[Funland] Hồ Nguyên Trừng, vài dòng biên-khảo

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,761
Động cơ
457,359 Mã lực
Ngả theo thật đó cụ ạ, giai đoạn Tây Sơn - Gia Long cũng thế đó cụ, bên nào chiếm được vùng nào thì bắt lính vùng đó để có quân lực đánh nhau, người dân bị bắt lính ghê quá đâm thù ghét và mong mỏi bên kia đến giải phóng cứu vớt, bên kia giải phóng được vùng đó thì cũng phải bắt lính để củng cố quân đội, thế là cái vòng luẩn quẩn lại tiếp tục. Đó là lý do nội chiến là thứ chiến tranh mà nhiều nước muốn tạo ra cho nước khác để làm suy kiệt đối phương mà mình không phải gánh tổn thất.
Chính xác ợ

Câu hỏi đặt ra là có 1 số nước dễ bị nội chiến hơn những nước khác. Lý giải bằng nguyên nhân bị xúi bẩy (ngoại lực tác động) hay tính cách dân tộc (nguyên nhân nội bộ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Minh nhận được sách của Nguyên Trừng, mừng lắm.

Cấu tạo súng của Nguyên Trừng như sau:

1.Thân súng, thân súng có tỷ lệ chiều dài tăng-nòng dầy so với các ống cũ, có tay nắm điều chỉnh tầm hướng, có ngáng để lắp vào ngõng trên giá pháo.

2. Gang và Thép được dùng thay cho Đồng, nguyên liệu nguồn gốc Ba Tư, kể cả diêm sinh hay thép, đều được coi trọng như thứ nguyên liệu quý nhất. (Sắt Ba Tư-Sắt Tây Vực có lẽ là thép, còn sắt thường hồi đó phần lớn là gang xấu).

3. Để tránh mưa ẩm, đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết. Súng có lỗ ngòi rất đặc trưng, di chuyển về phía sau. Lỗ ngòi và thuốc nổ được bịt kín tránh mưa ẩm bằng gỗ mềm, ngăn cách không khí và đạn với thuốc. ( dùng gỗ Mục Mã Tử, không biết là gỗ gì). Cơ cấu dẫn lửa của ngòi đã có cốc mồi, ống dẫn nhỏ dài loằng ngoằng chống phụt.

4.Nguyên Trừng đã tìm ra các thành phần thích hợp nhất cho súng, gồm có công thức pha chế , thuốc nổ đen có uy lực mạnh nhờ diêm sinh gốc khoáng mang về từ Ba Tư. Diêm sinh khoáng có nhiều trong vùng Tây Vực, thay thế cho thứ diêm sinh tồi tệ lọc từ phân dơi. Sau nhiều thử nghiệm, súng của Nguyên Trừng bắn ra uy lực kinh hồn.

5. Đạn cầu được chọn lựa thay cho dòng lửa phụt lẫn với đạn là mảnh than củi cháy dở. Đạn cầu đá hay gang được dùng công thành, uy lực vượt trội máy bắn đá, lại gọn nhẹ thuận tiện hơn và dễ chế tạo nhiều hơn. Súng cá nhân được Trừng tăng khả năng sát thương bằng đạn ria, đạn mẫu tử vượt trội cả về tầm và sức so với các giàn tên Liên Châu Nỗ ( Nỏ liên Châu, kiểu như thời An Dương Vương Chăng???) .

6. Súng của Nguyên Trừng khiến quân Minh thán phục vì:

Công phá mạnh hơn, có thể phá vỡ thành, sát thương mạnh hơn, tầm bắn xa hơn, chịu được thời tiết xấu.

 

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
5,104
Động cơ
259,915 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
thằng ngu đó mỗi lần bị đặt câu hỏi khó thì lãng không dám trả lời
nhưng khi không có ai nói thì lại lãm nhãm như thằng điên.
ông Thánh Tông: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di"
ổng xem thước núi tấc sông là của Thái Tổ ổng để lại cho ổng chứ có phải của đất nước Đại Việt con dân Đại Việt đâu
thời đó nó đều xem đất nước và cả con dân đất việt là tài sản của vua chứ không phải đất nước là của chung con dân đất việt
À, ngày nay chúng nó bảo đất của toàn dân đấy, ngon chưa?
À quên nhưng do nn thống nhất quản lý.
Vẫn mị rân thôi :))
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Chính xác ợ

