[Funland] Học kém, không cho thi TN bắt chuyển trường ?

tungna414

Xe tăng
Biển số
OF-41856
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
1,219
Động cơ
420,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không đồng ý với quan điểm của cụ vì mọi đứa trẻ sinh ra đều giống nhau cả. Nhưng môi trường giáo dục và gia đình ảnh hưởng đến trẻ nhiều. Nguyên nhân học kém mà là lỗi của trẻ thì bắt trẻ em chịu nhiều trách nhiệm quá, một đứa trẻ 6 tuổi bắt đầu đi học thì đã biết gì đâu, kể cả học đến hết cấp hai cũng chưa chắc hiểu được tương lai sau này mình lớn lên phải làm gì.

Giáo dục trường lớp rất quan trọng nhưng giáo dục trong gia đình cũng quan trọng không kém. Nếu bố mẹ bận rộn không có thời gian quan tâm chăm sóc thì con cái cũng thiệt thòi.

Không có học sinh dốt đâu cụ ạ, tất cả là do chúng ta - người lớn hết thôi. Hãy thương và chia sẻ với lũ trẻ hơn là kỳ thị và xa lánh chúng chỉ vì chúng không đạt được những mục tiêu của người lớn. Con người luôn là kỳ vật của tạo hóa, ai cũng giỏi ở một lĩnh vưc nào đó. Không ai đáng bị vứt đi hay xem thường, cụ thể là học sinh trong câu chuyện này thật đáng thương.
Em mời cụ 1 chén, cụ gõ nội dung đúng cái em đang định gõ.

Em bổ sung thêm quan điểm cá nhân, bọn trẻ sinh ra, không một đứa nào dốt cả.
Nhà trường hay bố mẹ nói trẻ dốt mới là những kẻ dốt.
Mỗi trẻ có một năng khiếu và thiên hướng tài năng riêng không giống nhau. Con cá bị bắt leo cây thì cả đời nó nghĩ nó ngu vì không leo cây được.
Nền giáo dục chỉ chăm chăm dạy trẻ cái gì cũng biết, nhưng những gì cơ bản trong cs hằng ngày lại không biết gì.
Bố mẹ thì lấy lý do kiếm cơm, bận bịu không gần con để hiểu con mình có thiên hướng gì, ném con lung tung vào các môi trường theo chuẩn xã hội.
Không chịu khó và dũng cảm để ném con cá vào môi trường nước của nó, vì sợ "lệch chuẩn", vì không hiểu con.

Các cụ, các mợ ngẫm mà xem, phần đa những bạn học sinh giỏi toàn diện thời cấp 2 và 3, sau này đều vất vả đường đời và công việc khi trưởng thành.
Vì sao, vì thời đi học quay cóp và được giáo viên nâng đỡ là nhiều, học gạo và kiếm thành tích chứ có phải học để biết đâu.
Cá thể sinh ra mà có năng lực học tập và nghiên cứu giỏi các lĩnh vực, các bộ môn là cực hãn hữu.

