[Funland] Hồ Nguyên Trừng, vài dòng biên-khảo

Alibababa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647120
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
575
Động cơ
115,420 Mã lực
Tuổi
29
Phim ảnh thôi cụ.
Với lại, TQ cũng giống châu Âu, dân cư tập trung nhiều trong thành, hạ thành là xong.
VN thì lấy làng xóm làm đơn vị cơ bản, có thành cũng chả giải quyết gì mấy
Hahah.em thấy phim nó dùng diều bay vào vì thành quá cao
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,889
Động cơ
203,544 Mã lực
Phần màu đỏ của cụ đó là tấn công cá nhân, nó sẽ không thích hợp với cuộc tranh luận
Phần màu xanh: cụ định sử dụng nguỵ biện người rơm à?

Còn về sách giáo khoa, không ai bắt phải viết tất cả các quan điểm trên đời, sách giáo khoa chỉ nên nêu sự kiện, và chỉ sự kiện xảy ra thôi, còn quan điểm về sự kiện đó như thế nào thì nên để học sinh tự có quan điểm riêng của mình, qua tranh luận thì nó sẽ hiểu thêm về lịch sử, trong quá trình tranh luận, giáo viên có thể đưa ra một vài quan điểm của các nhà sử học lớn để bổ sung cho học sinh tham khảo
Ps: trong quá trình tranh luận, giáo viên hướng dẫn học sinh phải tôn trọng các ý kiến và quan điểm khác biệt và đặc biệt không sử dụng các loại nguỵ biện.
https://vi.wiktionary.org/wiki/lười#Tiếng_Việt
lười
  1. Hay tránh mọi cố gắng, thích ngồi rỗi.
    Lười học.
    Lười suy nghĩ.
    Lười đi chợ, chỉ mua rau của hàng rong.
Tạm thời không có từ điển nào khác thì em dùng cái này vậy. Như học sinh hiện tại thì rõ ràng là có nguồn lực, cứ ông nào dùng được fb thì có thể lên mạng tìm tài liệu. Nhưng nếu không chịu chủ động tìm hiểu mà đổ tại "vì sách giáo khoa dở cho nên em không thích sử" thì rõ ràng là lười rồi, theo định nghĩa.

Cụ cũng nên hiểu rõ: Ad hominem là khi tấn công vào đặc tính, động cơ hoặc hoàn cảnh của đối thủ thay vì tấn công vào lập luận. Ở câu trước đó, em có viết rằng: "Các sách tham khảo, sách chuyên khảo rất là nhiều và có nhiều ý kiến khác nhau. Thời nay thì internet tràn ngập, ai muốn đọc gì cũng có", như vậy là em tấn công lập luận, chữ "lười" là em diễn giải theo định nghĩa. Chữ "lười" ấy là "xúc phạm/sỉ nhục" (insult) rút ra sau khi tấn công lập luận, nhưng chỉ có "xúc phạm" thì cũng chưa phải là "tấn công cá nhân". Cụ bảo em "tấn công cá nhân", đấy là chưa hiểu đúng về "tấn công cá nhân".

Cụ có thể xem thêm về "tấn công cá nhân" ở đây chẳng hạn: http://www.fallacyfiles.org/adhomine.html

Còn về việc SGK có nên chỉ ghi chép sự kiện, hay có thêm nhận định của tác giả SGK: Nếu làm được thì tốt. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, 2 cái này là 1 và chẳng phân biệt được
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nói, Trần Thiêm Bình nhận là con của Trần Nghệ Tông, việc này còn đang xét, gốc tích chưa tỏ tường, nhưng xét nỗi nhà Trần không thể tận, nhà Minh căn cứ theo những lời Thiêm Bình khai:

Nguyên Bình vốn tên Trần Khang, là bộ tướng của Trần Tông, 1 viên tướng cai quản vùng biên giới với Chăm Pa, sau đầu hàng quân Chăm, vua Trần hạ lệnh bắt trị tội nhiều thổ hào ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng từng theo Chăm, trong số đó có Trần Tông. Sau khi Trần Tông bị bắt, Khang (Trần Khang) đổi tên là Trần Thiêm Bình và bỏ trốn sang Ai Lao, rồi đi theo đường Vân Nam chạy sang Trung Quốc.

Năm 1401.

