Hiệu lực của mũi tên kẻ đường: bắt đầu và kết thúc ở đâu?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
sgb345 nói:
Nhà cháu thì theo nguyên tắc "Luật viết như thế nào cháu tuân thủ thế đó. Nếu trong luật không có, cháu có quyền không theo". Vậy thôi.
Mặc dù khuyến khích việc đưa bổ xung thêm 1 số tín hiệu vào quy tắc giao thông , nhưng phần này tui ủng hộ cụ.

Nhiều ký hiệu (vạch, biển) mà các anh GTCC tự vẽ hay đặt thêm vào, rồi quy định "mồm" phải như này, như kia. Mặc dù thấy việc vẽ/đặt thêm đó cũng có cái lý của nó, tuy nhiên các anh ấy lại làm không đến đầu đến đuôi, nên thành ra ko hợp lý chút nào. Điều này lại làm bà con ta hoặc :
- (1) không thể biết được mà thực hiện, hoặc
- (2) biết thì cũng không thể thực hiện được nổi.

Ví dụ:
- (1): "Biển 412 chế" (ý muốn phân làn 4b, 2b): vừa bé, vừa dựng ngay sau chỗ rẽ thì làm sao LX có thể nhìn thấy mà thực hiện chuyển làn theo "ý muốn" của biển được. (Trong khi khi vào giao lộ LX còn phải tập trung nhìn người đi bộ qua đường và các phương tiên khác để đi cho an toàn, chứ đâu chỉ có việc dương mắt lên trời soi biển)
- (2) Vạch liền kèm mũi tên chỉ hướng đi ở trước giao lộ : Mặc dù ý muốn để cho xe đi hướng nào chuyển động/dừng gọn vào chỗ đó, nhưng lại không có gì báo hiệu cho bà con biết trước để di chuyển cho phù hợp. Nhiều khi nhìn thấy mũi tên thì xe đã chui trong chuồng vạch liền rồi thì làm sao mà ko đè vạch khi muốn chuyển làn cơ chứ....

Tui nghĩ trong luật có nhiều cái chưa thật hợp lý (hoặc còn thiếu), nhưng dù sao các nhà làm luật cũng nghiên cứu, suy tính kỹ càng hơn rất nhiều so với lập luận của mấy chú GTCC. Cho nên, các quy định trong luật thường là chặt chẽ và hợp lý hơn so với quy định "mồm" của mấy chú kia.
Kụ chủ chạy ra ngoài lề của thớt, nhà cháu cũng chạy theo kụ, cho có đôi.


Kụ Mr. Keen đề cập đúng vấn đề nhức nhối nhất hiện nay trong cách gắn biển kẻ vạch của ngành GTVT.

Đó là biển báo, vạch kẻ ở VN hiện nay bị CHẾ, Făng-ta-zi quá đà, quá sai lệch so với quy định trong luật, nhiều biển chế không hề có trong luật, khiến việc tuân thủ không hề dễ dàng, nhiều khi không thể tuân thủ.

Biển báo nêu trong luật thì cụ thể, chính xác đến từng xăng ti mét, nhưng biển CHẾ gắn trên đường thì rồng bay phượng múa, chẳng theo một quy luật gì.


Xin lấy một ví dụ với biển số 127 "Tốc độ tối đa cho phép".

Luật quy định kích thước cụ thể của biển báo cấm là 70cm, để lái xe có thể nhìn thấy từ xa mà tuân thủ.
Các bác gtvt nhà mình tự do chế biến, thu nhỏ biển lại còn 35-40cm, để vẽ gộp 5 cái "biển báo tí hon" ấy lên một "biển gộp hình" cho gọn.
Lái xe phải có thị lực 59/10 mới hy vọng nhìn thấy được các "biển báo tí hon" đó.
Mà không nhìn thấy biển thì chạy quá tốc độ, là phạt nóng phạt nguội, đủ kiểu.

Nhà cháu post lại minh hoạ loại "biển tí hon" để các kụ chiêm ngưỡng, trích từ thớt nhà cháu đăng bên OS.

---------------------------------

[post lại]


#2- .... Hình vẽ biển cấm 50km/h in trên biển chỉ dẫn gộp nhiều hình này cũng không phải là biển cấm số 127 nêu trong luật. Nó không thể thay thế biển cấm số 127, nó cũng không có hiệu lực để cấm phương tiện di chuyển quá tốc độ 50km/h.

Các biển bé tí hon" này có đường kính chỉ khoảng 35-40cm




#3- Chiểu theo đúng luật, để báo tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy thì phải cắm biển cấm số 127 "Tốc độ tối đa cho phép"



#4- Luật quy định Đường kính tối thiểu của biển tròn là 70cm.



Link:
https://www.otosaigon.com/threads/day-khong-phai-la-to-10-000d-day-cung-khong-phai-la-bien-so-127-toc-do-toi-da-cho-phep.8274564/
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Tình hình là các cụ đang "phạm" phải mấy điều:

- đi quá xa chủ đề thớt. Điều này làm cho câu hỏi của thớt không được trả lời một cách xác đáng. Dẫn tới nó không giúp được ntggt hiểu kỹ hơn về cái đang bàn. Hệ quả của nó chắc các cụ thừa biết.

- cụ chủ thớt chưa có chính kiến. Nếu cụ hỏi, được trả lời, cụ cập nhật thêm rồi đưa vào thành các khẳng định (các khẳng định này có thể bổ sung vào còm số 1), chờ đợi phản biện và chỉnh sửa, ... Như vậy mới có tác dụng rộng rãi.

- việc "nói xấu" :D gtcc trong thớt này không "bõ bèn" gì. Các anh ý cũng là con người như chúng ta thôi, không phải siêu nhân. Cùng đọc một số văn bản công khai như chúng ta rồi đưa vào thực tế. Thế thì sẽ có những nơi biển báo bị chồng chéo, cái này vô hiệu cái kia... Ta không nên bàn theo hướng này trong một thớt.

Cái cần bàn là hiệu lực của mũi tên, nếu kết luận được thì coi như xong. BIết đâu các anh ý cũng tàu ngầm để "mượn sức người" giúp giải quyết công việc của mình?

:D.

