Phần dịch 1 vài truyện ngắn trong tác phẩm: Nam Ông Mộng Lục của Nguyên Trừng.
Nam Ông Mộng Lục nghĩa là: Chép lại những giấc mộng của Nam Ông ( ông già nước Nam).
Tác phẩm gồm 31 thiên và ba bài tựa của Hồ Huỳnh, quan Thượng thư bộ Lễ đồng triều với Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ năm (1440). Tiếp đến là bài tựa của chính Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ ba (1438).
Cuối sách có bài hậu tự của Tống Chương, người Việt Nam, làm quan cho triều Minh, viết năm Chính Thống thứ bảy (1442).
Một số dị bản chỉ ghi có 28 thiên, thiếu mất ba thiên "Mệnh thông thi triệu", "Thi chí công danh" và "Tiểu lệ thi cú", trong đó, thiên "Tiểu lệ thi cú" bị chuyển vào phần sau của "Thi ngôn tự phụ", bản thân thiên "Thi ngôn tự phụ" cũng bị cắt xén bớt một đoạn.
Theo lời đề tựa của tác giả, thì Nam Ông Mộng Lục được biên soạn, một là để "biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa", hai là để "cung cấp điều mới lạ cho bậc quân tử".
Nam Ông Mộng Lục nghĩa là: Chép lại những giấc mộng của Nam Ông ( ông già nước Nam).
Tác phẩm gồm 31 thiên và ba bài tựa của Hồ Huỳnh, quan Thượng thư bộ Lễ đồng triều với Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ năm (1440). Tiếp đến là bài tựa của chính Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ ba (1438).
Cuối sách có bài hậu tự của Tống Chương, người Việt Nam, làm quan cho triều Minh, viết năm Chính Thống thứ bảy (1442).
Một số dị bản chỉ ghi có 28 thiên, thiếu mất ba thiên "Mệnh thông thi triệu", "Thi chí công danh" và "Tiểu lệ thi cú", trong đó, thiên "Tiểu lệ thi cú" bị chuyển vào phần sau của "Thi ngôn tự phụ", bản thân thiên "Thi ngôn tự phụ" cũng bị cắt xén bớt một đoạn.
Theo lời đề tựa của tác giả, thì Nam Ông Mộng Lục được biên soạn, một là để "biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa", hai là để "cung cấp điều mới lạ cho bậc quân tử".