Hiệu lực của mũi tên kẻ đường: bắt đầu và kết thúc ở đâu?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin cảm ơn kụ Chinhatm nhiều, vì đã bớt chút thời gian cùng trao đổi với nhà cháu.

Tôi xin trao đổi lại thế này:
1a. Không có văn bản luật nào quy định rằng mũi tên chỉ có hiệu lực sau vạch dừng.

Trong trích luật dưới đây chúng ta đều thấy Luật quy định "hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau, tức là từ phía sau vạch dừng xe (kụ xem dòng gạch dưới có chữ B màu đỏ nhé).
Còn vị trí để vẽ mũi tên, luật ghi là trước nơi giao nhau (kụ xem dòng gạch dưới có chữ A nhé).
Khu vực "trước nơi giao nhau" nằm ngoài phạm vi "nơi giao nhau", tức là ngoài phạm vi mà hướng đi bị điều chỉnh bởi các mũi tên.
Do đó, hướng đi của phương tiện không bị điều chỉnh bởi các mũi tên khi phương tiện chưa cắt qua vạch dừng để vào "nơi giao nhau".




1b.Không có quy định cụ thể, nhưng ngay khi nhìn thấy mũi tên thì nó đã có hiệu lực,
Trên OF có nguyên tắc "phải trích dẫn luật để chứng minh quan điểm của mình". Nếu không, các kụ OF khác sẽ cho rằng quan điểm đó xuất phát từ suy luận cảm tính, chứ không phải từ luật.

Nhà cháu chờ kụ đưa dẫn chứng luật để chứng minh quan điểm "khi nhìn thấy mũi tên thì nó đã có hiệu lực".
Nếu không, nhà cháu coi đó là một suy luận cảm tính, không phải là quy định của luật.


1c. nhưng vẫn phải đi qua vạch dừng thì mới có thể chuyến hướng,
Đương nhiên, chỉ có thể chuyển hướng trên giao cắt.
Chuyển hướng trước giao cắt thì đâm vào dải phân cách mất.

Nhưng phương tiện có quyền chuyển làn trước giao cắt, dù trên các làn đó có vẽ mũi tên 1.18 hay không, trước đó có cắm hay không cắm biển chỉ dẫn 411, hoặc biển gộp hình cũng vẫn được chuyển làn.


1d. vì phải tuân thủ vạch cấm chuyển làn như tôi đã nói ở conment trước.
Vì 1b và 1c chưa được minh hoạ bằng luật, nên 1d là chưa đúng.
Nhà cháu vẫn vô tư chuyển làn ở "trước nơi giao nhau, kể cả khi ở đó có vẽ vạch mũi tên 1.18, kể cả khi nơi đó có vẽ vạch liền chia 2 làn xe cùng chiều, là loại vạch không có trong luật hiện hành.


3a. Đúng là không có quy định cấm chuyển làn trước khi tới giao cắt, nhưng quy chuẩn 41 có quy định về vạch cấm chuyển làn.
Tại nơi có vạch cấm chuyển làn thì dĩ nhiên là không được chuyển làn.
Nhà cháu đảm bảo trong luật không có cái vạch như kụ nói đâu.

Nhờ kụ cho xin số hiệu của cái vạch cấm chuyển làn mà kụ nhắc ở đây.
Nó có phải được quy định vẽ trước nơi giao cắt trên đường đô thị, nêu trong Phụ lục H hay không.


3b. Thông thường, tại các giao cắt, người ta đều vẽ vạch cấm chuyển làn kèm theo mũi tên chỉ hướng tại phần đường ngay trước khi đến vạch dừng (trong ví dụ của chủ thớt là vạch rời, ít gặp trong thực tế).

3c. Việc không được chuyển làn trước khi tới giao cắt là tuân thủ vạch sơn cấm chuyển làn (nếu có), chứ không phải vì tuân theo luật nào cả.
Vì 1d, 3a là chưa đúng, nên 3b và 3c cũng chưa đúng luôn.

4a. Phương tiện chỉ được chuyển làn tại phần đường trước giao cắt khi tại đó không có vạch cấm chuyển làn (như hình ví dụ của chủ thớt),
Dù có vẽ mũi tên 1.18 trên làn đường, thì phương tiện vẫn được chuyển làn, như nêu tại phần nhà cháu trả lời 1b, 1c ở trên.


4b. như tôi đã nói ở trên, chứ trong đa số trường hợp có vẽ vạch cấm chuyển làn thì sẽ không được chuyển làn..
Trong luật chưa quy định loại vạch này (ngoài vạch số 35 là vạch áp dụng trong các trường hợp khác).

5. Tôi đang nói đến trường hợp phổ biến, đó là phần đường trước giao cắt có vạch cấm chuyển làn kèm theo mũi tên chỉ hướng.
Trong luật chưa quy định loại vạch này (ngoài vạch số 35 là vạch áp dụng trong các trường hợp khác).


6. Tôi sử dụng cụm từ "chuyển làn hoặc chuyển hướng" để nói đến việc không phải tuân thủ vạch cấm chuyển làn nữa (qua vạch dừng không còn vạch cấm chuyển làn), không bị bắt buộc phải đi cố định trong cái làn đang đi trước đó nữa.
Hai câu in đậm của kụ chưa được điều luật nào quy định, nên mới chỉ được coi là suy luận cá nhân thoai.
 