Vì thế, các bạn giỏi toàn diện đó không biết mình giỏi cái gì, thích cái gì, gi gỉ gì gi cái gì cũng lơ ngơ, ra đời thì làm theo người khác tư vấn vì việc đấy yên ổn, cs dễ dàng hơn, sống và làm việc không có mục đích và đam mê, tồn tại như bóng ma giữa đời.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,378 Mã lực
Với những gì đang diễn ra, em cam đoan học thật thi thật với kiến thức trong sgk hiện hành, đảm bảo 60% các cháu không đạt 5/10. Con em học trên lớp cứ 10, 10, 10, về em ra bài y chang kiến thức sgk làm toàn 4 với 5. Em nhiều hôm cứ tự véo mình xem có nằm mơ không....
Cụ có bài test quá chuẩn.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,378 Mã lực
Vâng cụ. Em cũng có 2 cháu và em nhận thấy rằng trẻ sinh ra là khác nhau chứ ko như nhau. Đứa thông minh, hoạt bát; đứa thì hiền lành nhưng ko thông minh như đứa còn lại,…
Và cái em nhận thấy là đa số trẻ mải chơi, lười nhác . Em đã phải cấm các con ko đc gian dối trong học tập, ko đc quay bài,…mục đích để biết sức học thật của nó và hỏi thầy cô thường xuyên về cái sự học của chúng. Yếu môn nào em cho học lại ngay môn đó và 1 thày 1 trò luôn.
Mỗi lần thi hoặc kiểm tra về em đều hỏi số điểm còn thiếu là lý do gì. Ví dụ 8 điểm thì còn 2 điểm ở đâu. Việc của chúng là phải chỉ rõ sai ở chỗ nào và phải làm lại chỗ sai đó, ko biết thì phải alo hỏi thầy cách làm.
Và cái thành quả là 2 đứa đều học giỏi, cháu bé cấp 2 cũng học giỏi và cả cháu nhớn lớp 11 vẫn đang giỏi.
Xét cho cùng em thấy rằng lỗi do trường thì ít mà do gđ và con mình thì nhiều.
E thích suy nghĩ của cụ.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,378 Mã lực
Ôi năm nay các cháu học sinh học online nhiều quá, đi học trực tiếp chỉ được có tháng 4 và tháng 5, tháng 6 là thi rồi nên em nghĩ đề sẽ không khó đâu.

Các cụ mợ nào là phụ huynh thì chỉ cần động viên con học chăm chỉ vừa sức, tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất, tập thể dục buổi sáng trước khi đến trường ==>> Em chắc chắn: Các cháu sẽ vào được trường mà các cháu mong muốn, hoặc ít nhất cũng đỗ một trường nào đó.

Riêng với các cháu đặc biệt, không chịu học thì các cháu đó lại có tố chất giỏi về nghệ thuật hoặc thể thao hay âm nhạc; vì vậy, em mong các vị phụ huynh hãy cho con mình theo đuổi đam mê, cho con học chuyên luôn về môn mà con thích, còn văn hoá thì cho học bổ túc cũng được. Em thấy chả sao cả.

Con có thoải mái tinh thần thì con mới phát triển được tốt về tâm và trí ạ.
Có nhiều cháu có đam mê đua xe, lô đề và cả hút hít nữa. Nhà trường đau đầu, phân tích khuyên răn trải nghiệm mà gia đình và hs cũng ko thay đổi. Em e rằng phải dùng từ bất lực cụ ạ. Bởi bản thân GD gia đình đã buông lỏng và phó mặc con em thì... chỉ có XH may ra mới dạy nổi.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,395
Động cơ
381,378 Mã lực
Em thiết nghĩ: ngành gd nên bỏ mục đăng ký thi đua đi ạ, thay vào đó là đăng ký số liệu học sinh cảm thấy hạnh phúc khi con học ở trường, như vậy có phải là tốt hơn bao nhiêu không?
Và làm thế nào có số liệu đúng thực tế thì nhà trường cứ phỏng vấn các con là biết ngay. Con người ta nói thật hay nói dối, điều này thể hiện rất rõ qua giọng nói và ánh mắt.
Phải có bên thứ 3 độc lập làm thì may ra khách quan cụ nhể.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Vâng cụ. Giáo dục sẽ sinh ra người giỏi, người không giỏi. Gọi là kỳ thị nhưng em nghĩ rằng ko hẳn đúng vì thực chất là có đi thi cũng chỉ mất thời gian vì dốt rồi làm sao mà thi nổi ạ.
Thầy cô nào mà ko muốn có hs giỏi ạ. Muốn quá đi chứ nhưng dạy mãi nó vẫn dốt thì biết làm sao ạ. Xã hội đều công bằng cả, dốt thì tung gạch xách vữa; giỏi thì làm cán bộ và vào lò 🤣
Em thấy cái chưa ổn là cấm thi với người dốt thôi. Thế em mới nói là cứ cho thi, đỗ được đâu mà ngại:D
Gớm để được vào danh sách củi hơi bị khó đấy. Khéo lo. Giỏi đến đâu mà k tốt số cũng chỉ làm ông chủ thôi.
 

