[Funland] Hồ Nguyên Trừng, vài dòng biên-khảo

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Không biết thì tìm hiểu chứ ai lại đi nói bừa rằng cụ Trãi làm quan cho nhà Minh. Tìm hiểu thì cố gắng tìm tư liệu lịch sử gốc hay ít nhất ở những nghiên cứu đích thực, chứ không ai tìm ở những cmt vô thưởng vô phạt trên các diễn đàn.

Sau khi giặc Minh chiếm được Thăng Long, các quan lại nhà Hồ không chạy kịp đều bị buộc phải ra trình diện, tức hàng giặc. Một số chấp nhận chức phong của giặc, làm quan cho giặc. Số khác không chịu làm quan (tay sai) cho giặc thì bị bắt về TQ.
Cụ Trãi chốn giặc Minh trong dân gian một thời gian rồi cũng đành phải ra trình diện. Do không chịu làm quan cho Mình, cụ suýt bị giết, chỉ vì chúng tiếc cụ là người có tài, nên tạm thời quản thúc. Chúng tin không bao lâu nữa thì bình định xong Đại Việt, biến thành quận huyện của TQ, những người có tài như cụ Trãi sớm muộn cũng chỉ có con đường phục vụ nhà Minh. Nhờ vậy, cụ Trãi có cơ hội sống sót, để rồi tìm cách trốn theo Lê Lợi.

Cảm ơn bạn, cái đoạn Nguyễn Trãi làm quan nhà Minh hay không chịu làm quan nhà Minh thì nhờ cụ nào có thông tin cụ thể thì sẽ có thể kết luận được, nhưng việc Nguyễn Trãi ở trong lực lượng nhà Minh là có thực, sau đó cụ về với Lê Lợi và được Lê Lợi trọng dụng là có thực. Nhưng những việc này vẫn chưa chứng tỏ là Nguyễn Trãi về với Lê Lợi là vì tinh thần dân tộc theo cái nghĩa là Nguyễn Trãi cống hiến để đất nước Đại VIệt là của người dân Đại VIệt chứ không phải của vua nào hết, theo ý tôi thì Nguyễn Trãi về với Lê Lợi và cống hiến cho Lam Sơn vì:
1 . Ông muốn đất nước Đại VIệt, người dân Đại Việt sẽ được cai trị bởi một ông vua Đại VIệt chứ không phải Vua Minh (cái này do nguyên nhân văn hóa ngôn ngữ chủng tộc)
2 . Việc về với Lê Lợi thì rõ ràng tương lai con đường công danh sự nghiệp của Nguyễn Trãi sẽ sáng hơn rất nhiều so với khi ở bên MInh

1 và 2 cái nào quan trọng hơn với Nguyễn Trãi thì tùy bạn chọn
Còn về tư tưởng đất nước là của mọi người không phải của vua thì mấy trăm năm sau cụ Nguyễn Trãi mới có ạ, chứ thời của Nguyễn Trãi thì dù kiểu gì thì một đất nước và dân chúng phải có ông vua hoặc ông chúa đứng đầu nắm quyền lực, ông ấy có thể có quyền chọn vua nào để theo thôi chứ không có chuyện được chọn không có vua được
Có bài bên nghiencuulichsu có đề cập đến vấn đề này. Dựa vào các bài thơ để lại cua Nguyễn Trãi để qua đó tìm hiểu ông đang làm gì, tâm tư thế nào. Việc Nguyễn Trãi làm một chức hành chính nhỏ (thư lại) trong bộ máy cai trị là có cơ sở, và có thể ở góc độ công chức hành chính nhiều hơn góc độ chính trị hay quân sự. Cũng có thể vì vậy ông mới dễ dàng chuyển phe.

https://nghiencuulichsu.com/2018/03/20/nguyen-trai-be-toi-cua-bon-dong-vua-bai-2/

5. Về An Nam, làm lại viên cho người Minh: 1417 – 1422

Nguyễn Trãi là nho sĩ, ông được giáo dục để phục vụ một minh chủ nhất định. Nhà nho không có ý niệm tự mình lãnh vai đầu đàn mà hoàn toàn dựa vào vị vua hay lãnh chúa do họ chọn để làm việc và cống hiến. Xét thời điểm xuất hiện những văn bản do Nguyễn Trãi viết khi quay lại An Nam, ta thấy sớm nhất là những bài thơ nhắc đi nhắc lại mười năm loạn lạc xa nhà tức được viết vào năm 1417. Các tác phẩm tiếp theo thể hiện một Nguyễn Trãi đi lại tự do đồng thời có nhiều quan hệ với giới quyền thế, gồm cả quan Minh lẫn thổ quan. Mãi đến năm 1423 mới xuất hiện văn bản đầu tiên ông viết nhân danh Lê Lợi là “Thư tố oan” gửi Trần Trí xin hòa hoãn chiến tranh.

Quãng 1417 – 1423 gần trùng với giai đoạn Lý Bân nắm quyền Tổng binh, Trần Hiệp trông coi hai Ty Bố Chính và Án Sát. Dường như Nguyễn Trãi đã theo Lý Bân về nước (1417); khi Lý Bân bệnh mất năm 1422, ông mới bỏ người Minh tìm đến Lê Lợi. Trãi có thể cùng làm việc với Lý Bân – Trần Hiệp, nhưng không hợp cặp Trương Phụ – Hoàng Phúc. Lý Bân nhiều khả năng là minh chủ một thời của ông.

Bân nhận lệnh Minh Thành tổ sang thay Trương Phụ do vua nghe lời tâu của nội quan Mã Kỳ, cho rằng Phụ có ý định gây vây cánh tại địa phương. Họ Lý mang theo chương trình cải tổ việc cai trị. Ông thực hiện yêu cầu từ bộ Lại, đưa quan chức địa phương sang Nam Kinh triều cận. Lại thẩm tra dân số, đất đai, lương thực làm thành sổ “tu tri” báo về trung ương. Bên cạnh Tổng binh mới, nhà vua còn tăng cường quản lý phương xa bằng biện pháp bố trí chức Ngự Sử để bổ sung tai mắt. Nhân sự bộ máy cai trị vì thế phình ra. Ngày 24/2/1418, thêm chức “thừa sai” tại ba ty tổng cộng 100 người. Nguyễn Trãi có thể là một trong số thư lại nói trên.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Cũng trong link em gửi ở pót trên, có nhận định về đóng góp của Nguyễn Trãi (ngoài việc du thuyết, thư từ ngoại giao).

-----------------

Năm 1423, xuất hiện “Thư thỉnh hàng” nhân danh Lê Lợi gửi quân Minh xin tạm hoãn chiến tranh. Đây là văn bản sớm nhất của tập “Quân trung từ mệnh”. Trần Trí, Sơn Thọ nhận lời, gửi tặng viên đầu mục nhiều phẩm vật, được quân khởi nghĩa đáp lễ bằng vàng bạc. Bề ngoài Lê Lợi giao thiệp thân thiện, nhưng bên trong vẫn âm thầm phòng ngự. Đoán biết ý định đối thủ, phe Trần Trí bắt giữ sứ giả Lê Trăn. Chúa Lam Sơn nổi giận cắt đứt quan hệ.