redflame

Xe tăng
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
1,808
Động cơ
343,211 Mã lực
Đọc xong mấy trang bình luận của các cụ mà cháu hoa mắt quá. Cháu mong mấy ông GTCC vào đây xem để mà cắm biển, sơn đường cho nó rõ ràng
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Bác hiểu không đúng ý tôi. Quan điểm của tôi là: Mũi tên chỉ hướng không có quy định cụ thể về vị trí bắt đầu hay kết thúc hiệu lực. Nó cũng không liên quan đến việc cấm chuyển làn hay không. Việc cấm chuyển làn hay không phụ thuộc vào vạch cấm chuyển làn, thường đi kèm với mũi tên chỉ hướng tại các giao cắt. Khi đã đi vào làn đường có vạch cấm chuyển làn thì đã phải tuân thủ hướng đi theo hướng mũi tên chỉ dành cho làn đó, nhưng vẫn không được chuyển làn. Việc chuyển làn hoặc chuyển hướng theo mũi tên chỉ được thực hiện sau khi ra khỏi phần đường cấm chuyển làn. Nghĩa là, ngay sau khi qua khỏi vạch dừng xe (hết vạch cấm chuyển làn) là xe cộ có thể chuyển làn hoặc chuyển hướng theo đúng theo quy định của mũi tên chỉ hướng
Theo em đã là báo hiệu thì phải có hiệu lực, phạm vi phải chấp hành cái báo hiệu đó. Đã có hiệu lực thì phải có bắt đầu và kết thúc. Mũi tên chỉ hướng được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Nên muốn xác định liệu lực của mũi tên phải biết được mũi tên đó báo hiệu cái gì và từ đó suy ra điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của mũi tên.
Mũi tên chỉ hướng dùng để chỉ hướng đi của các làn tại nơi giao nhau (Vạch 1.18, Phụ lục H) thì chỉ có hiệu lực ở nơi giao nhau.
Mũi tên chỉ hướng chỉ dẫn ở các nút giao có tách nhập làn (Vạch số 25,26, Phụ lục G) thì chỉ có hiệu lực ở nơi có tách nhập làn. Mũi tên chỉ hướng chỉ dẫn ở các nút giao có tách nhập làn (Vạch số 25,26, Phụ lục G) thì chỉ có hiệu lực ở nơi có tách nhập làn. Mũi tên chỉ hướng trên đường có nhiều làn xe (cũng Vạch số 25,26, Phụ lục G) thì chỉ có hiệu lực ở nơi có nhiều làn xe...
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Nhà cháu dự chỗ có mũi tên chỉ hướng rẽ trái này vẽ trên đoạn từ Tây Sơn đi NLB, bắt buộc phải rẽ phải vào Xã Đàn, rồi quay đầu để đi về hướng Hoàng Cầu.
Vâng cũng tương tự cụ ạ. Đây là đoạn đường mới (tên là Ô chợ Dừa), nằm đối diện với Xã Đàn nếu nhìn theo trục NLB-> Tôn Đức Thắng.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng cũng tương tự cụ ạ. Đây là đoạn đường mới (tên là Ô chợ Dừa), nằm đối diện với Xã Đàn nếu nhìn theo trục NLB-> Tôn Đức Thắng.
Chắc là như này, kụ chủ nhỉ?

Trên đường đi Hoàng Cầu?

 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu đúng vị trí như trên hình tại còm #46, thì mũi tên chỉ hướng rẽ trái số 1.18 bị vẽ sai luật, vì vị trí này không phải là giao cắt, không có nhánh đường cho xe rẽ trái.

Thay vào đó, phải gắn biển chỉ dẫn số 409 "Chỗ quay xe" trên lề đường bên phải, cắm nhắc lại trên dải phán cách giữa đường nếu cần.
Trên làn đường có thể vẽ mũi tên quay đầu như trong hình, có thể không vẽ (vì trong luật chưa thấy quy định mũi tên quay đầu để vẽ dưới làn đường trong đô thị).



.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Nếu đúng vị trí như trên hình tại còm #46, thì mũi tên chỉ hướng rẽ trái số 1.18 bị vẽ sai luật, vì vị trí này không phải là giao cắt, không có nhánh đường cho xe rẽ trái.

Thay vào đó, phải gắn biển chỉ dẫn số 409 "Chỗ quay xe" trên lề đường bên phải, cắm nhắc lại trên dải phán cách giữa đường nếu cần.
Trên làn đường có thể vẽ mũi tên quay đầu như trong hình, có thể không vẽ (vì trong luật chưa thấy quy định mũi tên quay đầu để vẽ dưới làn đường trong đô thị).



.
Chuẩn, đúng đoạn này cụ ạ. Tui đồng ý với cụ: nếu có vẽ mũi tên thì đó là mũi tên quay đầu. Tuy nhiên, nếu ko vẽ mũi tên quay đầu (vì luật chưa có) thì có nên vẽ mũi tên đi thẳng ở làn bên phải ko? Nếu vẽ thì mũi tên đi thẳng này có hiệu lực bắt đầu và kết thúc khi nào?
Đây vẫn là câu hỏi cho phần mũi tên lửng lơ (ko trước và cũng ko sau giao lộ) đó cụ ạ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu xin cảm ơn kụ Chinhatm nhiều, vì đã bớt chút thời gian cùng trao đổi với nhà cháu.


Trong trích luật dưới đây chúng ta đều thấy Luật quy định "hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau, tức là từ phía sau vạch dừng xe (kụ xem dòng gạch dưới có chữ B màu đỏ nhé).
Còn vị trí để vẽ mũi tên, luật ghi là trước nơi giao nhau (kụ xem dòng gạch dưới có chữ A nhé).
Khu vực "trước nơi giao nhau" nằm ngoài phạm vi "nơi giao nhau", tức là ngoài phạm vi mà hướng đi bị điều chỉnh bởi các mũi tên.
Do đó, hướng đi của phương tiện không bị điều chỉnh bởi các mũi tên khi phương tiện chưa cắt qua vạch dừng để vào "nơi giao nhau".




Trên OF có nguyên tắc "phải trích dẫn luật để chứng minh quan điểm của mình". Nếu không, các kụ OF khác sẽ cho rằng quan điểm đó xuất phát từ suy luận cảm tính, chứ không phải từ luật.

Nhà cháu chờ kụ đưa dẫn chứng luật để chứng minh quan điểm "khi nhìn thấy mũi tên thì nó đã có hiệu lực".
Nếu không, nhà cháu coi đó là một suy luận cảm tính, không phải là quy định của luật.


Đương nhiên, chỉ có thể chuyển hướng trên giao cắt.
Chuyển hướng trước giao cắt thì đâm vào dải phân cách mất.

Nhưng phương tiện có quyền chuyển làn trước giao cắt, dù trên các làn đó có vẽ mũi tên 1.18 hay không, trước đó có cắm hay không cắm biển chỉ dẫn 411, hoặc biển gộp hình cũng vẫn được chuyển làn.


Vì 1b và 1c chưa được minh hoạ bằng luật, nên 1d là chưa đúng.
Nhà cháu vẫn vô tư chuyển làn ở "trước nơi giao nhau, kể cả khi ở đó có vẽ vạch mũi tên 1.18, kể cả khi nơi đó có vẽ vạch liền chia 2 làn xe cùng chiều, là loại vạch không có trong luật hiện hành.


Nhà cháu đảm bảo trong luật không có cái vạch như kụ nói đâu.

Nhờ kụ cho xin số hiệu của cái vạch cấm chuyển làn mà kụ nhắc ở đây.
Nó có phải được quy định vẽ trước nơi giao cắt trên đường đô thị, nêu trong Phụ lục H hay không.


Vì 1d, 3a là chưa đúng, nên 3b và 3c cũng chưa đúng luôn.


Dù có vẽ mũi tên 1.18 trên làn đường, thì phương tiện vẫn được chuyển làn, như nêu tại phần nhà cháu trả lời 1b, 1c ở trên.



Trong luật chưa quy định loại vạch này (ngoài vạch số 35 là vạch áp dụng trong các trường hợp khác).