EPL

Xe tăng
Biển số
OF-140972
Ngày cấp bằng
8/5/12
Số km
1,156
Động cơ
372,869 Mã lực
Cái này thật 100% không riêng trường nào đâu mà hầu hết các trường cứ đến kỳ thi lớp 10 sợ thành tích kém nên vận động các cháu nào cô thấy khả năng thi không đỗ lớp 10 thì gọi phụ huynh đến vận động cho các cháu không thi công lập cấp 3 mà hướng tới thi dân lập, gọi là vận động nhưng gần như ép, động cơ thành tích thôi chứ không phải vì lo cho các con đâu, cụ nào có con thi vào 10 mới hiểu, nhiều ông chưa hiểu phán linh tinh.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,106 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em mời cụ 1 chén, cụ gõ nội dung đúng cái em đang định gõ.

Em bổ sung thêm quan điểm cá nhân, bọn trẻ sinh ra, không một đứa nào dốt cả.
Nhà trường hay bố mẹ nói trẻ dốt mới là những kẻ dốt.
Mỗi trẻ có một năng khiếu và thiên hướng tài năng riêng không giống nhau. Con cá bị bắt leo cây thì cả đời nó nghĩ nó ngu vì không leo cây được.
Nền giáo dục chỉ chăm chăm dạy trẻ cái gì cũng biết, nhưng những gì cơ bản trong cs hằng ngày lại không biết gì.
Bố mẹ thì lấy lý do kiếm cơm, bận bịu không gần con để hiểu con mình có thiên hướng gì, ném con lung tung vào các môi trường theo chuẩn xã hội.
Không chịu khó và dũng cảm để ném con cá vào môi trường nước của nó, vì sợ "lệch chuẩn", vì không hiểu con.

Các cụ, các mợ ngẫm mà xem, phần đa những bạn học sinh giỏi toàn diện thời cấp 2 và 3, sau này đều vất vả đường đời và công việc khi trưởng thành.
Vì sao, vì thời đi học quay cóp và được giáo viên nâng đỡ là nhiều, học gạo và kiếm thành tích chứ có phải học để biết đâu.
Cá thể sinh ra mà có năng lực học tập và nghiên cứu giỏi các lĩnh vực, các bộ môn là cực hãn hữu.

Vì thế, các bạn giỏi toàn diện đó không biết mình giỏi cái gì, thích cái gì, gi gỉ gì gi cái gì cũng lơ ngơ, ra đời thì làm theo người khác tư vấn vì việc đấy yên ổn, cs dễ dàng hơn, sống và làm việc không có mục đích và đam mê, tồn tại như bóng ma giữa đời.
Thế hệ nòng cốt dẫn dắt Việt Nam bây giờ là thế hệ 6x, 7x các cụ ấy ngày xưa trải qua thời bao cấp, sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng cũng phát triển tốt đấy thôi. Thời ấy ăn có khi còn chả đủ no nói gì đến học thêm với này nọ nhưng cũng sản sinh ra bao nhiêu nhân tài (giỏi thật sự) trên nhiều phương diện.

Phụ huynh bây giờ đặt nặng vào thành tích quá, đứa trẻ như nhân viên phải làm thêm giờ chạy doanh số ấy. Xì trét dã man. Toán phải giỏi, Văn phải giỏi, Tiếng Anh thì phải phát âm chuẩn giọng Anh Mỹ, học thì cứ phải đứng nhất nhì có học bổng mới được. Năm nào kỳ bế giảng các phụ huynh cũng đua nhau khoe kết quả của con, để rồi sang năm lại phải tốt hơn nữa. Ngoài học phải biết cả nhạc, chơi thể thao đá bóng giỏi, tốt nghiệp cấp 3 thì đi du học (có học bổng) khiến con trẻ tướt râu bơ học đủ các thể loại.
 