Câu hỏi đặt ra là có 1 số nước dễ bị nội chiến hơn những nước khác. Lý giải bằng nguyên nhân bị xúi bẩy (ngoại lực tác động) hay tính cách dân tộc (nguyên nhân nội bộ?
Nếu đứng ở góc độ cần phải tạo ra nội loạn cho 1 vùng nào đó, người ta vẫn thường phân tích tình hình dân cư, xã hội, lịch sử, văn hoá, những mâu thuẫn trong xã hội, nhưng nổi bật trong xã hội của vùng đó, tóm lại là những đặc trưng ở vùng đó, những thứ này là điều kiện đề bài cho việc tạo nội loạn, tiếp đến phân tích cơ chế quản lý giảm sát, khả năng phòng vệ, khả năng tuyên truyền, khả năng giáo dục, khả năng vận động, khả năng cung ứng khi có biến, khả năng chịu đựng của vùng đó, để cân nhắc tác động vào góc cạnh nào, cần tác động bao nhiêu chỗ, cần tạo hiệu ứng dây chuyền thế nào, cần tạo chuyển biến cơ cấu ở thượng tầng ra sao, cần tác động đến hạ tầng thế nào, ... Bài toán là có cái gì, cần cái gì, tạo ra cái gì, để nó xảy ra rối loạn, thường thì mất thời gian cho một bài toán như này vì nó là vấn đề xã hội, nó có độ lan toả, ảnh hưởng, bài trừ, ... nên bài toán này phụ thuộc vào người giải của cả 2 phía, người giải phía phá giỏi thì nhanh, người giải phía chống giỏi thì lâu hoặc không bao giờ, và nó chốt về nhân lực và tài lực, con người và tiền của là nhân tố quyết định cho bài toán này, ở cả góc độ chủ động phá, bị động chống, thụ động chịu ảnh hưởng. Hơi lan man khó hiểu cụ nhỉ, nhưng theo những gì em hiểu thì có thể sơ lược như vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1411.

Lúc này ở An Nam, tôn thất nhà Trần là Trần Quý Khoáng xưng làm Hoàng đế ở Chi La ( Đức Thọ, Hà Tĩnh), lấy niên hiệu Trùng Quang.

Vua Trùng Quang nhiều lần cất quân ra Bắc đánh Minh.

Trùng Quang sai Hành khiển Hồ Ngạn Thần, Thẩm hình Bùi Nột Ngôn đem biểu văn, cống vật và hai tượng người bằng vàng, bạc sang Minh cầu phong.

Đến Yên Kinh, Minh Thành Tổ sai Hồ Nguyên Trừng, lấy thân phận là người đồng hương, lại cũng là chỗ quen biết của Ngạn Thần ra vẻ hỏi thăm, vua Minh cho người núp sau rèm nghe lén, Trừng hỏi thăm đủ chuyện, từ quân số, địa điểm bố trí, nguyên tắc phòng bị, thực lực quân,....Trừng nhỏ nước mắt tỏ ý nhớ nước Nam.

Ngạn Thần đem tình hình kể hết cho Nguyên Trừng, Nột Ngôn thì không nói. Mấy lần đưa mắt, nhưng Ngạn Thần và Trừng vẫn say sưa trò chuyện.

Vua Minh giả cách phong Trùng Quang làm Giao Chỉ Bố chính sứ, Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An.

Về nước, Bùi Nột Ngôn kể tội Hồ Ngạn Thần tiết lộ việc nước cho Nguyên Trừng và nhận quan chức của Minh.