Trong luật chưa quy định loại vạch này (ngoài vạch số 35 là vạch áp dụng trong các trường hợp khác).




Hai câu in đậm của kụ chưa được điều luật nào quy định, nên mới chỉ được coi là suy luận cá nhân thoai.

Bác tách làm quá nhiều ý, khó theo dõi, cũng khó mà trả lời cho hết, nhưng tôi sẽ cố gắng trao đổi với bác:
1. Có lẽ đầu tiên tôi sẽ trao đổi với bác về vấn đề "vạch liền vẫn được đè" của bác tôi đã đọc ở một thớt nào đó mà không có bình luận. Tôi cho rằng quan điểm đó của bác là sai. Về mặt nguyên tắc, tôi cho rằng báo hiệu giao thông có tính đồng nhất, tính logic, sao cho những người ít học nhất cũng có thể hiểu được. Một người chỉ học hết lớp 1 rất dễ dàng ghi nhớ trong đầu một cách đơn giản: Vạch liền cấm đè, vạch rời được đè - Đó là nguyên tắc mà các nhà làm luật muốn hướng tới, dành cho mọi đối tượng tham gia giao thông. Về mặt luật pháp, tôi biết bác căn cứ vào mục H2 - quy định ý nghĩa của các vạch nằm ngang, rằng vạch liền dùng để phân chia 2 dòng xe chạy ngược chiều, nên nếu dùng để phân chia 2 dòng xe cùng chiều sẽ không có hiệu lực. Cách hiểu này là phiến diện, bởi vạch 1.1 còn dùng vào nhiều việc khác nữa, luật không quy định rằng vạch 1.1 chỉ được dùng cho 1 mục đích mà không được dùng cho mục đích khác (ví dụ làm đường bao đảo giao thông, làm vạch cấm chuyển làn...). Hơn nữa, mục H3 quy định chỉ tiêu kỹ thuật có quy định rõ vạch 1.1 không được đè, mà không có ghi chú thêm nào khác.

2. Bây giờ tôi sẽ trao đổi với bác cụ thể hơn về những gì bác đã comment:
- Nơi giao nhau không phải chỉ là khu vực nằm bên trong ngã tư, không có quy định nào như thế. Nơi giao nhau cần được hiểu là một khu vực rộng hơn. Ví dụ phải giảm tốc độ tại nơi giao nhau, tức là phải giảm tốc độ trước khi tới ngã tư vài chục hoặc vài trăm mét rồi.
- Về việc "nhìn thấy mũi tên là nó đã có hiệu lực". Cái này tôi nghĩ với nhận thức như bác có lẽ không cần giải thích (giống như nhiều người hỏi văn bản nào quy định người dân được làm những gì pháp luật không cấm vậy). Tôi hỏi bác, khi nhìn thấy đèn đỏ thì nó đã có hiệu lực chưa? Hay bác vẫn phóng hết tốc lực đến đúng vạch dừng? Khi xxx giơ gậy lên dừng xe bác dọc đường, nó có hiệu lực ngay khi bác nhìn thấy hay mấy phút sau mới có hiệu lực? Ở đây bác cần phân biệt được hiệu lực về mặt tương đối và tuyệt đối. Ví dụ, nhìn thấy mũi tên, nhưng không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn cho phù hợp (vì mũi tên không mang ý nghĩa tuyệt đối - như tôi đã nói ở comment trước), nhưng khi đã có vạch cấm chuyển làn (vạch liền) thì lại khác.
- Về việc vẫn có thể chuyển làn thoải mái cho tới sát vạch dừng, có thể đè qua vạch cấm chuyển làn (vạch liền 1.1) thoải mái thì tôi đã nói từ đầu. Quan điểm của bác hoàn toàn sai, chiểu theo quy định tại mục H3 (trang 161): Vạch 1.1 . Ngoài ra, theo cách hiểu của bác, biển 411 hoàn toàn vô dụng.
- Về vạch cấm chuyển làn, ngoài vạch 35 đối với đường có tốc độ trên 60km/h, trong đô thị, vạch 1.1 nếu kẻ trùng với vạch phân làn thì có thể được gọi là vạch cấm chuyển làn, vì không được phép đè qua. Bác có thể đặt cho nó cái tên khác nếu muốn, nhưng bản chất của nó vẫn thế, phải đi cố định trong làn được giới hạn 2 bên bằng vạch 1.1.

* Cuối cùng, tôi cho rằng bác nên hiểu luật theo khía cạnh hướng tới văn minh trong giao thông, chứ không nền tìm khe hở (thậm chí là khe hở sai) để lách luật. Một số quan điểm mà bác cổ vũ gần đây, tôi cho là không đúng, không nên tuyên truyền:
- Trên đường 1 chiều không cần phải đi về bên phải khi đường vắng, mà thích đi làn nào thì đi
- Trên đường 1 chiều, có thể đè vạch liền thoải mái
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Bác tách làm quá nhiều ý, khó theo dõi, cũng khó mà trả lời cho hết, nhưng tôi sẽ cố gắng trao đổi với bác:
1. Có lẽ đầu tiên tôi sẽ trao đổi với bác về vấn đề "vạch liền vẫn được đè" của bác tôi đã đọc ở một thớt nào đó mà không có bình luận. Tôi cho rằng quan điểm đó của bác là sai. Về mặt nguyên tắc, tôi cho rằng báo hiệu giao thông có tính đồng nhất, tính logic, sao cho những người ít học nhất cũng có thể hiểu được. Một người chỉ học hết lớp 1 rất dễ dàng ghi nhớ trong đầu một cách đơn giản: Vạch liền cấm đè, vạch rời được đè - Đó là nguyên tắc mà các nhà làm luật muốn hướng tới, dành cho mọi đối tượng tham gia giao thông. Về mặt luật pháp, tôi biết bác căn cứ vào mục H2 - quy định ý nghĩa của các vạch nằm ngang, rằng vạch liền dùng để phân chia 2 dòng xe chạy ngược chiều, nên nếu dùng để phân chia 2 dòng xe cùng chiều sẽ không có hiệu lực. Cách hiểu này là phiến diện, bởi vạch 1.1 còn dùng vào nhiều việc khác nữa, luật không quy định rằng vạch 1.1 chỉ được dùng cho 1 mục đích mà không được dùng cho mục đích khác (ví dụ làm đường bao đảo giao thông, làm vạch cấm chuyển làn...). Hơn nữa, mục H3 quy định chỉ tiêu kỹ thuật có quy định rõ vạch 1.1 không được đè, mà không có ghi chú thêm nào khác.