MacArthur1

Xe máy
Biển số
OF-758732
Ngày cấp bằng
28/1/21
Số km
85
Động cơ
50,020 Mã lực
Tuổi
50
Em ngẫm lại thì thấy cả C2 và C3 lớp em, ra đời thì thằng "học dốt" và thằng "học giỏi" thành công nó cũng same same nhau. Nên bây giờ BGD nên bỏ hết các loại thi đua, thành tích đi. Các cháu C3 trở xuống cần chấm mỗi cái đạo đức thôi. Ra đường thỉnh thoảng gặp bọn ôn con tóc xanh đỏ chửi người già đi đường và dọa đánh hãi lắm.
Thêm cái chuyện học nặng, xã hội hay kêu ca SGK thì em thấy SGK bây giờ là quá dễ rồi, chỉ học theo SGK thì rất nhẹ với học sinh nói chung, cái quá tải là các trường thêm phần nâng cao vào thôi. Cứ kêu đổi SGK là không cần, cái cần sửa là việc các trường tự đặt thi đầu vào quá khó, nên làm cho các cấp dưới thi nhau học nâng cao, ôn thi, luyện gà để thi vào. Nên giải tán các trường chuyên, thi vào trường xét theo bài đánh giá năng lực chung.
 

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,021
Động cơ
193,718 Mã lực
Năm bọn em lớp 12,chả hiểu ông hiệu trưởng vác đâu về 1 thằng cho nó làm chủ nhiệm lớp.nó gọi điện đến tất cả các phụ huynh có con học kém,doạ nạt bắt đưa tiền để nó đi chia cho các giáo viên bộ môn khác thì họ mới kí giấy đồng ý cho đi thi tốt nghiệp.và trong lớp có 1 đứa vô tình hỏi cô giáo bộ môn là gia đình e gửi biếu cô tiền cô nhận đc chưa? Cô kia mới ớ người ra và sự việc bung bét.hoá ra thằng kia nó tự dựng chuyện để đi lừa tiền phụ huynh.nó sau đó bị đuổi việc và ôm tiền chạy mất ko xuất hiện lại nữa.mấy năm sau e đi đường có gặp lại nó nhưng đang vướng đèo bác e đi có việc nên ko túm nó lại
Hehe thằng đó tởm đấy :) e là gv, ko nhận $$$ của phụ huynh. Thế mà phụ huynh cứ gửi cho gv chủ nhiệm lớp, còn gvcn biết tính e thế nên cứ cầm và ỉm luôn :)
Chán cho nghề :(
 

tunglam28062009

Xe tăng
Biển số
OF-509697
Ngày cấp bằng
12/5/17
Số km
1,254
Động cơ
195,456 Mã lực
Em thiết nghĩ: ngành gd nên bỏ mục đăng ký thi đua đi ạ, thay vào đó là đăng ký số liệu học sinh cảm thấy hạnh phúc khi con học ở trường, như vậy có phải là tốt hơn bao nhiêu không?
Và làm thế nào có số liệu đúng thực tế thì nhà trường cứ phỏng vấn các con là biết ngay. Con người ta nói thật hay nói dối, điều này thể hiện rất rõ qua giọng nói và ánh mắt.
NN có hẳn 'ngành" xét duyệt thi đua khen thưởng xuyên suốt từ TƯ đến cơ sở. Bỏ là bỏ làm sao dc. Tuy nhiên áp dụng vào gd thì biến tướng thái quá. Nát bươm
 

ngoctu2109

Xe tăng
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
1,952
Động cơ
302,413 Mã lực
Đọc mà thấy lo cho f1
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,089
Động cơ
167,324 Mã lực
Phụ huynh bây giờ đặt nặng vào thành tích quá, đứa trẻ như nhân viên phải làm thêm giờ chạy doanh số ấy. Xì trét dã man. Toán phải giỏi, Văn phải giỏi, Tiếng Anh thì phải phát âm chuẩn giọng Anh Mỹ, học thì cứ phải đứng nhất nhì có học bổng mới được. Năm nào kỳ bế giảng các phụ huynh cũng đua nhau khoe kết quả của con, để rồi sang năm lại phải tốt hơn nữa. Ngoài học phải biết cả nhạc, chơi thể thao đá bóng giỏi, tốt nghiệp cấp 3 thì đi du học (có học bổng) khiến con trẻ tướt râu bơ học đủ các thể loại.
Bố mẹ xúm nhau đua con , theo kiểu nầy, bảo sao mấy đứa trẻ không bị trầm cảm. hại con bằng cách nầy, tại sao họ lại không nhận thấy nhỉ.

