Không biết thì tìm hiểu chứ ai lại đi nói bừa rằng cụ Trãi làm quan cho nhà Minh. Tìm hiểu thì cố gắng tìm tư liệu lịch sử gốc hay ít nhất ở những nghiên cứu đích thực, chứ không ai tìm ở những cmt vô thưởng vô phạt trên các diễn đàn.
Sau khi giặc Minh chiếm được Thăng Long, các quan lại nhà Hồ không chạy kịp đều bị buộc phải ra trình diện, tức hàng giặc. Một số chấp nhận chức phong của giặc, làm quan cho giặc. Số khác không chịu làm quan (tay sai) cho giặc thì bị bắt về TQ.
Cụ Trãi chốn giặc Minh trong dân gian một thời gian rồi cũng đành phải ra trình diện. Do không chịu làm quan cho Mình, cụ suýt bị giết, chỉ vì chúng tiếc cụ là người có tài, nên tạm thời quản thúc. Chúng tin không bao lâu nữa thì bình định xong Đại Việt, biến thành quận huyện của TQ, những người có tài như cụ Trãi sớm muộn cũng chỉ có con đường phục vụ nhà Minh. Nhờ vậy, cụ Trãi có cơ hội sống sót, để rồi tìm cách trốn theo Lê Lợi.
Em không thích nhiều cụ ở Bắc Bộ, nói cái gì là cứ lèo lái, tránh né sự thật. Đầu hàng thì cụ bảo ra trình diện. Nói dân miền Trung như em thấy khó nghe lắm.
Trương Phụ nó đếm chính xác từng con trâu, chẳng le viên Ngự sử đài chính chưởng nó ko biết. Trốn cái gì mà trốn.
Nói cái gì cũng phải cho đúng hơn bối cảnh lịch sử.
Rồi chuyện giảm lỏng, cũng nói tránh thôi, Trãi làm quan cho nhà Minh, quan nhỏ, có phục vụ cho nhà Minh, nhưng chức ko lớn, ko hợp tác hết mình như Mạc Thúy nên sử Tàu ko chép.
Làm có có chuyện nó cho giam lỏng ở Đông Quan.
Thơ ca để lại, toàn làm thơ cho Trần Hiệp, rồi Hoàng Phúc đấy.
Nhưng cái tệ của ta là giấu giếm. 500 năm rồi có gì mà dấu.
Sự thạt là Trãi làm ngụy quan, đến khi Tốt Đông thắng, dân Bắc Bộ ngả về Lam Sơn. Nên Trãi cũng ra làm quan cho Lam Sơn. Vậy thôi. Nhà Lê Lợi có gì đó vẫn trọng vọng N Trãi, nên vẫn cho ''đứng cùng các công thần thủa trước''. N Trãi nói như vậy trong thơ, nhưng việc đó các công thần thủa trước rất khó chịu, nên ông phiền muộn và cô độc.
Nó rất logic.
So với 1 nhân vật Bắc Bộ khác là Đào C Soạn, ông này ko làm quan cho nhà Hồ, nhà Minh,...chúng ta thấy cuộc đời Đào Công Soạn rất trọn vẹn. Vào thành Đông Quan thương thuyết, sang nhà Minh, rồi dạy vua, làm Nhập nọi hành khiển, làm quan tới khi chết. 1 lẽ đơn giản, là phe Lam Sơn và đương thời rất trọng vọng Đào C Soạn.
N Trãi bị bắt giam, bị vua từ chối dạy học, bị cho thôi quan sớm, và bị nhiều cái ko may.
Người đương thời ấy KHÔNG TRỌNG VỌNG NGUYỄN TRÃI VÌ LÝ LỊCH BẤT HẢO CỦA ÔNG.
Lê Quý Đôn bảo người đương thời có từ ''lý trình'', chỉ Lý Tử Tấn và Trình Thuấn Du, khen 2 ông này kỳ cựu túc học,.....ko hề nhắc N Trãi.