[Funland] Học thêm! Các Cụ có muốn Con mình học giỏi không?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Mặc dù đúng là "Ko phải ko phân loại tốt" như bác đã viết nhưng chỉnh lại cho chuẩn thì phải chỉnh là "không có sự phân loại học sinh theo năng lực học tập". Thế hóa ra thoạt nhìn thì là em đồng ý với phát biểu của bác nhưng thực ra thì hoàn toàn không phải :D

Ở ta không có phân loại học sinh dựa trên năng lực học tâp của từng cháu. Các nước, em có thể kể ra, nhưng viết thế thì nó dài, phân loại từ cấp 2, đến mức mà học cấp 2 đã biết gần như chắc chắn cháu này sẽ vào đại học, còn cháu kia sẽ đi học nghề. Thế là có chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng, đỡ lãng phí thời gian của học sinh và công sức của giáo viên.

Cái gốc nó là như thế thì làm gì còn chuyện học thêm, dạy thêm.

Với cả một hệ thống thâm căn cố đế như thế này mà đổ lỗi cho một ông bộ trưởng thì không đúng.
Ở VN phân loại muộn, nói không ngoa là đến đại học năm thứ 2 mới bắt đầu phân loại (vì năm thứ nhất các trường học các môn triết chủng, LSĐ, kinh tế CTtrị là như nhau).
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,746
Động cơ
400,300 Mã lực
Ở VN phân loại muộn, nói không ngoa là đến đại học năm thứ 2 mới bắt đầu phân loại (vì năm thứ nhất các trường học các môn triết chủng, LSĐ, kinh tế CTtrị là như nhau).
Nói đến giáo dục đại học (higher education - em phải nói rõ thế không phải vì sính tiếng Anh mà khái niệm này tiếng Việt không diễn tả rõ) thì ta còn làm ngược: Cho cao đẳng liên thông lên đại học; văn bằng tốt nghiệp KHÔNG ghi loại hình đào tạo! Xập xí xập ngầu cá mè một lứa.

Kể cả ghi rõ trên văn bằng tốt nghiệp theo em cũng là chưa đủ. Nhiều người tốt nghiệp còn ghi rõ trên business card của họ, ví dụ mở ngoặc BSc (Hons)... (First Class). Có người còn in lên là: PhD (London) em vẫn cho là chính đáng.
 

Red Butler

Xe buýt
Biển số
OF-407268
Ngày cấp bằng
28/2/16
Số km
575
Động cơ
233,724 Mã lực
Nơi ở
Quận Hà Đông
Ở mình có chương trình gọi là học tập suốt đời.... Em thấy thực tế đi làm mình phải học rất nhiều hàng ngày để đáp ứng yêu cầu công việc cũng như sự thay đổi hàng ngày hàng giờ của khoa học công nghệ... Trong khi đó ở ta chương trình ĐH hoặc THCS thì gần như cố định không thay đổi, rõ ràng chương trình không đáp ứng yêu cầu thực tại.... Vậy không học thêm thì làm thía nào?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
vingraux nói:
Mặc dù đúng là "Ko phải ko phân loại tốt" như bác đã viết nhưng chỉnh lại cho chuẩn thì phải chỉnh là "không có sự phân loại học sinh theo năng lực học tập". Thế hóa ra thoạt nhìn thì là em đồng ý với phát biểu của bác nhưng thực ra thì hoàn toàn không phải :D
Ở ta không có phân loại học sinh dựa trên năng lực học tâp của từng cháu. Các nước, em có thể kể ra, nhưng viết thế thì nó dài, phân loại từ cấp 2, đến mức mà học cấp 2 đã biết gần như chắc chắn cháu này sẽ vào đại học, còn cháu kia sẽ đi học nghề. Thế là có chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng, đỡ lãng phí thời gian của học sinh và công sức của giáo viên.
Cái gốc nó là như thế thì làm gì còn chuyện học thêm, dạy thêm.
Ở VN phân loại muộn, nói không ngoa là đến đại học năm thứ 2 mới bắt đầu phân loại (vì năm thứ nhất các trường học các môn triết chủng, LSĐ, kinh tế CTtrị là như nhau).
Đừng vội vàng chê VN quá!
VN cũng học lại từ Sing, Đài, Hàn,... thôi.
Thi cử của tụi trẻ chưa chắc ở VN chịu nhiều áp lực hơn tụi trẻ con hàn hay tầu đâu.
Trước giải phóng ở MB thì cũng chỉ có 1 ít lớp chuyên (thời đó em nhớ cả MB chỉ có 3 lớp chuyên là chuyên toán Sư phạm Vinh, Chuyên toán Tổng hợp và Chuyên toán Sư phạm. chỉ ở mấy lớp đó mới học theo kiểu luyện thi như bây giờ), còn lại thì chỉ khi sắp thi trường mới tổ chức dậy bồi dưỡng thêm vài buổi (cho cả khối). Thời chống Mỹ có thêm phong trào "Góc học tập", trẻ con học ở trường xong về giúp phụ huynh trong công việc, tối mới ngồi vào cái chỗ giành riêng để học.
Còn như tụi mũi lõ trong các trường elite tụi trẻ con cũng học như điên!
 