Bình chạy sang Yên Kinh cầu viện nhà Minh xin giúp binh đánh Đại Ngu báo thù về tội cha con Quý Ly giết vua cướp ngôi. Thiêm Bình khẩn khoản nói với Minh Thành Tổ ra quân, chỉ cần vài ngàn người có thể thắng lợi, vì đi tới đâu sẽ có người hưởng ứng. Khẩu hiệu là " Phò Trần Diệt Hồ"
Minh Thành Tổ trước tiên cho Sứ sang ( nước NAm) và yêu cầu nhà Hồ đón Thiêm Bình về làm vua,

Nhà Hồ làm vẻ chấp nhận, sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm chúa công, còn mọi việc sẽ tùy nghi sắp đặt.

Nhà Minh đồng ý.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhà Hồ tuy chấp nhận để Thiêm Bình về nước, nhưng trong bụng đã tính khác, và chuẩn bị chiến tranh với nhà Minh.

Lúc này, Hồ Hán Thương phong cho Nguyên Trừng chức:

Thôi Thành Thủ Chánh Dực Tán Hoằng Hóa công thần, Vân Truân Trấn Kiêm Quy Hóa Trấn Gia Hưng đẳng Trấn Chư quân sự Tiết Độ đại sứ, Thao Giang Quản nội Quan sát xử Trí đẳng sử, Sử Trì Tiết Vân Truân Quy Hóa Gia Hưng Đẳng Trấn Chư quân sự, Lĩnh Đông Lộ Thiên Trường Phủ Lộ Đại Đô đốc phủ, Đặc tiến, Khai phủ nghi đồng tam ti, Nhập nội Kiểm giáo, Tả tướng quốc, Bình chương quân quốc sự, Tứ Kim Ngư Đại, Thượng trụ quốc, Vệ Quốc Đại Vương.

( Tóm lại là chức vụ rất dài, nhưng đơn giản hiểu như là BT Quốc Phòng, kiêm Công An, kiêm Bộ Giao Thông, để chống Minh)
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Nhà Hồ tuy chấp nhận để Thiêm Bình về nước, nhưng trong bụng đã tính khác, và chuẩn bị chiến tranh với nhà Minh.

Lúc này, Hồ Hán Thương phong cho Nguyên Trừng chức:

Thôi Thành Thủ Chánh Dực Tán Hoằng Hóa công thần, Vân Truân Trấn Kiêm Quy Hóa Trấn Gia Hưng đẳng Trấn Chư quân sự Tiết Độ đại sứ, Thao Giang Quản nội Quan sát xử Trí đẳng sử, Sử Trì Tiết Vân Truân Quy Hóa Gia Hưng Đẳng Trấn Chư quân sự, Lĩnh Đông Lộ Thiên Trường Phủ Lộ Đại Đô đốc phủ, Đặc tiến, Khai phủ nghi đồng tam ti, Nhập nội Kiểm giáo, Tả tướng quốc, Bình chương quân quốc sự, Tứ Kim Ngư Đại, Thượng trụ quốc, Vệ Quốc Đại Vương.

( Tóm lại là chức vụ rất dài, nhưng đơn giản hiểu như là BT Quốc Phòng, kiêm Công An, kiêm Bộ Giao Thông, để chống Minh)
Bình chương quân quốc trọng sự kiêm tả tướng quốc là ngang thủ- tướng bây giờ.
Nhà Minh hứa với Quý Ly chỉ cần chấp nhận Thiêm Bình làm vua họ sẽ phong cha con Ly làm tri phủ Thanh Hóa
 

pos

Xe hơi
Biển số
OF-450656
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
124
Động cơ
208,140 Mã lực
Tuổi
44
https://vi.wiktionary.org/wiki/lười#Tiếng_Việt

Tạm thời không có từ điển nào khác thì em dùng cái này vậy. Như học sinh hiện tại thì rõ ràng là có nguồn lực, cứ ông nào dùng được fb thì có thể lên mạng tìm tài liệu. Nhưng nếu không chịu chủ động tìm hiểu mà đổ tại "vì sách giáo khoa dở cho nên em không thích sử" thì rõ ràng là lười rồi, theo định nghĩa.