2. Bây giờ tôi sẽ trao đổi với bác cụ thể hơn về những gì bác đã comment:
- Nơi giao nhau không phải chỉ là khu vực nằm bên trong ngã tư, không có quy định nào như thế. Nơi giao nhau cần được hiểu là một khu vực rộng hơn. Ví dụ phải giảm tốc độ tại nơi giao nhau, tức là phải giảm tốc độ trước khi tới ngã tư vài chục hoặc vài trăm mét rồi.
- Về việc "nhìn thấy mũi tên là nó đã có hiệu lực". Cái này tôi nghĩ với nhận thức như bác có lẽ không cần giải thích (giống như nhiều người hỏi văn bản nào quy định người dân được làm những gì pháp luật không cấm vậy). Tôi hỏi bác, khi nhìn thấy đèn đỏ thì nó đã có hiệu lực chưa? Hay bác vẫn phóng hết tốc lực đến đúng vạch dừng? Khi xxx giơ gậy lên dừng xe bác dọc đường, nó có hiệu lực ngay khi bác nhìn thấy hay mấy phút sau mới có hiệu lực? Ở đây bác cần phân biệt được hiệu lực về mặt tương đối và tuyệt đối. Ví dụ, nhìn thấy mũi tên, nhưng không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn cho phù hợp (vì mũi tên không mang ý nghĩa tuyệt đối - như tôi đã nói ở comment trước), nhưng khi đã có vạch cấm chuyển làn (vạch liền) thì lại khác.
- Về việc vẫn có thể chuyển làn thoải mái cho tới sát vạch dừng, có thể đè qua vạch cấm chuyển làn (vạch liền 1.1) thoải mái thì tôi đã nói từ đầu. Quan điểm của bác hoàn toàn sai, chiểu theo quy định tại mục H3 (trang 161): Vạch 1.1 . Ngoài ra, theo cách hiểu của bác, biển 411 hoàn toàn vô dụng.
- Về vạch cấm chuyển làn, ngoài vạch 35 đối với đường có tốc độ trên 60km/h, trong đô thị, vạch 1.1 nếu kẻ trùng với vạch phân làn thì có thể được gọi là vạch cấm chuyển làn, vì không được phép đè qua. Bác có thể đặt cho nó cái tên khác nếu muốn, nhưng bản chất của nó vẫn thế, phải đi cố định trong làn được giới hạn 2 bên bằng vạch 1.1.

* Cuối cùng, tôi cho rằng bác nên hiểu luật theo khía cạnh hướng tới văn minh trong giao thông, chứ không nền tìm khe hở (thậm chí là khe hở sai) để lách luật. Một số quan điểm mà bác cổ vũ gần đây, tôi cho là không đúng, không nên tuyên truyền:
- Trên đường 1 chiều không cần phải đi về bên phải khi đường vắng, mà thích đi làn nào thì đi
- Trên đường 1 chiều, có thể đè vạch liền thoải mái
Tui cũng có quan điểm giống với cụ là nên căn cứ vào cái gì hợp lý thì theo, chứ ko nên tìm kẽ hở để đi bất hợp lý . Tuy nhiên, tui thấy các anh GTCC nhà mình kẻ những vạch không có trong quy chuẩn thường rất không hợp lý, gây khó cho việc thực hiện.

Đơn cử trường hợp vạch liền chỗ dừng xe trước giao lộ. Trước khi kẻ vạch liền với mũi tên 1.18, cần phải kẻ vạch đứt và mũi tên 1.18 trước, rồi sau đó mới kẻ vach liền và mũi tên 1.18 nhắc lại. Làm như vậy thì bà con ta mới biết và di chuyển làn cho phù hợp. Chứ như phần lớn hiện nay, các chú ấy kẻ bụp một cái luôn vạch liền và sau đó mới vẽ mũi tên 1.18 thì bằng đánh đố bà con.

Hiện tui mới thấy ở HN duy nhất có 1 chỗ kẻ vạch phân làn và mũi tên chuẩn đó là trên đường Xã Đàn đoạn giao với Nam Đồng/Đặng Văn Ngữ, hướng từ hầm Kim Liên đi Ô Chợ Dừa, như clip đây.
[YOUTUBE]http://youtu.be/jP1joCzPKtE[/YOUTUBE]
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
145
Động cơ
337,850 Mã lực
Cụ phân tích đúng. Thực ra các mũi tên trên đường cao tốc thì dễ nhìn và nói chung chẳng ai nhầm được (trừ phi ông nào mới ở Anh về và bị thả ra đường một cách đột ngột). Các mũi tên trong phố nhất là ngã 3, ngã 4 cần chỉ hướng rẽ hoặc đi thẳng thì cần có thêm biển 411 để chỉ cho rõ.
Nhưng xét các mũi tên này, ta cần tính tới 1 yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc di chuyển: đó là vạch liền thì không được chuyển làn, chi vạch đứt mới được chuyển. Em nêu ra 2 tình huống trớ trêu của luật để các cụ tham khảo:

TH1. Trên đường 5, đoạn qua tp Hải dương, đường chia 4 làn khi gặp đèn đỏ và toàn vạch liền ở mấy chục mét cuối. Làn sát trái là chỉ cho rẽ trái, nhưng mấy mũi tên ban đầu lại vẽ thẳng, sau đó mới có mũi tên rẽ trái. Em là một lái xe, nhìn vào vạch đi thẳng là em đi thẳng luôn, và cuối cùng lại phải vòng trái để nghỉ bất đắc dĩ bên bánh đậu 559 :). Rõ ràng người vẽ mũi tên đã hoặc là hiểu sai ý nghĩa của mũi tên, hoặc cố tình lừa lái xe. Mũi tên mang tính chỉ hướng chứ không bắt buộc người lái xe phải đi chính xác y hệt theo mũi tên đó. Ví dụ trên cao tốc, có mũi tên đi thẳng, nhưng vạch đứt là em chuyển làn cũng được chứ sao ? Đây chính là trường hợp 2.
TH2-- Trên đường nhập làn của cao tốc tên cao. Bắt đầu là vạch liền và vạch ngựa vằn, đương nhiên các xe kô dược đè vạch. Mũi tên vẫn đi thẳng. Vạch đứt, mũi tên vẫn đi thẳng, và cuối cùng sắp hết đường thì có mũi tên rẽ trái. Nếu suy luận là vạch đứt được đè vạch thì đương nhiên em có thể chuyển làn từ khi vạch đứt, mũi tên chỉ hướng di chuyển chứ ko nhất thiết bắt buộc em phải theo. Nếu bắt lỗi chuyển làn sớm thì chẳng hóa ra trên đường cao tốc em ko bao giờ được chuyển làn, kể cả vạch rời hay sao ?

