Hi công nhận,em mà rặn ra dc nhiều chữ thế chắc phục mình quá ấy.. kể cả chả rượu chè j..đâu phải ai cũng viết được đâu ạ..Nhớ được ở những lúc đầu óc thảnh thơi thôi lão
Ngồi nhậu là chẳng có chữ nào trôi ra đâu
Hi công nhận,em mà rặn ra dc nhiều chữ thế chắc phục mình quá ấy.. kể cả chả rượu chè j..đâu phải ai cũng viết được đâu ạ..Nhớ được ở những lúc đầu óc thảnh thơi thôi lão
Ngồi nhậu là chẳng có chữ nào trôi ra đâu
Chén bánh mỳ với nem chua xong, em lên tàu. Căng da bụng, trùng da mắt, buồn ngủ quáĐÊM ĐẦU TRÊN TÀU
Hà Nội xa dần sau làn mưa mỏng, lính bọn em về chỗ ngồi và những đứa chơi với nhau hay đồng hương đồng khói bắt đầu đổi chỗ để được ngồi gần nhau.
Em muốn đổi để sang ngồi chỗ gần chỗ thằng Việt, thằng Trọng Anh nhưng hàng ghế em ngồi phía đối diện là chỗ của mấy người dân nên chẳng đứa nào chiu đổ. Thôi đành!
Tàu tới ga Nam Định lúc khoảng 20h. Ga "Tám Bính đây rồi", ở gần nhà em có mấy bà hàng xóm buôn chuyến khi biết em sẽ đi tàu vào Nam, các bà dặn dò ghê lắm, nào là phải cẩn thận đừng tin người quá mà gửi đồ, nó lấy mất đấy; nào là qua các ga Nam Định, Nha Trang trộm cắp nhiều lắm xuống ga mua đồ ăn nó móc túi nhanh như chảo chớp; đồ để trên tàu không chằng buộc cẩn thận nó lấy ném qua cửa sổ là mất...
Quả tình khi tàu dừng ở ga Nam Định, có mấy thanh niên tóc tai dài cợp láo liên đi vào toa bọn em nhưng chỉ bước vào toa, đi vài hàng ghế là các thanh niên ấy chuồn sạch.
Mấy anh chị ở hàng ghế đối diện, có lẽ là dân buôn chuyến nói với em: may quá, bọn tôi được đi cùng toa với các chú, bọn lưu manh không dám làm gì, chúng tôi có thể ăn no ngủ kỹ được rồi.
Lúc ấy lại có 2 thanh niên vào toa em, đứng cách em 2 hàng ghế xin một bác trung niên đi tàu bao thuốc.
Mẹ, xin 1 điếu thì là xin, chứ xin cả bao thì là xin đểu rồi.
- Tôi xin các chú, tôi là khách đi tàu chứ có phải đi buôn đâu mà xin
- Đ. nói nhiều, có đưa không thì bảo kèm theo là tiếng bốp, chắc chắn 2 thằng lưu mạnh kia đánh bác trung niên rồi
Anh Phó chỉ huy đoàn ở toa em nghe thấy thế liền đứng đứng dậy đi ra, một thằng lính ngồi cùng ghế với em thấy anh Phó đứng dậy liền nhanh chân lách qua 2 thanh niên kia và chắn ở cửa toa.
- Xin thuốc gì mà xin cả bao thế bây - giọng anh Phó trọ trẹ
- Việc Đ. gì đến mày thằng bọ kiagọi chr
Bộp, hự, huỵch, hự... loáng 1 cái cả 2 thằng ăn mấy đòn liên tiếp và bị khoá chặt tay, kheo chân bị đạp xuống sàn tàu, nửa đứng nửa quỳ nhăn nhó.
Lúc này lính dồn cả lại và một trận đòn hội đồng chuẩn bị giáng xuống thì anh Phó dõng dạc:
- Không đánh chúng, 3 đồng chí cùng tôi đưa 2 thằng này về giao cho công an ga NĐ, 1 đồng chí gọi nhân viên toa xe, báo tàu dừng đợi khi bàn giao xong mới được chuyển bánh. Các đồng chí còn lại ở trên tàu.