Tháng 7 ta năm 1424, vua Minh Vĩnh Lạc băng trên đường hành quân đánh Mông Cổ. Tháng 9 ta cùng năm, nghĩa quân đánh úp đồn Đa Căng (Thanh Hóa) khiến Lương Nhữ Hốt bỏ chạy. Tiếp đó đánh bại luôn viện binh chỉ huy bởi Nguyễn Suất Anh.

Lê Lợi sửa sang khí giới, rèn luyện đội ngũ tiến thẳng vào Nghệ An. Sau nhiều dằng co, quân Lam Sơn dùng phục binh thắng quân Minh một trận lớn tại Bồ Ải (huyện Anh Sơn, Nghệ An nay), buộc Trần Trí lui vào thành cố thủ. Năm 1425, nghĩa quân thu phục được thủ lĩnh châu Ngọc Ma Cầm Quý, lấn chiếm các châu huyện, vây bức trấn thành. Tướng Minh Lý An chỉ huy thủy binh từ Đông Quan đến cứu, thừa dịp, Trần Trí mang hết quân phản công nhưng thất bại. Từ đó, giặc không dám ra ngoài.

Lê Lợi lại sai Lê Lễ dẫn quân phát triển thế lực sang Diễn châu. Tại đây, Lễ phá tan đạo quân chuyển lương của Trương Hùng, đuổi sát gót Hùng về tận Tây Đô. Lê Lợi điều tiếp các vị Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Triện, Lê Bị…hỗ trợ Lễ đánh úp thành. Tuy chưa hạ được nhưng các tướng phủ dụ thành công dân chúng xung quanh. Tây Đô bị cô lập. Lúc ấy, vua Hồng Hy mất. Nhân cơ hội, nghĩa quân giải phóng luôn các châu huyện thuộc Tân Bình, Thuận Hóa. Như vậy, giặc Minh chỉ còn duy trì thủ phủ Tây Đô, Diễn châu, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. Dân cư bên ngoài đều theo kháng chiến.

Thành tựu lớn đạt được trong thời gian cực ngắn có thể do các yếu tố sau:

– Quan Tổng binh tài năng Lý Bân mất.
Nguyễn Trãi mang đến thông tin quý giá về nội tình Tam ty, về cách bố trí lực lượng và phương pháp tác chiến của người Minh.
– Nguyễn Chích, dựa vào thông tin từ Nguyễn Trãi, đề xuất chiến lược hướng Nam đúng đắn giúp tiềm lực hậu cần nghĩa quân tăng vọt.
– Hai vua Vĩnh Lạc, Hồng Hy liên tục qua đời khiến tinh thần bộ máy thuộc địa dao động.
– Lê Lợi đánh giá đúng tương quan hai bên.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Cũng trong link em gửi ở pót trên, có nhận định về đóng góp của Nguyễn Trãi (ngoài việc du thuyết, thư từ ngoại giao).

-----------------

Năm 1423, xuất hiện “Thư thỉnh hàng” nhân danh Lê Lợi gửi quân Minh xin tạm hoãn chiến tranh. Đây là văn bản sớm nhất của tập “Quân trung từ mệnh”. Trần Trí, Sơn Thọ nhận lời, gửi tặng viên đầu mục nhiều phẩm vật, được quân khởi nghĩa đáp lễ bằng vàng bạc. Bề ngoài Lê Lợi giao thiệp thân thiện, nhưng bên trong vẫn âm thầm phòng ngự. Đoán biết ý định đối thủ, phe Trần Trí bắt giữ sứ giả Lê Trăn. Chúa Lam Sơn nổi giận cắt đứt quan hệ.

Tháng 7 ta năm 1424, vua Minh Vĩnh Lạc băng trên đường hành quân đánh Mông Cổ. Tháng 9 ta cùng năm, nghĩa quân đánh úp đồn Đa Căng (Thanh Hóa) khiến Lương Nhữ Hốt bỏ chạy. Tiếp đó đánh bại luôn viện binh chỉ huy bởi Nguyễn Suất Anh.

Lê Lợi sửa sang khí giới, rèn luyện đội ngũ tiến thẳng vào Nghệ An. Sau nhiều dằng co, quân Lam Sơn dùng phục binh thắng quân Minh một trận lớn tại Bồ Ải (huyện Anh Sơn, Nghệ An nay), buộc Trần Trí lui vào thành cố thủ. Năm 1425, nghĩa quân thu phục được thủ lĩnh châu Ngọc Ma Cầm Quý, lấn chiếm các châu huyện, vây bức trấn thành. Tướng Minh Lý An chỉ huy thủy binh từ Đông Quan đến cứu, thừa dịp, Trần Trí mang hết quân phản công nhưng thất bại. Từ đó, giặc không dám ra ngoài.

Lê Lợi lại sai Lê Lễ dẫn quân phát triển thế lực sang Diễn châu. Tại đây, Lễ phá tan đạo quân chuyển lương của Trương Hùng, đuổi sát gót Hùng về tận Tây Đô. Lê Lợi điều tiếp các vị Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Triện, Lê Bị…hỗ trợ Lễ đánh úp thành. Tuy chưa hạ được nhưng các tướng phủ dụ thành công dân chúng xung quanh. Tây Đô bị cô lập. Lúc ấy, vua Hồng Hy mất. Nhân cơ hội, nghĩa quân giải phóng luôn các châu huyện thuộc Tân Bình, Thuận Hóa. Như vậy, giặc Minh chỉ còn duy trì thủ phủ Tây Đô, Diễn châu, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. Dân cư bên ngoài đều theo kháng chiến.

Thành tựu lớn đạt được trong thời gian cực ngắn có thể do các yếu tố sau:

– Quan Tổng binh tài năng Lý Bân mất.
Nguyễn Trãi mang đến thông tin quý giá về nội tình Tam ty, về cách bố trí lực lượng và phương pháp tác chiến của người Minh.
– Nguyễn Chích, dựa vào thông tin từ Nguyễn Trãi, đề xuất chiến lược hướng Nam đúng đắn giúp tiềm lực hậu cần nghĩa quân tăng vọt.
– Hai vua Vĩnh Lạc, Hồng Hy liên tục qua đời khiến tinh thần bộ máy thuộc địa dao động.
– Lê Lợi đánh giá đúng tương quan hai bên.
Thế các tướng và binh sĩ có vai trò gì ko cụ ? Hay cho vui.
 

pos

Xe hơi
Biển số
OF-450656
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
124
Động cơ
208,140 Mã lực
Tuổi
44
Có bài bên nghiencuulichsu có đề cập đến vấn đề này. Dựa vào các bài thơ để lại cua Nguyễn Trãi để qua đó tìm hiểu ông đang làm gì, tâm tư thế nào. Việc Nguyễn Trãi làm một chức hành chính nhỏ (thư lại) trong bộ máy cai trị là có cơ sở, và có thể ở góc độ công chức hành chính nhiều hơn góc độ chính trị hay quân sự. Cũng có thể vì vậy ông mới dễ dàng chuyển phe.

https://nghiencuulichsu.com/2018/03/20/nguyen-trai-be-toi-cua-bon-dong-vua-bai-2/

5. Về An Nam, làm lại viên cho người Minh: 1417 – 1422

Nguyễn Trãi là nho sĩ, ông được giáo dục để phục vụ một minh chủ nhất định. Nhà nho không có ý niệm tự mình lãnh vai đầu đàn mà hoàn toàn dựa vào vị vua hay lãnh chúa do họ chọn để làm việc và cống hiến. Xét thời điểm xuất hiện những văn bản do Nguyễn Trãi viết khi quay lại An Nam, ta thấy sớm nhất là những bài thơ nhắc đi nhắc lại mười năm loạn lạc xa nhà tức được viết vào năm 1417. Các tác phẩm tiếp theo thể hiện một Nguyễn Trãi đi lại tự do đồng thời có nhiều quan hệ với giới quyền thế, gồm cả quan Minh lẫn thổ quan. Mãi đến năm 1423 mới xuất hiện văn bản đầu tiên ông viết nhân danh Lê Lợi là “Thư tố oan” gửi Trần Trí xin hòa hoãn chiến tranh.