Vua Trùng Quang bắt Ngạn Thần xử tử.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,761
Động cơ
457,359 Mã lực
Nếu đứng ở góc độ cần phải tạo ra nội loạn cho 1 vùng nào đó, người ta vẫn thường phân tích tình hình dân cư, xã hội, lịch sử, văn hoá, những mâu thuẫn trong xã hội, nhưng nổi bật trong xã hội của vùng đó, tóm lại là những đặc trưng ở vùng đó, những thứ này là điều kiện đề bài cho việc tạo nội loạn, tiếp đến phân tích cơ chế quản lý giảm sát, khả năng phòng vệ, khả năng tuyên truyền, khả năng giáo dục, khả năng vận động, khả năng cung ứng khi có biến, khả năng chịu đựng của vùng đó, để cân nhắc tác động vào góc cạnh nào, cần tác động bao nhiêu chỗ, cần tạo hiệu ứng dây chuyền thế nào, cần tạo chuyển biến cơ cấu ở thượng tầng ra sao, cần tác động đến hạ tầng thế nào, ... Bài toán là có cái gì, cần cái gì, tạo ra cái gì, để nó xảy ra rối loạn, thường thì mất thời gian cho một bài toán như này vì nó là vấn đề xã hội, nó có độ lan toả, ảnh hưởng, bài trừ, ... nên bài toán này phụ thuộc vào người giải của cả 2 phía, người giải phía phá giỏi thì nhanh, người giải phía chống giỏi thì lâu hoặc không bao giờ, và nó chốt về nhân lực và tài lực, con người và tiền của là nhân tố quyết định cho bài toán này, ở cả góc độ chủ động phá, bị động chống, thụ động chịu ảnh hưởng. Hơi lan man khó hiểu cụ nhỉ, nhưng theo những gì em hiểu thì có thể sơ lược như vậy.
Đó là ngoại lực tác động. Còn vấn đề từ nội bộ mà ra (tham vọng, tính cách thiếu mềm dẻo, ít chấp nhận hợp tác) thì sao ạ? Liệu từ những tính cách này có tự bùng lên ngòi nổ ko? Ví dụ như trường hợp Trần - Hồ. Nếu Bùi Bá Kỳ ko dâng thư lên nhà Minh, hoặc Trần Thiêm Bình ko xuất hiện, thì có diễn ra cuộc xâm lược và về lâu dài nhà Hồ có điều trị được nội bộ?
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đó là ngoại lực tác động. Còn vấn đề từ nội bộ mà ra (tham vọng, tính cách thiếu mềm dẻo, ít chấp nhận hợp tác) thì sao ạ? Liệu từ những tính cách này có tự bùng lên ngòi nổ ko? Ví dụ như trường hợp Trần - Hồ. Nếu Bùi Bá Kỳ ko dâng thư lên nhà Minh, hoặc Trần Thiêm Bình ko xuất hiện, thì có diễn ra cuộc xâm lược và về lâu dài nhà Hồ có điều trị được nội bộ?
Nội lực với Ngoại lực em nghĩ 2 cái này nó song hành, trước sau chỉ là thời gian rất ngắn cụ ạ, giai đoạn nhà Hồ có rất nhiều nội lực phân tách với ngoại lực can thiệp, cuộc xâm lược về cơ bản chắc chắn xuất hiện vì nó là mưu toan của nhà Minh từ lâu, nó nhanh chậm do nội lực phân tách chưa đủ độ. Quan điểm của phía ta thì phương Bắc lúc nào cũng muốn dòm ngó xâm lược, quan điểm của Trung Quốc thì lúc nào phương Nam cũng muốn ly khai, đây là trong sách sử của cả 2 bên có thể nhận ra quan điểm này, thực tế không xâm lược và chiếm đóng lâu dài mang tính chất thôn tính sáp nhập được nên việc độc lập riêng rẽ của Việt Nam mới thành công, việc xâm lược thôn tính của Trung Quốc mới thất bại, đây là em nói trên quan điểm lập luận về chiến tranh nhé, chứ quan điểm dân tộc thì mặc định Trung Quốc xâm lược là sai, Việt Nam độc lập là đúng, không nhiều cụ lại đọc không kỹ lao vào chửi bới mất vui.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 22 tháng 4 năm 1426, lúc này thời vua Minh, Tuyên Đức

Nguyên Trừng được thăng lên chức Chủ Sự Doanh Thiện Thanh.

Trừng dù có tài, vẫn bị bọn quan TQ xàm tấu, đâu là tấu:

" Bộ Viên chủ sự Doanh thiện Thanh lại ty thuộc Bộ Công tại Nam Kinh (hành tại) là Lê Trừng đã đủ thời gian để sát hạch. Bộ Lại dâng biếu hặc tội Lê Trừng, cho rằng lần sát hạch trước y đã không nộp cho Bộ bản Lý lịch sự vụ sau khi kết thúc chín năm làm việc.Nay đến kỳ sát hạch này y mới chịu nộp bản lý lịch, như thế là vi phạm quy định"

Vua Minh Tuyên Đức phê:

" Trừng khi còn tại An Nam đã phạm trọng tội, hoàng tổ (ông nội) ta đã đặc xá và dùng y, nay việc y vi phạm là không lớn, vậy có thể bỏ qua"
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyên Trừng được thăng chức, lần này lên Hữu Thị Lang Bộ Công ( Th.ứ T.rưởng)