Về thực tế, trường hợp 1 em đã bị 1 lần phải rẽ trái bất đắc dĩ. Còn trường hợp 2 em luôn chuyển làn khi nào an toàn và ko đè vạch liền, cũng chưa bị vịn, thậm chí có hôm xxx đứng luôn đấy (có clip minh họa, để em tìm sau).
Trường hợp 1 của cụ rất giống trên đường 32 chỗ đèn xanh đỏ ở Hoài đức và chỗ ở Phúc thọ nữa. đi rất ức chế và khó chịu, đánh lừa lái xe lắm
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác tách làm quá nhiều ý, khó theo dõi, cũng khó mà trả lời cho hết, nhưng tôi sẽ cố gắng trao đổi với bác:
1. Có lẽ đầu tiên tôi sẽ trao đổi với bác về vấn đề "vạch liền vẫn được đè" của bác tôi đã đọc ở một thớt nào đó mà không có bình luận. Tôi cho rằng quan điểm đó của bác là sai.
Về mặt nguyên tắc, tôi cho rằng báo hiệu giao thông có tính đồng nhất, tính logic, sao cho những người ít học nhất cũng có thể hiểu được. Một người chỉ học hết lớp 1 rất dễ dàng ghi nhớ trong đầu một cách đơn giản: Vạch liền cấm đè, vạch rời được đè - Đó là nguyên tắc mà các nhà làm luật muốn hướng tới, dành cho mọi đối tượng tham gia giao thông.

2-
Về mặt luật pháp, tôi biết bác căn cứ vào mục H2 - quy định ý nghĩa của các vạch nằm ngang, rằng vạch liền dùng để phân chia 2 dòng xe chạy ngược chiều, nên nếu dùng để phân chia 2 dòng xe cùng chiều sẽ không có hiệu lực.
Cách hiểu này là phiến diện, bởi vạch 1.1 còn dùng vào nhiều việc khác nữa, luật không quy định rằng vạch 1.1 chỉ được dùng cho 1 mục đích mà không được dùng cho mục đích khác (ví dụ làm đường bao đảo giao thông, làm vạch cấm chuyển làn...). Hơn nữa, mục H3 quy định chỉ tiêu kỹ thuật có quy định rõ vạch 1.1 không được đè, mà không có ghi chú thêm nào khác.

...


Cảm ơn kụ Chinhatm nhé.
Nói thật, nhà cháu thấy kụ sướng hơn xxx nhiều lắm.

Vì, để bắt lỗi được nhà cháu, xxx phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mà đọc luật, tìm các điều luật cụ thể để chứng minh nhà cháu đã sai.

Riêng kụ Chinhatm, kụ chỉ cần suy diễn, rồi kết luận cái Rộp, rồi khép lỗi. Kụ chẳng cần phải nêu dẫn chứng luật để chứng minh gì ráo. Quá dễ. Hé hé.

Nhà cháu thì theo nguyên tắc "Luật viết như thế nào cháu tuân thủ thế đó. Nếu trong luật không có, cháu có quyền không theo". Vậy thôi.



Nhà cháu xin dẫn chứng cụ thể, rằng luận chứng của kụ Chinhatm đang ngược hoàn toàn so với luật hiện hành.

Này nhé:

1-
Kụ viết (nhưng không dẫn chứng nguồn, nếu có):
"Vạch liền cấm đè, vạch rời được đè - Đó là nguyên tắc mà các nhà làm luật muốn hướng tới".


Trong khi luật lại quy định ngược lại.

Hình #1: đây là một số vạch liền được luật cho phép đè lên.




Hình #2: "vạch liền 1.1" có trong vạch số 1.11 này cũng được luật cho phép đè qua vạch.





2- Về vạch 1.1:


Kụ thì viết:
"Cách hiểu này là phiến diện, bởi vạch 1.1 còn dùng vào nhiều việc khác nữa, luật không quy định rằng vạch 1.1 chỉ được dùng cho 1 mục đích mà không được dùng cho mục đích khác..."

Trong khi đó, luật lại quy định cụ thể thế này:
"vạch số 1.1 "vạch liền màu trắng, rộng 10cm, phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau".


Còn các vạch liền khác, dùng ở mục đích khác (dù đó là vạch liền màu trắng, rộng 10cm hay không) đều được luật quy định một tên gọi cụ thể.
Chúng hoàn toàn không phải là vạch 1.1.


Hình #3: Luật quy định Vạch 1.1 dùng để phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau





Nếu cứ nhắm mắt suy luận như kụ, bất cứ vạch nào liền màu trắng, rộng 10cm, đều là vạch 1.1 cả, thì vạch kép liền màu trắng dưới đây cũng được kụ gọi là vạch 1.1.


Hỏi:
... các vạch sau đây có phải là vạch 1.1 hay không?

Trả lời: Không.
Các vạch này được luật đặt mã số và tên gọi khác nhau. Chúng không phải là vạch 1.1, dù cũng thuộc loại vạch liền màu trắng, rộng 10cm.

Hình #4:



(Còn tiếp....)

.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Nhà cháu thì theo nguyên tắc "Luật viết như thế nào cháu tuân thủ thế đó. Nếu trong luật không có, cháu có quyền không theo".
.
Mặc dù khuyến khích việc đưa bổ xung thêm 1 số tín hiệu vào quy tắc giao thông , nhưng phần này tui ủng hộ cụ.

Nhiều ký hiệu (vạch, biển) mà các anh GTCC tự vẽ hay đặt thêm vào, rồi quy định "mồm" phải như này, như kia. Mặc dù thấy việc vẽ/đặt thêm đó cũng có cái lý của nó, tuy nhiên các anh ấy lại làm không đến đầu đến đuôi, nên thành ra ko hợp lý chút nào. Điều này lại làm bà con ta hoặc :
- (1) không thể biết được mà thực hiện, hoặc
- (2) biết thì cũng không thể thực hiện được nổi.

Ví dụ:
- (1): "Biển 412 chế" (ý muốn phân làn 4b, 2b): vừa bé, vừa dựng ngay sau chỗ rẽ thì làm sao LX có thể nhìn thấy mà thực hiện chuyển làn theo "ý muốn" của biển được. (Trong khi khi vào giao lộ LX còn phải tập trung nhìn người đi bộ qua đường và các phương tiên khác để đi cho an toàn, chứ đâu chỉ có việc dương mắt lên trời soi biển)
- (2) Vạch liền kèm mũi tên chỉ hướng đi ở trước giao lộ : Mặc dù ý muốn để cho xe đi hướng nào chuyển động/dừng gọn vào chỗ đó, nhưng lại không có gì báo hiệu cho bà con biết trước để di chuyển cho phù hợp. Nhiều khi nhìn thấy mũi tên thì xe đã chui trong chuồng vạch liền rồi thì làm sao mà ko đè vạch khi muốn chuyển làn cơ chứ....