Cụ cũng nên hiểu rõ: Ad hominem là khi tấn công vào đặc tính, động cơ hoặc hoàn cảnh của đối thủ thay vì tấn công vào lập luận. Ở câu trước đó, em có viết rằng: "Các sách tham khảo, sách chuyên khảo rất là nhiều và có nhiều ý kiến khác nhau. Thời nay thì internet tràn ngập, ai muốn đọc gì cũng có", như vậy là em tấn công lập luận, chữ "lười" là em diễn giải theo định nghĩa. Chữ "lười" ấy là "xúc phạm/sỉ nhục" (insult) rút ra sau khi tấn công lập luận, nhưng chỉ có "xúc phạm" thì cũng chưa phải là "tấn công cá nhân". Cụ bảo em "tấn công cá nhân", đấy là chưa hiểu đúng về "tấn công cá nhân".

Cụ có thể xem thêm về "tấn công cá nhân" ở đây chẳng hạn: http://www.fallacyfiles.org/adhomine.html

Còn về việc SGK có nên chỉ ghi chép sự kiện, hay có thêm nhận định của tác giả SGK: Nếu làm được thì tốt. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, 2 cái này là 1 và chẳng phân biệt được
Thôi tóm lại thế này, hiện trạng thì học sinh không thích lịch sử mấy, cái này báo đài nói nhiều rồi, còn nguyên nhân thì:
-Theo em: do giáo trình, do cách dạy là chủ yếu
- Theo cụ: do học sinh lười

Tất nhiên, em vẫn tôn trọng ý kiến của cụ
Cảm ơn cụ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quý Ly muốn tuyển thêm quân để chống Minh ( nguyên văn: Thiên Triều, em dịch thoát), bèn cùng Hán Thương lệnh cho Đồng tri Khu mật sứ Hoàng Hối Khanh dâng lên kế sách, làm sổ hộ tịch trong cả nước, biên hết vào sổ những nhân khẩu từ hai tuổi trở lên và lấy số hiện tại làm thực số, không cho người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ.

Lại Yết thị cho các phiên trấn hễ có người Thăng Long ( nguyên văn Kinh, tức là Kinh ĐÔ) nào trú ngụ thì đuổi về nguyên quán.

Đến năm 1401, làm sổ hộ tịch xong, tính số người từ 15 tuổi trở lên 60 tuổi trở xuống được gấp bội so với trước, cho nên năm 1402 điểm binh càng nhiều, Ly đắc ý, cho lập đàn Nam Giao trên núi ở Thanh Hóa, coi mình ngang Hoàng Đế Trung Hoa, cầm Phủ Việt ( kiểu như cái rìu, tượng trưng cho quyền lực Hoàng Đế) đi xe Hoàng Ốc che lọng vàng ( 1 loại xe dành cho Hoàng Đế TQ), tự coi mình ngang Thiên Tử ( nhà Minh).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bình chương quân quốc trọng sự kiêm tả tướng quốc là ngang thủ- tướng bây giờ.
Nhà Minh hứa với Quý Ly chỉ cần chấp nhận Thiêm Bình làm vua họ sẽ phong cha con Ly làm tri phủ Thanh Hóa
Lại cảm ơn cụ bổ xung.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Quý Ly muốn tuyển thêm quân để chống Minh ( nguyên văn: Thiên Triều, em dịch thoát), bèn cùng Hán Thương lệnh cho Đồng tri Khu mật sứ Hoàng Hối Khanh dâng lên kế sách, làm sổ hộ tịch trong cả nước, biên hết vào sổ những nhân khẩu từ hai tuổi trở lên và lấy số hiện tại làm thực số, không cho người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ.

Lại Yết thị cho các phiên trấn hễ có người Thăng Long ( nguyên văn Kinh, tức là Kinh ĐÔ) nào trú ngụ thì đuổi về nguyên quán.

Đến năm 1401, làm sổ hộ tịch xong, tính số người từ 15 tuổi trở lên 60 tuổi trở xuống được gấp bội so với trước, cho nên năm 1402 điểm binh càng nhiều, Ly đắc ý, cho lập đàn Nam Giao trên núi ở Thanh Hóa, coi mình ngang Hoàng Đế Trung Hoa, cầm Phủ Việt ( kiểu như cái rìu, tượng trưng cho quyền lực Hoàng Đế) đi xe Hoàng Ốc che lọng vàng ( 1 loại xe dành cho Hoàng Đế TQ), tự coi mình ngang Thiên Tử ( nhà Minh).
Em đánh giá suốt lịch sử Việt Nam Hồ Quý Ly là ông vua ngông cuồng và chịu chơi nhất.
Ông ta đã làm một việc đó là giám thách thức Trung Hoa và tự cho mình ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa và công khai tỏ rõ thái độ thách thức quyền lực Trung Hoa.
Nếu cụ đồng ý em sẽ bổ sung thêm 1 số chi tiết về sự ngông cuồng của Quý Ly thời điểm đó
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quý Ly, Hán Thương thấy ruộng đất, gia nô còn tập trung trong tay quý tộc Trần nhiều, bèn dùng phép Hạn Điền, Hạn Nô, chiếu theo phẩm cấp được cấp số lượng khác nhau, thừa phải dâng lên triều đình. Bây giờ nhiều sĩ đại phu tham phú quý, muốn được lòng nhà Hồ, dâng thư khuyên giết hại con cháu nhà Trần, giảm bớt số ruộng và nô để nén bớt thế lực của họ. Quý Ly nghe theo, lệnh ai không tuân chém cả 3 họ.