Dù làm quan, nhưng nhà Minh vẫn chỉ cho ông lương bổng là gạo, trích lời tấu:

"Lệnh phát lương tháng toàn bằng gạo cho viên hữu thị lang Lê Trừng thuộc bộ Công tại Nam Kinh (hành tại). Trừng là anh của tên đầu sỏ ngụy An Nam Lê Thương trước dây, y bị bắt đến kinh đô, Thái Tông Văn Hoàng-đế tha và dùng y; khởi đầu giao cho chức chủ sự ở bộ Công, Hoàng thượng tức vị, y được thăng Lang trung. Nội thần tâu y nghèo, bèn thăng chức Thị lang; đến nay lại ra lệnh cấp bổng hàng tháng toàn bằng gạo"

(Bọn quan lại Nhà Minh vẫn có vẻ khinh miệt Nguyên Trừng, dù chức của ông đã lên cao, cũng may vẫn được vua Minh quý)
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Thứ nhất là kho tàng quí kim và châu ngọc của Đại Ngu mà cha con Quí Ly cướp được của họ Trần. Theo báo cáo của bộ Lại nhà Minh mùa Hè 1408, Trương Phụ và Mộc Thạnh cướp được 1,360,000 shi [thạch] gạo; 235900 voi, ngựa, trâu bò; 8,677 thuyền; 2,539,852 khí giới. Đó là chưa kể số quí kim, cùng các mỏ vàng, bạc, ngọc trai, gỗ quí, lâm sản, hồ tiêu, v.. v
Giao Chỉ sản xuất được một số sản phẩm tiểu công nghệ như tơ mỏng (1668 tấm năm 1417, 1668 tấm năm 1418); sơn mài [lacquer] (2,000 jin năm 1417, 2400 jin năm 1418); Sapan-wood (1500 jin năm 1417, 5,000 jin năm 1418); lông chim bột cá [King-fisher feathers] (2000 bộ một năm 1417, và 1418); và quạt giấy (10,000 cái mỗi năm).
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Cách ứng xử của nhà Minh dành cho quan chức tương lai thể hiện trong chiếu chỉ gửi Trương Phụ như sau:

Ngày 17 tháng 3 năm 1407: “Khi quân chiếm được An Nam, hãy thăm dò rộng rãi khắp nước để tìm người tài đức, hoặc có một điều hay, một nghề giỏi. Hãy dùng lễ để

sai khiến, tìm cách đưa về kinh đô.” (Minh Thực Lục I, 250) (a)

Sau đó, vua Minh lại tiếp tục dặn dò kỹ lưỡng việc săn lùng và ứng xử với nhân tài.

Ngày 28 tháng 7 năm 1407: “Đất Giao Chỉ chắc có những người tài đức song toàn ẩn dật tại núi rừng, rành kinh điển văn hay học rộng, có tài hiền lương đứng đắn; nông dân hiếu đễ thông minh chính trực; kẻ thư lại có khả năng được việc, thông thạo sách vở, người luyện tập binh pháp vũ nghệ trí mưu, dung mạo khôi ngô cao lớn, ăn nói lưu loát, có sức vóc dũng cảm; kẻ biết thuật số âm dương, rành y dược chẩn mạch. Hãy hỏi han tìm cho được, dùng lễ sai khiến để mang về kinh dùng.” (Minh Thực Lục I, 274)(b)

Toàn Thư cho biết những kẻ hợp tác khi sang nước Minh đều có người bạn tống, được chu cấp tiền đi đường và cung ứng thực phẩm dọc đường. Có lẽ sử Việt đã đề cập đến “lễ 禮” này. Còn con dân Đại Ngu hưởng ứng ở mức độ nào?

Toàn thư ghi nhận tình hình nhân sĩ Đại Ngu vào năm 1407 như sau:

“Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng. Duy có Bùi Ứng Đẩu từ chối, lấy cớ đau mắt, bọn hạ trai học sinh Lý Tử Cấu mấy người lui ẩn không chịu ra mà thôi.” (Toàn Thư II, 235)
Phía nhà Minh, Trương Phụ báo cáo về Kim Lăng như sau:

Ngày 6 tháng 11 năm 1407: “..đã thăm hỏi các quận huyện tại Giao Chỉ để đề cử những người tài đức, rành kinh điển, giỏi văn chương, học rộng tài cao, thông minh chính trực, lực điền hiếu đễ, hiền lương đoan chính, thông thạo việc quan, hiểu rành binh pháp và tài nghệ các mặt gồm 9.000 người, đang lục tục đến kinh đô.”(Minh Thực Lục I, 285)(a)

Vua Minh cho rằng dân phía Nam không quen chịu lạnh nên ra lệnh cấp áo bông, ủng vớ cho những người này.