Quãng 1417 – 1423 gần trùng với giai đoạn Lý Bân nắm quyền Tổng binh, Trần Hiệp trông coi hai Ty Bố Chính và Án Sát. Dường như Nguyễn Trãi đã theo Lý Bân về nước (1417); khi Lý Bân bệnh mất năm 1422, ông mới bỏ người Minh tìm đến Lê Lợi. Trãi có thể cùng làm việc với Lý Bân – Trần Hiệp, nhưng không hợp cặp Trương Phụ – Hoàng Phúc. Lý Bân nhiều khả năng là minh chủ một thời của ông.

Bân nhận lệnh Minh Thành tổ sang thay Trương Phụ do vua nghe lời tâu của nội quan Mã Kỳ, cho rằng Phụ có ý định gây vây cánh tại địa phương. Họ Lý mang theo chương trình cải tổ việc cai trị. Ông thực hiện yêu cầu từ bộ Lại, đưa quan chức địa phương sang Nam Kinh triều cận. Lại thẩm tra dân số, đất đai, lương thực làm thành sổ “tu tri” báo về trung ương. Bên cạnh Tổng binh mới, nhà vua còn tăng cường quản lý phương xa bằng biện pháp bố trí chức Ngự Sử để bổ sung tai mắt. Nhân sự bộ máy cai trị vì thế phình ra. Ngày 24/2/1418, thêm chức “thừa sai” tại ba ty tổng cộng 100 người. Nguyễn Trãi có thể là một trong số thư lại nói trên.
Cảm ơn cụ, em vẫn chưa rót rượu cho cụ được
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,428
Động cơ
556,063 Mã lực
Có bài bên nghiencuulichsu có đề cập đến vấn đề này. Dựa vào các bài thơ để lại cua Nguyễn Trãi để qua đó tìm hiểu ông đang làm gì, tâm tư thế nào. Việc Nguyễn Trãi làm một chức hành chính nhỏ (thư lại) trong bộ máy cai trị là có cơ sở, và có thể ở góc độ công chức hành chính nhiều hơn góc độ chính trị hay quân sự. Cũng có thể vì vậy ông mới dễ dàng chuyển phe.

https://nghiencuulichsu.com/2018/03/20/nguyen-trai-be-toi-cua-bon-dong-vua-bai-2/

5. Về An Nam, làm lại viên cho người Minh: 1417 – 1422

Nguyễn Trãi là nho sĩ, ông được giáo dục để phục vụ một minh chủ nhất định. Nhà nho không có ý niệm tự mình lãnh vai đầu đàn mà hoàn toàn dựa vào vị vua hay lãnh chúa do họ chọn để làm việc và cống hiến. Xét thời điểm xuất hiện những văn bản do Nguyễn Trãi viết khi quay lại An Nam, ta thấy sớm nhất là những bài thơ nhắc đi nhắc lại mười năm loạn lạc xa nhà tức được viết vào năm 1417. Các tác phẩm tiếp theo thể hiện một Nguyễn Trãi đi lại tự do đồng thời có nhiều quan hệ với giới quyền thế, gồm cả quan Minh lẫn thổ quan. Mãi đến năm 1423 mới xuất hiện văn bản đầu tiên ông viết nhân danh Lê Lợi là “Thư tố oan” gửi Trần Trí xin hòa hoãn chiến tranh.

Quãng 1417 – 1423 gần trùng với giai đoạn Lý Bân nắm quyền Tổng binh, Trần Hiệp trông coi hai Ty Bố Chính và Án Sát. Dường như Nguyễn Trãi đã theo Lý Bân về nước (1417); khi Lý Bân bệnh mất năm 1422, ông mới bỏ người Minh tìm đến Lê Lợi. Trãi có thể cùng làm việc với Lý Bân – Trần Hiệp, nhưng không hợp cặp Trương Phụ – Hoàng Phúc. Lý Bân nhiều khả năng là minh chủ một thời của ông.

Bân nhận lệnh Minh Thành tổ sang thay Trương Phụ do vua nghe lời tâu của nội quan Mã Kỳ, cho rằng Phụ có ý định gây vây cánh tại địa phương. Họ Lý mang theo chương trình cải tổ việc cai trị. Ông thực hiện yêu cầu từ bộ Lại, đưa quan chức địa phương sang Nam Kinh triều cận. Lại thẩm tra dân số, đất đai, lương thực làm thành sổ “tu tri” báo về trung ương. Bên cạnh Tổng binh mới, nhà vua còn tăng cường quản lý phương xa bằng biện pháp bố trí chức Ngự Sử để bổ sung tai mắt. Nhân sự bộ máy cai trị vì thế phình ra. Ngày 24/2/1418, thêm chức “thừa sai” tại ba ty tổng cộng 100 người. Nguyễn Trãi có thể là một trong số thư lại nói trên.
Sử học là tư liệu xác thực, sao cụ lại tin vào những phỏng đoán như thế!
 

haolq

Xe tăng
Biển số
OF-415782
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
1,930
Động cơ
241,215 Mã lực
Gốc Thanh Nghệ có những ông cầu viện nước ngoài nhiều nhất trong sử Việt.
Những ông cầu viện nước ngoài dẫn quân vô buồn cười đa phần đều gốc xứ Thanh nghệ này
Cầu viện là hiển nhiên đúng chứ có gì xấu ? Toàn bộ Vua nước mình đều chịu phong Vương từ Trung Quốc để được coi là chính thống, hàng năm nạp cống phẩm, vào chầu để nó bảo kê, khi bị thằng khác đập đánh không lại thì không cầu viện Thiên triều đỡ hộ cho hay nằm đó chờ chêt, chuyện nhờ ngoại bang support chẳng có gì sai cả, ngay cả các bác bây giờ ghế đang ngon mà bị lung lay hay có thằng khác nhảy vào cướp xem có chạy loạn lên cầu viện các đàn anh bảo kê ?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Thế các tướng và binh sĩ có vai trò gì ko cụ ? Hay cho vui.
Cái đó chuyện khác, đang bàn những việc quyết sách chiến lược thôi. Cùng quân tướng đó mà lãnh đạo sai lầm về chiến lược thì lại thua. Ý cụ lại định lái về tinh thần quân tướng hổ báo Thanh-Nghệ phải không, cái đó để em điền tiếp ở các pót sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Thôi đi anh.
Đến bây giờ anh vẫn nghĩ chúng ta bị Mỹ cấm vận vì đã thắng Mỹ?
Thực ra khi đánh Mỹ xong nếu ông đứng đầu nước học được cái bản lĩnh và độ thông minh của cụ Lợi thì nước ta tránh được mấy cuộc chiến sau 75 đấy.
Lê Lợi sau khi thắng Minh đã gần như xuống nước hết cỡ chấp nhận mọi điều kiện của Minh và nhẫn nhịn thu mình lại.
Chỉ có chủ quyền đất đai là cụ không nhường
Nhẫn nhịn như bác này thì khơ me đỏ nó lấy mẹ lại tòan bộ Nam bộ và mấy triệu dân Việt bị nó đồ sát thành cánh đồng chết như bên Căm pu chia rồi!>:)>:)>:)