16th11

Xe tải
Biển số
OF-726815
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
291
Động cơ
-209,002 Mã lực
Học giỏi với khả năng tư duy của bản thân + sự gợi ý của GV thì em cho đi học. Còn học giỏi theo kiểu điểm 10 mà nhờ đi học thêm GV cho bài kiêm tra tương tự khi đi học thì thôi, Nghỉ cho lành, lối dạy này sẽ hạn chế khả năng tư duy của trẻ nhỏ.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,765
Động cơ
639,764 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Nghe bàn luận về chủ đề học thêm mà iem thấy buồn cười quá. Cá nhân Em thấy ở VN bọn trẻ phải học thêm nhiều do nhiều nguyên nhân như sau:
1. Chất lượng dạy học chính khóa không đáp ứng được yêu cầu học hiểu cơ bản, thậm chí là kém.
2. Hạ tầng giáo dục, cơ cấu tổ chức yếu... Ví dụ 1 lớp có tới 50 hs mà có 1 cô giáo thôi thì quá tải quá...
3. Áp lực thì cử, cạnh tranh, kỳ vọng từ cha mẹ....
Mọi người cứ yêu cầu ngừng học thêm nhưng lại muốn con mình trình độ giỏi, thì cử đạt kết quả cao.... Em thấy vô lí quá, mà cái ông Bộ quá hiền khi trả lời việc cấm học thêm.... Phải Em em trả lời nếu không có học thêm trình độ của các Con quí vị có đảm bảo đi du học không đặc biệt là Tiếng Anh? Toán... Em thấy việc cấm học thêm là thừa, việc của Bộ là phải cải thiện chất lượng gd, cơ cấu tổ chức dậy học mới là đúng việc.... Em thấy quá tải nhất vẫn là giáo viên!
Con vịt nhà em học kém quá thể đáng, năm nay lớp 1 mà viết chậm, đọc chậm, chưa cộng được trong phạm vi 10. học thêm mà còn chả ăn thua đây. Kém nhất lớp. Chứ làng nhàng nhóm cuối em cũng không cho học thêm đâu. Còn lý do học thêm do giáo viên là về thu nhập, học thêm do phụ huynh thì đừng kêu ai.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,691
Động cơ
378,200 Mã lực
Học kiểu gì để con mình giỏi em cùng ủng hộ, kể cả chỉ giỏi lý thuyết suông. Bởi em biết tỏng rằng khi vào đời ko có kiến thức gì kể cả lý thuyết suông thì chỉ có "chết". Đừng hy vọng con mình được như bin ghết, dách ma, oa rằn bu phét.....Xin nhìn sang các anh hàng xóm như trung - hàn - đài- nhật-sing xem bọn trẻ học lòi cả mắt để hy vọng vượt qua các kỳ thi khủng khiếp thế nào....thì may ra mới phát triển đc nguồn nhân lực có chất lượng.
Ở ta vẫn có những bộ phận ủng hộ việc "cho chơi" để bảo vệ tuổi thơ thì bản thân mình và chất lượng nguồn nhân lực mãi mãi lẹt đẹt là đúng òi...
Đừng so với tây, bởi tây là ở tây. Ở đây không phải tây
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,052
Động cơ
636,124 Mã lực
Nghe bàn luận về chủ đề học thêm mà iem thấy buồn cười quá. Cá nhân Em thấy ở VN bọn trẻ phải học thêm nhiều do nhiều nguyên nhân như sau:
1. Chất lượng dạy học chính khóa không đáp ứng được yêu cầu học hiểu cơ bản, thậm chí là kém.
2. Hạ tầng giáo dục, cơ cấu tổ chức yếu... Ví dụ 1 lớp có tới 50 hs mà có 1 cô giáo thôi thì quá tải quá...
3. Áp lực thì cử, cạnh tranh, kỳ vọng từ cha mẹ....
Mọi người cứ yêu cầu ngừng học thêm nhưng lại muốn con mình trình độ giỏi, thì cử đạt kết quả cao.... Em thấy vô lí quá, mà cái ông Bộ quá hiền khi trả lời việc cấm học thêm.... Phải Em em trả lời nếu không có học thêm trình độ của các Con quí vị có đảm bảo đi du học không đặc biệt là Tiếng Anh? Toán... Em thấy việc cấm học thêm là thừa, việc của Bộ là phải cải thiện chất lượng gd, cơ cấu tổ chức dậy học mới là đúng việc.... Em thấy quá tải nhất vẫn là giáo viên!
Cái 1 của cụ sai.
Chất lượng dạy học chính khóa đáp ứng yêu cầu thông hiểu cơ bản.
Giáo viên ra bài theo 4 cấp độ, học sinh học trên lớp, đứa nào giỏi, chăm học sẽ làm được cấp độ 3. Một bài thi thường có 1-2 câu cấp độ 4, học sinh muốn được 9, 10 điểm phải làm được 2 câu này.
Muốn con thì cấp 3, thi Đh đạt điểm cao, học trên lớp là chưa đủ vì thầy cô không đủ thời gian để dạy nâng cao.
Mà thầy cô dạy nâng cao trên lớp sẽ có nhiều hs không hiểu.
Con em, từ lớp 1 đến lớp 7 chỉ học thêm 2 lớp: đàn và tiếng Anh.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,870
Động cơ
468,645 Mã lực
Cụ không thích mà được à ???
bản thân em và đa số phụ huynh rất căm phẫn khi GVCN nhắn tin là " cô giáo có tổ chức dạy thêm cho các bạn có nhu cầu " <-- Thằng nào dám ko có nhu cầu ????
Cô nòi thế đúng còn gì. Có nhu cầu thì tham gia. Con giỏi rồi thì không học nữa:))
 