Anh nói vậy thôi chứ chúng em ở lại toa sao được, có đến hơn chục thằng áp tải và hộ tống anh Phó đoàn đưa 2 thằng trấn lột vào CA ga NĐ.
Khi gặp mấy anh CA ga, anh Phó của bọn em nói vắn tắt vài câu và đưa ra một cái thẻ, lập tức anh CA chỉ huy đứng nghiêm chấp hành mệnh lệnh
Nhìn cảnh này, cánh lính trẻ bọn em khoái quá và cũng rất tò mò về cái thẻ của anh. Lên toa bọn em có hỏi nhưng anh Phó đoàn chỉ tủm tỉm cười không nói gì
Tàu lại hú lên và nửa đêm nó bò tới ga Thanh Hoá, trời mưa nặng hạt, ga đêm đìu hiu vắng ngắt. Giọng phát thanh viên nhà ga vang lên với chất giọng Thanh Hoá đặc trưng:
- Do phía trước đường tàu đang SỬA CHỬA nên đoàn tàu Thống Nhất mang số hiệu xyz sẽ dừng lại ga 30 phút, vậy trân trọng thông báo để quý khách chủ động thời gian lên xuống tàu...
Oài, giờ mới thấy mỏi, lính bọn em ào cả xuống sân ga cho dãn gân cốt.
Đặc sản Thanh Hoá là nem chua, phải rồi, giờ mới thấy đói, mua nem chua ăn thôi.
Hờ hờ, nem ngon ra phết, có điều cái nem chua hình vuông to gần bằng nắm đấm, nhưng cái nhân bên trong bé tí tẹo như ngón tay thế này á, tốn lá quá, mấy ông Thanh Hoá đâu rồi, giải thích xem nào - lính hò nhau ra trên
Mấy thằng lính Thanh Hoá giải thích: bọc lá dày thì nem mới ngon và để được lâu - nghe có lý mà cũng vô lý sao sao ấy vì có nhất thiết phải dày đến thế không
Em kẹp thử nem chua TH vào bánh mỳ trắng của HN: Ngon!
Mình lịch sự, khách sáo với người ngoài thôi chứ.Đọc còm này, bật cười rồi nhớ tới Ngan nhà hehe. Thỉnh thoảng Ngan nghe được em nói với bên ngoài những câu xã giao, tình cảm chân thực kiểu như trên thì về nhà bao giờ cũng bị mỉa mai, đá xéo nhẹ nhàng.
Hình như ở nhà, mình nói giọng khác thì phải, còn bản thân thì chả chú ý hay có ý gì cả. Đôi khi "đời rất dở cứ phải niềm nở" hehe.
He he.....Gấu nhà em nó quen tính cục mịch của em roài, bữa nào tỏ ra quan tâm tí nó lại bẩu "hôm nay có lỗi gì à...."Mình lịch sự, khách sáo với người ngoài thôi chứ.
Người nhà mà cũng thế thì thành người ngoài à
Đấy. em ní nuộn với gấu nhà em thế đấy
Hình như cụ tả đoạn này có vẻ sai sai. Tàu đi qua Vinh đi vào đến Đồng Hới là chạy phía núi rồi không hề chạy giáp biển nên bảo chạy qua đồng cát cả chục tiếng đồng hồ là không có đâu. Đường sắt Bắc Nam chạy qua 2 tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình hầu như chạy sát đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ!NGÀY ĐẦU TRÊN TÀU: CÁT TRẮNG MIỀN TRUNG
Trời sáng rõ, những đứa ngái ngủ nhất cũng tỉnh dậy khi đoàn tàu dừng lại
Tiếng rao mời mua cu đơ ời ời. Vậy là đã đến ga Vinh, hết mưa, trời có vẻ ấm hơn, lính tráng tươi tỉnh hẳn
Bọn em xuống toả ra tìm mua nước đánh răng rửa mặt, có mấy thằng quê Nghệ Tĩnh đã tót ngay vào quán làm bát cháo lươn. Chúng nó quen tuyến quen ga này lắm rồi.