Đên Lê Lợi sống lại cũng không thể chịu đc đâu ! Ta đã bị dồn đến chân tường - không đánh nó thì chỉ có chết và nhiều thằng kể cả Mỹ cũng muốn như thế lúc đó !!!>:)>:)>:)
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Việc N Trãi soạn Bình Ngô đại cáo em thấy hơi nghi ngờ, vì trong Toàn thư là lời chua vào thôi, chứ ko ghi rõ tác giả, tức lời chua ấy là đời sau thêm vào. Còn Lam Sơn thực lục cũng bị sửa rất ác, có câu ''mọi văn thư qua lại đều do N Trãi soạn, những câu chêm vào rất thô kệch, ko hợp với mạch văn Lam Sơn thực lục.

Và văn thơ ông người ta nói hay, chứ thật ra, thì ngoài Bình Ngô đại cáo, còn lại ai biết đâu. Rồi sách Lam Sơn thực lục bị làm cho vô danh. Rất kì lạ.

Để thắng bọn Minh này, đằng sau Lê Lợi, tất nhiên bản thân Lê Lợi đã giỏi rồi, còn có rất nhiều người giỏi, ko nên như các a Bắc Bộ ta, cứ ca ngợi N Trãi, rồi quên đi các anh Thanh Hóa khác là ko đúng với lịch sử.
Đây là ý kiến cá nhân của em.
Đúng rồi, phi Thanh Hoá bất thành Vịt Nôm, giống như đi Sơn Sàm mà không có tý bầu cua tôm cá thì bất thành 36, nhể ;))
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Sử học là tư liệu xác thực, sao cụ lại tin vào những phỏng đoán như thế!
Tư liệu là các bài thơ của cụ Nguyễn Trãi để lại, qua tư liệu đó sẽ phân tích theo logic chứ không phải phỏng đoán. Tuy nhiên việc cho rằng các phân tích có logic hay không thì phụ thuộc vào người đọc và đánh giá. Như em đọc thì thấy là khá logic/thuyết phục với em. Còn cụ thấy không logic thì cũng bình thường, em chỉ đưa thêm nguồn thông tin để mọi người cùng tham khảo.

Sử học là môn Xem xét, đánh giá và làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ bằng cách khai thác thông tin qua các nguồn sử liệu. Tìm các nguồn sử liệu để lấy thông tin, sau đó sắp xếp lại và kiểm tra tính chính xác của thông tin, từ đó đưa ra các kết luận.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Cầu viện là hiển nhiên đúng chứ có gì xấu ? Toàn bộ Vua nước mình đều chịu phong Vương từ Trung Quốc để được coi là chính thống, hàng năm nạp cống phẩm, vào chầu để
nó bảo kê, khi bị thằng khác đập đánh không lại thì không cầu viện Thiên triều đỡ hộ cho hay nằm đó chờ chêt, chuyện nhờ ngoại bang support chẳng có gì sai cả, ngay cả các bác bây giờ ghế đang ngon mà bị lung lay hay có thằng khác nhảy vào cướp xem có chạy loạn lên cầu viện các đàn anh bảo kê ?
Cụ cực. kì sai lầm.

Em ví dụ, Việt với Nguyên, tức đế chế cỡ bự của Tàu. Việt sang chầu và chịu phong, nhưng đó là hình thức ngoại giao.

Nếu cần em sẽ post tờ biểu của nhà Nguyên bảo là nước Việt chả cống gì cho nó cả. Khác với bọn Hàn Xẻng bị chế độ xâm lược của Nguyên.

Cái hình thức ấy, giờ ta với Tàu Mĩ và L Xô trước kia cũng có khác gì nhau ?

Nó to, bự, cái thằng nhỏ hơn phải theo. Như Jpan đấy, Trump sắp lên mà Thủ tướng Jpan sang Tháp Trump rồi.

Những cái ấy Là Bình thường, xét hiện nay cũng thế, nhưng ko nên phóng đại ra.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Cái đó chuyện khác, đang bàn những việc quyết sách chiến lược thôi. Cùng quân tướng đó mà lãnh đạo sai lầm về chiến lược thì lại thua. Ý cụ lại định lái về tinh thần quân tướng hổ bá
o Thanh-Nghệ phải không, cái đó để em điền tiếp ở các pót sau.

Nếu ai đọc sử sẽ thấy vai trò của Đinh Lễ Lý Triên, 2 tay này oánh nhau rất tài giỏi. Ngô Sĩ Liên còn khen giỏi nhất thời ấy, còn hơn cả Lê Lợi.

Nói như các cụ, Võ Nguyên Giáp sau vài trăm năm nữa chắc chả ai biết nhỉ ?

VN Giáp có oánh thắng, thì dân bàn giấy mới được khen. Chứ thua thì sao ? :D

Lam Sơn cũng vậy, Lê Lợi vạch chiến lược, nhưng người thực hiện mới quan trọng chứ.

Lê Lợi phái 3 đạo quân ra Bắc, chung chung vậy, chứ có phải chỉ tay 5 ngón được đâu ?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Cụ khoailang đòi lái về quân tướng hổ báo Thanh-Nghệ em pót các đoạn về quân thiết đột cho vừa lòng cụ nhé, nhân tiên cũng bàn về vai trò tướng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo (hai đại diện nổi tiếng của trung châu hay kinh lộ) trong quân Lam Sơn. (Lưu ý em trích trong link đã đưa bên nghiên cứu lịch sử, em đọc thấy phân tích hợp lý thì đưa về chứ em không phải trình độ cao thâm gì như cụ át cụ khoai nhé :)) )

Sau các chiến thắng của quân Lam Sơn với 2 đạo viện binh Liễu Thăng và Mộc Thạch, Hai bên (Vương Thông và Lê Lợi) tiến hành hội thề chấm dứt chiến tranh ở phía Nam thành Đông Quan vào ngày 22 tháng 11 năm Tuyên Đức II (1427). Phía An Nam, nhân danh Trần Cảo là đầu mục Lê Lợi cùng nhóm quan tướng nhiều người giả danh họ Trần. Trần Nguyên Hãn và Trần (Phạm) Văn Xảo, hai quân nhân kinh lộ, dù địa vị trong lực lượng kháng chiến kém xa các chỉ huy Thiết Đột như Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Lê Vấn… vẫn chiếm vị thế quan trọng trong hội thề[41]. Như vậy, trên danh nghĩa chính thức, áp lực tái dựng họ Trần từ Vương Thông là cực lớn. Nhóm Lam Sơn gốc buộc lòng sử dụng Trần Cảo nhưng chỉ xem như chiêu bài. Vài thành viên Lam Sơn xuất thân trung châu lại nghĩ khác, họ thấy người Minh mang đến cơ hội.