Em "cực lực" phản đối việc cho rằng ht biển báo không đúng quy chuẩn (2 chuẩn cùng lúc) để đi lại lộn xộn.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Quả thực kụ đang cố bẻ luật để giải thích, để tránh khỏi phải công nhận mình sai.

Kụ nói "cứ vạch liền là không được đè lên", bây giờ luật ghi rõ "vạch liền này được đè lên...".
Khi nào thì khi, luật nói "vạch liền này được đè lên" là được đè lên, chứ không phải là "cứ vạch liền là không được đè lên" như kụ khẳng định đâu nhé.




Các vạch liền này vẫn được luật cho phép phương tiện đè lên vạch.

Dù được đè lên từ hướng nào, dù được đè lên từ lúc có đèn xanh, hay được đè lên tại những nơi không có tín hiệu đèn, thì vẫn là luật cho phép được đè lên các vạch liền đó.

Kụ ngừng bẻ luật cong theo ý mình, ngừng gây nhiễu trong cách hiểu đúng luật có được không?

Trên thực tế vẫn hay xảy ra trường hợp, trong luật thì không cấm đè lên các vạch liền (trường hợp vạch liền 1.12 không có hiệu lực, vạch liền giới hạn phần đường xe chạy, v.v...) , nhưng có những loại xxx bẩn thỉu vẫn dùng lí luận "đã là vạch liền thì cấm đè lên" như kụ nói, để đè lái xe ra phạt lỗi "đè vạch liền".

Hay kụ cũng đồng ý xxx phạt lỗi đè vạch liền 1.12 này như vậy là đúng, và đang tạo tiền đề để xxx tiếp tục có cớ phạt lái xe kiểu đó?








Đang nói nguyên tắc quy định bằng luật cụ thể, kụ lại lôi "tự nhận thức của mỗi người" ra để bào chữa.
Nhận thức của từng người đều khác nhau, chính vì vậy người ta mới xây dựng ra luật để quy định cách hiểu thống nhất, cách hành xử thống nhất, để khỏi xảy ra kiểu "ông nói gà, bà nói vịt, cuối cùng đi thịt con chó".

Có nghĩa, kụ đã phải thừa nhận cái nguyên tắc kụ nêu ra "đã là vạch liền thì cấm đè lên" không hề tồn tại trong bất kỳ văn bản luật nào.
Mà đã không quy định cụ thể trong luật, thì kụ chẳng nên đem lí luận đó truyền bá lên OF, rồi lại dùng nó để bẻ luật chính thống nữa.




Ví dụ kụ nêu ra không thuyết phục.

- Trong luật, tại phần Ý nghĩa sử dụng vạch 1.1 quy định rõ ràng chỉ sử dụng vạch 1.1 để phân chia 2 dòng xe ngược chiều nhau. Trong đó không ghi vạch 1.1 được dùng để làm đường bao của vạch ngựa vằn 1.16 hay cho bất kì một mục đích nào khác.

- Trong phần mô tả các thành phần của Vạch 1.16 chỉ bao gồm 2 thành phần là "vạch ở trong vát chéo hoặc gãy khúc" và "đường bao của góc, rộng 10cm". Trong các bộ phận cấu thành Vạch 1.16 không hề có nêu Vạch 1.1 (xem hình dưới).









"Một thực thể vạch kép 1.3 có thể được coi là 2 thực thể vạch rời 1.1 đặt cạnh nhau".
Một kiểu suy luận thật đặc biệt, thật quý hiếm.

Nhà cháu phải dùng thực thể quý hiếm khác để minh hoạ cho cách suy luận mang tính số học cộng trừ nhân chia thuần tuý như này.



.
Có vẻ bác đang mất bình tĩnh. Mong bác hãy bình tâm trở lại và suy ngẫm cho kỹ:
1. Tôi không nói rằng "luật quy định", mà tôi nói rằng các nhà làm luật hướng tới "nguyên tắc". Nguyên tắc đó là gì: Là để cho những người nhận thức kém nhất cũng có thể hiểu và tuân thủ luật. Với những người nhận thức kém, đơn giản chỉ cần hiểu: Vạch liền - cấm đè; Vạch rời - được đè. Chỉ cần hiểu như thế này là hoàn toàn không mẫu thuẫn với các quy định của luật, và không hề gây hại cho giao thông hay gây nguy hiểm cho người khác.
2. Với vạch 1.2, luật quy định xe chỉ được chạy đè lên khi cần thiết, nghĩa là khi không cần thiết mà vẫn cứ đè lên là phạm luật. Hy vọng là bác nhận thức đúng điều này. Nếu vì lý do an toàn, lái xe phải chạy ra lề đường (đè lên vạch) rồi quay trở lại, thì đó là cần thiết, nhưng nếu lái xe cứ cho xe chạy đè lên vạch trong một đoạn đường dài mà chẳng có lý do gì, thì đó là phạm luật và phải xử phạt.
3. Với vạch 1.1, luật đã quy định không được đè lên, cụ thể trong phần chỉ tiêu kỹ thuật của vạch 1.1 (H3-a, trang 90). Vậy vì lý do gì mà bác cho rằng có thể đè lên? Bác căn cứ vào quy định nào của luật để cho rằng vạch liền 10cm trên đường 1 chiều thì có thể coi như vạch rời? Luật có nhiều quy định, phải tuân thủ tất cả các quy định, chứ không thể chỉ chọn một quy định có lợi cho mình rồi lờ đi các quy định khác (bác chỉ quan tâm đến H2-a, trong khi đó lại lờ đi H3-a).
4. Về việc vạch 1.1 có thể dùng vào nhiều mục đích khác, tôi đã dẫn chứng, nhưng không hiểu bác đọc quy chuẩn nào mà không thấy, mà vẫn nhất định cho rằng vạch 1.1 "chỉ" được sử dụng để phân chia 2 dùng xe ngược chiều . Hình dưới đây là quy chuẩn 41 được đăng công báo, có hiệu lực pháp lý cao hơn bản của bác, nếu chúng khác nhau:

5. Nguyên tắc (hay quy luật) mà tôi và rất nhiều người nhận thức được là: Vạch liền - cấm đè; Vạch rời - được đè, đó là nguyên tắc (hay quy luật) chung, ngoài ra có những quy định riêng, được đè trong một số trường hợp. Cũng giống như đèn đỏ không được đi là nguyên tắc, là quy luật, nhưng cũng có ngoại lệ.
6. Tại sao vạch 1.3 có thể coi là 2 vạch 1.1 song song, cách nhau 10cm? Vì đã có quy định chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho vạch 1.1, tất cả các vạch có chỉ tiêu kỹ thuật theo đúng quy định tại mục H3-a đều là vạch 1.1 và cấm đè lên, đó là quy định của luật. Hiểu theo bất cứ cách nào, dù là vạch 1.3 hay hai vạch 1.1 song song thì hiệu lực và ý nghĩa của nó cũng không thay đổi: Không được đè lên. Đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã nói đến, người ta không thể dùng dùng 2 vạch rời (1.5) song song cách nhau 10cm rồi quy định rằng đó là vạch 1.3 - cấm đè lên được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tình hình là các cụ đang "phạm" phải mấy điều:

- đi quá xa chủ đề thớt. Điều này làm cho câu hỏi của thớt không được trả lời một cách xác đáng. Dẫn tới nó không giúp được ntggt hiểu kỹ hơn về cái đang bàn. Hệ quả của nó chắc các cụ thừa biết.

- cụ chủ thớt chưa có chính kiến. Nếu cụ hỏi, được trả lời, cụ cập nhật thêm rồi đưa vào thành các khẳng định (các khẳng định này có thể bổ sung vào còm số 1), chờ đợi phản biện và chỉnh sửa, ... Như vậy mới có tác dụng rộng rãi.

- việc "nói xấu" :D gtcc trong thớt này không "bõ bèn" gì. Các anh ý cũng là con người như chúng ta thôi, không phải siêu nhân. Cùng đọc một số văn bản công khai như chúng ta rồi đưa vào thực tế. Thế thì sẽ có những nơi biển báo bị chồng chéo, cái này vô hiệu cái kia... Ta không nên bàn theo hướng này trong một thớt.

Cái cần bàn là hiệu lực của mũi tên, nếu kết luận được thì coi như xong. BIết đâu các anh ý cũng tàu ngầm để "mượn sức người" giúp giải quyết công việc của mình?

:D.

Em "cực lực" phản đối việc cho rằng ht biển báo không đúng quy chuẩn (2 chuẩn cùng lúc) để đi lại lộn xộn.
Cũng hơi xa rời chủ đề, nhưng vẫn có liên quan đấy bác ạ. Vì thông thường, mũi tên chỉ hướng luôn đi kèm với vạch cấm chuyển làn (vạch 1.1) ở phần đường ngay trước khi đến các ngã tư. Bác Sgb345 thì cho rằng cứ đè vạch liền (1.1) thoải mái cho đến tận vạch dừng, còn tôi thì cho rằng đã đi vào phần đường giữa 2 vạch 1.1 rồi thì không được chuyển làn nữa
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,303
Động cơ
898,524 Mã lực
Bác Chinhatm nói đúng!
Mũi tên chỉ có giá trị chỉ hướng đi, còn để chuyển làn, được chuyển hay cấm từ phía bên nào thì có các vạch chỉ đường!
Cách bắt của xxx hiện nay là lạm dụng quyền hạn - sai luật. Nhất là ở các vị trí đường dẫn vào đường cao tốc. Khi thấy mũi tên chỉ hướng sang trái là lái xe phải hiểu hưởng phải rẽ trái là bắt buộc, hướng chạy thẳng bị cấm (như ở đường dẫn vào cao tốc là đường cụt). Lái xe bắt đầu được chuyển làn khi vạch chỉ đường bên trái từ vạch liền chuyển sang vạch ngắt quãng. Cả quãng đường "tăng tốc" có vạch ngắt quãng bên trái không chỉ để lái xe tăng tốc mà còn để lái xe quan sát làn trong cùng trên đường cao tốc trước khi nhập làn. Nếu ép lái xe chỉ được chuyển làn ở vị trí mũi tên, mấy mét cuối cùng của đường dẫn là đã đưa lái xe vào các tình huống nguy hiểm. Nếu đến chỗ đó mà làn trong cùng (trên đừong cao tốc) có xe đang chạy tới, nếu chạy (thẳng) tiếp sẽ lao vào đường cụt, cố tình rẽ ra sẽ gây ra nguy hiểm cho cả 2 xe!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có vẻ bác đang mất bình tĩnh. Mong bác hãy bình tâm trở lại và suy ngẫm cho kỹ:
1. Tôi không nói rằng "luật quy định", mà tôi nói rằng các nhà làm luật hướng tới "nguyên tắc". Nguyên tắc đó là gì: Là để cho những người nhận thức kém nhất cũng có thể hiểu và tuân thủ luật. Với những người nhận thức kém, đơn giản chỉ cần hiểu: Vạch liền - cấm đè; Vạch rời - được đè. Chỉ cần hiểu như thế này là hoàn toàn không mẫu thuẫn với các quy định của luật, và không hề gây hại cho giao thông hay gây nguy hiểm cho người khác.
2. Với vạch 1.2, luật quy định xe chỉ được chạy đè lên khi cần thiết, nghĩa là khi không cần thiết mà vẫn cứ đè lên là phạm luật. Hy vọng là bác nhận thức đúng điều này. Nếu vì lý do an toàn, lái xe phải chạy ra lề đường (đè lên vạch) rồi quay trở lại, thì đó là cần thiết, nhưng nếu lái xe cứ cho xe chạy đè lên vạch trong một đoạn đường dài mà chẳng có lý do gì, thì đó là phạm luật và phải xử phạt.
3. Với vạch 1.1, luật đã quy định không được đè lên, cụ thể trong phần chỉ tiêu kỹ thuật của vạch 1.1 (H3-a, trang 90). Vậy vì lý do gì mà bác cho rằng có thể đè lên? Bác căn cứ vào quy định nào của luật để cho rằng vạch liền 10cm trên đường 1 chiều thì có thể coi như vạch rời? Luật có nhiều quy định, phải tuân thủ tất cả các quy định, chứ không thể chỉ chọn một quy định có lợi cho mình rồi lờ đi các quy định khác (bác chỉ quan tâm đến H2-a, trong khi đó lại lờ đi H3-a).
4. Về việc vạch 1.1 có thể dùng vào nhiều mục đích khác, tôi đã dẫn chứng, nhưng không hiểu bác đọc quy chuẩn nào mà không thấy, mà vẫn nhất định cho rằng vạch 1.1 "chỉ" được sử dụng để phân chia 2 dùng xe ngược chiều . Hình dưới đây là quy chuẩn 41 được đăng công báo, có hiệu lực pháp lý cao hơn bản của bác, nếu chúng khác nhau:

5. Nguyên tắc (hay quy luật) mà tôi và rất nhiều người nhận thức được là: Vạch liền - cấm đè; Vạch rời - được đè, đó là nguyên tắc (hay quy luật) chung, ngoài ra có những quy định riêng, được đè trong một số trường hợp. Cũng giống như đèn đỏ không được đi là nguyên tắc, là quy luật, nhưng cũng có ngoại lệ.
6. Tại sao vạch 1.3 có thể coi là 2 vạch 1.1 song song, cách nhau 10cm? Vì đã có quy định chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho vạch 1.1, tất cả các vạch có chỉ tiêu kỹ thuật theo đúng quy định tại mục H3-a đều là vạch 1.1 và cấm đè lên, đó là quy định của luật. Hiểu theo bất cứ cách nào, dù là vạch 1.3 hay hai vạch 1.1 song song thì hiệu lực và ý nghĩa của nó cũng không thay đổi: Không được đè lên. Đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã nói đến, người ta không thể dùng dùng 2 vạch rời (1.5) song song cách nhau 10cm rồi quy định rằng đó là vạch 1.3 - cấm đè lên được.

Đọc còm phía trên của kụ Chinhatm, có cái gì đó, vô hình thôi, đang dần vỡ vụn trong lòng nhà cháu.



Kụ Chinhatm đang có xu hướng dùng những suy diễn cảm tính để bẻ luật, có thể dẫn đến việc xxx sử dụng các suy diễn của kụ để bắt phạt lái xe vì những lỗi tưởng tượng họ không phạm phải. Gây bối rối rất nhiều cho lái xe, nhất là những người mới.
Nhà cháu không thể đồng tình với kiểu suy diễn sai luật như vậy.

Giống trường hợp suy diễn cảm tính kiểu "đi trên đường cong là chuyển hướng" ➔ vì xe chuyển hướng nên phải bật xi nhan ➔ Xe không xi nhan trên đường cong là bị phạt.

Vậy, theo suy diễn hướng tới nguyên tắc "cứ vạch liền là không được đè lên, nếu đè lên là bị phạt" của kụ Chinhatm, kụ cho biết khi gặp các vạch giảm tốc màu trắng, kẻ ngang đường như này, để khỏi bị xxx phạt, lái xe phải dừng xe, bò xuống ruộng mà đi tiếp chăng?

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hôm nay trong vòng 5 phút, cự li 1.4 km (trên đường Đinh bộ Lĩnh, đoạn từ Bến xe Miền Đông đến ngã tư Bạch Đằng), để về được cơ quan, nhà cháu đã phải đè qua 94 cái "vạch liền 1.1 của kụ Chinhatm".

Nếu nguyên tắc "cứ vạch liền là không được đè lên" của kụ Chinhatm là đúng (may quá, nó không hề đúng), khi xem hình và clip này, xxx có thể dựa vào đó để phạt nguội nhà cháu với lỗi "đè vạch liền 1.1, hành vi tái phạm 94 lần".

Tổng số tiền phạt: 94 x 150.000đ = 14 triệu đ.









Clip rút ngắn.

http://youtu.be/KQSOuegP2OU

[video=youtube;KQSOuegP2OU]http://youtu.be/KQSOuegP2OU[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin minh hoạ tiếp tục một số vạch liền khác không bị luật cấm phương tiện đè lên vạch.


Hình #1 + #2: Các vạch liền kẻ mép ngoài của phần đường xe chạy. Luật không cấm đè lên vạch liền này.




Hình #2:



Hình #3: Vạch liền, chỉ vị trí dừng, đỗ xe. Luật không cấm xe đè lên các vạch liền này.




Hình #4: Cũng tại Công báo số 393+394, trang 95, có thể thấy quy định Vạch 1.16 "Vạch ngựa vằn" chỉ có 2 thành phần là "đường bao góc, chiều rộng 10cm" và "Vạch chéo ở trong rộng 40cm".
Luật không quy định có vạch 1.1 trong thành phần của Vạch 1.16.

 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng hơi xa rời chủ đề, nhưng vẫn có liên quan đấy bác ạ. Vì thông thường, mũi tên chỉ hướng luôn đi kèm với vạch cấm chuyển làn (vạch 1.1) ở phần đường ngay trước khi đến các ngã tư. Bác Sgb345 thì cho rằng cứ đè vạch liền (1.1) thoải mái cho đến tận vạch dừng, còn tôi thì cho rằng đã đi vào phần đường giữa 2 vạch 1.1 rồi thì không được chuyển làn nữa
Đồng ý với cụ. Nếu đè vạch liền thoải mái thì người ta kẻ vạch làm gì, khi đó xe nào xe đó cứ đỗ lộn xộn thì nghĩa của làn đâu còn tác dụng ? Người ta cố tình vẽ vạch đứt để mọi người chuyển về làn cần thiết, rồi sau đó xếp hàng có thứ tự, như vậy việc coi vạch phân giữa các làn là vạch cấm đè là hoàn toàn hợp lý. Trong quy chuẩn nói vạch 1-1 là phân làn giữa 2 làn đường ngược chiều, nhưng quy chuẩn cũng không nói vạch 1-1 không được dùng cho những trường hợp khác.
Cũng là vạch liền, nhưng bề rộng lớn hơn lại có thể được đè, đó là vạch 1-2 dùng để phân định mép đường. Vạch này là rất cần thiết cho các cụ đi đêm, nhất là ở vùng quê ko có ánh đèn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đồng ý với cụ. Nếu đè vạch liền thoải mái thì người ta kẻ vạch làm gì, khi đó xe nào xe đó cứ đỗ lộn xộn thì nghĩa của làn đâu còn tác dụng ? Người ta cố tình vẽ vạch đứt để mọi người chuyển về làn cần thiết, rồi sau đó xếp hàng có thứ tự, như vậy việc coi vạch phân giữa các làn là vạch cấm đè là hoàn toàn hợp lý. Trong quy chuẩn nói vạch 1-1 là phân làn giữa 2 làn đường ngược chiều, nhưng quy chuẩn cũng không nói vạch 1-1 không được dùng cho những trường hợp khác.
Kụ Anhtho: kụ cũng theo trường phái ủng hộ sử dụng các biển báo vạch kẻ không có trong luật để phạt lái xe chăng?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vạch 1-1 là có trong luật mà
Cảm ơn kụ nhé. Như vậy, nhà cháu hiểu rằng kụ cũng theo nguyên tắc "không được dùng các biển báo, vạch kẻ không có quy định trong luật làm cơ sở để phạt lái xe", giống nhà cháu.


