[Funland] Hình ảnh và bình luận về người lính Việt trong đại chiến thế giới I

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Đỗ Hữu Vị từng bị rơi 1 lần (sau khi công kích trên đường về bị gió lốc) vào năm 1915.
Ngày Đỗ Hữu Vị rơi máy bay năm 1915 là một ngày có gió to - bão lớn.
Mọi người đều khuyên ông không nên cất cánh vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, sớm được sự giáo dục và rèn luyện của tổ quốc và quân đội, mà trực tiếp là cấp ủy và chỉ huy đơn vị, mang chí căm thù giặc sâu sắc, với tình yêu đồng đội quên mình, cộng thêm lòng mong mỏi sớm đánh đuổi quân xâm lược, nhanh chóng giải phóng châu Âu, đem lại hòa bình -ấm no cho nhân dân Tây Âu đang sống trong cảnh lầm than – dưới gót giầy xâm lược của đế quốc Đức tặc, người phi công An Nam– phó không đoàn trưởng không đoàn phóng pháo – theo tiếng gọi của trái tim, vẫn quyết định cất cánh.
Sau khi trút bão lửa căm hờn xuống đầu kẻ thù tàn bạo, ông nghiêng cánh chào các đồng đội bộ binh mặt đất 3 lần, sau đó ông oai dũng thoát ly về sân bay tiền phương. :D

Không may, trên đường bay trở về, thì gió bão quá lớn đã làm máy bay của người phi công An Nam can trường lật nhào xuống đất.
Không còn sức khỏe để lái, thì ông làm quan sát viên trên máy bay của nhóm phóng pháo. Rồi không quân cũng không cho phép ông cất cánh nữa nên ông quay về bộ binh.
Ông trở về bộ binh, trung đoàn lê dương 1, cấp đại úy, chỉ huy đại đội 7 trung đoàn này tham chiến tại mặt trận sông Somme, trong cuộc "chiến tranh chiến hào" nổi tiếng của Thế chiến 1.
Đỗ Hữu Vị hy sinh vì trúng nhiều viên đạn trong một trận xung phong ở vị trí dẫn đầu hồi 16h ngày 9 tháng 7 năm 1916.
Trên mộ ông người Pháp viết thế này:
Capitaine-aviateur Do-Huu
Mort au Champ d'Honneur
Pour son pays d'Annam
Pour sa patrie, la France.
Năm 1921, anh cả của ông là một sỹ quan Pháp colonel Đỗ Hữu Chấn đưa hài cốt ông về quê chôn ở nghĩa trang gia đình gần Chợ Lớn (Bois du Phu).

Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Một bài báo trên báo Tây, năm 2012, viết về phi công Đỗ hữu Vị,mời các bác cùng xem !

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie – Do Huu Vi sur la terre Picarde 25/10/2012
tags: Chemin des Dames, Indochine, Laffaux, les poilus, Picardie

Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie

© Mathilde Tuyet Tran, France 2012


Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên “Do Huu Vi ». Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
Hai thế hệ trước tôi, chắc còn nhớ nhiều và biết rõ về người mang tên Đỗ Hữu Vị.

Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương có Phan That Tao, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng quan ba (đại úy), capitaine Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem « Đỗ Hữu Vị ».