Đâu phải đứa trẻ nào, sinh ra đời, đều thông minh và giỏi dang như nhau cả đâu. Cùng bố mẹ sinh ra, mà có đứa con thông minh tuyệt đỉnh, lại có đứa con khù khờ. Tất cả đều do Gene di truyền cả thôi.
 

ACDELCO434

Xe điện
Biển số
OF-394468
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
2,131
Động cơ
256,224 Mã lực
Tối qua vợ em cũng nói về chuyện này. Câu chuyện là gần như đúng nhưng chắc chắn là cô giáo và nhà trường không ép mà làm đủ kiểu để các con và phụ huynh không đăng ký dự thi cấp 3 công lập mà chỉ học nghề hoặc đi trường khác. Mục đích là để nâng thành tích: trường thì có tiếng, cô giáo có thành tích cao.
Hai con gái của 2 người bạn vợ em đang bị đúng tình trạng này luôn.
 
Biển số
OF-557663
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
114
Động cơ
152,635 Mã lực
Tuổi
43
E xác nhận chuyện này là có thật, nó cũng áp dụng cho thằng thứ 2 nhà e luôn. Chuyện cách đây nhiều năm rồi, bây h cháu đã học ĐH năm 2 …
Chúc mừng cụ và cháu đã chọn đúng trường, đùng hướng cho mình.

Em hỏi thật cụ, nếu trường không ép cụ vậy mà cho cháu lưu ban năm lớp 8 thì cụ nghĩ cháu sẽ ra sao?
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Em mời cụ 1 chén, cụ gõ nội dung đúng cái em đang định gõ.

Em bổ sung thêm quan điểm cá nhân, bọn trẻ sinh ra, không một đứa nào dốt cả.
Nhà trường hay bố mẹ nói trẻ dốt mới là những kẻ dốt.
Mỗi trẻ có một năng khiếu và thiên hướng tài năng riêng không giống nhau. Con cá bị bắt leo cây thì cả đời nó nghĩ nó ngu vì không leo cây được.
Nền giáo dục chỉ chăm chăm dạy trẻ cái gì cũng biết, nhưng những gì cơ bản trong cs hằng ngày lại không biết gì.
Bố mẹ thì lấy lý do kiếm cơm, bận bịu không gần con để hiểu con mình có thiên hướng gì, ném con lung tung vào các môi trường theo chuẩn xã hội.
Không chịu khó và dũng cảm để ném con cá vào môi trường nước của nó, vì sợ "lệch chuẩn", vì không hiểu con.

Các cụ, các mợ ngẫm mà xem, phần đa những bạn học sinh giỏi toàn diện thời cấp 2 và 3, sau này đều vất vả đường đời và công việc khi trưởng thành.
Vì sao, vì thời đi học quay cóp và được giáo viên nâng đỡ là nhiều, học gạo và kiếm thành tích chứ có phải học để biết đâu.
Cá thể sinh ra mà có năng lực học tập và nghiên cứu giỏi các lĩnh vực, các bộ môn là cực hãn hữu.