Thấy bát cháo lươn nóng hổi, thèm quá nhưng sợ đang ăn tàu chạy nên chúng em ngần ngừ
- Cứ ăn đi bọn mày, tàu không chạy ngay đâu mà lo - mấy đứa Nghệ Tĩnh nói như đinh đóng cột,
Ờ nhỉ lái tàu và nhân viên toa xe cũng đi ăn kia kìa, Vậy là vững bụng làm bát cháo lươn ngon tuyệt.
Quay lại tàu, anh Phó đoàn phụ trách toa em yêu cầu những người dân trong toa ở mấy hàng ghế sát cửa đổi vào trong để lính bọn em trấn giữ, vậy là an toàn cho cả toa, xong anh cắt cử trực ban, gác đêm và em là một trong những người gác đêm nay.
Giá như anh làm điều này ngay ở ga Hàng Cỏ, chưa chắn bọn em đã phục, nhưng sau sư kiện ở ga NĐ, mọi người đều hiểu sự quy củ là điều cần thiết nên tất cả răm rắp chấp hành.
Tàu rời ga Vinh, những cánh đồng xanh bát ngát dần lùi lại và thế vào đó là những cồn cát trắng. Tàu cứ chạy, chạy mê mải nhưng không sao thoát khỏi những cồn cát trắng trải dài dường như vô tận này.
Cát trắng, những hàng dương lá nhỏ và những loại cây hoa tím như hoa rau muống bò trên trảng cát, mấy tiếng đồng hồ cảnh vật chi có vậy gợi cho em cảm giác buồn tẻ, cô đơn.
- Ơ toàn cát thế này người ta cấy ở đâu nhỉ - một thằng quê Thái Bình thốt lên
- Thì người ta trồng rau màu, lên núi săn thú, ra biển đánh cá - một đứa khác trấn an.
Ở những đoạn tàu chạy song song với QL1, cảnh vật khá hơn, lác đác thấy những thửa ruộng nhỏ ven đường, những xóm làng mái lá quần tụ và những con bò gầy yếu đang trệu trạo nhai cỏ ven đường, bò ở đây hình như cũng nhỏ hơn bò ngoài Bắc vậy
Em thì ngược lại cứ làm dăm chén mới nhớ được những gì xa xưa.Chắc chắn ko còn nhật ký viết trên giấy mà chỉ còn nhật ký trong ký ức.
Có vậy em mới viết vào ban đêm, thời điểm mà xung quanhyên tĩnh và ko vướng bận công việc để ký ức hiện ra đc rõ nhất!
Nhớ được ở những lúc đầu óc thảnh thơi thôi lão
Ngồi nhậu là chẳng có chữ nào trôi ra đâu
Công nhận đúngNgan nhà cụ cũng phải là người khôn khéo nhẹ nhàng thế mới hợp với cụ được. Chắc giống các mợ trong thớt này.
Đúng là học cả đời không đủ ạ.Mình lịch sự, khách sáo với người ngoài thôi chứ.
Người nhà mà cũng thế thì thành người ngoài à
Đấy. em ní nuộn với gấu nhà em thế đấy
Là cây muống biển ạ. Cái màu tím giữa cát, giữa nắng, giữa gió ấy đủ khiến tâm hồn nào mạnh mẽ nhất cũng cảm thấy hoang hoải, cô đơn.NGÀY ĐẦU TRÊN TÀU: CÁT TRẮNG MIỀN TRUNG
Cát trắng, những hàng dương lá nhỏ và những loại cây hoa tím như hoa rau muống bò trên trảng cát, mấy tiếng đồng hồ cảnh vật chi có vậy gợi cho em cảm giác buồn tẻ, cô đơn.
Quá có lỗi đi ấy chứ, ra ngoài các mợ cười chúm chím mắt lúng liếng má ửng hồng dù cho gặp zai trẻ lẫn zai già, về nhà nhìn chồng con mắt lườm lườm, mồm ngoạc ra, giọng nói gầm gừ chứa đầy nguy hiểm, trừ những lúc thèm.... thì còn thấy có chút dịu dàngHình như là phụ nữ bọn em cũng có một phần lỗi trong chuyện đó.
