Không biết thì tìm hiểu chứ ai lại đi nói bừa rằng cụ Trãi làm quan cho nhà Minh. Tìm hiểu thì cố gắng tìm tư liệu lịch sử gốc hay ít nhất ở những nghiên cứu đích thực, chứ không ai tìm ở những cmt vô thưởng vô phạt trên các diễn đàn.
Sau khi giặc Minh chiếm được Thăng Long, các quan lại nhà Hồ không chạy kịp đều bị buộc phải ra trình diện, tức hàng giặc. Một số chấp nhận chức phong của giặc, làm quan cho giặc. Số khác không chịu làm quan (tay sai) cho giặc thì bị bắt về TQ.
Cụ Trãi chốn giặc Minh trong dân gian một thời gian rồi cũng đành phải ra trình diện. Do không chịu làm quan cho Mình, cụ suýt bị giết, chỉ vì chúng tiếc cụ là người có tài, nên tạm thời quản thúc. Chúng tin không bao lâu nữa thì bình định xong Đại Việt, biến thành quận huyện của TQ, những người có tài như cụ Trãi sớm muộn cũng chỉ có con đường phục vụ nhà Minh. Nhờ vậy, cụ Trãi có cơ hội sống sót, để rồi tìm cách trốn theo Lê Lợi.
Có bài bên nghiencuulichsu có đề cập đến vấn đề này. Dựa vào các bài thơ để lại cua Nguyễn Trãi để qua đó tìm hiểu ông đang làm gì, tâm tư thế nào. Việc Nguyễn Trãi làm một chức hành chính nhỏ (thư lại) trong bộ máy cai trị là có cơ sở, và có thể ở góc độ công chức hành chính nhiều hơn góc độ chính trị hay quân sự. Cũng có thể vì vậy ông mới dễ dàng chuyển phe.Cảm ơn bạn, cái đoạn Nguyễn Trãi làm quan nhà Minh hay không chịu làm quan nhà Minh thì nhờ cụ nào có thông tin cụ thể thì sẽ có thể kết luận được, nhưng việc Nguyễn Trãi ở trong lực lượng nhà Minh là có thực, sau đó cụ về với Lê Lợi và được Lê Lợi trọng dụng là có thực. Nhưng những việc này vẫn chưa chứng tỏ là Nguyễn Trãi về với Lê Lợi là vì tinh thần dân tộc theo cái nghĩa là Nguyễn Trãi cống hiến để đất nước Đại VIệt là của người dân Đại VIệt chứ không phải của vua nào hết, theo ý tôi thì Nguyễn Trãi về với Lê Lợi và cống hiến cho Lam Sơn vì:
1 . Ông muốn đất nước Đại VIệt, người dân Đại Việt sẽ được cai trị bởi một ông vua Đại VIệt chứ không phải Vua Minh (cái này do nguyên nhân văn hóa ngôn ngữ chủng tộc)
2 . Việc về với Lê Lợi thì rõ ràng tương lai con đường công danh sự nghiệp của Nguyễn Trãi sẽ sáng hơn rất nhiều so với khi ở bên MInh
1 và 2 cái nào quan trọng hơn với Nguyễn Trãi thì tùy bạn chọn
Còn về tư tưởng đất nước là của mọi người không phải của vua thì mấy trăm năm sau cụ Nguyễn Trãi mới có ạ, chứ thời của Nguyễn Trãi thì dù kiểu gì thì một đất nước và dân chúng phải có ông vua hoặc ông chúa đứng đầu nắm quyền lực, ông ấy có thể có quyền chọn vua nào để theo thôi chứ không có chuyện được chọn không có vua được
https://nghiencuulichsu.com/2018/03/20/nguyen-trai-be-toi-cua-bon-dong-vua-bai-2/
5. Về An Nam, làm lại viên cho người Minh: 1417 – 1422
Nguyễn Trãi là nho sĩ, ông được giáo dục để phục vụ một minh chủ nhất định. Nhà nho không có ý niệm tự mình lãnh vai đầu đàn mà hoàn toàn dựa vào vị vua hay lãnh chúa do họ chọn để làm việc và cống hiến. Xét thời điểm xuất hiện những văn bản do Nguyễn Trãi viết khi quay lại An Nam, ta thấy sớm nhất là những bài thơ nhắc đi nhắc lại mười năm loạn lạc xa nhà tức được viết vào năm 1417. Các tác phẩm tiếp theo thể hiện một Nguyễn Trãi đi lại tự do đồng thời có nhiều quan hệ với giới quyền thế, gồm cả quan Minh lẫn thổ quan. Mãi đến năm 1423 mới xuất hiện văn bản đầu tiên ông viết nhân danh Lê Lợi là “Thư tố oan” gửi Trần Trí xin hòa hoãn chiến tranh.
Quãng 1417 – 1423 gần trùng với giai đoạn Lý Bân nắm quyền Tổng binh, Trần Hiệp trông coi hai Ty Bố Chính và Án Sát. Dường như Nguyễn Trãi đã theo Lý Bân về nước (1417); khi Lý Bân bệnh mất năm 1422, ông mới bỏ người Minh tìm đến Lê Lợi. Trãi có thể cùng làm việc với Lý Bân – Trần Hiệp, nhưng không hợp cặp Trương Phụ – Hoàng Phúc. Lý Bân nhiều khả năng là minh chủ một thời của ông.
Bân nhận lệnh Minh Thành tổ sang thay Trương Phụ do vua nghe lời tâu của nội quan Mã Kỳ, cho rằng Phụ có ý định gây vây cánh tại địa phương. Họ Lý mang theo chương trình cải tổ việc cai trị. Ông thực hiện yêu cầu từ bộ Lại, đưa quan chức địa phương sang Nam Kinh triều cận. Lại thẩm tra dân số, đất đai, lương thực làm thành sổ “tu tri” báo về trung ương. Bên cạnh Tổng binh mới, nhà vua còn tăng cường quản lý phương xa bằng biện pháp bố trí chức Ngự Sử để bổ sung tai mắt. Nhân sự bộ máy cai trị vì thế phình ra. Ngày 24/2/1418, thêm chức “thừa sai” tại ba ty tổng cộng 100 người. Nguyễn Trãi có thể là một trong số thư lại nói trên.