Vì thế, các bạn giỏi toàn diện đó không biết mình giỏi cái gì, thích cái gì, gi gỉ gì gi cái gì cũng lơ ngơ, ra đời thì làm theo người khác tư vấn vì việc đấy yên ổn, cs dễ dàng hơn, sống và làm việc không có mục đích và đam mê, tồn tại như bóng ma giữa đời.
Cụ nói đúng nhưng theo em 1 phần thôi. Bản chất của việc đi lệch chuẩn của NT và PH (chạy đua theo thành tích ảo) em nghĩ xuất phát từ thi đua. Thi đua từ ngay lớp mẫu giáo, lớp 1 là lứa tuổi hoàn toàn không có khái niệm thi đua mà chỉ là học đòi nhau. Thấy bạn có thì đòi cũng có, bạn làm được thì mình cũng thích làm được. Hoàn toàn bản năng. Nhưng người lớn gán cho mỹ từ "Thi đua" nên mới sinh ra các cuộc đua tranh không nên có ở tuổi học trò. Nếu lành mạnh thì chỉ là khuyến khích con con, thầy cô học tốt, dạy tốt, chủ động trong cuộc sống. Nhưng chỉ cần lấy đó làm cơ sở để khen thưởng, bổ nhiệm, phân công .... thì lập tức tính xấu ganh tỵ, đua tranh của con người nổi nên. Và tất cả đi sang chiều hướng xấu, chẳng có ai ngăn cản hoặc nếu có thì bị coi là kỳ dị, vớ vẩn và loại ra khỏi vòng.
Hồi em học lớp 7 đã đi học thêm theo bầy ở trường về văn. Đến lớp ông Thầy chủ yếu đọc các bài văn mà theo ông ấy là OK để học sinh chép. Y hệt như văn mẫu bây giờ, nhưng dù sao nó cũng có tính truyền cảm, ngôn từ cũng chấp nhận được. Hồi đó có nhiều buổi em chỉ ngồi nghe chứ không ghi chép vì công nhận giọng thầy truyền cảm, ý tứ cũng hay cho dù nói về Chủ nghĩa anh hùng cách mạng hay phân tích văn học hiện thực phê phán ... Sau này lớn rồi đi công tác, có gia đình, con cái xem bài văn mà con mô tả ( quả dưa hấu lủng lẳng trên cây, con chị nó đọc to cho cả nhà cười vỡ bụng; con em chống chế em có biết dưa hấu nó mọc thế nào đâu, đây là tả theo văn mẫu của cô) mà cô vẫn cho 8-9 điểm thấy thực sự GD đi xuống rồi. Sau này học cao học, rồi được dự các buổi bảo vệ luận án TS, được tiếp xúc mấy anh VIP làm luận án bên trường .... cao cấp của CCCP thì thấy sự giả tạo không chỉ con trẻ mà đến cả các ông đã và tương lai có địa vị trong XH nữa.
 

hoangtan_79

Xe tải
Biển số
OF-29497
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
223
Động cơ
484,675 Mã lực
Dưới HP năm ngoái các cô cũng gợi ý các cháu nên học chõ nọ chõ kia, các cô thì chỉ chăm chăm up fb trg mình bao nhiêu học sinh thi đậu cấp 3
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,106 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em đọc trên FB có bài này ko biết các cụ đã đăng chưa:
≈==≈==============================
THƯ CỦA MỘT GIÁO VIÊN VỀ VIỆC NHÀ TRƯỜNG NGĂN CẢN HỌC SINH THI VÀO LỚP 10 TẠI HÀ NỘI

Sau khi tôi đăng thông tin về việc một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội ngăn không cho học sinh thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích, thì có một thầy giáo cũng đang dạy THCS ở Hà Nội đã vừa gửi cho tôi bức thư này, xác nhận rằng đúng và nói rõ nội tình. Vì lý do bảo mật thông tin cho tác giả bức thư, tôi không đề tên.

Các bạn đọc xong bức thư này thì sẽ hiểu hơn ai là thủ phạm (trùm cuối) của sự phi giáo dục và phi pháp này, cùng như thấy rõ được cách thức vận hành tàn bạo phi nhân của nó. Đau xót là, việc ác này đã diễn ra suốt nhiều năm nay. Các cơ quan có thẩm quyền cần xác minh làm rõ để chấm dứt, nếu đúng như thông tin mà phụ huynh và giáo viên phản ánh.

***
Chào anh Thái Hạo!

Em là một giáo viên dạy THCS. Em xin chia sẻ hiện tượng mà anh phản ánh như sau. Hàng năm, cứ vào dịp này là các trường THCS của Hà Nội lại cấp tập làm công tác hướng nghiệp. Gọi là hướng nghiệp cho lịch sự chứ họ làm công tác “chặn đường” thi, cấm HS lớp 9 thi vào 10 THPT.