Trong quy chuẩn nói vạch 1-1 là phân làn giữa 2 làn đường ngược chiều, nhưng quy chuẩn cũng không nói vạch 1-1 không được dùng cho những trường hợp khác.
Nói cho chính xác, thì câu trên của kụ phải là "quy chuẩn cũng cho phép kẻ vạch liền màu trắng, rộng 10cm tại các vị trí khác trên đường. Khi đó vạch có số hiệu và tên gọi khác, chứ không phải vạch 1.1 nữa, vì vạch 1.1 chỉ là loại vạch được kẻ giữa tim đường chia 2 làn ngược chiều".

Giống như viên gạch nung, màu đỏ, rộng 20cm mà các kụ dùng xây nhà.
Khi các kụ dùng viên gạch loại này xây phần dưới mặt đất, thì các kụ gọi tên nó là "móng nhà, xây bằng gạch đỏ rộng 20cm".
Nhưng khi các kụ dùng cũng viên gạch kiểu đó để xây trên tường nhà, thì các kụ gọi nó là "tường nhà, xây bằng gạch đỏ 20cm", còn khi xây gạch đó làm tường rào, thì gọi là "tường rào, xây bằng gạch đỏ 20cm", chứ không gọi chúng là "móng nhà" nữa.

Nếu có ai nói rằng, vì tường nhà được xây bằng gạch đỏ rộng 20cm (giống như gạch đỏ 20cm xây móng nhà), nên nó cũng phải được gọi là "móng nhà", thì các kụ sẽ thấy buồn cười, đúng không ạ?


---------------------------------
Giải thích:

Khi thiết kế vạch kẻ, về mặt kĩ thuật người ta có xu hướng tiêu chuẩn hóa các loại vạch về màu sắc, bề rộng, nhằm tạo thuận lợi cho việc dùng máy để cơ giới hóa kẻ vạch. Mỗi loại vạch chiều rộng khác nhau cần đầu bép phun sơn có chiều rộng tưong ứng.

Do vậy, khi nói vạch rộng 10cm, 20cm, 30cm, 40cm, thì ta biết đó chính là nguyên vật liệu để tạo nên các loại vạch kẻ đường khác nhau, giống như các loại gạch 10cm (gạch thẻ), 20cm (gạch thông dụng), 30cm (gạch không nung), v.v... là nguyên vật liệu chuẩn hóa để xây nên các bức tường.

Ngoài kích thước, màu sắc ra, tùy việc vạch được kẻ tại vị trí nào trên đường, luật sẽ quy định tên gọi cụ thể, số hiệu của vạch đó.

Cũng là vạch liền, màu trắng, rộng 10cm như nhau, nhưng khi kẻ giữa tim đường để phân chia 2 làn xe ngược chiều, thì nó được luật gọi là vạch 1.1, và luật ghi rõ "cấm phương tiện đè lên vạch 1.1".

Nhưng cũng dùng vạch liền, màu trắng, rộng 10cm, mà kẻ tại vị trí đỗ xe, dừng xe, thì không được luật gọi là vạch 1.1 nữa, mà luật gọi nó là vạch "nơi dừng xe, đỗ xe" như minh họa tại hình dưới đây.
Luật cho phép phuơng tiện được đè lên vạch liền 10cm này để vào vị trí dừng xe, đỗ xe.
Do vậy, không thể vì thấy vạch "nơi dừng xe, đỗ xe" là vạch liền trắng, rộng 10cm (giống vạch 1.1) mà có thể gọi vạch đó là Vạch 1.1, rồi cấm xe không được đè lên vạch. Không được đè lên vạch thì làm sao xe chui vào trong ô vuông để đỗ được?




Đối với các "vạch giảm tốc độ" trong hình dưới đây cũng vậy.
Không thể vì thấy vạch kẻ ngang đường đó đó gồm nhiều vạch liền màu trắng rộng 10cm (giống vạch 1.1) mà gọi nó là vạch 1.1 được. Nếu gọi nó là các vạch 1.1 rồi cấm xe đè lên, thì phương tiện sẽ phải lưu thông như thế nào để tránh đè lên các vạch kẻ ngang đường đó?



.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
:D, nhà cháu thêm tí dấm ớt.

Vạch giảm tốc có bề dày khác vạch 1.1 ợ.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Tui thấy các cụ tranh luận về cái vạch 1.1, vạch liền rộng 10cm rất là hay và cũng đến hồi kết rồi :).

Ý của tui ủng hộ kẻ vạch liền vào trước nơi giao cắt và quy định không được đè vạch này để cho các xe đi lại trật tự. Tuy nhiên, cần chuẩn hóa (luật hóa) vạch này sao cho bà con ta nhận biết được từ xa và kịp thời đi chuyển làn cho phù hợp với hướng đi của mình. Ví dụ: khi kẻ vạch liền chia phần đường trước nút giao bao giờ cũng phải kẻ vạch đứt trước đó. Và phải quy chuẩn rõ ràng, đoạn vạch đứt phải dài tối thiểu bao nhiêu để lái xe kịp di chuyển làn cho phù hợp với hướng đi của mình.
Tui xin mạo muội đề suất việc kẻ vạch liền phải kết hợp với vạch đứt trước nút giao như minh họa sau. sau


Hiện giờ ở HN tui thấy các anh GTCC kẻ mũi tên 1.18 cùng vạch liền trước nút giao ("dụ ý" quy định đâu là phần đường đi thẳng, phần đường rẽ phải, rẽ trái và ko cho chuyển làn khi đến sát nút giao) như tại nút giao Xã Đàn x Nam Đồng (Đặng Văn Ngữ) là rất hợp lý.

