[Funland] Học giỏi toán!

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Học toán như vậy em thấy có gì đó không đúng ,quanh đi quẩn lại chỉ giải toán có giúp được gì đâu. Như em nói ở trên, toán học là căn bản của tất cả khoa học, cho nên các nước phát triển người ta rất trọng người giỏi toán, chỉ cần mình là 1 nhà toán học với 1 chút danh tiếng thôi cũng đã được mời làm việc cho người ta rồi. Mục đích của họ là dùng tài năng toán học đó để tiếp tục phát triển và cải tiến nền khoa học hiện tại mà họ đang sở hữu. Ở 1 khía cạnh cực đại nào đó, toán học có ý nghĩa toàn cầu; một định lý toán ra đời có thể thay đổi cục diện thế giới: ví dụ như quốc gia nào chứng minh được P = NP thì quốc gia đó có thể kiểm soát toàn bộ thông tin mạng internet trên TG (kinh chưa). Tại sao P = NP lại có sức mạnh lớn như vậy thì em chịu. Cho nên, việc giải toán 1 cách máy móc không quan trọng, hiểu được toán mới là khó, hiểu được nó rồi lại tìm ra phương pháp giải logic lại càng khó hơn.
Hiện giờ, con đường phổ biến của đội ngũ giải toán chuyên nghiệp là kiếm được IMO, đến các nước Âu Mỹ học toán ở đh (có thể ở Á cũng được), rồi xin làm phd với một gs toán giỏi nào đó ở Âu với Mỹ. Xong phd rồi mới được coi là bắt đầu làm toán.
Trước thời điểm vào đh về toán thì cũng chỉ học như thế thôi, các nước khác cũng vậy, chứ ko riêng gì VN. Mà đến khi làm toán chuyên nghiệp thì cũng tương tự như vậy. Làm toán hơn nhau ở việc tìm ra cái mới, ai tìm ra được nhiều cái mới hơn thì người đấy được đánh giá cao hơn (Trích ý của GS.Nguyễn Tiến Dũng - gs người Việt trẻ nhất trong 1 lần về lại trường cấp 3). Và cái mới đấy ko phải tự dưng mà xuất hiện, hay là cứ ngồi ko cố nghĩ thì nó ra, mà nó thường đến trong quá trình giải các bài toán khó, đấy là lí do người làm toán dành phần lớn thời gian để giải toán (Trích ý của PGS. TS. Nguyễn Thành Văn - trước dạy toán ở KHTN, giờ chuyển sang làm hiệu trưởng trường THPT chuyên ngữ).
Từ IMO đi đến làm toán chuyên nghiệp là một khoảng cách rất xa, cần một môi trường hỗ trợ tốt (đào tạo đh/sau đh, tài chính, cộng đồng làm toán). VN thiếu trầm trọng cả 3 yếu tố trên + định hướng cho sv giỏi toán cấp 3 (theo 3 năm học ở KHTN của em thì việc định hướng theo nghề toán ~ 0, cả ở lớp thường lẫn trong đội tuyển). Còn việc dạy toán của mấy trường top bên trên như hiện nay là ổn, nhất là KHTN trong những năm gần đây.
 

porsche gt

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-32110
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
2,882
Động cơ
494,829 Mã lực
Nơi ở
HN
Toán là cơ bản, giỏi toán khi biết vận dụng dễ phát huy. Em ko học xây dựng, nhờ ngày xưa giỏi hình học nên dự toán, thanh toán đến triển khai thi công ngoài hiện trường em chiến đc hết.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Cũng không phải ví dụ cụ ạ, chỉ vì em tối nào cũng phải ngồi học bài với con em ở bên này cũng thỉnh thoảng lôi sách giáo khoa ở nhà ra để so sánh nên mới thấy thế. Con em mới chỉ học cấp 1 thôi nên có thể đến cấp 2, cấp 3 bọn Tây lông nó học trước mình cũng chưa biết chừng.

