối cùng lên tàu
Trên tàu, võng đã mắc, vải nhưa đã trải, lính đã biết khôn nên trải thêm lớp chăn chiên làm đêm cho êm, rồi mấy thằng đăp chăn ngủ.
Anh Phó giao nhiệm vụ gác cho em và 2 thằng nữa và anh đưa luôn cho em cái đèn pin, anh dặn: Cả ngày hôm qua anh ít ngủ nên hơi mệt, hôm nay giao lại cho mấy đứa em.
3 thằng em ra đầu toa, 2 thằng kia trải vải nhựa với chăn ra thu xếp chỗ nằm án ngữ trước cửa toa, em vẫn tỉnh nên bảo chúng nó ngủ trước, em gác ca đầu cho.
Thấy võng anh Dân vẫn động đậy, biết anh còn thức, em lần qua chỗ anh, anh hỏi:
- Chú thấy cô ấy thế nào?
- Xinh, dịu dàng và cũng thông minh anh ạ
- Sinh viên đại học đấy, ngày đi học, tối mới ra bán hàng giúp mẹ, sao xin được địa chỉ chưa
- Cô ấy bảo em lấy địa chỉ từ anh, nhưng mà địa chỉ trong gói kẹo là địa chỉ nhà cô ấy hả anh..
- Đúng rồi, chú cũng tinh ý phết nhỉ
Trò chuyện một lúc, em lấy cớ về cửa toa gác để anh Dân ngủ vì cũng muộn rồi
Tàu dừng ở ga Hải Vân Bắc, theo hẹn em gọi 2 thằng gác cùng dậy để xem cảnh đèo Hải Vân, tiếc thay trời vẫn chưa sáng hẳn và có sương mù nên bọn em không ngắm được cảnh đẹp của phía Bắc đèo Hải Vân
Lên đỉnh đèo, tàu dừng ở ga Hải Vân rồi xuôi xuống ga Hải Vân Nam, lúc này trời đã sáng và cảnh vật kỳ vĩ ở phía Nam đèo Hải Vân mới hiện lên.
Bên ngoài con tàu là trùng điệp xanh của núi rừng, thỉnh thoảng lộ ra những bãi biển nước xanh như ngọc và trời xanh hiện ra, những tia nắng xuất hiện.
Hết đèo Hải Vân, cái lạnh cũng không còn nữa. Lính tráng lục tục dậy cả và chúng em cất những chiếc áo rét đi, phải rất lâu nữa bọn em mới cần đến nó
Tới Ga Đà Nẵng, chỉ cách 1 cái đèo Hải Vân thôi mà nhiều thứ khác lạ quá: khác từ thời tiết khác đến con người. Ga Đà Nẵng lớn hơn, và đông hơn ga Huế
Người Đà Nẵng nói khó nghe hơn người Huế và bắt đầu từ đây bọn em thấy cách mặc áo rất lạ của những người phụ nữ: họ luôn mặc 2 áo sơ mi, áo trong cài hết các khuy, áo ngoài chỉ cài có 1 khuy trên và phanh toàn bộ các khuy dưới nhìn rất lạ mắt
Cách rao hàng và người bán hàng cũng thay đổi, từ Huế trở ra, khi rao hàng như thuốc lá chẳng hạn, người ta thường rao: ai thuốc lá đây; còn ở đây họ rao: Ai thuốc lá lá lá đây
Từ Huế trở ra gần như những người bán hàng rong ở ga và len lỏi trên tàu là phụ nữ, Từ Đà Nẵng trở vào, có cả cả nam lẫn nữ cùng đi bán hàng rong và cảnh vợ đi trước rao, chồng vác hàng theo sau là điều thường thấy.
Tàu đỗ rất lâu, hình như có thay đầu máy, chúng em còn đi ra ngoài cửa ga ngắm nghía dân tình
Rồi tàu cũng chạy và nó chạy ngược lại với lúc vào ga, đầu biến thành đuôi và đuôi biến thành đầu. Cái này thì em hiểu vì tay chạy theo hình chữ Y, đuôi chữ Y chính là đoạn chạy vào ga Đà Nẵng.