Như vậy, mặc dù từ vùng nay là Ninh Bình đến biên giới Chiêm Thành tình hình chưa yên hẳn vì cuộc khởi nghĩa Hậu Trần, Trương Phụ đã tuyển được số nhân sự gấp ba lần số giấy khám hợp nhà Minh dự trù. Họ Trương thành công ngoài sức tưởng tượng.
 

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
5,104
Động cơ
259,915 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
...
Còn tư duy thế kỷ 20 nó khác đất nước là của dân cho nên khi không thích vua hay ông đứng đầu nhưng khi nước bị ngoại xâm thì họ sẽ chiến đấu bảo vệ tổ quốc của họ.
Câu này nói trùng với tuyên ráo :))
Họ đang đi tuyên truyền thế :P
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 12 năm 1433.

Lúc này, ở An Nam, Lê Lợi đã lên ngôi Vương, sai sứ sang báo tin Trần Cảo đã chết, không tìm được người nối dõi, nhà Minh vẫn không chịu phong Vương cho Lê Lợi, mà chỉ phong làm quyền cai quản nước An Nam, gọi là Quyền Thự An Nam Quốc Sự.

Lê Lợi đành chấp nhận và cho sứ sang tạ ơn, nộp 5 vạn lạng vàng tuế cống, Nhà Minh đòi gấp đôi, lại đòi phải đền mạng Liễu Thăng, đúc tượng vàng to như thật gọi là Kim Nhân Thế Mạng. Vì đại cuộc, Lê Lợi chấp nhận.

Sứ An Nam gặp Lê Trừng trong buổi thiết triều, trong số đi Sứ nhiều người biết Trừng, nhận ra đồng hương, lại làm quan to, có đến hỏi han và nói chuyện, Trừng lạnh nhạt, chỉ đáp qua loa, rồi xin phép ra về. Sứ Nam ngạc nhiên.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Khoảng tháng 12 năm 1433.

Lúc này, ở An Nam, Lê Lợi đã lên ngôi Vương, sai sứ sang báo tin Trần Cảo đã chết, không tìm được người nối dõi, nhà Minh vẫn không chịu phong Vương cho Lê Lợi, mà chỉ phong làm quyền cai quản nước An Nam, gọi là Quyền Thự An Nam Quốc Sự.

Lê Lợi đành chấp nhận và cho sứ sang tạ ơn, nộp 5 vạn lạng vàng tuế cống, Nhà Minh đòi gấp đôi, lại đòi phải đền mạng Liễu Thăng, đúc tượng vàng to như thật gọi là Kim Nhân Thế Mạng. Vì đại cuộc, Lê Lợi chấp nhận.

Sứ An Nam gặp Lê Trừng trong buổi thiết triều, trong số đi Sứ nhiều người biết Trừng, nhận ra đồng hương, lại làm quan to, có đến hỏi han và nói chuyện, Trừng lạnh nhạt, chỉ đáp qua loa, rồi xin phép ra về. Sứ Nam ngạc nhiên.
cụ đốc cho hỏi tượng vàng Liễu Thăng này chỉ cống 1 lần hay lần nào đi sứ sang đều phải cống?
theo em được biết chỉ cống tượng vàng tượng trưng cho vua thôi
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng năm 1440.

Vua Minh ban cho Lê Trừng họ Trần, không hiểu vì sao, gia thăng Hộ Bộ Thượng Thư, tin này làm cho bọn quan lại TQ phản đối dữ quá, vua Minh lại giáng chức, lại cho con trai ông làm Chỉ huy Cấm Vệ Quân.

Em trai của Nguyên Trừng ( chắc không phải Hán Thương) lại được vua Minh đổi sang họ Đặng, làm quan to đến Thượng Thư, nhưng sau cũng bị giáng chức.
Em trai nữa của Nguyên Trừng, làm đến Chỉ huy ( không rõ chỉ huy gì).