H1. Mũi tên + Vạch đứt


H2. Mũi tên + Vạch liền


Hiện tại, tại rất nhiều nút giao cho kẻ vạch liền (có hoặc không có mũi tên 1.18) nhưng ko có vạch đứt trước đó. Tuy nhiên, nếu cụ nào đã đi qua và biết được "dụ ý" của các anh GTCC thì những lần sau nên căn trước để chuyển gọn vào phần đường mà các anh ý kẻ. Ko di chuyển làn khi đã trong khung vạch liền nữa.

Tương tự khi gặp biển 412 "cải biên" phân làn 4b, 2b hoặc các biển, vạch khác cũng vậy. Nếu biết rồi thì nên cố gắng đi theo cho đường xá được trật tự (Tất nhiên khi các cụ nghĩ là những cái biển, vạch đó ko vô lý)

Tạm rông dài chút về cái vạch liền và biển chưa có trong quy chuẩn như vậy thôi các cụ nhé. Nếu các cụ đồng ý thì ta chuyển về chủ đề chính của thớt này. Còn nếu các cụ thấy cần tiếp tục trao đổi kỹ hơn về chúng, ta sẽ lập riêng 1 thớt mới các cụ nhé.
-----
Quay lại chủ đề chính của thớt. Sau khi nhiều cụ đã cho ý kiến, tui xin tạm chốt lại một số kết luận về điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của mũi tên kẻ đường như sau:

1. Đối với mũi tên kẻ trước giao lộ:
- Điểm bắt đầu: qua vạch dừng (vào giao lộ)
- Điểm kết thúc: khi đã qua hẳn giao lộ
Từ vạch dừng (1.2) đến khi qua giao lộ, LX cần hoàn tất việc điều khiển xe di chuyển theo hướng của mũi tên.
Tui xin dẫn minh họa của cụ [@sgb345;2985]
[/QUOTE]

2. Đối với mũi tên không nằm trước giao lộ (phía trước ko có vạch dừng)
Mũi tên chỉ có tác dụng định hướng, chứ ko bắt buộc phải theo. Tuy nhiên, kết luận này hiện chưa có dẫn chứng từ văn bản pháp luật nào.
2.1. Đối với mũi tên đi thẳng:
- Chỉ hướng đi. Được chuyển làn nếu bên cạch là vạch đứt. Ko được chuyển làn nếu 2 bên là vạch liền (vạch 35). Ko được rẽ phải hoặc rẽ trái.
Như màu xanh tại minh họa sau:


2.2. Đối với mũi tên rẽ trái đặt ở nơi quay đầu xe: chỉ đây là phần đường dành cho xe quay đầu.

Vừa qua đi qua Nghệ An, tui thấy đoạn gần Vinh đặt biển và kẻ mũi tên quay đầu (cũng như biển và mũi tên khác) rất chuẩn.
Xin up lên đây để các cụ tham khảo:


(Dự nếu chỉ có mũi tên rẽ trái mà bên phải là vạch liền thì xe chỉ được quay đầu. Còn nếu bên phải mũi tên là vạch đứt thì vẫn được đi thẳng hoặc chuyển làn.)

Các cụ cho ý kiến xem đã được chưa nhé.;;)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
:D, nhà cháu thêm tí dấm ớt.

Vạch giảm tốc có bề dày khác vạch 1.1 ợ.

1- Nếu kụ nói đến bề dày, chứ không phải bề rộng vạch

Tại các điều ghi trong luật chỉ quy định chiều rộng, màu sắc vạch kẻ, không quy định chiều dày vạch. Do đó chiều dày vạch kẻ không phải là một đại lượng định tính để phân biệt giữa các loại vạch với nhau.

Kết luận, các vạch kẻ liền màu trắng, rộng 10cm, kẻ giữa tim đường chìa làn xe ngược chiều, dù có chiều dày 0.5cm hay dày 1cm cũng được luật coi là một loại vạch, là vạch 1.1.

Vì vậy, với những người vẫn coi vạch liền màu trắng rộng 10cm kẻ ở các vị trí khác (không phải kẻ giữa tim đường chia 2 làn xe ngược chiều) là vạch 1.1 thì kụ Suzu37 cũng không thể lấy lí do bề dày vạch khác nhau để phủ định vạch đó không phải là vạch 1.1

2- Nếu kụ Suzu ngụ ý chiều rộng khác nhau, nhưng viết nhầ, thành bề dày.
Nếu kụ viết nhầm, nhà cháu sẽ hỏi kụ tiếp.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tui thấy các cụ tranh luận về cái vạch 1.1, vạch liền rộng 10cm rất là hay và cũng đến hồi kết rồi :).

Ý của tui ủng hộ kẻ vạch liền vào trước nơi giao cắt và quy định không được đè vạch này để cho các xe đi lại trật tự. Tuy nhiên, cần chuẩn hóa (luật hóa) vạch này sao cho bà con ta nhận biết được từ xa và kịp thời đi chuyển làn cho phù hợp với hướng đi của mình. Ví dụ: khi kẻ vạch liền chia phần đường trước nút giao bao giờ cũng phải kẻ vạch đứt trước đó. Và phải quy chuẩn rõ ràng, đoạn vạch đứt phải dài tối thiểu bao nhiêu để lái xe kịp di chuyển làn cho phù hợp với hướng đi của mình.
Tui xin mạo muội đề suất việc kẻ vạch liền phải kết hợp với vạch đứt trước nút giao như minh họa sau. sau


Hiện giờ ở HN tui thấy các anh GTCC kẻ mũi tên 1.18 cùng vạch liền trước nút giao ("dụ ý" quy định đâu là phần đường đi thẳng, phần đường rẽ phải, rẽ trái và ko cho chuyển làn khi đến sát nút giao) như tại nút giao Xã Đàn x Nam Đồng (Đặng Văn Ngữ) là rất hợp lý.

H1. Mũi tên + Vạch đứt


H2. Mũi tên + Vạch liền
1- Cá nhân nhà cháu ủng hộ đề nghị của kụ chủ phải luật hóa các vạch liền kẻ trước nút giao.
Tuy nhiên, phải quy định cụ thể chiều dài tối đa của các vạch liền chia làn trước nút giao này vào luật, tránh tình trạng mỗi nơi kẻ một kiểu, gây khó khăn và tạo thành bẫy để bẫy phạt lái xe.