Red Butler

Xe buýt
Biển số
OF-407268
Ngày cấp bằng
28/2/16
Số km
575
Động cơ
233,724 Mã lực
Nơi ở
Quận Hà Đông
Cái 1 của cụ sai.
Chất lượng dạy học chính khóa đáp ứng yêu cầu thông hiểu cơ bản.
Giáo viên ra bài theo 4 cấp độ, học sinh học trên lớp, đứa nào giỏi, chăm học sẽ làm được cấp độ 3. Một bài thi thường có 1-2 câu cấp độ 4, học sinh muốn được 9, 10 điểm phải làm được 2 câu này.
Muốn con thì cấp 3, thi Đh đạt điểm cao, học trên lớp là chưa đủ vì thầy cô không đủ thời gian để dạy nâng cao.
Mà thầy cô dạy nâng cao trên lớp sẽ có nhiều hs không hiểu.
Con em, từ lớp 1 đến lớp 7 chỉ học thêm 2 lớp: đàn và tiếng Anh.
Không biết Cụ đã trải nghiệm giáo dục của một số nước văn minh chưa? Em có trải nghiệm vài khóa và rút ra vấn đề là họ học đúng và thực nghiệm sâu, học ít nhưng hiểu và thực hành thực tế: ví dụ 1 đứa trẻ lớp 5 tuổi cô giáo dạy cách buộc dây giầy cho đúng thôi, và sau khóa học bọn trẻ biết buộc chuẩn, cẩn thận.... Ở VN hầu hết không dậy cái này mặc dù nó ứng dụng CS hàng ngày....hiện nay chất lượng giáo dục và giáo viên cực tệ Cụ ah, ví dụ bọn trẻ làm Toán chẳng hạn cô giáo hàng tuần ra trung bình 30 bài toán các Con làm như những cái máy mà không biết bản chất ứng dụng vào đâu, học thế để làm gì.... Miễn sao khi đi thi các Con làm bài được và điểm cao..... Hoặc dạy con về đạo đức chẳng hạn ai cũng lí thuyết như thủ tướng phát biểu phải chấp hành nội qui nhà trường, o nói tục chửi bậy, giả dối.... Nhưng đó chỉ là các câu khẩu lệnh... Đằng sau đó phải đi sâu vào khái niệm, phân tích hành động và rút ra bài học...
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,352
Động cơ
452,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề là học thêm cũng chẳng chất lượng (nếu học thêm cô giáo ở trường), và học ở trường giờ gần như chỉ là công cụ để bắt đi học thêm...
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,215
Động cơ
542,368 Mã lực
Học thêm với sĩ số cả lớp cũng học thì ứ phải là học thêm nữa. Em nghĩ là như vậy nhưng không dám chắc có đúng định nghĩa không.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
868
Động cơ
200,879 Mã lực
Dĩ nhiên bố mẹ phải đổ cho cô ác vì con dốt. Cá nhân em thấy cái gì hay ở thế giới vào Việt Nam thì sẽ thành ngược lại. Ví dụ tiêu biểu là ai eo tiếng Anh là để kiểm tra trình độ cơ bản, thì ở Việt Nam được coi như chỉ dấu thông minh và các bố mẹ tranh nhau ép con đi học luyện thi để khoe. Họ không khoe con đọc được sách gì t. Anh, dùng giao tiếp tiện lợi ra sao mà khoe con 9.0 hay 8.0. Nên em cho rằng học thêm là tất yếu và có sai là bởi cô giáo, tầng lớp yếu thế nhất của xã hội.
 