Nguyên Trừng không đồng tình,cho rằng làm gì cũng phải có lộ trình thời gian ( nguyên văn: thiên vận, em dịch thoát). Quý Ly cười, cho là thiên hạ đã về tay, bèn giao cho Trừng cải tiến, nâng cao thực lực quân đội.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em đánh giá suốt lịch sử Việt Nam Hồ Quý Ly là ông vua ngông cuồng và chịu chơi nhất.
Ông ta đã làm một việc đó là giám thách thức Trung Hoa và tự cho mình ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa và công khai tỏ rõ thái độ thách thức quyền lực Trung Hoa.
Nếu cụ đồng ý em sẽ bổ sung thêm 1 số chi tiết về sự ngông cuồng của Quý Ly thời điểm đó
Cụ cứ bổ xung ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
NĂm 1403.

Trừng cải tiến loại súng thần cơ để nâng cao sức công phá, hơn hẳn súng thần cơ thời nhà Trần ( nguyên văn: Tiền Triều) .

Thủy binh đã được trang bị thuyền chiến lớn hơn. Cho đóng thuyền đinh sắt, có hiệu là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, chỉ mượn tiếng là chở lương thôi nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu, bên dưới thì hai người chèo một mái chèo.

Bên cạnh đó, Trừng cho xây dựng các hệ thống phòng tuyến trên mặt đất là (thành) Tây Đô, (thành) Đa Bang và cả một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 1000 trượng kéo dài từ núi Tản Viên xuống tận sông Luộc ( có lẽ là Thái Bình) .

Năm 1405

Trừng định quân Nam ban và Bắc ban, chia thành 12 vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người. Đại quân thì 30 đội, trung quân thì 20 đội, mỗi doanh là 15 đội, mỗi đoàn là 10 đội, Cấm vệ đô thì 5 đội, do Đại tướng quân thống lĩnh.

Tổng số quân trong 12 vệ Nam Bắc là 5.320 người, trong 8 vệ Đông Tây là 3.820 người; trong mỗi đại quân là 540 người, trung quân là 360 người. Lại đặt hai vệ Thiên Ngưu và Phụng Thần thuộc quân Long tiệp, cùng đặt các chức thủy quân Đô tướng và bộ quân Đô úy. Lại thêm hương binh, chọn người có chức tước tạm cho cai quản.

Mộ những kẻ vong mệnh làm quân dũng hãn, đặt chức Thiên hộBách hộ để cai quản.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyên Trừng cho rằng Chiêm Thành trước làm nhục nhà Trần, sau lại có ý làm phản, bèn dâng sớ lên Quý Ly xin phát binh, thực ra là cái cớ, để mở rộng cương vực và vơ vét vàng bạc, Quý Ly đồng ý ngay, nhưng lại giao hết quyền bính cho Hán Thương.

Tháng 7, năm 1402.

Hán Thương đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, chúa Chiêm Ba Đích Lại sợ, sai cậu là Bố Điền dâng một voi trắng, một voi đen, sản vật và đất Chiêm Động để xin rút quân. Bồ Điền tới, Hán Thương ép phải sửa tờ biểu là dâng nộp cả động Cổ Lũy, rồi chia đất ấy thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt An phủ sứ và An phủ phó sứ lộ Thăng Hoa để cai trị; miền đầu nguồn đất ấy thì đặt trấn Tân Ninh. Chiêm Thành bất đắc phải đồng ý.

Chiêm Thành thu lấy những dân phụ cận đưa về nước. Hán Thương điều An phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa.