Sau bậc trung học tại trường Janson-de-Sailly, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nằm trong quận 16 của Paris, Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào ngày 01.10.1904.
Năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu uý (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1 (1er régiment Etranger).
Từ năm 1907 cho đến 1908, Đỗ Hữu Vị tham chiến tại Oujda Maroc, Casablanca và trong khu vực le Haut-Guir septentrional.
Từ cuối năm 1908 cho đến 1910, ông tham chiến tại biên giới Maroc và Algérie.
Ngày 10.12.1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage) và 11 tháng sau tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công (lieutenant-pilote) nhận văn bằng số 649 (brevet n°649) của hội Aéroclub de France, thành lập năm 1898.
Đỗ Hữu Vị gặp trung úy Victor Ménard và trở thành bạn cùng lái trong chuyến du hành nước Pháp trên không năm 1911.
Năm 1912 Đỗ Hữu Vị thuyên chuyển đến Maroc và phục vụ đến năm 1913. Một con đường được đặt tên « Do-Hu » tại Casablanca.
Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở về Saigon để học thực hành về một loại thuyền lướt trên mặt nước, chạy bởi động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo (l’hydroglisseur Lambert) trên sông Cửu Long và sông Hồng.
Nhưng khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp.
Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt vì bị bão cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê chín ngày, nhưng sống sót.
Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 (7ème compagnie) có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy.
Ngày 9.07.1916 vào lúc 16 giờ, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, bị trúng nhiều phát đạn, chết ngay trên trận tuyến.
Đỗ Hữu Vị được chôn cất tại làng Dompierre thuộc vùng Somme.
Năm 1921 người anh cả là quan năm Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt về an táng trong phần mộ gia đình tại Việt Nam. Từ đường dòng họ Đỗ Hữu hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3, còn gọi là Đền Bà Lớn.
Ở Sài Gòn trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ).
Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1.
Tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.

Quay trở lại hôm nay, năm 2012, tại nước Pháp xa xôi.
Con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc làng Laffaux vùng Picardie, Pháp, nơi phong cảnh núi đồi chập chùng, không cao lắm, nhưng lên dốc xuống dốc cũng đủ mệt. Nằm trong một khu vực dân cư mới xây dựng, đường Do Huu Vi, tuy ngắn, nhưng có ý nghĩa, vì bên cạnh đó là một khu địa đạo, lô cốt cũ, chứng tích của chiến tranh đã qua. Quân Đức phải chọc thủng phòng tuyến ở vùng này để tiến về Paris, nên xương máu của cả hai bên Pháp – Đức đổ xuống rất nhiều.
Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, vì trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ.
Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909.
Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay.
Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất.
Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người “An nam mít”, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp.

Đây là làng Laffaux, vùng Picardie nước Pháp ngày nay, là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông.
Nước Pháp đã vinh danh Ông và đặt tên Do Huu Vi cho con đường mới mở chạy qua khu vực này.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Hình Đỗ Hữu Vị trên 1 con tem Đông Dương thời tây



(mời các bác đón đọc số tiếp theo về các phi công An Nam khác- chiến đấu trong quân chủng Không quân, thời Cát-tó)
 

Bóng Chày

Xe lừa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
39,905
Động cơ
832,757 Mã lực
Hàng ngồi thứ 2 từ trái qua: em nhìn kỹ, rất kỹ là người Âu mà? Cụ Vị con lai chăng?
Ảnh dưới Đỗ Hữu Vị hàng ngồi, thứ 2 từ trái sang phải cùng các phi công phi đoàn phóng pháo số 1 - các phi đội VB101, VB102, VB103 sau một phi vụ ném bom Ludwigshafen, trở về căn cứ Terrain de Malzéville (đông bắc Pháp), ngày 27 tháng 5 năm 1915:


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Hàng ngồi thứ 2 từ trái qua: em nhìn kỹ, rất kỹ là người Âu mà? Cụ Vị con lai chăng?
Ở trang 14, nhà cháu đã biên thế này rồi, bác ợ:
‘….. phi công người Việt đầu tiên, là người xứ Nam Kỳ, con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương…’
 

Bóng Chày

Xe lừa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
39,905
Động cơ
832,757 Mã lực
Ở trang 14, nhà cháu đã biên thế này rồi, bác ợ: ‘….. phi công người Việt đầu tiên, là người xứ Nam Kỳ, con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương…’
Chắc ăn xăng uých nhiều nên giống Tây
 

nguyenvinapco

Xe hơi
Biển số
OF-120566
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
120
Động cơ
383,670 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Quận
Thớt của Cụ hay và độc đáo quá, những thông tin như thế này thật quý và bổ ích. Cám ơn cụ đã khai sáng cho ae. Em kính cụ 1 ly và ngóng tiếp
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Cảm ơn các bác đã có lời bình và cảm ơn, nhà cháu phấn khởi lắm lắm. (b)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Hôm nay nhà cháu chiếu sang tập phim: Quân nhân chuyên nghiệp trong các Nhà máy Quân giới, là phần IV của sê-ri xi-nê-ma nhiều tập về các cụ lính Việt thời Cát-tó.