Các vạch liền chia làn trước nút giao chỉ nên có 1 mục đích duy nhất, là ngăn không cho các xe đánh lái mở cua khi vào giao cắt, gây va quẹt. Vạch kẻ chia làn đó không nên có mục đích ngăn xe chuyển làn trước giao cắt. Do đó không nên kẻ vạch quá dài.

Như trong hình, vạch kẻ liền chia làn quá dài. Cá nhân nhà cháu thấy, chiều dài tối đa của vạch bằng khoảng 1 thân xe (5m) là đủ.

(Gần tới giao cắt, nơi ô tô dừng cũng là nơi xe 2b len lỏi giữa rừng ô tô để chuyển làn.
Nếu cấm xe chuyển làn trước giao cắt khi ô tô đang dừng, xe 2 bánh buộc phải chuyển làn trước đó, phải tạt đầu ô tô đang chạy để chuyển làn, tiềm ẩn tai nạn. Nếu không, 2 bánh buộc phati phạm luật, phải đè vạch liền để chuyển làn khi ô tô đang dừng).

Trước nút giao nên kẻ thêm 1 làn phụ sát giải phán cách giữa đường cho xe 2 bánh dừng chờ rẽ trái hoặc quay đầu. Làn phụ này chỉ cần đủ cho xe 2b theo đó lách từ phía dưới lên (khoảng 1.2m), khi đèn xanh 2b sẽ đi thoát trước, giúp nút giao thông thoáng hơn để ô tô lưu thông thuận lợi.

2- Cá nhân nhà cháu xin đề nghị thêm: phải luật hóa số lượng các mũi tên, khoảng cách giữa các mũi tên vẽ trên mặt đường trước nút giao, sao cho khi còn cách vạch liền chia làn tại nút giao từ 100-150m (dài ngắn tùy vận tốc di chuyển của đoạn đường đó) lái xe đã có thể nhận ra hướng đi quy định trên từng làn, để có đủ thời gian chuyển làn và xếp hàng vào làn phù hợp hướng sẽ đi tiếp.

Tránh tình trạng chỉ kẻ duy nhất một mũi tên 1.18 ngay sát vạch dừng xe như hiện nay, trở thành bẫy, gây phân tâm cho lái xe khi chuẩn bị vào giao cắt ⇨ tiềm ẩn tai nạn.


Hiện tại, tại rất nhiều nút giao cho kẻ vạch liền (có hoặc không có mũi tên 1.18) nhưng ko có vạch đứt trước đó. Tuy nhiên, nếu cụ nào đã đi qua và biết được "dụ ý" của các anh GTCC thì những lần sau nên căn trước để chuyển gọn vào phần đường mà các anh ý kẻ. Ko di chuyển làn khi đã trong khung vạch liền nữa.

Tương tự khi gặp biển 412 "cải biên" phân làn 4b, 2b hoặc các biển, vạch khác cũng vậy. Nếu biết rồi thì nên cố gắng đi theo cho đường xá được trật tự (Tất nhiên khi các cụ nghĩ là những cái biển, vạch đó ko vô lý)
Đây là những bẫy vạch liền, bẫy biển phân làn rất vô lí đối với lái xe và với giao thông nói chung, nhưng rất ngọt ngào cho xxx. Dù không có trong luật, nhưng chúng vẫn được xxx tích cực sử dụng để phạt lái xe thu tiền làm luật.

Mỗi lái xe chỉ cần bị mắc bẫy một lần, là giao thông ở giao lộ luôn lộn xộn, là xxx thu đủ.
Giống như ở nhà ga xe lửa có những quán phở, chỉ chém khách lạ duy nhất 1 lần, nhưng rất ăn nên làm ra, tồn tại cả chục năm nay.


Tạm rông dài chút về cái vạch liền và biển chưa có trong quy chuẩn như vậy thôi các cụ nhé. Nếu các cụ đồng ý thì ta chuyển về chủ đề chính của thớt này. Còn nếu các cụ thấy cần tiếp tục trao đổi kỹ hơn về chúng, ta sẽ lập riêng 1 thớt mới các cụ nhé.
-----
Nhà cháu ủng hộ kụ mở thớt mới về chủ đề này.

(Tiếp)
.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
1- Nếu kụ nói đến bề dày, chứ không phải bề rộng vạch

Tại các điều ghi trong luật chỉ quy định chiều rộng, màu sắc vạch kẻ, không quy định chiều dày vạch. Do đó chiều dày vạch kẻ không phải là một đại lượng định tính để phân biệt giữa các loại vạch với nhau.

Kết luận, các vạch kẻ liền màu trắng, rộng 10cm, kẻ giữa tim đường chìa làn xe ngược chiều, dù có chiều dày 0.5cm hay dày 1cm cũng được luật coi là một loại vạch, là vạch 1.1.

Vì vậy, với những người vẫn coi vạch liền màu trắng rộng 10cm kẻ ở các vị trí khác (không phải kẻ giữa tim đường chia 2 làn xe ngược chiều) là vạch 1.1 thì kụ Suzu37 cũng không thể lấy lí do bề dày vạch khác nhau để phủ định vạch đó không phải là vạch 1.1

2- Nếu kụ Suzu ngụ ý chiều rộng khác nhau, nhưng viết nhầ, thành bề dày.
Nếu kụ viết nhầm, nhà cháu sẽ hỏi kụ tiếp.
Lạc đề, lạc đề kìa. :D.

Hé hé, cụ nầy chả đúng tiêu chí fun gì cả.

Bề dày vạch giảm tốc khác bề dày vạch 1.1 ợ. :D.

Nhà cụ đi nhậu vìa thức khuya gớm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp)

Quay lại chủ đề chính của thớt. Sau khi nhiều cụ đã cho ý kiến, tui xin tạm chốt lại một số kết luận về điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của mũi tên kẻ đường như sau:

1. Đối với mũi tên kẻ trước giao lộ:
- Điểm bắt đầu: qua vạch dừng (vào giao lộ)
- Điểm kết thúc: khi đã qua hẳn giao lộ
Từ vạch dừng (1.2) đến khi qua giao lộ, LX cần hoàn tất việc điều khiển xe di chuyển theo hướng của mũi tên.
Tui xin dẫn minh họa của cụ [@sgb345;2985]

Nhà cháu có cùng cách hiểu như trên. Chỉ xin kụ bổ sung thêm chữ "hết" thành "đến khi qua hết giao lộ".