Ra ngoài chị em quân trang tươi tỉnh, lời ăn tiếng nói cũng có phần nhẹ nhàng hơn lúc ở nhà thì phải.
| ||
Vâng, có thể em nhầm đoạn cát nhiều ở ngày hôm sauHình như cụ tả đoạn này có vẻ sai sai. Tàu đi qua Vinh đi vào đến Đồng Hới là chạy phía núi rồi không hề chạy giáp biển nên bảo chạy qua đồng cát cả chục tiếng đồng hồ là không có đâu. Đường sắt Bắc Nam chạy qua 2 tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình hầu như chạy sát đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ!
Gấu cụ nói đúng, cụ tự chui vào rọ đấy chứcụ làm em nhớ lại 20 năm trước, tốt nghiệp dh ra trường đi vào Nam, thấy Hà Nội nó thân thương, trong đám bạn đưa tiễn có người không nói gì chỉ nhìn nhìn, rồi nhớ mãi lúc đấy, mấy tháng sau em thấy buồn ra lại thủ đô thế là bị người đấy comasic giờ vẫn chưa thi hành án xong cụ ạ. Thỉnh thoảng 2 vc nói lại chuyện cũ, em bảo gấu là sao thích mà chả nói, gấu bảo chả cần nói vẫn tự mò về chui vào rọ, bị thịt thì kêu làm giề
HUẾ MỘNG MƠChiều tà, càng gần đến ga Đồng Hới, cảm giác bồn chồn lộ rõ vì lính khá mệt mỏi, ngồi ngắm cát trắng gần chục tiếng, tàu lại toàn qua những ga xép, thời gian đỗ không đủ để lính xuống tàu nên không mệt mới là lạ
Phải nghĩ cách gì đó chứ cứ thế này thì buồn thật, vậy em oang oang: Bọn mày đứa nào biết gì về Đồng Hới kể đi xem nào.
- Đồng Hới có mẹ Suốt chứ gì
- Còn gì nữa không? chẳng lẽ Đồng Hới anh hùng chỉ có vậy
- Chịu, bọn tao không biết, mày biết thì kể đi, kể đi
Vây là em được vanh vách: Thị xã Đồng Hới là một thị xã thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, về mặt địa lý là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biên giới Việt Lào đến biển chỉ có khoảng 40km
Về lịch sử: thị xã Đồng Hới là đô thị cuối cùng của miền Bắc giáp vĩ tuyến 17 nên là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ, mẹ Suốt đã dùng chiếc đò của mình chở rất nhiều bộ đội qua sông Nhật Lệ vào Nam đánh Mỹ, thế nên mẹ mới được nhà thơ Tố Hữu khắc hoạ:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bên sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
- Sao mẹ Suốt lại lái đò bằng một tay chúng mày nhỉ - một thằng thắc mắc
- Thằng này dốt thật, một tay nói hình tượng thế, để diễn tả một mình mẹ đảm đương việc này, cũng như câu cửa miệng của anh em mình: tao giúp mày một tay nhé là vào giúp cả 2 chân 2 tay luôn ấy chứ
Thế là cả bọn cười ồ lên vui vẻ
Thời điểm đó là tháng 12.1987, anh em chúng em còn rất trẻ, đa số mới 18, 19 tuổi nhận thức xã hội còn non lắm
Đất nước cũng mới được giải phóng 12 năm, bị liên tiếp 2 cuộc chiến tranh, bị cấm vận nên cả nước còn nghèo, phương tiện vận tải thô sơ lạc hậu, đường xá đi lại khó khăn, người dân bình thường không dễ để có chuyến đi từ Bắc vào Nam, do vậy chuyến đi của bọn em cứ như trong mơ vậy.
Những địa danh đã đi vào lịch sự như Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Tam Quan, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang Phan Thiết, Biên Hoà... được bọn em háo hức đón nhận và cá nhân em, chuyến đi này như một chuyến đi xuyên vào lịch sử, vì được đi tới những địa danh vốn chỉ biết trên sách báo.
Tối ấy, chúng em đến ga Đồng Hới và bọn em là được xuống ga nghỉ ngơi thoải mái, ấn tượng về ga Đồng Hới là thái độ dịu dàng của các cô gái bán hàng, họ ân cần khác chiều khách hẳn những cô gái miền Bắc bán hàng rong luôn sẵn những lời nanh nọc khó nghe.