Chuyện cụ nói dân chuyên toán KHTN của cụ như thế thì em thấy đúng là lãng mạn và đẹp thật. Em trước cũng học toán, ko ở KHTN (hồi em vẫn gọi là chuyên toán tổng hợp) nhưng em cũng biết sơ sơ là chuyện thi chọn với luyện đội tuyển thế nào ạ.
vậy là cụ đánh giá cách hs VN học giỏi toán hơn dựa trên kiến thức được dạy trong sgk cấp 1 của 2 bên?
Cụ cho em biết sơ sơ về chuyện thi chọn, luyện đội tuyển ở trường cụ từng học ntn, để em xem có giống với 3 năm trải nghiệm của em ko. Và nếu được thì cụ cho em biết học sinh nước ngoài ôn luyện cho IMO có điểm gì hay để khi nào có cơ hội về trường cấp 3 em nhờ thầy Lương giúp hs KHTN thay đổi cách học (ý em hỏi về cách chính các hs học, chứ ko phải cách nhà nước tuyển chọn).
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Công nhận cụ chém ác! Trên này lắm dân A0 tổng hợp lắm đấy cụ ơi. Cụ cứ để các cụ Of mổ xẻ tiếp đi để nếu hay và đúng còn điều chỉnh cho các thế hệ F1 phù hợp chứ em thấy ta cứ tự hào là giỏi toán, đi thi quốc tế lắm giải cao mà vẫn nghèo thì đúng là nhục thật. Hẹn cụ thứ 3 tuần tới tại lễ kỷ niệm 50 năm của khối A0 để ôn nghèo kể khổ ợ!
Em cũng biết nhiều cụ/mợ trong này từng học A0, em cũng có để ý nick (đến giờ là 50 khóa rồi, vài nghìn hs, kiểu gì trong otofun chả có lấy ít cũng vài chục cụ/mợ).
Em vẫn đang cung cấp thông tin về trải nghiệm thực tế của em để các cụ/mợ biết được hiện tại nó đang ntn. Biết được hiện tại ntn, rồi thêm nước ngoài như thế nào thì mới thấy được điểm khác về mà thay đổi chứ cụ. Em cũng đang muốn hỏi kĩ hơn hiểu biết thực tế của các cụ về hs nước ngoài. Thực sự là nếu thấy ý nào hay, em sẵn sàng về gặp thầy Lương và các gv khác ở Tổng hợp để góp ý thay đổi luôn, nhưng từ nãy đến giờ em thấy toàn nhận xét chung chung, không thấy gì mới so với các tờ báo. Thậm chí còn lệch cả hướng sang các nhóm khác, chứ ko tập trung vào nhóm làm toán chuyên nghiệp sau này.
VN nhiều giải cao thì em đồng ý, còn bảo VN giỏi toán thì em ko tin.
Thứ 3 này em cũng muốn đi lắm, đẹp hơn số 50 thì chắc phải đợi đến 100 năm của khối A0, mà em đợi chắc ko nổi. Nhưng giờ em đang bận việc nên ko thể về VN để đi được :((
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Em nghe ở đâu là vì cơ chế chọn lọc chuyên toán sớm, nên vô tình các lớp chuyên toan đã lấy hết các em tiềm năng vào, có nghĩa là thực chất các em có thể còn giỏi hơn ở các lĩnh vực khác nữa.
Bác chaplin k bn, em k34.
Em thấy cũng ko hẳn, việc rẽ nhánh xuất hiện ở rất nhiều giai đoạn. Cấp 1 học giỏi toán, lên đến lớp 7, một số bắt đầu rẽ sang lý, lên đến lớp 8 thì bắt đầu rẽ sang hóa, rồi rẽ sang tin học nữa (nhất là thời điểm vào lớp 10). Một số vẫn giữ song song 2,3 môn lúc còn cấp 2, vào cấp 3 mới rẽ hẳn. Như em hồi trước, nếu ko vì ông gv dạy hóa cấp 2 kì thị người hay gạch xóa như em, nếu ko thì em cũng rẽ sang hóa luôn rồi. Mấy đứa mà em biết học chuyên lý, hóa, tin, phần lớn đều từng học giỏi toán ở các cấp trước.
Giai đoạn từ cấp 3 lên đh là lộn xộn, thiếu định hướng nhất. Nhóm đi du học thì còn có đứa chuyển sang tin học (gần gũi với toán hơn), chứ nhóm học đh VN thì lao hết vào kinh tế. 2 lớp chuyên toán gần 100 đứa, em biết có duy nhất 1 đứa học đh VN mà đi theo toán (vì điểm của nó chỉ đủ vào khoa toán, đh KHTN, nhưng chắc vào rồi cũng cố gắng nên học xong đh thì được trường giữ lại đi dạy, và cử đi du học thạc sĩ).
Em còn trẻ lắm cụ ơi, em tận k42 cơ.
 