Ngay khi còn ở dinh Bồ Đề, Lê Lợi đã tiến hành khen thưởng người có công. Đợt đầu tiên chỉ dành cho quân nhân Thiết Đột tham gia nổi dậy từ trứng nước. Sự kiện minh xác một điều : Thiết Đột là lực lượng nòng cốt đánh bại quân Minh. Chúng ta nên lưu ý trường hợp Trần Nguyên Hãn và Phạm văn Xảo. Hãn là võ tướng nhưng chỉ huy quân phụ trợ,(153) Xảo là tướng tham mưu, cả hai không thuộc phần tinh nhuệ của chủ lực nên vắng mặt trong lần ban thưởng ưu tiên.

Câu chuyện ba người kinh lộ chiến đấu dưới cờ Lam Sơn với kết cục bi thảm của cả ba gây xúc động lâu dài trong lòng người trung châu. Do vậy, vây quanh họ nổi lên nhiều huyền thoại. Chúng ta sẽ phân tích sơ lược hoạt động của Hãn và Xảo dưới đây từ thư tịch gần đương thời nhất. Dù tư liệu cũ có thể bị biến cải bởi hậu bối, nhưng bóc tách ý kiến hình thành hàng trăm năm sau không phải hoàn toàn nan giải.

Tư Đồ Trần Nguyên Hãn xuất hiện trong chính sử lần đầu tiên vào năm 1425 khi nhận lệnh Lê Lợi cùng Lê Nỗ, Lê Đa Bồ kéo 1.000 quân và một thớt voi đi kinh lý Tân Bình, Thuận Hóa. Ba tướng hợp lực đánh bại Nhậm Năng gần sông Bố Chính (sông Gianh), tạo điều kiện cho thủy quân chỉ huy bởi Lê Ngân, Lê Bôi, Lê văn An giải phóng hoàn toàn hai phủ cực nam. Mùa đông năm 1426, Lê Lợi sai Hãn cùng Lê Bị mang binh thuyền vây Đông Quan từ hướng bến sông Đông Bộ Đầu. Tháng 9 ta năm 1427, Thái Úy Hãn cùng Lê Sát, Lê Triện(?), Lê Lý hạ thành Xương Giang. Riêng trong loạt trận đánh quan trọng tiêu diệt Liễu Thăng, bắt sống Thôi Tụ – Hoàng Phúc, Hãn giữ vai trò chặn đường tiếp lương của giặc chứ không tham gia đại chiến.

Khu mật đại sứ Phạm văn Xảo nổi lên vào tháng 8 ta năm 1426 khi Lê Lợi điều động ông cùng Lê Triện, Lê Khả, Lê Như Huân, Lê Bí đi tuần các xứ nay thuộc Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang…Theo Toàn Thư, Tháng 9, Xảo và Khả đánh tan viện binh của Vương An Lão ở cầu Xa Lộc, lộ Tam Giang. Tháng 10 ta năm 1427, Xảo cùng Lê Khả, Lê Trung, Lê Khuyển đẩy lùi quân Mộc Thạnh tại cửa Lê Hoa.

Xét công vụ Trần Nguyên Hãn, chúng ta thấy hoạt động khởi đầu của ông là cùng hai tướng khác dẫn đội tiên phong đánh thăm dò thực lực kẻ địch tại Tân Bình, Thuận Hóa. Thời trung cổ, vai tiên phong thường do loại tướng mới quy thuận đảm nhận. Trong chiến dịch, Lê Ngân là người lãnh đạo đại quân lấy lại hai phủ vùng biên.

Trong trận tấn công Đông Quan vào tháng 10 ta năm 1426, Hãn và Lê Bị phụ trách tấn công từ bến sông Đông Bộ đầu. Lê Lễ đột kích từ cầu Tây Dương, Lê Lợi áp sát cửa Nam. Nghĩa quân thắng lớn, thu nhiều chiến thuyền và nghi trượng. Quân Lam Sơn dọn sạch các đồn trại ngoại vi nhưng không vào được thành.

Chỉ huy công hãm Xương Giang có nhiều tướng Thiết Đột nhưng đại đa số quân bao vây lại huy động từ Lạng Giang, Khoái châu. Minh Thực lục chép rằng tòa thành với 2.000 lính trú phòng phải đương đầu 80.000 quân Lam Sơn. Vì sao quân kinh lộ được sử dụng quy mộ khác thường ở đây? Vì công tác đắp đất, đào ngầm, chế chiến khí, tiếp lương thực không phải phần việc dành cho đơn vị tinh nhuệ. Việc của dân công, công binh, thậm chí chiến sĩ tiền phong hãm thành nếu dùng đến tinh binh sẽ là sự phung phí xung lực vô nghĩa. Trần Nguyên Hãn hẳn được giao bộ phận “Phụ Thiết Đột các quân” để thực hiện phần việc mang tính hỗ trợ. Ngày cuối cùng, quân khởi nghĩa dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa hạ thành. Trong quân Lam Sơn, đơn vị nào được trang bị vũ khí mạnh nhất thời đó như tên lửa, súng lửa, voi? Dĩ nhiên là Thiết Đột, dưới nữa có binh phụ tử người trại. Tên lửa, súng lửa dùng để bắn quấy rối hàng ngày gây căng thẳng tinh thần quân đồn trú, hoặc khai triển đại trà để tổng công kích. Có thể hình dung quân kinh lộ sử dụng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng tấn công lên mặt thành. Cùng lúc, quân cảm tử trồi lên từ địa đạo trổ mở sau lưng địch. Khi hệ thống phòng thủ rung chuyển đến điểm “chín”, Thiết Đột phóng hỏa khí trấn áp ý chí giặc rồi cùng đoàn voi xung phong ồ ạt. Thành vỡ, ngọc lụa, con gái trong thành được chia ngay cho binh sĩ. Dễ thông cảm hành động “sát phu, hiếp phụ” sau cuộc vây hãm tiêu hao xương máu. Nhưng quân “nhân nghĩa” như thế khác rợ Hồ ở điểm nào? Đọc Toàn Thư sẽ không tìm ra người phát lệnh hủy diệt. Tuy nhiên, nếu xem hai thư dụ thành Xương Giang trong “Quân trung từ mệnh tập”, chúng ta hiểu ngay nhân vật chỉ đạo trận chiến chính là Lê Lợi. Ngài tuyên bố nếu từ chối đầu hàng thì ngọc đá sẽ không phân biệt khi hạ thành. Chúa Lam Sơn thực hiện y như báo trước vì muốn các đồn lũy còn ngoan ngạnh phải khiếp đảm. Ngài và Thiết đột diễn vai chính vở kịch bi hùng này.