(xin các bác xem lại cấu trúc của các tập phim về các cụ nhà ta, tham gia đánh nhau thời Cát-tó, mà nhà cháu đã 'bốt' ở trang 10, để dễ theo dõi ạ )

II/ Phần bốn : Quân nhân chuyên nghiệp trong các Nhà máy Quân giới:

Như nhà cháu đã từng ‘bốt’ trong trang 14 trước đây:

‘Các bác sẽ thấy các cụ lính Việt nhà ta, là kỹ sư tham gia trong các Viện nghiên cứu chế tạo vũ khí, tốt nghiệp các trường võ bị như trường Saint-Cyr, mà phục vụ trong các Quân chủng Không quân và Hải quân, phải có đến hàng trăm.
Các cụ này, ắt hẳn là có trình độ văn hóa cao.

Nếu xét về mặt bằng kiến thức chung - thì theo như sách học thời phổ thông nhà cháu được học – với tuyệt đại dân số An Nam ta là mù chữ vào thời Cát-tó, thì các cụ lính Việt có văn hóa cao kể trên – phải được tính tương đương như giáo sư Ngô Bảo Châu thời nay.
Và xét về mặt bằng số lượng dân số cũng như văn hóa, mà thời Cát-tó, xứ An Nam ta đã có vài trăm kỹ sư đi đánh trận giải phóng Châu Âu – Thì ngày nay, với dân số non 90 triệu và đại bộ phận phổ cập đại học -> cứ theo tỷ lệ trên mà nội suy theo thuyết tam đoạn luận, ngày nay, nước Việt Nam ta, phải có tới vài triệu giáo sư Ngô Bảo Châu mới phải, các bác nhẩy.’


Hôm nay, xin mời các bác ngự lãm quả ảnh: Các kỹ sư An Nam trong một Viện nghiên cứu chế tạo vũ khí ở Tarbes (tháng 4-1916).
Trong ảnh, có cụ cầm cây thước ‘tỷ lệ xích’ tam giác.
Cây thước này, hôm nay – tháng 6 năm 2014, nhà cháu vưỡn đang dùng.
Thế mà 100 năm trước đây, các cụ lính Việt nhà ta, đã dùng chính cây thước ấy, khi tính toán – nghiên cứu chế tạo vũ khí.
Kinh phết.:D







Việc sản xuất, chế tạo máy bay, ngay cả đến ngày hôm nay, đối với người Việt Nam ta, vẫn là một công việc huyền thoại.
Thế nhưng, ngay từ thời Cát-tó, xứ An Nam ta, đã có các cụ lính Việt – quân nhân chuyên nghiệp – tham gia sản xuất máy bay, kinh chưa. Mời các cụ xem ảnh: Các quân nhân chuyên nghiệp An Nam, trong một nhà máy chế tạo máy bay, năm 1916. =P~



Để minh tường hơn, mời các bác xem phim thời sự về các cụ lính Việt – quân nhân chuyên nghiệp – tham gia sản xuất máy bay này: ~o)

http://fresques.ina.fr/jalons/fiche-media/InaEdu04509/des-ouvriers-annamites-au-travail-dans-les-ateliers-d-une-usine-francaise-de-construction-d-avions.html
 
Chỉnh sửa cuối:

BVTL

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-1717
Ngày cấp bằng
27/9/06
Số km
3,681
Động cơ
165,006 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tiếp đi cụ ơi!
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Người Việt tung hoành trên TG cũng khá sớm nhể!:))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực




 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Hôm nay nhà cháu chiếu sang tập phim: Công tác dân vận và.... trả thù dân tộc.
Đây là phần VI của sê-ri xi-nê-ma nhiều tập về các cụ lính Việt thời Cát-tó.
(xin các bác xem lại cấu trúc của các tập phim về các cụ nhà ta, tham gia đánh nhau thời Cát-tó, mà nhà cháu đã 'bốt' ở trang 10, để dễ theo dõi ạ )

Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu, các cụ An Nam ta, làm công tác dân vận dư lào. Tềnh cảm …..quân dân ra răng.
Và đặc biệt, để giải quyết sự ‘háo’ trong lúc nắng nóng thế này, nhà cháu mở đầu luôn với sự trả thù dân tộc của các cụ An Nam ta, thời Cát –tó xa thẳm.
Tin rằng, các bác sẽ rất hào hứng, muốn biết .