hoangvnxk

Xe hơi
Biển số
OF-359663
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
154
Động cơ
260,920 Mã lực
việt nam chỉ giỏi lý thuyết xuông thôi cụ ạ, toán học đến cuộc sống đều vậy.
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,874
Động cơ
1,706,775 Mã lực
Thế quái nào hôm qua mát giời, cuối tháng bọn em làm tí rựa mận, cùng mâm có ông dân toán lý riệu vào tí thôi mà mỗi cái đạo hàm nó liên hệ đến đạo Phật tràng giang đại hải hơn tiếng đồng hồ.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Chấp làm gì mấy cụ chém bừa hả cụ. Nào là giải toán mà k hiểu toán =)) giải mà k hiểu thì có giải vào mắt, đem cái tư duy học toán trường làng ra chém về Ao =))
À ngày kia (15-9) cụ có tới dự họp mặt kỷ niệm 50 năm Ao không cụ? k11 đem tới cả trăm chai vodka Nga đới.
Mà cụ A0 K bao nhiêu đấy, k nhớ K bao nhiêu thì A0 nhiêu? Em đồ cụ Ao 8x-8x hoặc 7x đời cuối.
Em kém cụ đến 32 tuổi cơ, em k42. Em bận việc nên ko về VN được, chứ ngày kia em cũng muốn đi lắm.
// Em cũng ko nhớ sao mà em có nick otofun sớm thế.
Em thấy tư duy học toán bình thường với tư duy học chuyên toán khác nhau rất nhiều, chính vì khác nhau nên vượt qua được nhóm học toán bình thường để vào chuyên toán để luyện tiếp cái tư duy đấy (các môn lý, hóa, văn, sinh, sử, địa... cũng tương tự như vậy).
À em còn ý thêm nữa, xét riêng trong VD hẹp là chuyên toán của KHTN thôi, cách giảng dạy trong khoảng thời gian gần đây cũng đã thay đổi so với các khóa trước đấy. Ngoài việc học toán, thầy Lương tạo ra thêm các hoạt động mô phỏng việc nghiên cứu toán cho học sinh thực hiện, nhưng nhiệm vụ đơn giản hơn, và cũng thiếu chuyên nghiệp rất nhiều (mà cũng ko thể đòi hỏi quá được, vì nghiên cứu toán là hàng năm trời với hệ thống hỗ trợ mạnh, trong khi hs cấp 3 chỉ có vài tuần hoặc tháng, còn bận phần lớn thời gian cho các việc khác).
Các giáo viên cũ của Tổng hợp cũng già dần, ko dạy nữa, các giáo viên trẻ đang vào, ko kinh nghiệm bằng, nhưng tư duy sẽ mới hơn. Sắp tới, có thể sẽ còn thay đổi nhiều.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
E thì e đồ rằng ở Việt Nam, phàm những người học giỏi Toán thì kiểu gì làm kinh tế cũng rất tệ. Mang huy chương vàng Toán cuốc tế ra khoe mà không biết luồn lách lươn lẹo thì thua toàn tập... Học dốt cũng được, nhưng "cơ cấu ngon" là làm kinh tế giỏi ngay...
Xét trong môi trường làm việc ở VN, hs từ chuyên Tổng hợp ra, em được biết, cao nhất bên quản lí nhà nước cũng chỉ lên được đến thứ trưởng bộ GD rồi dừng, bên doanh nghiệp thì có bác Nguyễn Thành Nam fpt. Ngoài ra thì ko nhớ được tên tuổi ai nổi bật.
 