Cả ba cuộc hành quân nêu trên đều cho thấy Trần Nguyên Hãn không ở địa vị then chốt.

Vai trò tướng Hãn thể hiện rõ trong cuộc quyết đấu kết thúc chiến tranh. Ông được phân công chặn đường tiếp tế của đạo quân Liễu Thăng – Hoàng Phúc (Toàn Thư II, 296). Lần đầu tiên, Hãn chiến đấu độc lập, tách biệt với Thiết Đột đang hết sức vào trận Chi Lăng-Xương Giang. Đối tượng tranh chiến của Hãn là dân phu, quân vận hoặc lính áp tải.(178) Nó vừa sức với đạo binh có phần ô hợp dưới quyền ông.

Mùa thu năm 1426, vua lệnh Khu mật đại sứ Phạm văn Xảo cùng các tướng Lê Triện, Lê Khả… kinh lược vành đồi núi từ phía nam vòng qua phía tây đến phía bắc đồng bằng sông Hồng. Mục đích chính để ngáng đường tiến của quân Minh từ Vân Nam. Khu mật đại sứ thời Lê Lợi không thống lĩnh quân đội như thời mạt Trần. Như vậy, Xảo làm cán bộ tham mưu trong đoàn quân, có lẽ vì ông am hiểu địa hình và nhân tình các phủ phía bắc hơn đám tướng tá người trại.

Theo Toàn Thư, tháng 9 ta cùng năm, Xảo cùng Khả đánh bại Đô ty Vương An Lão ở cầu Xa Lộc (Vĩnh Phú nay). Tàn quân chạy vào thành Tam Giang. Tháng 10 ta năm 1427, Xảo và Khả đại phá đội quân đang rút chạy hỗn loạn của Mộc Thạnh ở cửa Lê Hoa. Cũng nên nhớ lại, từ mùa xuân năm 1427, Nguyễn Trãi nắm chức Lại bộ Thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự. Trường hợp Khu mật đại sứ Xảo chưa nhận vị trí khác thì chức vụ hai người dường như chồng chéo. Nếu hiểu Khu mật đại sứ là đại diện Viện khu mật trong quân thì hiển nhiên Xảo công tác dưới quyền Trưởng quan Nguyễn Trãi và là văn quan cố vấn cho quân đội.

Bản Toàn Thư hiện còn cố ý mô tả hai tướng kinh lộ tham gia chiến trận ở vai trò chỉ huy quan trọng nhất. Sử phẩm Trung Hoa Minh Thực lục(179) hay ẩn khuất hơn như Lam Sơn Thực lục(180) không biết đến hai vị này. Vai trò phụ trong kháng chiến của Hãn-Xảo có vẻ gần sự thực hơn. Tạ Chí Đại Trường từng cho rằng sử quan ngầm đứng về phía họ Trần, tức tập đoàn đồng bằng; nhận định này hoàn toàn chuẩn xác.

Một người như cụ Tạ nói là Lê Quý Đôn (1726 – 1784). Họ Lê trí tuệ uyên bác, công cán hiệu quả nhưng nhân cách tầm thường.[56] Qua Đại Việt thông sử, ông nương theo Toàn Thư nhấn mạnh thêm vai trò lãnh đạo của Hãn-Xảo trong chiến trận, sau đó táo bạo đưa cả hai vào liệt truyện công thần.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Nếu ai đọc sử sẽ thấy vai trò của Đinh Lễ Lý Triên, 2 tay này oánh nhau rất tài giỏi. Ngô Sĩ Liên còn khen giỏi nhất thời ấy, còn hơn cả Lê Lợi.

Nói như các cụ, Võ Nguyên Giáp sau vài trăm năm nữa chắc chả ai biết nhỉ ?

VN Giáp có oánh thắng, thì dân bàn giấy mới được khen. Chứ thua thì sao ? :D

Lam Sơn cũng vậy, Lê Lợi vạch chiến lược, nhưng người thực hiện mới quan trọng chứ.

Lê Lợi phái 3 đạo quân ra Bắc, chung chung vậy, chứ có phải chỉ tay 5 ngón được đâu ?
Hai ông này hổ tướng thắng trận Tốt Động - Chúc Động nhưng sau đó toàn chết vì chủ quan khinh địch. Giỏi kiểu tướng đánh trận thôi không phải tầm lãnh đạo vạch ra chiến lược lớn. Ngô Sĩ Liên bảo là tướng giỏi nhất trong các tướng chứ nói giỏi hơn cả Lê Lợi lúc nào, cụ cài cắm quá.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Cụ khoailang đòi lái về quân tướng hổ báo Thanh-Nghệ em pót các đoạn về quân thiết đột cho vừa lòng cụ nhé, nhân tiên cũng bàn về vai trò tướng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo (hai đại diện nổi tiếng của trung châu hay kinh lộ) trong quân Lam Sơn. (Lưu ý em trích trong link đã đưa bên nghiên cứu lịch sử, em đọc thấy phân tích hợp lý thì đưa về chứ em không phải trình độ cao thâm gì như cụ át cụ khoai nhé :)) )

Sau các chiến thắng của quân Lam Sơn với 2 đạo viện binh Liễu Thăng và Mộc Thạch, Hai bên (Vương Thông và Lê Lợi) tiến hành hội thề chấm dứt chiến tranh ở phía Nam thành Đông Quan vào ngày 22 tháng 11 năm Tuyên Đức II (1427). Phía An Nam, nhân danh Trần Cảo là đầu mục Lê Lợi cùng nhóm quan tướng nhiều người giả danh họ Trần. Trần Nguyên Hãn và Trần (Phạm) Văn Xảo, hai quân nhân kinh lộ, dù địa vị trong lực lượng kháng chiến kém xa các chỉ huy Thiết Đột như Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Lê Vấn… vẫn chiếm vị thế quan trọng trong hội thề[41]. Như vậy, trên danh nghĩa chính thức, áp lực tái dựng họ Trần từ Vương Thông là cực lớn. Nhóm Lam Sơn gốc buộc lòng sử dụng Trần Cảo nhưng chỉ xem như chiêu bài. Vài thành viên Lam Sơn xuất thân trung châu lại nghĩ khác, họ thấy người Minh mang đến cơ hội.

Ngay khi còn ở dinh Bồ Đề, Lê Lợi đã tiến hành khen thưởng người có công. Đợt đầu tiên chỉ dành cho quân nhân Thiết Đột tham gia nổi dậy từ trứng nước. Sự kiện minh xác một điều : Thiết Đột là lực lượng nòng cốt đánh bại quân Minh. Chúng ta nên lưu ý trường hợp Trần Nguyên Hãn và Phạm văn Xảo. Hãn là võ tướng nhưng chỉ huy quân phụ trợ,(153) Xảo là tướng tham mưu, cả hai không thuộc phần tinh nhuệ của chủ lực nên vắng mặt trong lần ban thưởng ưu tiên.

Câu chuyện ba người kinh lộ chiến đấu dưới cờ Lam Sơn với kết cục bi thảm của cả ba gây xúc động lâu dài trong lòng người trung châu. Do vậy, vây quanh họ nổi lên nhiều huyền thoại. Chúng ta sẽ phân tích sơ lược hoạt động của Hãn và Xảo dưới đây từ thư tịch gần đương thời nhất. Dù tư liệu cũ có thể bị biến cải bởi hậu bối, nhưng bóc tách ý kiến hình thành hàng trăm năm sau không phải hoàn toàn nan giải.