Thế mà cụ bẩu cụ nhát gái, hết sức điêu .HUẾ MỘNG MƠ
Tàu rời ga Đồng Hới rồi qua các địa danh Vĩnh Linh rồi Đông Hà, Quảng Trị
Khi loa trên tàu phát ra những địa danh này lòng chúng em rộn lên những cảm xúc khó tả bởi nó vừa quen lại vừa lạ
Quen là bởi chúng em sinh ra lớn lên ở thời chiến tranh, Vĩnh Linh, Quảng Trị xưa là nơi chiến trường khốc liệt, gian khổ, biết bao thế hệ cha anh đã nằm xuống để có được ngày hôm nay, để Non sông liền một dải, để chúng em được yên bình đi suốt chiều dài của đất nước.
Là là vì đây lần đầu tiên được đi qua những địa danh này, không ai bảo ai, chúng em đồng loạt kéo cửa sổ của tàu lên, có gắng nhìn xuyên vào màn đêm như muốn thu được càng nhiều càng tốt hình ảnh của những mảnh đất đã đi vào lịch sử dân tộc.
Tàu vào ga Huế, Huế mộng mơ đây rồi
Trên sân ga, những tiếng rao hàng ngọt lịm, du dương đầy âm sắc của những cô gái Huế làm những chàng trai lứa tuổi mười tám, đôi mươi ngẩn ngơ xốn sang, rung động.
Một quán ở trung tâm ga có bóng đèn măng xông sáng choang bày rất nhiều mè xửng, trong ấy có mấy chị mấy em mặc áo dài đứng bán hút rất đông lính bọn em vào xem và mua
Em chưa kịp chen vào thì cái anh dân thường ngồi cùng toa với em đi tới, anh vẫy vẫy em và nói: chú muốn mua kẹo mè xừng thì đi theo anh.
Đi cùng anh Dân tới một quán nhỏ ở góc sân ga, ở đó có một cô gái con trẻ và khá xinh xắn ngồi bán hàng mình
- Mạ đi mô mà O bán một mình rứa
- Bọ mạ bữa ni thăm mụ, răng bữa ni en mới vô
2 người làm một tràng như nói tiếng Nước ngoài, cũng may trong thời gian học ở Tam Đảo, em quen nghe giọng của mấy đứa Nghệ Tĩnh nên dù lõm bõm cũng hiểu rằng anh Dân là bạn làm ăn với gia đình cô gái Huế này, anh Dân thường mang hàng từ Bắc vào cho gia đình cô gái. Gia đình cô gái có nghề nấu kẹo mè xửng, nên kẹo ngon và rẻ
Họ trao đổi xong, anh Dân đưa hàng nhận tiền và bàn giao em lại cho cô gái:
- Chừ en đi sang tê, có en ni vô Nam muốn mua mè xửng, giao cho O
Rồi anh quay sang em cười cười
- 15 phút nữa tàu mới chạy, cứ ở đây với cô này nhé, mà ưng làm rể ở đây thì cứ nói với anh, anh giúp
Cô gái cười e lệ nhìn càng xinh đẹp, cô nói gì đó mà em không hiểu, thế là em lúng túng rồi đỏ bừng mặt
Cô gái Huế đầu tiên em tiếp xúc không chỉ dịu dàng mà còn rất tinh tế, dường như cô thấu hiểu sự lúng túng của em nên đã giúp em thoát khỏi cảm giác đó. Cô hỏi chuyện bằng thổ ngữ Huế nhưng nói chậm để em có thể hiểu được và rồi cô nói sang giọng Bắc, dù không thật chuẩn nhưng dễ nghe
- Anh vào Nam công tác à, chắc anh vào Tp HCM nhỉ
- Đúng rồi, anh nhận công tác ở Tp HCM, đây là lần tiên tôi đến Huế, Huế có nhiều điều hay thật đấy
- Huế bình thường có chi mà hay, các anh con trai thích thế, ở HN lại vào Tp HCM công tác, em cũng muốn biết HN và Tp HCM mà bọ mạ em chưa đưa em đi được.
