- Biển số
- OF-141506
- Ngày cấp bằng
- 11/5/12
- Số km
- 14,546
- Động cơ
- 2,823,473 Mã lực
Ngồi cùng bình bài thơ Anh chủ nhiệm với My, em ngạc nhiên vì về phần phân tích từ ngữ, ngữ pháp, cách dùng các biện pháp tu từ My rành rẽ đâu ra đấy, nhưng một số từ My lại không hiểu đại loại như từ "đất cắm rồi" trong đoạn:
Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc
Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp
Nơi đây kho thóc nhà chăn nuôi
Tiền đã lo xong đất cắm rồi
Thì My ngơ ngác hỏi sao lại cắm vào đất, và lấy gì để cắm
Đây là do khác biệt về văn hoá, khác biệt về ngôn từ giữa 2 miền, My cũng giải thích ở lớp là cô dạy văn người Hà Nội có giảng giải, nhưng cô nói nhanh nên các bạn người Nam không ai hiểu, khi hỏi mấy bạn người Bắc trong lớp thì các bạn chỉ cười và chọc quê
Em phải lôi câu thành ngữ: "không tấc đất cắm dùi" ra để làm ví dụ trung gian giảng giải để My hiểu cách mà người Bắc dùng từ "cắm" cuối cùng thì cô ấy cũng lờ mờ hiểu ra nhưng vẫn còn vô vàn thắc mắc.
Khi về em có nói với My: lần sau nếu tôi bận, My có thể nhờ anh Tiệm bình văn giúp, anh ấy giỏi văn lắm đấy.
Em nói vậy để tăng cơ hội cho đồng đội một phần, phần nữa là do anh Tiệm cũng giỏi văn và thích bình văn, chẳng ngờ My nói luôn:
- Chú Hưng rảnh thì giúp My, còn My không bao giờ nhờ chú Tiệm, mà chú cũng đừng nói về chú Tiệm trước mặt My nữa nha!
Em chưng hửng không biết nói sao, mãi sau này khi đã khá thân với mấy chị em nhà My, chị Ty mới tiết lộ:
- Đơn vị chú Hưng nhiều người vô duyên dễ sợ, vào ĐH Văn hoá cua gái rồi ra đây bình luận: nhỏ này lùn, nhỏ kia mập... nói xấu phụ nữ như chỗ không người làm My nó ghét những người đó.
Cái này thì anh Tiệm chẳng oan, anh là người hay nói và không có khả năng nói nhỏ nên mất điểm với My toàn phần
Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc
Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp
Nơi đây kho thóc nhà chăn nuôi
Tiền đã lo xong đất cắm rồi
Thì My ngơ ngác hỏi sao lại cắm vào đất, và lấy gì để cắm
Đây là do khác biệt về văn hoá, khác biệt về ngôn từ giữa 2 miền, My cũng giải thích ở lớp là cô dạy văn người Hà Nội có giảng giải, nhưng cô nói nhanh nên các bạn người Nam không ai hiểu, khi hỏi mấy bạn người Bắc trong lớp thì các bạn chỉ cười và chọc quê
Em phải lôi câu thành ngữ: "không tấc đất cắm dùi" ra để làm ví dụ trung gian giảng giải để My hiểu cách mà người Bắc dùng từ "cắm" cuối cùng thì cô ấy cũng lờ mờ hiểu ra nhưng vẫn còn vô vàn thắc mắc.
Khi về em có nói với My: lần sau nếu tôi bận, My có thể nhờ anh Tiệm bình văn giúp, anh ấy giỏi văn lắm đấy.
Em nói vậy để tăng cơ hội cho đồng đội một phần, phần nữa là do anh Tiệm cũng giỏi văn và thích bình văn, chẳng ngờ My nói luôn:
- Chú Hưng rảnh thì giúp My, còn My không bao giờ nhờ chú Tiệm, mà chú cũng đừng nói về chú Tiệm trước mặt My nữa nha!
Em chưng hửng không biết nói sao, mãi sau này khi đã khá thân với mấy chị em nhà My, chị Ty mới tiết lộ:
- Đơn vị chú Hưng nhiều người vô duyên dễ sợ, vào ĐH Văn hoá cua gái rồi ra đây bình luận: nhỏ này lùn, nhỏ kia mập... nói xấu phụ nữ như chỗ không người làm My nó ghét những người đó.
Cái này thì anh Tiệm chẳng oan, anh là người hay nói và không có khả năng nói nhỏ nên mất điểm với My toàn phần