Mấy hôm nay em cũng suy nghĩ về trận Tốt động chúc động này, với số quân ít hơn so với đối phương như thế thì làm thế nào để có thể đụng độ trong một trận chiến quy mô như vậy, em thử tưởng tượng trận chiến như thế này, cụ xem xét nhé.
Các tướng Lam Sơn đã nghiên cứu rất kỹ địa hình tốt động chúc động để hạn chế tối đa sức mạnh của quân Minh và phát huy hiệu quả nhất sức mạnh quân Lam Sơn
Về địa hình: Khu vực được chọn là khu vực lầy lội để hạn chế tối đa tốc độ của kỵ binh quân Minh, tăng tối đa sức mạnh quân Lam Sơn. Phía quân Minh, bao gồm kỵ binh, bộ binh ( đội giáo - lá chắn, đội cung nỏ, súng) trong đó mạnh nhất có lẽ là kỵ binh. Phía quân Lam Sơn bao gồm bộ binh, tượng binh. Như chúng ta đã biết thì địa hình đầm lầy hoàn toàn bất lợi cho kỵ binh do không thể di chuyển nhanh được, không những thế còn khó xoay sở và dễ làm mồi ngon cho cung nỏ. Ngược lại, voi chiến sẽ phát huy hiệu quả tối đa do đối phương trong đầm lầy khó di chuyển, khi voi chiến xuất hiện thì chẳng khác nào cái xe tăng lao vào đội hình đối phương để chia cắt, làm tan vỡ đội hình và tàn sát. Hôm vừa rồi em cũng đi chơi đến một nơi và phải đi qua chỗ lầy lội bằng chân đất đấy ạ, bỏ cả giày dép, ôi thôi cả đoàn đi chậm như rùa, chắc chỉ bằng cỡ 50% tốc độ đi bộ bình thường.
Nhưng làm thế nào để có thể đưa được đội quân hàng chục nghìn người ngựa vào trong khu vực lầy lội, vì thông thường trong hành quân thì người ngựa đương nhiên sẽ di chuyển theo đường chính chứ chẳng ai hành quân theo đầm lầy, rất may là quân Lam Sơn biết được kế hoạch của quân Minh nên tương kế tựu kế dùng pháo hiệu giả, khi có pháo hiệu thì quân Minh lao vào vùng lầy lội cứ như ăn tươi nuốt sống được đến nơi.
Đầu tiên quân Lam SƠn sẽ bố trí mai phục theo thế trận gọng kìm ở hai bên , quân mai phục dọc hai bên chủ yếu sẽ là quân cung nỏ ẩn nấp trong lau sậy, một số lực lượng bộ binh và voi chiến ần nấp ở những điểm được tính toán từ trước sẽ xông ra chia cắt và phá vỡ đội hình chiến đấu của quân Minh. Lực lượng mai phục là lực lượng chủ động, do đã đến trước bố trí đội hình, tính toán trước đường tiến công và rút lui , nếu chiến sự diễn ra bất lợi sẽ chủ động rút lui theo đường đi đã quen thuộc từ trước.
Khi tiếng pháo hiệu nổ ra, không rõ là quân Minh xông vào theo kiều bố trí đội hình tấn công và tiến đều ( chậm và chắc) hay kiểu xung phong ăn tươi nuốt sống, nhưng quân Minh vì lí do nào đấy đã đi vào đúng gọng kìm mai phục của quân Lam Sơn ( cũng có thể quân Lam Sơn tung ra một đội quân giả thua rồi chạy kiểm chim mồi vào đúng vị trí mai phục). Theo em, quân Lam Sơn không thể bao vây toàn bộ quân của Vương Thông do sự chênh lệch quá lớn về quân số, khi quân bao vây chỉ có dưới 10 nghìn quân mà bao vây đội quân hàng chục nghìn đến 10 vạn quân thì sẽ bị dàn mỏng quá và quân Minh sẽ có thể nhanh chóng tổ chức đội hình cùng với sự vượt trội về quân số sẽ phản công lại. QUân Minh bao gồm tiền quân, trung quân và hậu quân, mỗi đạo sẽ bao gồm khoảng 20 đến 30 nghìn quân tiến vào tốt động, thì gọng kìm của quân Lam Sơn sẽ tập trung binh lực lớn và tinh nhuệ nhất bao gồm cả voi chiến (gọi là đội 1) ở phần đầu gọng kìm để đón lõng tiền quân của quân Minh. Còn các đội binh nhỏ ( gọi là đội 2) hơn mai phục ở phần giữa gọng kìm chờ trung quân và hậu quân của quân Minh.