Cảnh Chân dâng thư xin theo việc cũ của nhà Hán, nhà Đường, mộ người nộp thóc rồi ban tước, miễn lao dịch,.. nhằm đủ thóc để phòng bị biên cương. Tấu sớ dâng lên, Hồ Quý Ly phê: Mi biết được mấy chữ mà dám nói việc Hán ,Đường, thực là thằng ngọng hay nói, chỉ chuốc lấy tiếng cười mà thôi
Cảnh Chân cả giận.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1403.

Hán Thương sai đem những người không có ruộng mà có của ở Thanh Hóa, Nghệ An dời đến Thăng Hoa, biên chế thành quân đội, chia đất cho họ ở.

Những người đó đưa vợ con đi theo, bị bão chết đuối, dân oán thán nhà Hồ thấu trời.

Quý Ly cho đóng các thuyền đinh nhỏ để đánh Chiêm Thành, dự định phân chia các đất Bản Đạt Lang, Hắc Bạch và Sa Li Nha từ Tư Nghĩa trở về Nam đến biên giới Xiêm làm châu huyện, gia phong Phạm Nguyên Khôi làm Đại tướng quân 2 vệ Thiên Ngưu và Phụng Thần, chỉ huy quân Long tiệp, Hồ Vấn làm phó; Đỗ Mãn chỉ huy quân Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần, quân thủy bộ cộng 20 vạn người, đều theo tiết chế của Nguyên Khôi.

Quân Nam vào đất Chiêm, vây thành Chà Bàn, quân Chiêm cố thủ, quân Nam vây ngặt, sắp lấy được, nhưng vì quân đi đã 9 tháng, hết lương, phải rút về.

Chiêm Thành cầu cứu nhà Minh, (nhà Minh) sai 9 chiếc thuyền vượt biển sang cứu, thủy quân Nam gặp (quân Minh) ngoài biển, bảo Nguyên Khôi phải rút quân về, không được ở lại lâu.

Nguyên Khôi từ Chiêm trở về bị Quý Ly trách thậm tệ, nói : Mi là loài rùa rụt cổ, gặp giặc không đánh, phận làm tướng, gặp giặc là đánh, bất kể giặc gì ( ý Quý Ly muốn nói quân Minh)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1405.

Sứ nhà Minh lại sang, đòi cắt đất Lộc Châu ở Lạng Sơn.

Nguyên do vụ việc thổ quan phủ Tư Minh, Quảng Tây là Hoàng Quảng Thành báo lên rằng Lộc Châu là đất cũ của phủ ấy.

Quý Ly sai Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm Cát địa sứ. Hối Khanh đem các thôn như Cổ Lâu, gồm 59 thôn trả cho nhà Minh.

Khi về triều, Quý Ly trách mắng, lăng nhục Hối Khanh vì trả lại đất nhiều quá. : Mi tự ý cắt đất cho ( nhà Minh) tội đáng muôn chết, thân làm Cát địa sứ thì phải bao biện, khôn khéo thương lượng, tiến lui hợp thời, ta tin mi nhưng đúng là thằng ngu mà.

Những thổ quan do bên nhà Minh đặt, Quý Ly đều bí mật sai thổ nhân ở đó đánh thuốc độc giết đi.

Đất đó nhà Minh cũng không sao đặt quan cai trị được,
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
đầu tiên em xin bổ sung 1 chút về quá trình ngoại giao của Minh triều và Đại Việt sau cái chết của Trần Nghệ Tông và trước khi Quý Ly cướp ngôi Trần: quá trình này gắn liền với 1 nhân vật thú vị là Nguyễn Phi Khanh cha của NGuyễn Trãi.
Ngày 8/12/1389: Bồi thần Nguyễn Đổng Thúc cống đồ uống rượu bằng vàng, bạc và sản vật địa phương. Nhà Minh biết Trần Vĩ (Phế đế) đã chết nhưng Quý Ly vẫn dùng tên vua cũ.

Ngày 15/12/1389: vua Minh qui định An Nam 3 năm cống một lần.

Ngày 17/5/1390: sứ An Nam đến, vua Minh ra lệnh Bố chính Quảng Tây không nhận, cho về. Hẹn ba năm sau hãy sang.

Ngày 12/2/1393: Đại phu Nguyễn Tông Lượng đến cống ngựa và thổ sản, được ban yến, thưởng tiền giấy và lụa.

Ngày 1/6/1393: vua Minh cấm An Nam triều cống vì tội giết vua (Phế đế). Quảng Tây thực hiện mệnh này.

Ngày 14/6/1394: sứ thần An Nam Nguyễn Quân đến cống qua đường Quảng Đông. Vua Minh khước từ.