Nghe cô nói, một cảm giác tự hào ngầm dâng lên: ừ nhỉ, nhiều người ở tuổi mình muốn đi xa phải được bố mẹ đồng ý, phải đợi bố mẹ đưa đi, còn mình đã dọc ngang suốt chiều dài đất nước, cũng hay đấy chứ. Máu sĩ nổi lên em nói:
- Anh vào Tp HCM khi nào bạn vào, mời em ghé thăm đơn vị của tôi nhé.
- Em biết anh ở mô mà vào thăm
- Cho anh địa chỉ, anh sẽ viết thư cho em
Nói vậy nhưng cô gái lai nói tôi lấy địa chỉ từ anh bạn hàng kia. Đúng chất Huế, ý nhị vô cùng
Rời quán cô với mấy phong mè xửng, à đây rồi địa chỉ nơi làm kẹo cũng là địa chỉ nhà cô ấy chứ đâu. Em lên tàu mang theo âm hưởng ngọt ngào từ câu nói: Khi nào quay lại Huế, anh nhớ ghé quán nhà em nhe
May cho cụ đấy, còn thời gian mà em nớ đãi cụ món cơm hến(cả đen lẫn bóng) ... Thì chác cụ bỏ luôn cả cảnh với vệ rồiHUẾ MỘNG MƠ
Tàu rời ga Đồng Hới rồi qua các địa danh Vĩnh Linh rồi Đông Hà, Quảng Trị
Khi loa trên tàu phát ra những địa danh này lòng chúng em rộn lên những cảm xúc khó tả bởi nó vừa quen lại vừa lạ
Quen là bởi chúng em sinh ra lớn lên ở thời chiến tranh, Vĩnh Linh, Quảng Trị xưa là nơi chiến trường khốc liệt, gian khổ, biết bao thế hệ cha anh đã nằm xuống để có được ngày hôm nay, để Non sông liền một dải, để chúng em được yên bình đi suốt chiều dài của đất nước.
Là là vì đây lần đầu tiên được đi qua những địa danh này, không ai bảo ai, chúng em đồng loạt kéo cửa sổ của tàu lên, có gắng nhìn xuyên vào màn đêm như muốn thu được càng nhiều càng tốt hình ảnh của những mảnh đất đã đi vào lịch sử dân tộc.
Tàu vào ga Huế, Huế mộng mơ đây rồi
Trên sân ga, những tiếng rao hàng ngọt lịm, du dương đầy âm sắc của những cô gái Huế làm những chàng trai lứa tuổi mười tám, đôi mươi ngẩn ngơ xốn sang, rung động.
Một quán ở trung tâm ga có bóng đèn măng xông sáng choang bày rất nhiều mè xửng, trong ấy có mấy chị mấy em mặc áo dài đứng bán hút rất đông lính bọn em vào xem và mua
Em chưa kịp chen vào thì cái anh dân thường ngồi cùng toa với em đi tới, anh vẫy vẫy em và nói: chú muốn mua kẹo mè xừng thì đi theo anh.
Đi cùng anh Dân tới một quán nhỏ ở góc sân ga, ở đó có một cô gái con trẻ và khá xinh xắn ngồi bán hàng mình
- Mạ đi mô mà O bán một mình rứa
- Bọ mạ bữa ni thăm mụ, răng bữa ni en mới vô
2 người làm một tràng như nói tiếng Nước ngoài, cũng may trong thời gian học ở Tam Đảo, em quen nghe giọng của mấy đứa Nghệ Tĩnh nên dù lõm bõm cũng hiểu rằng anh Dân là bạn làm ăn với gia đình cô gái Huế này, anh Dân thường mang hàng từ Bắc vào cho gia đình cô gái. Gia đình cô gái có nghề nấu kẹo mè xửng, nên kẹo ngon và rẻ
Họ trao đổi xong, anh Dân đưa hàng nhận tiền và bàn giao em lại cho cô gái:
- Chừ en đi sang tê, có en ni vô Nam muốn mua mè xửng, giao cho O
Rồi anh quay sang em cười cười
- 15 phút nữa tàu mới chạy, cứ ở đây với cô này nhé, mà ưng làm rể ở đây thì cứ nói với anh, anh giúp
Cô gái cười e lệ nhìn càng xinh đẹp, cô nói gì đó mà em không hiểu, thế là em lúng túng rồi đỏ bừng mặt
Cô gái Huế đầu tiên em tiếp xúc không chỉ dịu dàng mà còn rất tinh tế, dường như cô thấu hiểu sự lúng túng của em nên đã giúp em thoát khỏi cảm giác đó. Cô hỏi chuyện bằng thổ ngữ Huế nhưng nói chậm để em có thể hiểu được và rồi cô nói sang giọng Bắc, dù không thật chuẩn nhưng dễ nghe
- Anh vào Nam công tác à, chắc anh vào Tp HCM nhỉ
- Đúng rồi, anh nhận công tác ở Tp HCM, đây là lần tiên tôi đến Huế, Huế có nhiều điều hay thật đấy
- Huế bình thường có chi mà hay, các anh con trai thích thế, ở HN lại vào Tp HCM công tác, em cũng muốn biết HN và Tp HCM mà bọ mạ em chưa đưa em đi được.