Tư Đồ Trần Nguyên Hãn xuất hiện trong chính sử lần đầu tiên vào năm 1425 khi nhận lệnh Lê Lợi cùng Lê Nỗ, Lê Đa Bồ kéo 1.000 quân và một thớt voi đi kinh lý Tân Bình, Thuận Hóa. Ba tướng hợp lực đánh bại Nhậm Năng gần sông Bố Chính (sông Gianh), tạo điều kiện cho thủy quân chỉ huy bởi Lê Ngân, Lê Bôi, Lê văn An giải phóng hoàn toàn hai phủ cực nam. Mùa đông năm 1426, Lê Lợi sai Hãn cùng Lê Bị mang binh thuyền vây Đông Quan từ hướng bến sông Đông Bộ Đầu. Tháng 9 ta năm 1427, Thái Úy Hãn cùng Lê Sát, Lê Triện(?), Lê Lý hạ thành Xương Giang. Riêng trong loạt trận đánh quan trọng tiêu diệt Liễu Thăng, bắt sống Thôi Tụ – Hoàng Phúc, Hãn giữ vai trò chặn đường tiếp lương của giặc chứ không tham gia đại chiến.

Khu mật đại sứ Phạm văn Xảo nổi lên vào tháng 8 ta năm 1426 khi Lê Lợi điều động ông cùng Lê Triện, Lê Khả, Lê Như Huân, Lê Bí đi tuần các xứ nay thuộc Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang…Theo Toàn Thư, Tháng 9, Xảo và Khả đánh tan viện binh của Vương An Lão ở cầu Xa Lộc, lộ Tam Giang. Tháng 10 ta năm 1427, Xảo cùng Lê Khả, Lê Trung, Lê Khuyển đẩy lùi quân Mộc Thạnh tại cửa Lê Hoa.

Xét công vụ Trần Nguyên Hãn, chúng ta thấy hoạt động khởi đầu của ông là cùng hai tướng khác dẫn đội tiên phong đánh thăm dò thực lực kẻ địch tại Tân Bình, Thuận Hóa. Thời trung cổ, vai tiên phong thường do loại tướng mới quy thuận đảm nhận. Trong chiến dịch, Lê Ngân là người lãnh đạo đại quân lấy lại hai phủ vùng biên.

Trong trận tấn công Đông Quan vào tháng 10 ta năm 1426, Hãn và Lê Bị phụ trách tấn công từ bến sông Đông Bộ đầu. Lê Lễ đột kích từ cầu Tây Dương, Lê Lợi áp sát cửa Nam. Nghĩa quân thắng lớn, thu nhiều chiến thuyền và nghi trượng. Quân Lam Sơn dọn sạch các đồn trại ngoại vi nhưng không vào được thành.

Chỉ huy công hãm Xương Giang có nhiều tướng Thiết Đột nhưng đại đa số quân bao vây lại huy động từ Lạng Giang, Khoái châu. Minh Thực lục chép rằng tòa thành với 2.000 lính trú phòng phải đương đầu 80.000 quân Lam Sơn. Vì sao quân kinh lộ được sử dụng quy mộ khác thường ở đây? Vì công tác đắp đất, đào ngầm, chế chiến khí, tiếp lương thực không phải phần việc dành cho đơn vị tinh nhuệ. Việc của dân công, công binh, thậm chí chiến sĩ tiền phong hãm thành nếu dùng đến tinh binh sẽ là sự phung phí xung lực vô nghĩa. Trần Nguyên Hãn hẳn được giao bộ phận “Phụ Thiết Đột các quân” để thực hiện phần việc mang tính hỗ trợ. Ngày cuối cùng, quân khởi nghĩa dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa hạ thành. Trong quân Lam Sơn, đơn vị nào được trang bị vũ khí mạnh nhất thời đó như tên lửa, súng lửa, voi? Dĩ nhiên là Thiết Đột, dưới nữa có binh phụ tử người trại. Tên lửa, súng lửa dùng để bắn quấy rối hàng ngày gây căng thẳng tinh thần quân đồn trú, hoặc khai triển đại trà để tổng công kích. Có thể hình dung quân kinh lộ sử dụng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng tấn công lên mặt thành. Cùng lúc, quân cảm tử trồi lên từ địa đạo trổ mở sau lưng địch. Khi hệ thống phòng thủ rung chuyển đến điểm “chín”, Thiết Đột phóng hỏa khí trấn áp ý chí giặc rồi cùng đoàn voi xung phong ồ ạt. Thành vỡ, ngọc lụa, con gái trong thành được chia ngay cho binh sĩ. Dễ thông cảm hành động “sát phu, hiếp phụ” sau cuộc vây hãm tiêu hao xương máu. Nhưng quân “nhân nghĩa” như thế khác rợ Hồ ở điểm nào? Đọc Toàn Thư sẽ không tìm ra người phát lệnh hủy diệt. Tuy nhiên, nếu xem hai thư dụ thành Xương Giang trong “Quân trung từ mệnh tập”, chúng ta hiểu ngay nhân vật chỉ đạo trận chiến chính là Lê Lợi. Ngài tuyên bố nếu từ chối đầu hàng thì ngọc đá sẽ không phân biệt khi hạ thành. Chúa Lam Sơn thực hiện y như báo trước vì muốn các đồn lũy còn ngoan ngạnh phải khiếp đảm. Ngài và Thiết đột diễn vai chính vở kịch bi hùng này.

Cả ba cuộc hành quân nêu trên đều cho thấy Trần Nguyên Hãn không ở địa vị then chốt.

Vai trò tướng Hãn thể hiện rõ trong cuộc quyết đấu kết thúc chiến tranh. Ông được phân công chặn đường tiếp tế của đạo quân Liễu Thăng – Hoàng Phúc (Toàn Thư II, 296). Lần đầu tiên, Hãn chiến đấu độc lập, tách biệt với Thiết Đột đang hết sức vào trận Chi Lăng-Xương Giang. Đối tượng tranh chiến của Hãn là dân phu, quân vận hoặc lính áp tải.(178) Nó vừa sức với đạo binh có phần ô hợp dưới quyền ông.

Mùa thu năm 1426, vua lệnh Khu mật đại sứ Phạm văn Xảo cùng các tướng Lê Triện, Lê Khả… kinh lược vành đồi núi từ phía nam vòng qua phía tây đến phía bắc đồng bằng sông Hồng. Mục đích chính để ngáng đường tiến của quân Minh từ Vân Nam. Khu mật đại sứ thời Lê Lợi không thống lĩnh quân đội như thời mạt Trần. Như vậy, Xảo làm cán bộ tham mưu trong đoàn quân, có lẽ vì ông am hiểu địa hình và nhân tình các phủ phía bắc hơn đám tướng tá người trại.