Ngày 8/6/1395: Thái trung Đại phu Lê Tông Triệt, Triều nghi Đại phu Bùi Khinh dâng biểu và cống voi. Vua Minh nhận, thưởng khăn và đai cho quan sứ, thưởng tiền cho tùy tùng.

Ngày 19/3/1396: Thông phụng Đại phu Đào Toàn Kim , Thiếu trung Đại phu Nguyễn Ứng Long dâng biểu, cống sản vật địa phương. Vua Minh thưởng tiền.

Ngày 23/3/1396: Vua Minh từ chối phúng điếu Trần Thúc Minh (Nghệ tông) vì ông giết vua (Nhật Lễ) đoạt nước.

Trong quãng thời gian này, Toàn Thư ghi nhận tiếp xúc Minh – Việt như sau:

Cuối năm 1388: vua Minh sai Đỗ Tử Hiền mang sắc rồng sang phong, nhưng Linh Đức đã mất.

Năm 1395: nhà Minh sai Nhâm Hanh Thái sang đòi 5 vạn quân, 50 voi và 50 vạn thạch lương. Cuối năm lại sai sứ đòi cống nhà sư, phụ nữ xoa bóp, người hoạn.

Sử Việt ghi rằng Nhâm Hanh Thái đòi 80 vạn thạch lương, 5 vạn quân và 50 voi. Minh Thực lục chỉ chép duy nhất yêu sách về gạo. Phải chăng lính và voi là vòi vĩnh riêng từ họ Nhâm? Sau cùng, Đại Việt chỉ cung ứng 20 vạn thạch lương đến động Bằng Tường kèm 1.000 lạng vàng, 20.000 lạng bạc. Do đầu lĩnh giặc sớm đầu phục nên vua Minh chỉ nhận lương, trả lại vàng bạc. Hanh Thái bị kỷ luật khi quay về bởi tội mua riêng người man làm nô lệ. chính hanh Thái khuyên Đại Việt đừng đưa người đến để tránh bị bắt cóc. Như vậy, đòi hỏi về binh tượng chỉ là mánh khóe làm tiền của Thái.
Thái độ ngờ vực của vua Minh đối với An Nam khá rõ. Đoàn sứ tháng 12 năm 1389 hẳn có nhiệm vụ thăm dò thái độ Minh đế về vụ Linh Đức. Vua Minh nhận lễ, không nói gì. Nhưng chỉ 8 ngày sau ngài cho phép An Nam 3 năm cống một lần, có lẽ để dành thời gian điều tra sự thực. Năm 1390, vua Minh từ chối cống sứ An Nam thẳng thừng. Ngờ rằng phía Minh đã nắm được nội vụ. Vua Hồng Võ vốn ít thiện cảm với Nghệ tông vì vụ lật đổ Nhật Lễ không được tường trình rõ ràng, nay bồi thêm vụ giết Phế đế mà phía An Nam cố tình che dấu. Cùng giai đoạn, sứ đoàn Chiêm Thành vẫn tiến cống hàng năm với lễ vật trọng hậu, vài lần cống đến hai lượt mỗi năm. Khả năng giọt nước tràn ly là vụ Đại Việt sát hại Chế Bồng Nga, vị vua chư hầu có lúc rất được lòng Hồng Võ. Do La Ngai cướp ngôi nên không tường trình lên Minh đế sự việc Bồng Nga mất trong chiến trận, phải 3 năm sau vua Minh mới hiểu và mạnh tay cấm An Nam vào cống. Chế Bồng Nga qua đời làm đổ vỡ chính sách viễn giao cận công của thiên tử.
Nguyễn Phi Khanh với chức Thiếu trung Đại phu, xuất hiện tại triều đình Nam Kinh ngày 19/3/1396 dâng sản vật địa phương. Mục đích chuyến đi dường như để báo tin Nghệ tông qua đời vì sau đó 4 ngày, Minh Thực lục chép việc vua Minh từ chối phúng điếu do Nghệ tông từng giết vua hợp pháp là Nhật Lễ. Nhà Minh cấm An Nam triều cống từ ngày 1/6/1393 với lý do Phế đế Trần Hiện bị sát hại vô cớ. Đế Hiện mất từ 1388, có thể vua Minh chỉ quyết định cấm triều cống sau khi thẩm tra đầy đủ thông tin về sự kiện. Từ thời điểm đó, dĩ nhiên sứ thần Đại Việt không còn được đưa đón đúng nghi thức, dù chỉ nghi thức ngoại giao Thiên triều – Chư hầu. Vua Minh duy trì việc bang giao ở mức tối thiểu. Phái bộ Đại Việt có lần phải lẻn qua ngõ Quảng Đông đến Kim Lăng vì Quảng Tây được lệnh từ chối tiếp sứ thần.
sau thất bại ở lần đi sứ này Nguyễn Phi Khanh bị Hồ Quý Ly giáng chức
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
em xin bổ sung câu chuyện Trần Thiêm Bình một chút
đầu đay mối nhợ nằm ở nhân vật Bùi Bá Kỳ:
Toàn Thư ghi nhận vụ tàn sát vào năm Kiến Tân II (1399). Nguyên nhân do Trần Khát Chân cùng nhóm đồng mưu định giết Quý Ly trong dịp hội thề Đốn Sơn. Vì Khát Chân chần chừ, thích khách Phạm Ngưu Tất không thực hiện được ý đồ. Việc vỡ lỡ, Quý Ly giết các người liên quan cùng gia đình, tổng cộng hơn 370 nhân mạng.
Theo “Cáo nạn biểu” do chính Bá Kỳ viết dâng lên vua Minh, cha ông Bá Kỳ đều làm quan hàng đại phu, mẹ là bà con gần với hoàng tộc Trần nên từ nhỏ đã được đưa vào cung phục dịch hoàng gia, chức quan đến ngũ phẩm. Sau đó ông được đưa ra làm tì tướng của Võ Tiết hầu Trần Khát Chân. Khi họ Hồ soán đoạt, giết hại nhiều người trung thành với vua cũ, trong đó có gia tộc Bùi Bá Kỳ. Bản thân ông bị truy sát gắt gao.