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
475
Động cơ
52,208 Mã lực
Môn khác thì em không ý kiến nhưng ngoại ngữ chắc là cần, em sinh năm 91 học ngoại ngữ từ lớp 4 lên cấp 3 cũng học lớp chọn của một trường ở tỉnh nhưng tốt nghiệp 12 cả lớp không ai giao tiếp tiếng Anh được.
 

Binbi

Xe điện
Biển số
OF-303482
Ngày cấp bằng
1/1/14
Số km
2,892
Động cơ
346,486 Mã lực
2 đứa nhà em đều ko học thêm đến hết lớp 8, trừ học tiếng Anh để hết lớp 8 đạt từ 6.0 ielts. Sang lớp 9 thì xác định giỏi môn nào tập trung học thêm môn đó để thi chuyên, và chúng phải học như điên suốt năm lớp 9, sang lớp 10 là lại chơi tiếp
Cháu nhà cụ học chuyên trường nào mà sang lớp 10 lại chơi tiếp thế ạ?
 

meden.10

Xe đạp
Biển số
OF-788790
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
45
Động cơ
26,650 Mã lực
f1 nhà e mới học thêm được 1b nhưng ko học thêm do cô CN mà học thêm bên ngoài. Con về khoe thầy dạy dễ hiểu hơn cô giáo ở lớp :))
 

Mr.V1

Xe tải
Biển số
OF-775985
Ngày cấp bằng
2/5/21
Số km
456
Động cơ
55,941 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
10 ngõ 33 phố nguyễn an ninh quận hoàng mai hà nội
Muốn giỏi thì phải học thôi.Bọn mẽo muốn thi vào trường top ivy thì cũng phải học gia sư như trâu như chó cả.Cá nhân em thấy hiện tại trẻ con cần phát triển thêm kĩ năng mềm nữa tương lai 10-20 năm sau cực kì khốc liệt nếu không chuẩn bị kỹ càng thì sẽ rất khó phát triển
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,331
Động cơ
382,636 Mã lực
Cấm dạy thêm chắc chắn là sai. Nhưng, China thời ông Tập một quốc gia khùng đến mức vừa mới cấm dạy thêm, nên chắc chắn là chính sách điên đó có tác động mạnh đến VN.

Mấy anh gật và anh lãnh đạo bộ GD chỉ nên bàn đến việc hạn chế dạy thêm của cô/thầy giáo chủ nhiệm (hoặc các môn chính) cho chính những học sinh đang học ở trường công mà cô giáo là chủ nhiệm lớp. Hoạt động này dễ bị lợi dụng biến tướng, mâu thuẫn lợi ích các bên.
Còn việc họ dạy thêm cho các đối tượng khác ngoài XH (không học ở trường của cô) thì đó là hoạt động hoàn toàn hợp pháp và dịch vụ cần thiết, có ích cho XH nói chung. Có chăng nên làm chặt thuế thu nhập cá nhân để công bằng với các loại dịch vụ khác.

Rất nhiều thứ cần được dạy thêm, học nhạc, học vẽ, học ngoại ngữ, học lập trình, học võ, học cờ vua, học kỹ năng sống, học stem, học nâng cao các môn ở trường, vv ... Trường phổ thông công lập với ngân sách eo hẹp, nguồn nhân lực nhiều lĩnh vực quá hạn chế, không thể đáp ứng được dù chỉ 60% nhu cầu của phụ huynh.

Nghe bàn luận về chủ đề học thêm mà iem thấy buồn cười quá. Cá nhân Em thấy ở VN bọn trẻ phải học thêm nhiều do nhiều nguyên nhân như sau:
1. Chất lượng dạy học chính khóa không đáp ứng được yêu cầu học hiểu cơ bản, thậm chí là kém.
2. Hạ tầng giáo dục, cơ cấu tổ chức yếu... Ví dụ 1 lớp có tới 50 hs mà có 1 cô giáo thôi thì quá tải quá...
3. Áp lực thì cử, cạnh tranh, kỳ vọng từ cha mẹ....
Mọi người cứ yêu cầu ngừng học thêm nhưng lại muốn con mình trình độ giỏi, thì cử đạt kết quả cao.... Em thấy vô lí quá, mà cái ông Bộ quá hiền khi trả lời việc cấm học thêm.... Phải Em em trả lời nếu không có học thêm trình độ của các Con quí vị có đảm bảo đi du học không đặc biệt là Tiếng Anh? Toán... Em thấy việc cấm học thêm là thừa, việc của Bộ là phải cải thiện chất lượng gd, cơ cấu tổ chức dậy học mới là đúng việc.... Em thấy quá tải nhất vẫn là giáo viên!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top