Nghe cô nói, một cảm giác tự hào ngầm dâng lên: ừ nhỉ, nhiều người ở tuổi mình muốn đi xa phải được bố mẹ đồng ý, phải đợi bố mẹ đưa đi, còn mình đã dọc ngang suốt chiều dài đất nước, cũng hay đấy chứ. Máu sĩ nổi lên em nói:
- Anh vào Tp HCM khi nào bạn vào, mời em ghé thăm đơn vị của tôi nhé.
- Em biết anh ở mô mà vào thăm
- Cho anh địa chỉ, anh sẽ viết thư cho em
Nói vậy nhưng cô gái lai nói tôi lấy địa chỉ từ anh bạn hàng kia. Đúng chất Huế, ý nhị vô cùng
Rời quán cô với mấy phong mè xửng, à đây rồi địa chỉ nơi làm kẹo cũng là địa chỉ nhà cô ấy chứ đâu. Em lên tàu mang theo âm hưởng ngọt ngào từ câu nói: Khi nào quay lại Huế, anh nhớ ghé quán nhà em nhe
Em mà điêu, cái siêu nhà hàng xóm bị vỡ!Thế mà cụ bẩu cụ nhát gái, hết sức điêu .
Đến giờ em cũng chưa đc chén món đóMay cho cụ đấy, còn thời gian mà em nớ đãi cụ món cơm hến(cả đen lẫn bóng) ... Thì chác cụ bỏ luôn cả cảnh với vệ rồi
Cụ nhớ đúng rồi, đến ga Đà nẵng là thay cả đầu máy và tài xế luôn.ĐÈO HẢI VÂN VÀ GA ĐÀ NẴNG: CÓ PHẢI TÀU CHẠY RA HÀ NỘI
Em lên tới toa là tàu chuyển bánh, có lẽ em là thằng cuối cùng lên tàu
Trên tàu, võng đã mắc, vải nhưa đã trải, lính đã biết khôn nên trải thêm lớp chăn chiên làm đêm cho êm, rồi mấy thằng đăp chăn ngủ.
Anh Phó giao nhiệm vụ gác cho em và 2 thằng nữa và anh đưa luôn cho em cái đèn pin, anh dặn: Cả ngày hôm qua anh ít ngủ nên hơi mệt, hôm nay giao lại cho mấy đứa em.
3 thằng em ra đầu toa, 2 thằng kia trải vải nhựa với chăn ra thu xếp chỗ nằm án ngữ trước cửa toa, em vẫn tỉnh nên bảo chúng nó ngủ trước, em gác ca đầu cho.
Thấy võng anh Dân vẫn động đậy, biết anh còn thức, em lần qua chỗ anh, anh hỏi:
- Chú thấy cô ấy thế nào?
- Xinh, dịu dàng và cũng thông minh anh ạ
- Sinh viên đại học đấy, ngày đi học, tối mới ra bán hàng giúp mẹ, sao xin được địa chỉ chưa
- Cô ấy bảo em lấy địa chỉ từ anh, nhưng mà địa chỉ trong gói kẹo là địa chỉ nhà cô ấy hả anh..