Nguyên văn:

永樂中,征安南,黎季氂降,有三子,皆隨入朝。其孟曰澄,賜姓陳,官為 戶部尚書。澄善製槍,為朝廷創造神槍。後貶其官,而命其子世襲錦衣指揮,澄願從文,乃許令世以一人為國子生。今凡祭兵器並祭澄也。其仲曰某,賜姓鄧,亦官 尚書。後貶江陰縣佐,未審丞、簿。有三子,亦令一人襲錦衣指揮,並賜江陰田甚厚,永蠲其傜,今猶守世業。其季曰某,官為指揮。久之,乞歸祭墓,既往,即自 立為王。季氂死葬京師,其子後遷葬於鍾山之旁。

Tạm dịch:

Thời Vĩnh Lạc, đánh An Nam, Lê Quí Ly hàng, có 3 con (trai) cùng theo vào triều.

Người con trưởng là Trừng được ban họ Trần, làm quan đến Thượng thư bộ Hộ . Trừng giỏi chế súng, đã chế súng thần công cho triều đình. Sau đó bị giáng chức, nhưng cho con làm chỉ huy Cấm vệ. Trừng xin theo nghiệp văn, hứa cho mỗi đời có con vào học Quốc tử giám. Ngày nay phàm tế binh khí, đều tế Trừng.

Người con giữa không rõ tên, được ban họ Đặng, cũng làm quan đến Thượng thư, sau bị giáng làm phụ tá huyện Giang Âm. Có 3 người con, cho 1 người làm chỉ huy Cấm vệ, ban cho ruộng tại Giang Âm rất hậu, được miễn trừ sưu dịch, nay vẫn giữ nghiệp nhà.

Người con út không rõ tên, làm quan đến chức Chỉ huy. Sau đó lâu, xin về quê tế mộ, rồi tự xưng Vương. Quí Ly chết chôn tại kinh sư, sau đó con cháu dời chôn tại bên cạnh núi Chung Sơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
cụ đốc cho hỏi tượng vàng Liễu Thăng này chỉ cống 1 lần hay lần nào đi sứ sang đều phải cống?
theo em được biết chỉ cống tượng vàng tượng trưng cho vua thôi
Cống liên tục nhé cụ, nên dân ta mới nói " Nợ quá nợ Liễu Thăng"
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1443

Nguyên Trừng đã 70 tuổi, theo lệ phải về hưu, nhưng dâng sớ xin lưu dụng, Hoàng Thượng xét thương hoàn cảnh ông ta là người từ Giao Chỉ xa xôi đến, nên thuận cho.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1445.

Nguyên Trừng được gia phong Công Bộ Thượng Thư, hàm Chánh Nhị Phẩm, chức quan khá to.

Chiếu vua Minh viết:

Phụng Thiên Thừa Vận, Hoàng Đế Chiếu Viết

Nay ban cho:

Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức Công Bộ Thượng Thư vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ


Khâm Thử
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Cống liên tục nhé cụ, nên dân ta mới nói " Nợ quá nợ Liễu Thăng"
Về hình dạng, người vàng Lê Lợi, Lê Thái Tông và Mạc Đăng Dung tiến cống được Minh sử miêu tả có dạng: “đầu tóc rũ rượi như người tù, hai tay trói quặt đằng sau”. Đến khi nhà Lê Trung hưng tiến người vàng, hình trạng có sự thay đổi nhất định. Khởi đầu, nhà Lê trung hưng dự định đúc người vàng “mặc áo chầu, đội mũ chầu, đứng tự do, mặt ngửa lên như là hình dạng của vua Lê cầu ơn ở thượng quốc”, nhưng nhà Minh cho rằng như vậy là có ý “kiêu ngạo” nên bắt phải đổi về hình dạng cũ. Tuy nhiên, nhà Lê Trung hưng cho rằng không thể đồng nhất người vàng của họ Lê với họ Mạc được (một bên là chính thống, một bên là tiếm nghịch). Cuối cùng, hai bên đồng ý ở hình trạng “đứng tự do, cúi đầu”.
em không nghĩ người vàng cống đó là Liễu Thăng
khả năng cao người vàng đó tượng trưng cho vua An nam
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi Nguyên Trừng mất, quân Minh khi bắn súng đều phải làm lễ tế ông:

Phong tục tế súng, nhằm các nhày lễ và trước các dịp bắn. Phải là bậc chỉ huy mới được đứng ra tế Thần Công (tức Thần đánh phá, thần súng tức Nguyên Trừng, vì lời tế này nên nhiều người tưởng là Súng Thần Công).

Suốt thời Minh mỗi khi tế súng quân TQ đều tế Hồ Nguyên Trừng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top