Thì đấy là điểm vô lý đấy, trong khi cái chế văn của Lê Thánh Tông thì ko làm giả được. Mà Quốc sử có thể bị chữa, bởi 1 câu rất đáng ngờ, chỉ phong chức cho 3 a Bắc Bộ:
''phong N Trãi làm quan phục hầu, TNH làm Tả tướng quốc, PVX làm Thái bảo''
bên phong kiến đề cao tôn ti trật tự. 1 anh phục hầu không thể chép trước 1 anh Tả tướng quốc được.
Sử ta đáng ngờ, và vô lý, 1 lý đơn giản nhất là thời Mạc, Trịnh,...quốc sử bị chữa, nên giờ cãi nhau ko dứt. May ông Lê Quý Đôn còn chép Lê Ngân, Lê Sát, ....Lưu Nhân Chú, ...bằng các chế văn còn lưu giữ, không thì ko phải biết sau war, ông Chú là Tể tướng cả.
Xét...Lê Nhân Chú đấy: Tài năng như cây tùng cây bách; chất người như ngọc phan, ngọc dư. Thấy nước nhà trong con hoạn nạn; nghĩ nghiệp vua không thể thiên an. Núi Linh sơn đói khổ mấy tuần, người hằng lo lắng; xứ Ai Lao muôn phần vất vả, người chẳng tiếc thân. Cứu nguy phù suy, giành lại cơ đồ trong những ngày cháo rau cơm hẩm; trừ hung dẹp bạo, quét thanh trời đất khỏi tai ương ngựa sắt gươm vàng. Trận đánh ở Bồ Đằng, Khả Lưu như trúc chẻ tro bay; trận đánh ở Xương Giang, Chí Lăng như băng tan, ngói lở. Giúp nên nghiệp lớn, càng rõ công to sáng nghiệp là khó khăn, người đã lấy võ công mà dẹp nạn, thủ thành không phải dễ, nước cần có hiền tài để giúp phò. Vậy cho ngươi đứng đầu hàng võ trong triều kiêm coi chính sự nhà nước.[1]
Người ta cứ nghĩ chức vụ N Trãi là to, chứ so với mấy ông này to gì.
Sau
hội thề Đông Quan, quân Minh rút về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, tức là
Lê Thái Tổ, Lưu Nhân Chú được họ vua thành
Lê Nhân Chú và được phong làm
Suy trung Tán trị Hiệp mưu Dương vũ công thần, nhập nội kiểm hiệu, Bình chương quân quốc trọng sự, đứng đầu hàng võ trong triều đình, kiêm coi chính sự nhà nước.
Vua Lê Thái Tổ ban bài chế cho ông:
“
Trẫm nghĩ:vua tôi một thể, chân tay giỏi thì đầu được tôn. Giúp đỡ có người, rường cột chắc thì nhà mới vững. Người là người phò tá có tài, là bề tôi tận trung của nước. Nên trẫm cho vinh hạnh ở ngôi Tể tướng, và vẫn giữ trách nhiệm coi nắm binh quyền. Nay ban cho tờ chiếu chỉ; để nêu rõ bậc quan sang.[1]