- Đúng rồi, chú cũng tinh ý phết nhỉ
Trò chuyện một lúc, em lấy cớ về cửa toa gác để anh Dân ngủ vì cũng muộn rồi
Tàu dừng ở ga Hải Vân Bắc, theo hẹn em gọi 2 thằng gác cùng dậy để xem cảnh đèo Hải Vân, tiếc thay trời vẫn chưa sáng hẳn và có sương mù nên bọn em không ngắm được cảnh đẹp của phía Bắc đèo Hải Vân
Lên đỉnh đèo, tàu dừng ở ga Hải Vân rồi xuôi xuống ga Hải Vân Nam, lúc này trời đã sáng và cảnh vật kỳ vĩ ở phía Nam đèo Hải Vân mới hiện lên.
Bên ngoài con tàu là trùng điệp xanh của núi rừng, thỉnh thoảng lộ ra những bãi biển nước xanh như ngọc và trời xanh hiện ra, những tia nắng xuất hiện.
Hết đèo Hải Vân, cái lạnh cũng không còn nữa. Lính tráng lục tục dậy cả và chúng em cất những chiếc áo rét đi, phải rất lâu nữa bọn em mới cần đến nó
Tới Ga Đà Nẵng, chỉ cách 1 cái đèo Hải Vân thôi mà nhiều thứ khác lạ quá: khác từ thời tiết khác đến con người. Ga Đà Nẵng lớn hơn, và đông hơn ga Huế
Người Đà Nẵng nói khó nghe hơn người Huế và bắt đầu từ đây bọn em thấy cách mặc áo rất lạ của những người phụ nữ: họ luôn mặc 2 áo sơ mi, áo trong cài hết các khuy, áo ngoài chỉ cài có 1 khuy trên và phanh toàn bộ các khuy dưới nhìn rất lạ mắt
Cách rao hàng và người bán hàng cũng thay đổi, từ Huế trở ra, khi rao hàng như thuốc lá chẳng hạn, người ta thường rao: ai thuốc lá đây; còn ở đây họ rao: Ai thuốc lá lá lá đây
Từ Huế trở ra gần như những người bán hàng rong ở ga và len lỏi trên tàu là phụ nữ, Từ Đà Nẵng trở vào, có cả cả nam lẫn nữ cùng đi bán hàng rong và cảnh vợ đi trước rao, chồng vác hàng theo sau là điều thường thấy.
Tàu đỗ rất lâu, hình như có thay đầu máy, chúng em còn đi ra ngoài cửa ga ngắm nghía dân tình
Rồi tàu cũng chạy và nó chạy ngược lại với lúc vào ga, đầu biến thành đuôi và đuôi biến thành đầu. Cái này thì em hiểu vì tay chạy theo hình chữ Y, đuôi chữ Y chính là đoạn chạy vào ga Đà Nẵng.
Đa số lính nhao nhao thắc mắc: Ơ tại sao tàu lại chạy ngược, thế nó chạy về Hà Nội à - vui đáo để
Đọc Hồi ký của cụ rất sống động, chi tiết như truyện!ĐÈO HẢI VÂN VÀ GA ĐÀ NẴNG: CÓ PHẢI TÀU CHẠY RA HÀ NỘI
....
Tới Ga Đà Nẵng, chỉ cách 1 cái đèo Hải Vân thôi mà nhiều thứ khác lạ quá: khác từ thời tiết khác đến con người. Ga Đà Nẵng lớn hơn, và đông hơn ga Huế
Người Đà Nẵng nói khó nghe hơn người Huế và bắt đầu từ đây bọn em thấy cách mặc áo rất lạ của những người phụ nữ: họ luôn mặc 2 áo sơ mi, áo trong cài hết các khuy, áo ngoài chỉ cài có 1 khuy trên và phanh toàn bộ các khuy dưới nhìn rất lạ mắt
Cách rao hàng và người bán hàng cũng thay đổi, từ Huế trở ra, khi rao hàng như thuốc lá chẳng hạn, người ta thường rao: ai thuốc lá đây; còn ở đây họ rao: Ai thuốc lá lá lá đây
Từ Huế trở ra gần như những người bán hàng rong ở ga và len lỏi trên tàu là phụ nữ, Từ Đà Nẵng trở vào, có cả cả nam lẫn nữ cùng đi bán hàng rong và cảnh vợ đi trước rao, chồng vác hàng theo sau là điều thường thấy.
....