Tui nghĩ trong luật có nhiều cái chưa thật hợp lý (hoặc còn thiếu), nhưng dù sao các nhà làm luật cũng nghiên cứu, suy tính kỹ càng hơn rất nhiều so với lập luận của mấy chú GTCC. Cho nên, các quy định trong luật thường là chặt chẽ và hợp lý hơn so với quy định "mồm" của mấy chú kia.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ Chinhatm nhé.
Nói thật, nhà cháu thấy kụ sướng hơn xxx nhiều lắm.

Vì, để bắt lỗi được nhà cháu, xxx phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mà đọc luật, tìm các điều luật cụ thể để chứng minh nhà cháu đã sai.

Riêng kụ Chinhatm, kụ chỉ cần suy diễn, rồi kết luận cái Rộp, rồi khép lỗi. Kụ chẳng cần phải nêu dẫn chứng luật để chứng minh gì ráo. Quá dễ. Hé hé.

Nhà cháu thì theo nguyên tắc "Luật viết như thế nào cháu tuân thủ thế đó. Nếu trong luật không có, cháu có quyền không theo". Vậy thôi.



Nhà cháu xin dẫn chứng cụ thể, rằng luận chứng của kụ Chinhatm đang ngược hoàn toàn so với luật hiện hành.

Này nhé:

1-
Kụ viết (nhưng không dẫn chứng nguồn, nếu có):
"Vạch liền cấm đè, vạch rời được đè - Đó là nguyên tắc mà các nhà làm luật muốn hướng tới".


Trong khi luật lại quy định ngược lại.

Hình #1: đây là một số vạch liền được luật cho phép đè lên.




Hình #2: "vạch liền 1.1" có trong vạch số 1.11 này cũng được luật cho phép đè qua vạch.





2- Về vạch 1.1:


Kụ thì viết:
"Cách hiểu này là phiến diện, bởi vạch 1.1 còn dùng vào nhiều việc khác nữa, luật không quy định rằng vạch 1.1 chỉ được dùng cho 1 mục đích mà không được dùng cho mục đích khác..."

Trong khi đó, luật lại quy định cụ thể thế này:
"vạch số 1.1 "vạch liền màu trắng, rộng 10cm, phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau".


Còn các vạch liền khác, dùng ở mục đích khác (dù đó là vạch liền màu trắng, rộng 10cm hay không) đều được luật quy định một tên gọi cụ thể.
Chúng hoàn toàn không phải là vạch 1.1.


Hình #3: Luật quy định Vạch 1.1 dùng để phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau





Nếu cứ nhắm mắt suy luận như kụ, bất cứ vạch nào liền màu trắng, rộng 10cm, đều là vạch 1.1 cả, thì vạch kép liền màu trắng dưới đây cũng được kụ gọi là vạch 1.1.


Hỏi:
... các vạch sau đây có phải là vạch 1.1 hay không?

Trả lời: Không.
Các vạch này được luật đặt mã số và tên gọi khác nhau. Chúng không phải là vạch 1.1, dù cũng thuộc loại vạch liền màu trắng, rộng 10cm.

Hình #4:



(Còn tiếp....)

.
1. Đây cũng lại là cái cách mà bác tìm cách lách luật theo chiều hướng không văn minh:
- Về vạch 1.2, quy định "được phép đè lên vạch khi cần thiết", về cơ bản vẫn là không được đè lên, chỉ được phép đè lên khi cần thiết, mà "khi cần thiết" thì rất ít khi xảy ra so với các tình huống giao thông bình thường.
- Về vạch 1.12; 1.11 mà bác trích dẫn: Cụm từ "không được đè lên" vẫn gắn liền với các vạch này. Với vạch 1.12, không được đè lên khi dừng trước giao lộ. Với vạch 1.11, không được đè lên từ phía vạch liền...
- Với các vạch rời, không có vạch nào cấm đè lên cả, hoặc nếu có, chỉ là trường hợp cá biệt.
- Đó là nguyên tắc dễ hiểu nhất mà nhà làm luật muốn tạo ra để một người nhận thức rất kém cũng có thể nhận biết: Cứ thấy vạch liền là không được đè lên, thấy vạch rời là được đè. Tất nhiên, với những người nhận thức cao hơn sẽ biết được rằng có ngoại lệ, các trường hợp được đè lên khi cần thiết...
- Còn nguyên tắc ở đâu ra? Ở nhận thức của mỗi người, nguyên tắc ta có thể tự nhận thức được từ nhiều quy định khác nhau, từ các quy luật của cuộc sống...

2. Về vạch 1.1:
- Phụ lục H2 của QC41, phần q, trang 160 có quy định: "Các ranh giới của đảo là vạch liền (Vạch số 1.1) còn trong phạm vi ranh giới là các vạch song song độ xiên hướng về dòng xe định tách hay định nhập, nếu diện tích đảo nhỏ thì có thể sơn cả bề mặt, cấm phương tiện đè lên vạch". Đây là một ví dụ để thấy rằng vạch 1.1 không phải chỉ được dùng vào mục đích phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau.
- Hai vạch trắng liền với bề rộng 10cm có thể được coi là 2 vạch 1.1 chạy song song, mặc dù 2 vạch 1.1 chạy song song cách nhau 10cm có thể được đặt tên riêng. Đó là chuyện bình thường, giống như 2 con người riêng biệt đứng cạnh nhau có thể gọi là một đôi chẳng hạn.
- Phụ lục H3 có quy định: "a) Vạch số 1.1 - Vạch liền nét màu trắng, rộng 10cm kẻ trên đường có cường độ giao thông lớn hơn 1.000 xe/ngày đêm, xe không được đè qua vạch": Vậy theo quan điểm của bác, với quy định này bác vẫn có thể đè vạch thoải mái không? Hay bác ngồi đếm lưu lượng xe, nếu dưới 1000 xe/ngày đêm thì bác có thể đè vạch, trên 1000 xe/ngày đêm thì không đè nữa? Quy định này hoàn toàn không liên quan gì đến việc phân chia 2 luồng phương tiện cùng hay ngược chiều nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tui cũng có quan điểm giống với cụ là nên căn cứ vào cái gì hợp lý thì theo, chứ ko nên tìm kẽ hở để đi bất hợp lý . Tuy nhiên, tui thấy các anh GTCC nhà mình kẻ những vạch không có trong quy chuẩn thường rất không hợp lý, gây khó cho việc thực hiện.

Đơn cử trường hợp vạch liền chỗ dừng xe trước giao lộ. Trước khi kẻ vạch liền với mũi tên 1.18, cần phải kẻ vạch đứt và mũi tên 1.18 trước, rồi sau đó mới kẻ vach liền và mũi tên 1.18 nhắc lại. Làm như vậy thì bà con ta mới biết và di chuyển làn cho phù hợp. Chứ như phần lớn hiện nay, các chú ấy kẻ bụp một cái luôn vạch liền và sau đó mới vẽ mũi tên 1.18 thì bằng đánh đố bà con.