Lẽ ra họ không cần làm động tác đó. Bởi chỉ tiêu công lập chỉ có 70%, thì đằng nào chả có 30 % các em sẽ phải đi học các trường nghề và các trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hà cớ gì các trường phải làm công tác hướng nghiệp và phân luồng cho mệt? Cách làm của họ là gì? Họ sàng lọc những em có lực học trung bình trở xuống, gọi phụ huynh đến và nói : “Con anh/ chị ý thức chưa tốt, học rất yếu, không có khả năng thi vào 10 THPT. Nếu anh/chị làm đơn tự nguyện xin không thi vào 10 thì nhà trường tạo điều kiện cho con anh/ chị tốt ngiệp, như vậy con anh chị vẫn được đi học trường nghề, vừa học nghề vừa học văn hóa, sau ba năm vẫn có bằng 12, lại có bằng nghề, muốn học đại học vẫn được. Còn các anh/ chị vẫn cố tình đăng kí thi vào 10 thì sẽ không được tốt nghiệp”! [Vì THCS không thi tốt nghiệp mà chỉ xét, xét tốt nghiệp lại do trường chủ trì – Thái Hạo chú thích].

Nghe thế ai chả sợ con mình không được tốt nghiệp THCS??? Thế là tự nguyện làm “Đơn xin tự nguyện không thi vào 10”! Vậy là phụ huynh tự nguyện nhé.

Sau này có nhiều phụ huynh phát hiện bị lừa cũng không thể làm gì được họ. Việc này có từ rất nhiều năm nay rồi! Vì sao họ phải làm vậy? Đó là do cách tính điểm thi đua của ngành giáo dục. Ngành giáo dục lấy kết quả thi vào 10 THPT để đánh giá thi đua các trường, các trường lấy điểm thi vào 10 THPT để đánh giá thi đua đối với GV dạy. Hơn nữa dạy lớp 9 còn là một nguồn thu nhập khổng lồ đối với giáo viên thông qua việc dạy ôn luyện thi. Năm sau có được bố trí dạy lớp 9 hay không là phụ thuộc vào kết quả điểm số thi vào 10 của HS lớp mình dạy.

Vậy điểm đó được tính như thế nào? Thay vì tính điểm bình quân bằng cách chia đều cho tổng số HS lớp 9 tốt nghiệp THCS của cả trường thì Sở Giáo dục lại tính điểm bình quân bằng cách chia cho tổng số HS lớp 9 của trường đó dự thi vào 10 THPT. Ví dụ : trường A có tổng số 500 HS lớp 9 tốt ngiệp THCS . Nếu để cả 500 em này đi thi vào 10 THPT, và tổng số điểm thi vào 10 THPT các em đạt được là 3200 điểm, thì tổng điểm của thi vào 10 THPT của trường A sẽ phải chia bình quân cho 500, được 6.4 điểm bình quân . Nhưng nếu trường đó loại được 100 em học trung bình, yếu, kém (bằng cách lừa như trên), số HS còn lại là 400 em, tổng số điểm là 3000 điểm, trường đó chia trung bình cho 400 em, điểm bình quân là 7.5. Trường B,cũng có tổng số 500 HS lớp 9 tốt ngiệp THCS nhưng họ loại được 130 em. Vậy điểm trung bình của họ sẽ cao hơn trường A. Nghiễm nhiên trường B được đánh giá dạy tốt hơn trường A. Tương tự, cô Y (dạy lớp 9A2) mà loại được nhiều HS đi thi hơn cô B (dạy lớp 9A1) thì điểm của cố Y sẽ cao hơn điểm của cô B, nghiễm nhiên cô Y được tiếng là dạy tốt hơn cố B. Năm sau cô B sẽ không được phân dạy lớp 9 hoặc chỉ được phân dạy 1 lớp.