Nhà cháu đề nghị trong luật cần có một bản vẽ chỉ dẫn chính xác các thành tố cấu thành của giao lộ. Tránh tình trạng xxx sẽ bẻ luạt để phạt lái xe, theo kiểu lí luận "giao lộ bắt đầu từ vị trí có mũi tên 1.18" như một kụ đã dũng cảm nêu ở còm phía trên.

(Nhà cháu mở Luật gtđb Hoa kỳ, chỉ nhìn hình minh hoạ thôi cũng thấy mê. Rất cụ thể, chi tiết, đầy đủ và chính xác. Nhìn các hình vẽ đó không thể bẻ luạt để hiểu sai sang ý khác được.)


2. Đối với mũi tên không nằm trước giao lộ (phía trước ko có vạch dừng)
Mũi tên chỉ có tác dụng định hướng, chứ ko bắt buộc phải theo. Tuy nhiên, kết luận này hiện chưa có dẫn chứng từ văn bản pháp luật nào.
Nhà cháu đồng ý với kết luận của kụ.

Về phần chữ đậm, nhà cháu có ý kiến như sau.
Không thể yêu cầu phải có một sự khẳng định "không bắt buộc phải theo" từ luật. Luật không ghi "bắt buộc phải theo", là có nghĩa không bắt buộc phải theo.

Một trong các nguyên tắc cơ bản của Công ước Viên 1968 về gtđb là để cấm, để ra hiệu lệnh, thì lệnh cấm, hiệu lệnh đó phải được thể hiện cụ thể, trực tiếp thì mới có hiệu lực để thi hành.

Không thể ngụ ý một lệnh cấm, một hiệu lệnh theo kiểu suy diễn từ câu chữ khác, rồi bắt công dân phải tuân theo.

Do đó, khi trong luật không ghi cụ thể câu "bắt buộc phải theo hướng chỉ của mũi tên" (như có ghi đối với mũi tên 1.18) thì công dân không có nghĩa vụ phải tuân theo một hiệu lệnh suy diễn mơ hồ.


2.1. Đối với mũi tên đi thẳng:
- Chỉ hướng đi. Được chuyển làn nếu bên cạnh là vạch đứt. Ko được chuyển làn nếu 2 bên là vạch liền (vạch 35). Ko được rẽ phải hoặc rẽ trái.
Như màu xanh tại minh họa sau:
Cần tìm cách để quy định rõ "mũi tên này không có chức năng phân làn đường". Nếu không, xxx sẽ sáng tạo ra chức năng mới cho nó, rồi lại tranh cãi bất tận, giống như "đi trên đường cong phải xi nhan báo hướng rẽ".



2.2. Đối với mũi tên rẽ trái đặt ở nơi quay đầu xe: chỉ đây là phần đường dành cho xe quay đầu.

Vừa qua đi qua Nghệ An, tui thấy đoạn gần Vinh đặt biển và kẻ mũi tên quay đầu (cũng như biển và mũi tên khác) rất chuẩn.
Xin up lên đây để các cụ tham khảo:


(Dự nếu chỉ có mũi tên rẽ trái mà bên phải là vạch liền thì xe chỉ được quay đầu. Còn nếu bên phải mũi tên là vạch đứt thì vẫn được đi thẳng hoặc chuyển làn.)

Các cụ cho ý kiến xem đã được chưa nhé.;;)

Cá nhân nhà cháu thấy kẻ mũi tên như trong hình chưa chuẩn. Cụ thể như sau:

1- cự li từ vạch giảm tốc và mũi tên đến vị trí quay đầu quá gần. Vạch giảm tốc và mũi tên quay đầu không có tác dụng gì trong việc cảnh báo sớm để lái xe có đủ thời gian giảm tốc hay chuyển làn một cách an toàn. Ngay khi nhìn thấy vạch giảm tốc và mũi tên như này lái xe chỉ có một cách duy nhất là phanh gấp.

Đặc biệt, khi có 1 xe đang đứng chờ quay đầu đè lên che khuất mũi tên này, thì xe sau sẽ không biết có mũi tên để kịp thời chuyển làn.

Giải pháp:
- đảm bảo nguyên tắc 2 giây:
.phải kẻ các mũi tên quay đầu (nhiều mũi tên) trước vị trí con lươn đứt khoảng 100m
.phải kẻ vạch giảm tốc trước nơi quay đầu 100-50m.

2- biển báo khu vực quay đầu (không dùng từ "phần đường" dành cho xe quay đầu) cắm quá gần vị trí quay đàu.
Phải cắm cách vị trí con lươn đứt đủ xa, theo nguyên tắc 2 giây.


3- đối với đường có vận tốc >60km/h, luật hiện hành cấm không được tổ chức cho xe quay đầu nơi con lươn đứt.

Link:

http://www.otofun.net/threads/758302-hinh-anh-tu-camera-hanh-trinh?p=20650724#post20650724
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Lạc đề, lạc đề kìa. :D.

Hé hé, cụ nầy chả đúng tiêu chí fun gì cả.

Bề dày vạch giảm tốc khác bề dày vạch 1.1 ợ. :D.

Nhà cụ đi nhậu vìa thức khuya gớm.

Ừ nhỉ. Kụ nhắc mới giật mình.
Tại sao trên đường hàng ngày đầy rẫy những trò fun diễn ra công khai, mà nhà cháu lại thấy đau, chẳng thấy fun được nhỉ?
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Đọc comment của cụ [@sgb345;2985] tui nghĩ là thật phí nếu như cụ ko ở trong ngành GTVT/GTCC :) :) . Để khi nào rảnh rảnh, tui sẽ mở 1 thớt chuyên bàn xem liệu OFers có thể góp ý gì cho ngành GTVT trong việc bổ xung, điều chỉnh 1 số tín hiệu giao thông đường bộ, giúp cho bà con ta đi lại an toàn, thuận tiện hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top