“Cáo nạn biểu” lưu lại trong “Thơ văn Lý-Trần” rất ngắn gọn. Bài biểu ghi nhận bởi Minh Thực Lục chi tiết rõ ràng hơn. Có lẽ văn bản đến tay vua Minh đã được trau chuốt lại bởi các quan ở Kim Lăng. Bài biểu như sau:

Ngày 6 tháng 8 năm Vĩnh Lạc II (10/9/1404) : Bồi thần An Nam là Bùi Bá Kỳ đến cáo cấp, lời tâu rằng:

“Gia đình thần đời đời thờ họ Trần nước An Nam, cha ông thần là quan Đại phu, chết vì việc nước. Mẹ thần thuộc dòng thân cận tôn thất họ Trần; vì vậy lúc nhỏ thần được hầu hạ Quốc vương, tước ngũ phẩm; rồi được làm Tỳ tướng cho Vũ Tiết hầu Trần Khát Chân. Năm Hồng Vũ thứ 32 thay Khát Chân ra biển Đông Hải chống cự với giặc Nụy. Lúc này gian thần cha con Lê Quí Ly giết chúa soán ngôi, hãm hại trung thần diệt cả dòng họ có đến trăm mười người. Anh em vợ con thần đều bị giết hại; lại sai người đi bắt thần để xẻ thịt. Thần nghe việc biến bèn bỏ quân ngũ, chạy trốn vào rừng, sống nơi cùng tịch cùng Mường Mán, vượn khỉ. Lòng trung thành sáng chói, nhưng uất ức không có chỗ tố cáo. Mới đây nghe tin Hoàng thượng lên ngôi báu, mở mang sự cai trị ra muôn nơi, nên muốn được phơi bày gan ruột, cầu xin diệt nạn này. Trải qua nhiều gian nan nguy hiểm, đến được biên giới. Giả mạo cùng với lái buôn khiêng vác hàng hóa, tháng 4 năm nay đến phủ Tư Minh, Quảng Tây. Được quan ty đưa đón và may mắn được chiêm bái Hoàng thượng. Thần trình rằng gian thần Lê Quí Ly là con của cố Kinh lược Lê Quốc Kỳ. Y đã hưởng ân sủng dưới triều nhà Trần, con là Thương cũng được ban chức cao. Đắc chí với tham vọng, giết vua, đổi tên họ là Hồ Nhất Nguyên; con là Hồ Đê tiếm hiệu soán ngôi, không tôn trọng mệnh lệnh Thiên triều, ngược đãi con dân trăm họ, dân chúng hàm oan kêu trời khấn đất, trung thần nghĩa sĩ nhức óc đau lòng. Thần trong lòng khích động vì điều nghĩa, mạo muội tâu lên Thiên tử xin ban rộng lòng nhân, thương dân chúng vô tội, mang quân cứu dân phạt tội, nối dòng chính thống bị đứt, thần tình nguyện cầm cung nỏ đi dẫn đường biểu dương uy trời, những người trung nghĩa hưởng ứng họp lại diệt bọn giặc, quét sạch hung đồ, lập lại con cháu nhà Trần. [Được như vậy] ắt nơi phiên di xa xôi này rất đội ơn thánh đức, cung kính triều cống, vĩnh viễn làm phiên dậu bên ngoài. Thần bất tài, trộm bắt chước Thân Bao Tư chịu tội đáng chết để thỉnh cầu, kính xin bệ hạ thương xót”.