Bản thân em, vì không chịu làm theo cách đó mà 10 năm nay không được dạy lớp 9, dù chuyên môn chẳng kém ai ở tổ, nhiều năm liền đạt chiến sỹ thi đua, hàng chục SKKN đạt B,C cấp sở. Vì thế, trường nào cùng dùng những trò bẩn để loại không cho HS lớp 9 có lực học trung bình yếu đi thi vào 10 THPT. Trường em đã có hiện tượng, có năm, có trường hợp 1 HS bị nhà trường xếp vào loại không được đi thi. Do gia đình kiên quyết không đồng ý, cuối cùng em ấy lại đỗ vào 1 trường công lập. (Hết thư)

Thái Hạo

NGUỒN:
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,493
Động cơ
272,225 Mã lực
Đây là nhóm zalo của các phụ huynh trao đổi với nhau đúng không cụ?
Thông tin chưa kiểm chứng gì cả thì các cụ đừng tin vội.
Năm nay có bao nhiêu đại án rồi, em nghĩ không có chuyện như trên. Hoặc cách nói của trường, của giáo viên khi tư vấn cho phụ huynh và học sinh chưa rõ ràng và khéo léo, dẫn đến hiểu lầm là trường hay Sở thích thành tích.

Còn việc khuyên học sinh vào học trường nghề thì em thấy cũng hợp lý nếu các cháu học sinh thích.
Vào đời và thành công có nhiều con đường ạ.
Thật đấy mợ. Thằng nhà em không đủ 3,5 văn để lên lớp và thi 10. Nếu làm đơn cam kết học nghề sẽ xét thi lại để xét lên lớp. Em cóc quan tâm lên hay ở lại lớp, học và thi thế nào. Em chỉ biết rằng con mình có kiến thức, bằng cấp là kiến thức that của nó là em vui rồi. Em nói chuyện thẳng thắn với nó từ đầu lớp 9 (vì nó hay chơi game không chú tâm học),em vắn tắt lại:
1. Con lớn rồi, học cho tương lai và kiến thức là của con nên từ giờ trở đi ba sẽ không nhắc con học hay chơi
2. Con có học kỳ 1 để học thêm ngoài các thầy cô ở trong trường dạy (con tự chọn chỗ nào thích thì học, ba không khuyến khích đi học thêm vì rất mất thời gian đi lại). Nếu hết HK1 điểm số không bằng hoặc hơn HK2 lớp 8 thì sẽ không được đi học thêm nữa, ở nhà tự học hoặc hỏi ba hướng dẫn
3. Nếu con không thi được trường công trung bình khá gần nhà thì đã có sẵn trường nghề 131 Thái Thịnh đợi con. Còn nếu thi và học được trường công thì hết lớp 12 bắt buộc phải thạo nghề gia truyền :))
4. Điều quan trọng nhất: Bất cứ lúc nào không thích đi học nữa chỉ cần nói ba một câu, cả hai bên đều vui vẻ và con sẽ được toại nguyện :D
Vài ảnh lô gia em và gấu
Screenshot_20220421-085845.png



 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,380
Động cơ
590,810 Mã lực
He He. Khi em đăng tin này em cũng ko dám tin là thực tế có GV, Nhà trường sao lại nhẫn tâm như vậy đối với các con sau khi đã học 9 năm. Việc học dốt, kém của mỗi HS đâu chỉ do mỗi HS đó kém, dốt thực sự ? Nhưng nhiều cụ cho là không có thật, do cha mẹ hiểu lầm, làm to chuyện, NT tuyên truyền chưa đúng hoặc cách diễn đạt không rõ. Em từ lâu không có con cháu trực tiếp ở lớp này và mình không quan tâm lắm nên ko rõ chuyện thực hư. Trong khi đó rất nhiều cụ mợ có con đang ở lứa này hoặc đã từng trải qua thực tế đều cho đó là có thật, còn ở mức phổ biến hay không thì không dám khẳng định. Nhưng rõ ràng là chuyện có thật và đã từng xảy ra nhiều nơi rồi, trong đó chắc ở các nơi đô hội như HN,TP HCM chắc không ít. Đến cả người trong ngành như bức thư trên của cô giáo thì đã đủ hiểu sự xuống cấp của GD không phải chỉ so phương pháp dạy, kiến thức truyền tải, do SGK có những sai sót, do sự tiến bộ quá nhanh của công nghệ, đời sống mà chúng ta xoay trở không kịp ... mà chính là sự xuống cấp từ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC (tất nhiên không phải 100%). Xin tạm biệt topic này ở đây. Nhờ Mod đóng lại vì tiếp tục cũng chưa thấy có hy vọng gì sáng sủa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top