Theo Toàn Thư, tháng 9 ta cùng năm, Xảo cùng Khả đánh bại Đô ty Vương An Lão ở cầu Xa Lộc (Vĩnh Phú nay). Tàn quân chạy vào thành Tam Giang. Tháng 10 ta năm 1427, Xảo và Khả đại phá đội quân đang rút chạy hỗn loạn của Mộc Thạnh ở cửa Lê Hoa. Cũng nên nhớ lại, từ mùa xuân năm 1427, Nguyễn Trãi nắm chức Lại bộ Thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự. Trường hợp Khu mật đại sứ Xảo chưa nhận vị trí khác thì chức vụ hai người dường như chồng chéo. Nếu hiểu Khu mật đại sứ là đại diện Viện khu mật trong quân thì hiển nhiên Xảo công tác dưới quyền Trưởng quan Nguyễn Trãi và là văn quan cố vấn cho quân đội.

Bản Toàn Thư hiện còn cố ý mô tả hai tướng kinh lộ tham gia chiến trận ở vai trò chỉ huy quan trọng nhất. Sử phẩm Trung Hoa Minh Thực lục(179) hay ẩn khuất hơn như Lam Sơn Thực lục(180) không biết đến hai vị này. Vai trò phụ trong kháng chiến của Hãn-Xảo có vẻ gần sự thực hơn. Tạ Chí Đại Trường từng cho rằng sử quan ngầm đứng về phía họ Trần, tức tập đoàn đồng bằng; nhận định này hoàn toàn chuẩn xác.

Một người như cụ Tạ nói là Lê Quý Đôn (1726 – 1784). Họ Lê trí tuệ uyên bác, công cán hiệu quả nhưng nhân cách tầm thường.[56] Qua Đại Việt thông sử, ông nương theo Toàn Thư nhấn mạnh thêm vai trò lãnh đạo của Hãn-Xảo trong chiến trận, sau đó táo bạo đưa cả hai vào liệt truyện công thần.
Điểm mấu chốt trong khởi nghĩa Lam Sơn đó là giữa 1426 Lê Lợi sai nhóm Đỗ Bí Đinh Lễ Lý Triện mỗi ông cầm 3000 quân ra bắc.
Chỉ mấy tháng sau đến cuối 1426 đạo quân ít ỏi đó đủ sức đập chết 10 vạn thiết kỵ của Vương Thông ở Tốt Động Chúc Động.
Như vậy đạo quân này có sự tăng cường viện binh từ bắc bộ.
Vậy tại sao trước đó dân bắc không tin và theo Lê Lợi.
Ông ta dùng cái gì để thuyết phục dân bắc theo?
Đừng nói là dùng chủ nghĩa dân tộc hay lòng yêu nước vì Lê Lợi xài chiêu này từ hồi mới khởi nghĩa mà dân bắc đâu có theo
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37


Ngụy quan rất nhiều, Lê Lợi khen họ biết BỎ NGHỊCH THEO THUẬN. Lúc này bắt đầu tịch thu nô tỳ, tài sản của Ngụy quan rồi. Chứng tỏ ngụy quan rất nhiều, và là vấn đề xuyên suốt của Lê Lợi sau này.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Điểm mấu chốt trong khởi nghĩa Lam Sơn đó là giữa 1426 Lê Lợi sai nhóm Đỗ Bí Đinh Lễ Lý Triện mỗi ông cầm 3000 quân ra bắc.
Chỉ mấy tháng sau đến cuối 1426 đạo quân ít ỏi đó đủ sức đập chết 10 vạn thiết kỵ của Vương Thông ở Tốt Động Chúc Động.
Như vậy đạo quân này có sự tăng cường viện binh từ bắc bộ.
Vậy tại sao trước đó dân bắc không tin và theo Lê Lợi.
Ông ta dùng cái gì để thuyết phục dân bắc theo?
Đừng nói là dùng chủ nghĩa dân tộc hay lòng yêu nước vì Lê Lợi xài chiêu này từ hồi mới khởi nghĩa mà dân bắc đâu có theo
Em hiểu ý cụ suy đoán là việc dùng các nhân vật như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo (người kinh lộ) là nước đi chính trị để thuyết phục dân bắc. Như vậy họ được sử dụng vì tính chính trị nhiều hơn là vì tài quân sự trong chiến trận của họ. Do đó trong các chiến dịch quân sự thì họ không phải là các tướng được giao các quyền chỉ huy then chốt.

Riêng về trận Tốt Động - Chúc Động thì đúng là chỉ tầm 6-10 nghìn quân mà đánh tan tác 10 vạn quân (lại còn gần căn cứ) thì đúng là tạo ra nhiều nghi vấn. Tuy nhiên em chưa thấy một sử liệu nào nói về việc huy động được thêm quân bắc bộ. Nếu huy động được thì số quân là bao nhiêu, huấn luyện thế nào trong vài tháng, tham gia vào trận chiến Tốt Động - Chúc Động ở mức độ nào?... Cụ có sử liệu nào về vấn đề này không?
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37




Thư của Lê Lợi trong Quân trung từ mệnh tập, dụ binh lính Thanh Nghệ và Thuận Hóa. Ông đã chỉ trích lính Bắc Bộ không hết lòng.

Lê Lợi tiến vào Nghẹ- Thuận Hóa, thu được con cháu của đội ngày xưa theo Đặng Tất, nên team này có lẽ đánh nhau rất ác. Cân được lính Tàu.

Không có team lính tráng thì oánh được chăng ? hay là nhờ cái ông đầu hàng ấy bày mưu, tâm công cho ?

Lê Lợi lập lại các team nổi tiếng thời nhà Trần, chắc là con cháu lính đội Dực Thánh, Tả hữu Thiên Trường,...là đất thang mộc họ Trần, nhưng oánh đấm ko oách như xưa nữa.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,083 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Anh khoailangvietnam khoe đọc và hiểu nhiều sử sách, vậy nhờ anh giải thích hộ vì sao trong quyển Lịch triều hiến chương loại chí, quyển VII, Người phó tá có công lao tài đức, đời Lê, tên Nguyễn Trãi lại được viết đầu tiên không ? Vị trí này tương đương với Lý Đạo Thành đời Lý, Trần Quang Khải đời Trần.
Đồng thời, ông Nguyễn Trãi mà ông gia sức hạ thấp, lại được vua Lê Thái Tông rất khen ngợi không ?
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Anh khoailangvietnam khoe đọc và hiểu nhiều sử sách, vậy nhờ anh giải thích hộ vì sao trong quyển Lịch triều hiến chương loại chí, quyển VII, Người phó tá có công lao tài đức, đời Lê, tên Nguyễn Trãi lại được viết đầu tiên không ? Vị trí này tương đương với Lý Đạo Thành đời Lý, Trần Quang Khải đời Trần.
Đồng thời, ông Nguyễn Trãi mà ông gia sức hạ thấp, lại được vua Lê Thái Tông rất khen ngợi không ?
Bạn hiểu rất sai rồi. Lê T Tong và vua Lê đời sau khen rất nhiều người, phong nhiều người.

Chức còn tước vương, tước công,....to hơn N Trãi nhiều với cái chức Tán Trù Bá.

Đấy, vấn đề là các cụ chỉ biết mỗi N Trãi thôi. CC có đọc sách đâu, có biết ai khác đâu trong team Lam Sơn đâu ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top