Thiên tử thương tình, mệnh quan ty cấp cho y phục và thực phẩm. (Minh Thực Lục I, 206-207)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,994 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 4 năm 1406.

Nhà Minh thấy nhà Hồ ngày càng chống đối, bèn quyết đưa Trần Thiêm Bình về nước.

Sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang 5.000 quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua.

Hồ Nguyên Trừng đích thân chỉ huy, đem 2 vạn quân theo đường thủy lên đánh. Trước khi đi, Quý Ly họp các bộ tướng bàn bạc, có kẻ xin đánh, kẻ xin hòa, Ly, Thương hỏi ý kiến Trừng, bèn bình thản đáp:

" (Thần) không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân Nam không theo mà thôi"

Nghe hay, ban cho 1 hộp trầu bằng vàng.

( Lời phê của Sử quan nhà Minh: Thiên Mệnh tại dân, Trừng hiểu được điều cốt yếu đó, đem trứng chọi đá, duy câu này đáng khen thay)
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Sau đó chưa đến một tháng, gia nô cũ của Trần Tông, một hào trưởng vùng biên giới Chiêm Thành, xưng tên Trần Thiêm Bình (Minh Thực Lục : Trần Thiên Bình), mạo danh là cháu nội Trần Nghệ Tông đến Kim Lăng qua ngõ Lão Qua-Vân Nam cũng để xin binh phạt Hồ.

Khi sứ giả nhà Hồ đến Kim Lăng chúc mừng năm mới, vua Minh đã bố trí để Trần Thiêm Bình, Bùi Bá Kỳ đối chất với sứ đoàn. Theo Minh Thực Lục, cuộc gặp gỡ đầy kịch tính khiến Chu Đệ quyết định chinh thảo An Nam:

Ngày 25 tháng 12 năm Vĩnh Lạc II (25/1/1405): Sứ giả An Nam đến mừng Nguyên Đán. Thiên tử ra lệnh bộ Lễ đưa Trần Thiên Bình ra cho gặp. Sứ giả nhận ra cháu Vương cũ, nên kinh ngạc sụp xuống vái và khóc. Bùi Bá Kỳ lên tiếng trách vì đại nghĩa, sứ giả kinh hoảng không đáp được. Thiên tử nghe tin bèn bảo các quan hầu cận rằng:

“Hồ Đê nước An Nam trước kia tấu rằng họ Trần đã tuyệt tự, y là cháu ngoại quyền quản lý việc nước, xin được phong Vương. Trẫm vốn nghi, nên cho người hỏi Bồi thần và kỳ lão đều bảo rằng đúng như vậy. Trẫm nghĩ rằng họ Trần trước kia làm rể mà được nước, nay Đê là cháu ngoại kế nghiệp cũng hợp lý, bèn xuống chiếu phong chức. Ai ngờ chính y giết chúa soán ngôi, tiếm xưng danh hiệu, thay đổi triều đại, bạo ngược với người trong nước, đánh chiếm đất đai lân quốc, việc làm quỉ thần cũng không dung, thần dân đều bị lừa phỉnh. Đây là tội nhân của một nước, làm sao mà dung thứ được !” (Minh Thực Lục I, 210)

có nghĩa Chu Đệ không vội tin lời của Trần Thiêm Bình ngay ông ta đem Bùi Bá Kỳ ra đối chất và khi vừa thấy Bình thì Kỳ sụp lạy và nhận là cháu vua cũ cộng với lời khai khá là ăn khớp
có khả năng Trần Thiêm Bình và Bùi Bá Kỳ là cùng 1 giuộc và đã có sự phối hợp từ trước
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top