Mọi triều đại đều có lúc thịnh lúc suy. Lúc Triều Lý suy yếu, tình thế rối ren, Trần Thủ Độ đã phải táo bạo quyết đoán sắp đặt để làm cuộc đổi ngôi từ nhà Lý sang nhà Trần. Về lý thì cũng là một sự cướp quyền lực, gây ra ít nhiều bất an, đối kháng ở các phe nhóm, dòng họ khi phế ngôi của Lý Chiêu Hoàng, đổi ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông) do Lý Chiêu Hoàng không sinh được con, lấy vợ của anh trai là Trần Liễu, bắt làm vợ Trần Cảnh tiếp. Tuy nhiên, khi bị phải lên làm vua trong tình cảnh đầy rẫy toan tính, đặt nhẹ tình cảm luân lý, vua Trần Cảnh là người am hiểu đạo Phật, biết đạo lý nên không cam lòng nên bỏ đi tu. Giữa tình cảnh hỗn loạn như vậy, nhân dân và các phe nhóm dịu lại khi biết ông không tham vọng quyền lực, rơi vào tình thế nói trái ngang như thế nên quay lại ủng hộ nhà Trần. Và khi gặp các cơ binh biến, cũng như quản trị đất nước ít nhiều có sự đồng lòng.
Đến cuối thời nhà Trần, tình thế cũng tương tự khi nhà Trần suy vi. Hồ Quý Ly cũng gần như lặp lại tình huống chuyển ngôi như thế. Tuy nhiên ông không có tình huống vua Trần Cảnh bỏ đi tu nên về mặt hình thức nhân dân, rồi nhiều phe nhóm cũng manh nha tham vọng quyền lực không có sự ủng hộ, đồng lòng. Do vậy, dù là nhà cải cách lớn với những tư tưởng hết sức tiến bộ, tầm nhìn vượt thời đại trong việc cải cách sang dùng tiền giấy từ rất sớm, nhìn ra quy luật quản lý kinh tế thị trường, trong dụng người tài v.v. ông vẫn thất bại trong việc ổn định tình hình nội bộ và giữ gìn đất nước.
Có lẽ ông thiếu chất liệu đạo lý của Phật giáo nên chưa tìm được cách thuận hợp nhất trong thống nhất nhân tâm và quản trị đất nước, và/hoặc nhân dân và các quan lại, trí thức thời đó chưa nhìn được tầm nhìn của ông nên đất nước lại rơi vào cảnh bất ổn.
Những việc sử sách ghi chép lại vua quan ngày xưa với những thói nọ, tật kia, có lúc đúng nhưng đôi lúc phải để đó vì chưa biết người đời sau ghi chép có sai lệch với thực tiễn hay không, thậm chí những có bàn tay phương bắc hoặc triều đại sau, vẫn có thể thò vào can thiệp, cài một số tình tiết viết lại lịch sử dân tộc trong nhiều triều đại cũ.