Đa số lính nhao nhao thắc mắc: Ơ tại sao tàu lại chạy ngược, thế nó chạy về Hà Nội à - vui đáo để
Về hình ảnh những cồn cát cụ đã mô tả em nghĩ là cụ đã nhớ chính xác đấy ạ, theo em nhớ sau khi qua Hương sơn- Hà tĩnh thì đường tàu bắt đầu lái dần ra hướng đường 1 và trước khi đến ga đồng hới thì tàu đã chạy được 2/3 trên đất Quảng bình với "chang chang cồn cát, nắng trưa QB" rồi. Em còn nhớ hình ảnh ấn tượng nữa ở đoạn đường này đó là thỉnh thoảng gặp những con bò được buộc vào đầu 1 đoạn cây tre có thể xoay quanh 1 cái trục cũng bằng tre giúp cho con bò ấy có thể gặm cỏ cả ngày xung quanh cái trục ấy mà không bị mắc dây thừng vào những bụi cây lúp xúp ở đó nữa cụ ạ.Ồn ào một hồi, được nghe giải thích và khi ngắm lại cảnh vật, thấy tên các địa danh đã thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thì lính cũng yên.
(Ở phần trước khi tàu chạy từ Vinh đến Đồng Hới, em có nói về việc tàu chạy nhiều giờ qua những cồn cát rất có thể em đã nhầm, nhưng quả tình sau mấy ngày tàu chạy dọc Miền Trung, chúng em đã thấy cảnh như vậy mà bây giờ em không thể nhớ được chính xác nó là đoạn nào. NẾU CỤ MỢ NÀO NHỚ ĐƯỢC, VUI LÒNG BỔ SUNG GIÚP EM, EM CẢM ƠN NHIỀU)
Sang ngày thứ hai, toa của em tình cảm Quân - Dân đã rất thân thiện và gắn bó.
Bà con trong toa tin tưởng vào lính, nhất là sau vụ việc xử lý 2 thằng lưu manh ở Nam Định. Trong suốt hành trình lính chúng em nhường những chỗ nằm ngồi thuận lợi nhất cho họ, còn họ thì cũng luôn mời lính nằm võng, mặc cả mua bán hộ lính những món đồ ở các ga để không bị lừa, nhắc nhở lính cái gì nên mua, cái gì không.
Đặc biệt anh Dân - người đã dẫn em tới mua mè xửng ở Huế còn bảo em nên mua gì ở đâu và bán ở ga nào để có lãi. Thật sự khi làm việc này, em thấy ngài ngại thế nào ấy
Em và mấy thằng ngồi cũng thường xuyên nhường ghế cho một chị và bác cao tuổi bị đánh hôm trước ngồi và ra cửa toa ngồi cho mát, anh Dân cũng hay ra theo nói chuyện cho vui
Tâm tình với nhau, anh Dân kể anh ấy cũng đang là cán bộ nhà nước, nhưng lương thấp, trượt giá mạnh nên xin nghỉ không lương để buôn bán kiếm thêm lấy tiền nuôi con. "Nhiều khi trên tàu gặp người quen cũng ngại lắm em ạ những hoàn cảnh nó vậy chứ anh có muốn đâu", nghe anh nói mà em hiểu và thấy thương anh quá!
Ồ cụ nhắc em mới nhớ, đúng là em đã thấy cảnh những con bò được buộc như vậyVề hình ảnh những cồn cát cụ đã mô tả em nghĩ là cụ đã nhớ chính xác đấy ạ, theo em nhớ sau khi qua Hương sơn- Hà tĩnh thì đường tàu bắt đầu lái dần ra hướng đường 1 và trước khi đến ga đồng hới thì tàu đã chạy được 2/3 trên đất Quảng bình với "chang chang cồn cát, nắng trưa QB" rồi. Em còn nhớ hình ảnh ấn tượng nữa ở đoạn đường này đó là thỉnh thoảng gặp những con bò được buộc vào đầu 1 đoạn cây tre có thể xoay quanh 1 cái trục cũng bằng tre giúp cho con bò ấy có thể gặm cỏ cả ngày xung quanh cái trục ấy mà không bị mắc dây thừng vào những bụi cây lúp xúp ở đó nữa cụ ạ.
Theo em thế mới hay, con cá mất là con cá to, mới có tâm tư như này.Ngày xưa khi mà phương tiện thông tin liên lạc còn lạc hậu thì một cơ hội bị bỏ lỡ sẽ mất rất nhiều thời gian để làm lại, thậm chí không có cơ hội làm lại nữa.
Khổ thế
Ngày em bắt đầu hành quân vào Nam cũng bắt đầu từ ga Hàng cỏ - khoảng giữa tháng 10/1980.
Khi anh em xếp hàng vào ga với quân phục xanh vừa mới phát được 2 tuần thì thấy 1 cô bạn học cùng trường từ cấp 1 đến cấp 3 nhưng khác lớp ra đứng đó có vẻ đi tiễn người! Nhìn quanh không thấy ai là lính quen cùng lứa và em đã vô tư hỏi lại bạn đi tiễn ai đấy???
Thanh niên mới lớn có những cái vô tư đến tồ như vậy !!!