II/ Phần sáu : Công tác dân vận và.... trả thù dân tộc.:

Sờ-lô-gần về truyền thống quan hệ quân – dân, đã có cụ (không phải nhà cháu;)), biên tổng kết thế này:
Đi dân nhớ
Ở dân thương
Sinh lý bình thường
…………..thì dân mới quý.

Thời Cát – tó cũng không ngoại lệ.
Đánh nhau thời Cát – tó là đánh nhau trên đồng bằng. Dàn trận ra, người tham gia nhiều (đến mấy tập đoàn quân). Đại bác thì to như mấy cái ảnh các bác đã post lên, thế thì chết nhiều là phải thôi, các bác ơi.
Chỉ ví dụ riêng trong ngày 1 tháng 7 năm 1916, , tại làng Soupir thuộc tỉnh Aisne, vùng Picardy miền bắc nước Pháp đã diễn ra một trận đánh ác liệt trong Thế chiến I: trận sông Aisne thứ 2 theo cách gọi của Anh hay còn gọi là trận Đường các Bà (Le Chemin des Dames) theo cách gọi của Pháp. Tham gia chỉ huy trận này về phía Pháp có tướng Charles Mangin, chính là viên tướng được đặt tên cho sân Mangin tức sân Thể Công ở Cột Cờ Hà Nội hồi xưa.
Con số thương và vong của trận đánh ngày 1 tháng 7 năm 1916 của riêng quân Anh là 58 ngàn người, số vong như thế là khoảng 1 phần 3.

Vậy nên không phải vô lý mà nhà chức trách Pháp làm ngơ cho các cụ lính Việt làm thêm việc phục hồi dân số cho chính quốc. =))

Theo tài liệu của Colonel Rives cho hay: chỉ riêng năm 1918 ở Saint-Médard-en-Jalles đã có 60 trẻ lai Á-Âu gốc An-nam ra đời. :-"
Vì sợ biên ra đầy đủ, nó nhậy cảm quá, e là vi phạm nội quy của các bác OF, nên nhà cháu đưa đường linh, để các bác tự thưởng lãm: ;).
http://www.anai-asso.org/NET/document/anai/historique/les_militaires_indochinois_en_europe_19141918/index.htm

Có vẻ, các cụ mình làm tăng dân số Tây Âu nhanh thật.

Đây là hình ảnh một cô đầm, đã thành công trong việc tóm giữ trái tim của một cụ thuộc ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’.
Cụ này chạy không kịp, nên đã bị tóm sống làm tù binh nơi phương trời xa thẳm. 8-}




Thêm một cụ nữa.
Khi cô đầm bẩu: Bác sỹ đã giục cưới.
Cụ lính Việt nghe như sét đánh ngang tai. Bởi thế cho nên, đi chụp ảnh cưới, mà mặt cụ buồn như đi đưa đám ma.
Thậm trí, quân hàm ‘Mỏ neo’ của ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’, cụ còn đeo lộn ngược. (hị hị) 8-}




Còn cô gái gái này thì đang mếu máo với ông Cha xứ:
-Con xin xưng tội, tác giả của sự béo bụng bất thường này, là do anh bộ đội xứ An Nam, anh ấy không chỉ đi bắt chuột, mà còn đi bắt thêm một cơ số ..linh tinh khác (he):-|


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Hôm nay nhà cháu chiếu sang tập phim: Chiến đấu trong quân chủng Hải quân - phần III của sê-ri xi-nê-ma nhiều tập về các cụ lính Việt thời Cát-tó.