Hiện tui mới thấy ở HN duy nhất có 1 chỗ kẻ vạch phân làn và mũi tên chuẩn đó là trên đường Xã Đàn đoạn giao với Nam Đồng/Đặng Văn Ngữ, hướng từ hầm Kim Liên đi Ô Chợ Dừa, như clip đây.
[YOUTUBE]http://youtu.be/jP1joCzPKtE[/YOUTUBE]
Việc ngành GTVT cắm biển bố láo, bất hợp lý thì đầy rẫy, có nói cả ngày cũng không hết.
Với trường hợp trong clip của bác, ngành GTVT làm như thế là rất tốt, nhưng chuẩn hơn nữa thì phải có 1 cái biển 411 cắm trước khi tới ngã tư vài chục mét (có thể có rồi, nhưng trong clip không rõ). Biển 411 cũng có tác dụng để người tham gia giao thông nhận biết từ xa giao cắt phía trước chia làm mấy làn, quy định hướng đi cho từng làn cụ thể thế nào
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Việc ngành GTVT cắm biển bố láo, bất hợp lý thì đầy rẫy, có nói cả ngày cũng không hết.
Với trường hợp trong clip của bác, ngành GTVT làm như thế là rất tốt, nhưng chuẩn hơn nữa thì phải có 1 cái biển 411 cắm trước khi tới ngã tư vài chục mét (có thể có rồi, nhưng trong clip không rõ). Biển 411 cũng có tác dụng để người tham gia giao thông nhận biết từ xa giao cắt phía trước chia làm mấy làn, quy định hướng đi cho từng làn cụ thể thế nào
Thế nên tui mới thấy thế này:
- Nếu bà con ta đã biết "ngụ ý" của mấy anh GTCC thì hãy cố gắng thực hiện để cho đừong phố văn minh. Ko nên vin vào việc đó ko có trong luật hay quy chuẩn mà cứ đi lộn xộn, bất hợp lý. Nhưng việc này chỉ có thể khả thi khi bà con đã đi qua lại quãng đừong đó một vài lần.
- Nếu bà con không biết hoặc biết nhưng không thể làm thực hiện được, thì các chú XXX cũng "chỉ nên" và "chỉ được" nhắc nhở, hướng dẫn bà con đi sao cho hợp lý, văn minh thôi. Chứ lấy cái biển báo, vạch kẻ ko chuẩn ra để vịn bà con thì ko được. (Phần góp ý này với XXX thì hơi bất khả thi hehe :))
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thế nên tui mới thấy thế này:
- Nếu bà con ta đã biết "ngụ ý" của mấy anh GTCC thì hãy cố gắng thực hiện để cho đừong phố văn minh. Ko nên vin vào việc đó ko có trong luật hay quy chuẩn mà cứ đi lộn xộn, bất hợp lý. Nhưng việc này chỉ có thể khả thi khi bà con đã đi qua lại quãng đừong đó một vài lần.
- Nếu bà con không biết hoặc biết nhưng không thể làm thực hiện được, thì các chú XXX cũng "chỉ nên" và "chỉ được" nhắc nhở, hướng dẫn bà con đi sao cho hợp lý, văn minh thôi. Chứ lấy cái biển báo, vạch kẻ ko chuẩn ra để vịn bà con thì ko được. (Phần góp ý này với XXX thì hơi bất khả thi hehe :))
Các cụ tranh luận khiếp quá, vượt cả phạm vi của thớt. Đã là báo hiệu giao thông thì đều phải có hiệu lực thì mới chấp hành được, mũi tên vẽ trên đường không phải ngoại lệ. Phải xác được điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo cả chiều dọc và chiều ngang hiệu lực của mũi tên đó thì mới chấp hành được.
QC ghi rõ:
"Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này"
Có nghĩa là hiệu lực của mũi tên được xác định theo ý nghĩa của mũi tên đó. Tức là mũi tên nào có ý nghĩa thì mới xác định được hiệu lực (thực tế có rất nhiều mũi tên được vẽ chẳng có ý nghĩa gì cả).

Quay lại cmt đầu tiên của cụ:
"1. Mũi tên kẻ trước điểm giao cắt (mũi tên chỉ đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng+rẽ phải, đi thẳng + rẽ trái hoặc rẽ trái + rẽ phải)" Đây là vạch 1.18 của Phụ luc H, hiệu lực của nó là tại nơi giao nhau. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều dọc và chiều ngang hiệu lực của mũi tên này được xác định theo khái niệm "Nơi đường giao nhau" trong quy chuẩn.

"2. Mũi tên kẻ trên đoạn đường không có điểm giao cắt (hoặc cách xa điểm giao cắt xa): mũi tên chỉ đi thẳng" đây là mũi tên được vẽ để chỉ dẫn trên đường có nhiều làn xe (vạch 25, 26 Phụ lục G). Điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều ngang của mũi tên này là trên làn đường nó được vẽ. Còn đểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều dọc của mũi tên này là từ khi có mũi tên đến khi không có còn vạch chia làn đường hoặc đến khi có mũi tên khác thay thế.

Việc chấp hành hai loại mũi tên này cũng khác nhau. Loại 1 phải chấp hành như một "hiệu lệnh" còn loại 2 chấp hành như một "chỉ dẫn"
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Quay lại cmt đầu tiên của cụ:
"1. Mũi tên kẻ trước điểm giao cắt (mũi tên chỉ đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng+rẽ phải, đi thẳng + rẽ trái hoặc rẽ trái + rẽ phải)" Đây là vạch 1.18 của Phụ luc H, hiệu lực của nó là tại nơi giao nhau. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều dọc và chiều ngang hiệu lực của mũi tên này được xác định theo khái niệm "Nơi đường giao nhau" trong quy chuẩn.
.
Vậy trong tình huống tại hình minh họa 1. Cụ vẽ xem các xe sẽ phải đi ntn? Có giống như cụ [@sgb345;2985] tại Com #46 ko?

"2. Mũi tên kẻ trên đoạn đường không có điểm giao cắt (hoặc cách xa điểm giao cắt xa): mũi tên chỉ đi thẳng" đây là mũi tên được vẽ để chỉ dẫn trên đường có nhiều làn xe (vạch 25, 26 Phụ lục G). Điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều ngang của mũi tên này là trên làn đường nó được vẽ. Còn đểm bắt đầu và điểm kết thúc theo chiều dọc của mũi tên này là từ khi có mũi tên đến khi không có còn vạch chia làn đường hoặc đến khi có mũi tên khác thay thế.
Trên đường cao tốc cũng như thành phố có rất nhiều đoạn mà sau mũi tên vẫn còn nguyên vạch chia làn nhưng không có mũi tên nào thay thế nữa (hoặc rất xa mới có một mũi tên thay thế như ví dụ đây :

Trường hợp này thì theo cụ đi ntn? Đi thẳng trong làn mãi hay có được chuyển làn khi đã đi qua chúng ko?

