Chào bạn, bạn thích phân tích thì tôi sẽ phân tích cho bạn nhé,
Chốn hoang dã nương mình,
Ngậm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống"
Bạn muốn hiểu về "nghĩa", "thù lớn", "giặc nước",
"nghĩa" có nghĩa là chính nghĩa của quân đội Lam Sơn, Lê Lợi là người có thiên mệnh.
"thù lớn", "giặc nước" có nghĩa là Lê Lợi và dân chúng có cùng một mục đích, một kẻ thù, một công việc cần phải hoàn thành và cùng hợp tác để đạt được mục đích đó. Về phía dân chúng, sau khi đánh đuổi được quân Minh sẽ loại trừ được cuộc sống lầm than hiện tại. Về phía Lê Lợi, đánh đuổi quân Minh để thu quyền lực nhà nước về nhà Lê chứ không phải cho vua Trần Cảo hay bất kỳ vị vua nào khác.
Trải Triệu Đinh Lý Trần nối đời gây nền độc lập. câu này mời bạn xem lại nguyên tác và ý nghĩa của nguyên tác như cụ Atlas
Vua chúa mỗi triều đại chỉ thay nhau trông coi đất nước, chứ không phải chủ sở hữu của đất nước. Câu này ai mà nói vào thời kỳ phong kiến thì vua chém cho không trượt phát nào cả 3 họ.
Nếu nước là của Trần, Hồ thì Nguyên Hãn, dòng dõi vua Trần, có hành động như thế không. Thời điểm này đã không còn nhà Trần, Hồ để Trần Nguyên Hãn theo bạn nhé, chỉ có mỗi quân Lam Sơn mà đứng đầu là Lê Lợi là mạnh nhất , có khả năng đánh đuổi quân Minh
Nguyễn Trãi theo Lê Lợi vì yêu nước, thế Nguyễn Trãi làm quan nhà Minh vì cái gì?
Thời đại phong kiến xưa Vua coi đất nước dân tộc là của Vua, thế nên luôn luôn nghiêm cấm làm phản, tội làm phản là tội to nhất. Thế nhưng vẫn có người làm phản cướp ngôi, và người nào vừa làm phản cướp ngôi thành công thì lại cấm người khác làm phản, từ Đinh-Lê-Lý-Trần-Hồ... Vì sao vậy? vì quyền lực nhà nước không nằm trong tay nhân dân, quyền lực nhà nước được giành lấy bằng sức mạnh, nên ai mạnh đều muốn và có thể lấy
Thời hiện đại, sau cách mạng tư sản thì quyền lực nhà nước đã thuộc về nhân dân và chính phủ được người dân giao quyền, uỷ thác quyền lực nhà nước thông qua lá phiếu thì cách hiểu tinh thần dân tộc về cơ bản đã thay đổi rất nhiều,
Ví dụ
người dân Anh có thể đàng hoàng nói rằng : đất nước Anh là của dân Anh, éo phải của nữ hoàng
người dân Nhật có thể đàng hoàng nói rằng : đất nước Nhật là của dân Nhật, éo phải của vua Nhật
Vì người dân ý thức được dân quyền như vậy nên ý thức của họ về quốc gia dân tộc cao hơn rất nhiều lần so với thời phong kiến