(xin các bác xem lại cấu trúc của các tập phim về các cụ nhà ta, tham gia đánh nhau thời Cát-tó, mà nhà cháu đã 'bốt' ở trang 10, để dễ theo dõi ạ )
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
II/ Phần ba : Chiến đấu trong quân chủng Hải quân :


Nói đến Những người lính Hải quân Việt Nam, không thể không nhắc tới một người.
Dưới đây là một người lính Hải quân Việt Nam, rất nổi tiếng trong Thế chiến I.
Cụ đã từng kéo cờ Búa Liềm trên chiến hạm Fờ-răng, nhưng cũng có tài liệu lại nói rằng, cụ kéo cờ đỏ trên chiến hạm Van-Đéc Rút-xô. Thôi thì tàu nào cũng là tàu Pháp.
Cụ đã kéo lá cờ đỏ trên chiến hạm Nước Pháp (France) khi hạm đội của 14 nước tiến vào Hắc Hải nổ súng vào cảng Xevastopol, để ủng hộ chính quyền Bôn-sê-vích của cụ người Tây, cụ người Tây này, đã được tạc tượng ở vườn hoa - trước của đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội bây giờ.

Đến năm 1955, Cụ Hải quân An Nam nói trên, đã được giải thưởng Stalin, vì sự kiện kéo cờ đỏ trên biển Hắc Hải.
Số tiền được nhận, kèm theo huy chương, cụ đã tặng các cháu thiếu nhi ở Hà Nội, để xây 1 nhà văn hóa.

Các bác có nhận ra ai không:




Đây là con chiến hạm Nước Pháp (France), mà cụ Thủy quân An Nam nổi tiếng nhà ta, đã từng phụng sự.





Ngoài Cụ đã kể, còn rất nhiều chiến sỹ Hải quân An Nam khác, đã anh dũng chiến đấu trên các chiến hạm thời Cát-tó, chống lại quân xâm lược Đức tăc.

(Xin mời các bác xem tiếp trong phần sau :D)
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Ông Cụ anh trai của cụ nội nhà cháu từng lên tàu sang Pháp để bảo vệ mẫu quốc theo cách gọi thời bấy giờ.
Cụ ấy làm đến chức cai đội nên sau này trong làng gọi là cụ Cai.
Cháu nghe hơi nồi chõ là tàu chở quân có Cụ cháu vào cảng Mạc xây thì Đức chiếm cảng rồi nên bắn nhau kinh lắm, và cụ Cai nhà cháu bị điếc sau trận ấy.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
II/ Phần ba : Chiến đấu trong quân chủng Hải quân :


Nói đến Những người lính Hải quân Việt Nam, không thể không nhắc tới một người.
Dưới đây là một người lính Hải quân Việt Nam, rất nổi tiếng trong Thế chiến I.
Cụ đã từng kéo cờ Búa Liềm trên chiến hạm Fờ-răng, nhưng cũng có tài liệu lại nói rằng, cụ kéo cờ đỏ trên chiến hạm Van-Đéc Rút-xô. Thôi thì tàu nào cũng là tàu Pháp.
Cụ đã kéo lá cờ đỏ trên chiến hạm Nước Pháp (France) khi hạm đội của 14 nước tiến vào Hắc Hải nổ súng vào cảng Xevastopol, để ủng hộ chính quyền Bôn-sê-vích của cụ người Tây, cụ người Tây này, đã được tạc tượng ở vườn hoa - trước của đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội bây giờ.

Đến năm 1955, Cụ Hải quân An Nam nói trên, đã được giải thưởng Stalin, vì sự kiện kéo cờ đỏ trên biển Hắc Hải.
Số tiền được nhận, kèm theo huy chương, cụ đã tặng các cháu thiếu nhi ở Hà Nội, để xây 1 nhà văn hóa.

Các bác có nhận ra ai không:




Đây là con chiến hạm Nước Pháp (France), mà cụ Thủy quân An Nam nổi tiếng nhà ta, đã từng phụng sự.





Ngoài Cụ đã kể, còn rất nhiều chiến sỹ Hải quân An Nam khác, đã anh dũng chiến đấu trên các chiến hạm thời Cát-tó, chống lại quân xâm lược Đức tăc.

(Xin mời các bác xem tiếp trong phần sau :D)
cụ Thoại Sơn đúng không bác ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top