psy

Xe buýt
Biển số
OF-194729
Ngày cấp bằng
19/5/13
Số km
891
Động cơ
335,580 Mã lực
Ngô Bảo Châu cực giỏi, nhưng ông ấy chỉ giỏi trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, em không không đồng tình với điều ông ấy nói về chuyện toán là gì gì đó của khoa học. Toán học quan trọng, nhưng không quan trọng hơn triết học, văn học, sử học, kinh tế học...
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Trong các loại tư duy thì tư duy logic(toán) là kém nhất.Tiếp theo là tư duy vật lý và tư duy cao hơn nữa là tư duy nghệ thuật.
Bọn tây lông nói chung ko nhiều đứa thích học toán và những đứa đam mê toán thì là số ít,đám này cực kỳ xuất sắc.Thay vì học toán chúng nghiên cứu đủ thứ trên đơì từ loài ruồi giấm châu Phi,các hành tinh xa xôi trong vũ trụ,âm nhạc,hội hoạ,văn học..
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,666
Động cơ
909,743 Mã lực
Trong các trường việt thì học chỉ lý thuyết còn thực hành thì không, Trường mần non con nhà em mua rõ nhiều đồ chơi nhưng cố cất và cầm chìa thế thì chơi j, đâu là sáng tạo.
Điều bác nói chỉ đúng nhất khi học đại học, nhưng ngay cả ở đại học thì người ta cũng chẳng dậy cho bác cách giải quyết cụ thể một vấn đề nào cả, học qua đại học thì bác sẽ được trang bị kiến thức đi tìm được nơi (hay tài liệu) sẽ giúp bác giải quyết cái vấn đề mà bác gặp phải khi làm việc thôi!
Còn các cấp phổ thông, như tên gọi chỉ nhằm mục đích cung cấp các kiến thức phổ thông cho cuộc sống sau này, song song với việc cung cấp kiến thức là việc lựa chọn, sàng lọc cho các dạng đào tạo tiêp theo.
Các cháu bây giờ có hàng vạn lần điều kiện hơn tụi em ngày xưa khi còn học phổ thông để mà vừa học được trong sách vừa so sánh với thực tế. Quan trọng là cách dậy nhồi-nhét làm cho các cháu không còn thời gian quan sát để nhận xét và so sánh!
Em chẳng được học một lớp chuyên nào cả vì theo ông già nên toàn bộ quá trình phổ thông không được học 2 lớp liền nhau trong 1 trường. Nhưng cũng tham gia thi toán toàn miền Bắc (bây giờ cả nước lên gọi là quốc gia). Khi đi thi cấp tỉnh, có 2 bài thì em chứng minh 1 cái đề không giải được. Còn khi đi thi toàn miền Bắc, thầy giáo dậy toán (nguyên là giáo viên chuyên sư phạm Vinh) chỉ nhắc cố gắng làm, sẽ chẳng so với học sinh chuyên được. Cũng với tâm niệm đó em vào làm bài rất thoải mái, họ cho 5 bài em giải xong 4 đọc đến bài thứ 5 "Cho 12 đường thẳng trong không gian,..." thấy tưởng tượng ra cũng mất công, em nộp bài. Về hỏi cả thầy và các bạn họ đều nói giải 4 bài kia đúng, nhưng ông thầy dậy toán vẫn đệm thêm: "Cũng chẳng thể giải hay bằng học sinh chuyên, bỏ bài kia đi cũng được!".
Nhưng ngoài giờ học trên lớp tụi em rất nghịch. Chẳng có đồ chơi điện tử như trẻ con bây giờ tụi em có thứ chơi riêng. Ai đã đọc cái tôpic về vụ nổ ở tầu sẽ thấy, mấy phần viết về thuốc nổ toàn những thứ em nghịch hồi phổ thông. Lớp 5 (lớp 5 hồi ấy chưa học hóa-lý, chắc bây giờ tương đương lớp 6) em đã theo sách lắp được 1 cái ra đio cho vào bao diêm mang đến lớp. Điện phân muối làm thuốc pháo,... (mà mãi sau này học xong đại học về cũng thấy xxx đi truy bắt phong trào điện phân thuốc pháo),...!
Còn học xong có hành được em vẫn rất tiếc về công lao sưu tầm cách xây dựng máy tính nối nhau kiểu super-computer để giải hệ phương trình nhiều ẩn với cơ sở dữ liệu lớn, rất cần cho ngành của em. Ở nước ngoài họ chạy trên framecomputer mất cả tuần, biết về nhà cái SunWorkstation có xin cũng chẳng được em tìm học dùng PC (hồi về chỉ là 80486) nối nhau, học Fortran sưu tâm các tiện ích để xé lẻ ma trận,.... Nhưng khi về, cũng cạy cục xin vào Vụ KHCN (là cơ quan quản lý NC KH của ngành) mà cũng chẳng thuyết phục được ai áp dụng. Đành bỏ nhà nước, bỏ hẳn mấy cái PC với ma trận khi thấy NN cổ phần hóa bán cty tụi em mua nó và chuyển bỏ luôn nghề cạo giấy!
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Nhìn vào trên thì thấy như sau:

1/ Giải toán giỏi mà không hiểu vẫn chỉ là thằng học vẹt, vô dụng

2/ Giải toán yếu nhưng hiểu được bản chất của toán, vẫn ngon ăn
như thế nào là hiểu được bản chất của toán vậy cụ? Làm thế nào mà hiểu được bản chất của toán, nhưng khả năng giải toán lại yếu?
Cụ đừng hỏi em giải thích 2 khái niệm này, vì cụ đưa nó ra, chứ ko phải em. Đây cũng là lần đầu tiên em thấy 2 khái niệm này đi kèm với nhau. Em cũng đang cố đoán xem ý của cụ là gì ẩn sau 2 khái niệm này.
 

trausut

Xe buýt
Biển số
OF-119638
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
970
Động cơ
391,599 Mã lực
Chúng ta không học giỏi toán hơn các nước khác đâu, chúng ta giỏi giải các bài toán có sẵn theo các phương pháp có sẵn! Còn tại sao bài toán ý lại có, hoặc tại sao phải giải chúng thì chúng ta không biết! Thế mới tài! Túm lại chúng ta sinh ra công nhân giải toán! Còn các nước khác họ sinh ra các nhà toán học! Sự khác nhau tương tự như nhạc công và nghệ vậy! He he!
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Do cách dạy cụ ah, nên là toàn mang cái giải thưởng ra để nổ với dân trong nước, chứ trên bảng thế giới chả ai biết đến :))
Em đang nghĩ theo thuyết âm mưu là iq cao quản lí abcxyz như ***, sợ dân biết được, dân nghĩ nhiều thì lại lung lay, nên đẩy mạnh phát triển bệnh thành tính. Thần thánh hoá các cuộc thi như Olympic, robocon..., hay mấy bảng xếp hạng vớ vẩn, để mỗi lần kiếm được giải về là dân ta lại thấy sướng, lại tự hào, lại chăm chỉ làm việc, quên đi là cái gốc bị sâu mọt rỗng hết cả rồi :))
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Toán học, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là anh "đầy tớ " hữu dụng nhất của loài người. Cơ mà " đày tớ " thì không quan trọng bằng " Ông chủ". Việt Nam thì " ông chủ" đếm trên đầu ngón tay và toàn " ông chủ" nhỏ nên ..nền khoa học của ta mí chả cóa gì ( trừ khoa học xã hội hay khoa học chánh chị đã lên đến đỉnh cao trí tuệ nhân loại!)!
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Em kém cụ đến 32 tuổi cơ, em k42. Em bận việc nên ko về VN được, chứ ngày kia em cũng muốn đi lắm.
// Em cũng ko nhớ sao mà em có nick otofun sớm thế.
Em thấy tư duy học toán bình thường với tư duy học chuyên toán khác nhau rất nhiều, chính vì khác nhau nên vượt qua được nhóm học toán bình thường để vào chuyên toán để luyện tiếp cái tư duy đấy (các môn lý, hóa, văn, sinh, sử, địa... cũng tương tự như vậy).
À em còn ý thêm nữa, xét riêng trong VD hẹp là chuyên toán của KHTN thôi, cách giảng dạy trong khoảng thời gian gần đây cũng đã thay đổi so với các khóa trước đấy. Ngoài việc học toán, thầy Lương tạo ra thêm các hoạt động mô phỏng việc nghiên cứu toán cho học sinh thực hiện, nhưng nhiệm vụ đơn giản hơn, và cũng thiếu chuyên nghiệp rất nhiều (mà cũng ko thể đòi hỏi quá được, vì nghiên cứu toán là hàng năm trời với hệ thống hỗ trợ mạnh, trong khi hs cấp 3 chỉ có vài tuần hoặc tháng, còn bận phần lớn thời gian cho các việc khác).
Các giáo viên cũ của Tổng hợp cũng già dần, ko dạy nữa, các giáo viên trẻ đang vào, ko kinh nghiệm bằng, nhưng tư duy sẽ mới hơn. Sắp tới, có thể sẽ còn thay đổi nhiều.
Em nói khoá 11 đem rượu vào chứ không phải em ạ, nhưng em cũng thuộc thế hệ cũ quá rồi.
Thầy L chủ nhiệm nay là hiệu trưởng thì trc em hay oánh bóng bàn cùng và bia bọt chém gió sau khi chơi thể thao vã mồ hôi.
Đúng như cụ nhận định, giờ nó loãng rồi chứ k nhưnngayf xưa, ngày xưa để dc thi vào chuyên tỉnh phải là hs giỏi cấp huyện đi thi tỉnh, đội tuyển hs giỏi của tỉnh đi thi quốc gia mới dc thi vào chuyên bộ, mỗi khoá huyên tỉnh, bộ chỉ 20-30hs, cả trường chuyên chỉ khoảng 100 hs chứ không phải vài ngàn như bây giờ, có vẻ thương mại hoá rồi chứ k phải là năng khiếu nữa. Toán ở trình độ cao bắt buộc phải có năng khiếu.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤

trausut

Xe buýt
Biển số
OF-119638
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
970
Động cơ
391,599 Mã lực
như thế nào là hiểu được bản chất của toán vậy cụ? Làm thế nào mà hiểu được bản chất của toán, nhưng khả năng giải toán lại yếu?
Cụ đừng hỏi em giải thích 2 khái niệm này, vì cụ đưa nó ra, chứ ko phải em. Đây cũng là lần đầu tiên em thấy 2 khái niệm này đi kèm với nhau. Em cũng đang cố đoán xem ý của cụ là gì ẩn sau 2 khái niệm này.
Em thì hiểu lơ mơ ý cụ ấy định nói thế này:
1. Giải toán giỏi mà không hiểu : ví dụ : phương trình bậc hai giải nhoay nhoáy nhưng giải để làm gì thì chịu, chẳng hiểu giải cái ấy để làm gì, phần lớn học sinh thậm chí sinh viên bó tay!
2. Giải toan yếu nhưng hiểu bản chất, ví dụ, sau khi theo dõi biến động giá của sản phẩm và số lượng bán của chúng, ngươi ta cho rằng nó không tuyến tính mà nó có dạng một đường cong bậc hai, vì vậy họ mô tả nó bằng một phương trình bậc hai, cuối cùng họ giải phương trình ý họ có thể trả lời : với giá xyz tôi sẽ bán được khoảng bao nhiêu, he he, ví dụ thế nhé! Cụ thể giải nó như nào tôi biết làm gì cho nó mất thời gian khi mà tôi biết có thằng giải bài toán ý rất đơn giản!
Chắc ý cụ ý lac thế, cũng có lý phết! He he!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,666
Động cơ
909,743 Mã lực
Chúng ta không học giỏi toán hơn các nước khác đâu, chúng ta giỏi giải các bài toán có sẵn theo các phương pháp có sẵn! Còn tại sao bài toán ý lại có, hoặc tại sao phải giải chúng thì chúng ta không biết! Thế mới tài! Túm lại chúng ta sinh ra công nhân giải toán! Còn các nước khác họ sinh ra các nhà toán học! Sự khác nhau tương tự như nhạc công và nghệ vậy! He he!
Bác có 1 suy nghĩ hoàn toàn nhầm lẫn, nhưng lại trùng với rất nhiều người, cả những người có quyền định hướng!
Chuyện VN chưa có phát minh quan trọng về toán (hay các ngành khoa học khác) khi so sánh với các nước châu Âu và Bắc Mỹ thì khỏi phải bàn.
Nhưng ngay tại các nước châu Âu (Mỹ thì em không biết nhiều, nhưng nếu là Đức em làm CTVKH đúng 10 năm) họ cũng chắng hướng mọi người đều phát minh đâu. Đại đa số người làm việc từ nông dân, công nhân đến kỹ sư, cử nhân,... đều được yêu cầu răm rắp làm theo đúng quy trình. Còn phát minh, cải tiến chỉ có cán bộ nghiên cứu thực hiện ở các trung tâm, viện nghiên cứu thôi!
Nếu ai có nghe nói về người Nhật khuyến khích mọi người cùng đề xuất ý kiến cải tiến. Nhưng họ chỉ khuyến khích đề xuất, còn trước khi có thay đổi nào chính thức thì quy trình vẫn phải được thực hiện đầy đủ.
Em cũng sẽ luôn nhắc lại yêu cầu thực hiện đúng quy trình, không chỉ đúng mà phải đầy đủ từ A đến Z của họ. Chỉ có ở VN (và cả người Việt đi ra nước ngoài làm việc) là thích tự cải tiến, cắt bỏ công đoạn,... Công nhân xuất khẩu Việt Nam nhiều khi đạt năng xuất cao hơn người của họ cũng nhờ những tiểu xảo cắt bớt công đoạn như vậy. Các bước người ta đã xây dựng lên rất ít khi thừa, cắt bớt đi năng suất có thể tăng thêm 1 chút, nhưng sự đồng nhất về chất lượng của sản phẩm bị đe doạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top