Việc chấp hành hai loại mũi tên này cũng khác nhau. Loại 1 phải chấp hành như một "hiệu lệnh" còn loại 2 chấp hành như một "chỉ dẫn"
Tui thấy ý này là logic. Tuy nhiên ko tìm thấy cơ sở bằng văn bản. Trong khi văn bản lại quy định "xanh rờn" như loại 1 tại điều 49. của QC41 như cụ trích dẫn.:-/
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,090
Động cơ
552,300 Mã lực
Rất nhiều kiến thức em đã học được từ topic này. Cảm ơn các bác đã đóng góp công sức để Topic ngày càng bổ ích!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1. Đây cũng lại là cái cách mà bác tìm cách lách luật theo chiều hướng không văn minh:
- Về vạch 1.2, quy định "được phép đè lên vạch khi cần thiết", về cơ bản vẫn là không được đè lên, chỉ được phép đè lên khi cần thiết, mà "khi cần thiết" thì rất ít khi xảy ra so với các tình huống giao thông bình thường.
Quả thực kụ đang cố bẻ luật để giải thích, để tránh khỏi phải công nhận mình sai.

Kụ nói "cứ vạch liền là không được đè lên", bây giờ luật ghi rõ "vạch liền này được đè lên...".
Khi nào thì khi, luật nói "vạch liền này được đè lên" là được đè lên, chứ không phải là "cứ vạch liền là không được đè lên" như kụ khẳng định đâu nhé.


- Về vạch 1.12; 1.11 mà bác trích dẫn: Cụm từ "không được đè lên" vẫn gắn liền với các vạch này. Với vạch 1.12, không được đè lên khi dừng trước giao lộ. Với vạch 1.11, không được đè lên từ phía vạch liền...
Các vạch liền này vẫn được luật cho phép phương tiện đè lên vạch.

Dù được đè lên từ hướng nào, dù được đè lên từ lúc có đèn xanh, hay được đè lên tại những nơi không có tín hiệu đèn, thì vẫn là luật cho phép được đè lên các vạch liền đó.

Kụ ngừng bẻ luật cong theo ý mình, ngừng gây nhiễu trong cách hiểu đúng luật có được không?

Trên thực tế vẫn hay xảy ra trường hợp, trong luật thì không cấm đè lên các vạch liền (trường hợp vạch liền 1.12 không có hiệu lực, vạch liền giới hạn phần đường xe chạy, v.v...) , nhưng có những loại xxx bẩn thỉu vẫn dùng lí luận "đã là vạch liền thì cấm đè lên" như kụ nói, để đè lái xe ra phạt lỗi "đè vạch liền".

Hay kụ cũng đồng ý xxx phạt lỗi đè vạch liền 1.12 này như vậy là đúng, và đang tạo tiền đề để xxx tiếp tục có cớ phạt lái xe kiểu đó?



- Với các vạch rời, không có vạch nào cấm đè lên cả, hoặc nếu có, chỉ là trường hợp cá biệt.

- Đó là nguyên tắc dễ hiểu nhất mà nhà làm luật muốn tạo ra để một người nhận thức rất kém cũng có thể nhận biết: Cứ thấy vạch liền là không được đè lên, thấy vạch rời là được đè. Tất nhiên, với những người nhận thức cao hơn sẽ biết được rằng có ngoại lệ, các trường hợp được đè lên khi cần thiết...

- Còn nguyên tắc ở đâu ra? Ở nhận thức của mỗi người, nguyên tắc ta có thể tự nhận thức được từ nhiều quy định khác nhau, từ các quy luật của cuộc sống...
Đang nói nguyên tắc quy định bằng luật cụ thể, kụ lại lôi "tự nhận thức của mỗi người" ra để bào chữa.
Nhận thức của từng người đều khác nhau, chính vì vậy người ta mới xây dựng ra luật để quy định cách hiểu thống nhất, cách hành xử thống nhất, để khỏi xảy ra kiểu "ông nói gà, bà nói vịt, cuối cùng đi thịt con chó".

Có nghĩa, kụ đã phải thừa nhận cái nguyên tắc kụ nêu ra "đã là vạch liền thì cấm đè lên" không hề tồn tại trong bất kỳ văn bản luật nào.
Mà đã không quy định cụ thể trong luật, thì kụ chẳng nên đem lí luận đó truyền bá lên OF, rồi lại dùng nó để bẻ luật chính thống nữa.


2. Về vạch 1.1:
- Phụ lục H2 của QC41, phần q, trang 160 có quy định: "Các ranh giới của đảo là vạch liền (Vạch số 1.1) còn trong phạm vi ranh giới là các vạch song song độ xiên hướng về dòng xe định tách hay định nhập, nếu diện tích đảo nhỏ thì có thể sơn cả bề mặt, cấm phương tiện đè lên vạch". Đây là một ví dụ để thấy rằng vạch 1.1 không phải chỉ được dùng vào mục đích phân chia 2 dòng phương tiện ngược chiều nhau.
Ví dụ kụ nêu ra không thuyết phục.

- Trong luật, tại phần Ý nghĩa sử dụng vạch 1.1 quy định rõ ràng chỉ sử dụng vạch 1.1 để phân chia 2 dòng xe ngược chiều nhau. Trong đó không ghi vạch 1.1 được dùng để làm đường bao của vạch ngựa vằn 1.16 hay cho bất kì một mục đích nào khác.

- Trong phần mô tả các thành phần của Vạch 1.16 chỉ bao gồm 2 thành phần là "vạch ở trong vát chéo hoặc gãy khúc" và "đường bao của góc, rộng 10cm". Trong các bộ phận cấu thành Vạch 1.16 không hề có nêu Vạch 1.1 (xem hình dưới).







- Hai vạch trắng liền với bề rộng 10cm có thể được coi là 2 vạch 1.1 chạy song song, mặc dù 2 vạch 1.1 chạy song song cách nhau 10cm có thể được đặt tên riêng. Đó là chuyện bình thường, giống như 2 con người riêng biệt đứng cạnh nhau có thể gọi là một đôi chẳng hạn.
"Một thực thể vạch kép 1.3 có thể được coi là 2 thực thể vạch rời 1.1 đặt cạnh nhau".
Một kiểu suy luận thật đặc biệt, thật quý hiếm.

Nhà cháu phải dùng thực thể quý hiếm khác để minh hoạ cho cách suy luận mang tính số học cộng trừ nhân chia thuần tuý như này.



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top