Hiệu lực của mũi tên kẻ đường: bắt đầu và kết thúc ở đâu?

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cái này cũng chỉ là cụ tự hiểu vậy thôi, không có chỗ nào trong QC41 quy định vị trí bắt đầu và kết thúc hiệu lực của mũi tên.
Hé hé, có một điểm tương tự ý của thím: không định nghĩa thế nào là đi, thế nào là vượt nên muốn tggt thế nào cũng được nhể :D :P.

Nói vui thế thôi, chứ dù gì đi chăng nữa nó cũng có hiệu lực ngay từ khi nó xuất hiện và về phía sau nó (khác với biển báo vì không đặt được biển phụ). Hiệu lực của nó kết thúc khi nào là tùy thuộc chức năng của nó.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Hai cụ xem phân tích của suzu37 và cùng thảo luận xem ntn nhé. Tui thấy cụ ấy có dẫn chứng rất rõ ràng.
Các quy định của Luật GTĐB không như toán học, nhiều khi không thể phân biệt rạch ròi giữa các hành vi. Hướng đi cũng vậy, nó chỉ là một khái niệm tương đối. Không phải đi thẳng là phải giữ yên vô lăng để xe đi thẳng về phía trước. Xe chuyển từ làn nọ sang làn kia vẫn là đi thẳng, nếu xét trong một đoạn đường dài, nhưng xe chuyển làn gấp trong một khoảng đường ngắn có thể không còn là đi thẳng nữa.
Đối với mũi tên chỉ hưởng cũng thế. Nếu trên đường cao tốc, mũi tên chỉ đi thẳng mà không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn bình thường, vẫn là đi thẳng theo mũi tên, miễn là không rẽ vào nhánh nào đó (Chắc chắn sẽ có biển cấm rẽ nữa). Với trường hợp có vạch cấm chuyển làn, một khi xe đã đi vào giữa 2 vạch cấm chuyển làn thì không thể làm gì khác ngoài đi trong làn ấy, nên lúc đó dù chưa tới nơi vẽ mũi tên thì hướng đi quy định cho làn ấy đã có hiệu lực. Trong đô thị cũng vậy, một khi đã đi vào phần đường cấm chuyển làn thì hướng đi quy định cho làn đó đã có hiệu lực, dù chưa nhìn thấy mũi tên đâu cả. Chính vì thế mà luật quy định phải sử dụng phối hợp biển 411 với mũi tên chỉ hướng đi, để người đi đường biết được các làn phía trước quy định hướng đi thế nào
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các quy định của Luật GTĐB không như toán học, nhiều khi không thể phân biệt rạch ròi giữa các hành vi. Hướng đi cũng vậy, nó chỉ là một khái niệm tương đối. Không phải đi thẳng là phải giữ yên vô lăng để xe đi thẳng về phía trước. Xe chuyển từ làn nọ sang làn kia vẫn là đi thẳng, nếu xét trong một đoạn đường dài, nhưng xe chuyển làn gấp trong một khoảng đường ngắn có thể không còn là đi thẳng nữa.
Đối với mũi tên chỉ hưởng cũng thế. Nếu trên đường cao tốc, mũi tên chỉ đi thẳng mà không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn bình thường, vẫn là đi thẳng theo mũi tên, miễn là không rẽ vào nhánh nào đó (Chắc chắn sẽ có biển cấm rẽ nữa). Với trường hợp có vạch cấm chuyển làn, một khi xe đã đi vào giữa 2 vạch cấm chuyển làn thì không thể làm gì khác ngoài đi trong làn ấy, nên lúc đó dù chưa tới nơi vẽ mũi tên thì hướng đi quy định cho làn ấy đã có hiệu lực. Trong đô thị cũng vậy, một khi đã đi vào phần đường cấm chuyển làn thì hướng đi quy định cho làn đó đã có hiệu lực, dù chưa nhìn thấy mũi tên đâu cả. Chính vì thế mà luật quy định phải sử dụng phối hợp biển 411 với mũi tên chỉ hướng đi, để người đi đường biết được các làn phía trước quy định hướng đi thế nào
Cụ phân tích đúng. Thực ra các mũi tên trên đường cao tốc thì dễ nhìn và nói chung chẳng ai nhầm được (trừ phi ông nào mới ở Anh về và bị thả ra đường một cách đột ngột). Các mũi tên trong phố nhất là ngã 3, ngã 4 cần chỉ hướng rẽ hoặc đi thẳng thì cần có thêm biển 411 để chỉ cho rõ.
Nhưng xét các mũi tên này, ta cần tính tới 1 yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc di chuyển: đó là vạch liền thì không được chuyển làn, chi vạch đứt mới được chuyển. Em nêu ra 2 tình huống trớ trêu của luật để các cụ tham khảo:

TH1. Trên đường 5, đoạn qua tp Hải dương, đường chia 4 làn khi gặp đèn đỏ và toàn vạch liền ở mấy chục mét cuối. Làn sát trái là chỉ cho rẽ trái, nhưng mấy mũi tên ban đầu lại vẽ thẳng, sau đó mới có mũi tên rẽ trái. Em là một lái xe, nhìn vào vạch đi thẳng là em đi thẳng luôn, và cuối cùng lại phải vòng trái để nghỉ bất đắc dĩ bên bánh đậu 559 :). Rõ ràng người vẽ mũi tên đã hoặc là hiểu sai ý nghĩa của mũi tên, hoặc cố tình lừa lái xe. Mũi tên mang tính chỉ hướng chứ không bắt buộc người lái xe phải đi chính xác y hệt theo mũi tên đó. Ví dụ trên cao tốc, có mũi tên đi thẳng, nhưng vạch đứt là em chuyển làn cũng được chứ sao ? Đây chính là trường hợp 2.
TH2-- Trên đường nhập làn của cao tốc tên cao. Bắt đầu là vạch liền và vạch ngựa vằn, đương nhiên các xe kô dược đè vạch. Mũi tên vẫn đi thẳng. Vạch đứt, mũi tên vẫn đi thẳng, và cuối cùng sắp hết đường thì có mũi tên rẽ trái. Nếu suy luận là vạch đứt được đè vạch thì đương nhiên em có thể chuyển làn từ khi vạch đứt, mũi tên chỉ hướng di chuyển chứ ko nhất thiết bắt buộc em phải theo. Nếu bắt lỗi chuyển làn sớm thì chẳng hóa ra trên đường cao tốc em ko bao giờ được chuyển làn, kể cả vạch rời hay sao ?

Về thực tế, trường hợp 1 em đã bị 1 lần phải rẽ trái bất đắc dĩ. Còn trường hợp 2 em luôn chuyển làn khi nào an toàn và ko đè vạch liền, cũng chưa bị vịn, thậm chí có hôm xxx đứng luôn đấy (có clip minh họa, để em tìm sau).
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Chào cụ Suzu37. Sorry mấy hôm vừa rồi tui lu bù quá nên hôm nay mới reply cùng trao đổi, phản biện các ý kiến của cụ được. Ngâm cứu lại các văn bản pháp quy, tui thấy ko có chỗ nào nói rõ hiệu lực của mũi tên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu cả (như ý của các cụ [@chinhatm;14406], [@Tribute;61792]

Tui đồng ý với ý kiến phải tùy tình huống mà suy ra hiệu lực của chúng sao cho nó hợp lý.
Tui xin comment vào từng ý của cụ để trao đổi nhé.

Như vậy, có thể hiểu hiệu lực của các mũi tên trên các đoạn đường có tốc độ lớn hơn hoặc bằng 60 km/h như sau:

a. Trường hợp nút giao có tách nhập làn:

- Có hiệu lực từ điểm sơn đầu tiên của mũi tên đến điểm đầu tiên của khu vực có sự (giao) nhập của các làn đường (:D). Tui nghĩ là: từ điểm sơn đầu tiên của mũi tên cho đến khi qua hẳn nút giao. Ví dụ: nếu với mũi tên đi thẳng thì ta phải đi thẳng qua nút giao, ko được rẽ phải hay trái khi chưa qua hết nút giao. Với mũi tên rẽ phải/hoặc trái (có phần đuôi thẳng và phần đầu chéo và ý nghĩa của nó là lúc đầu đi thẳng sau đó là rẽ) nên hiệu lực cũng bắt đầu từ điểm đầu tiên của mũi tên và kết thúc khi qua hẳn nút giao cắt. Nghĩa là khi qua nút giao cắt thì ta đã phải rẽ phải/hoặc trái xong. Tui xin up cái hình mô tả lên đây. Mũi tên màu xanh chỉ cách xe phải đi.



- Hoặc có giá trị đến điểm sơn đầu tiên của mũi tên tiếp theo (:D). Ý này ko hợp lý. Trường hợp có mũi tên rẽ phải hoặc trái, nếu đi như vậy thì ta sẽ leo lên vỉa hè hoặc đè qua vạch phân cách
(Mở ngoặc, quy chuẩn không chịu trách nhiệm cho việc chưa đến đoạn giao nhập, người lái xe đã đi theo hướng mũi tên rẽ phải hoặc rẽ trái ;) :D). Đây cụ đã confirm lại ý trên của tui rồi này:)

b. Trường hợp có nhiều làn và không có tách nhập làn:

- Có hiệu lực từ điểm sơn đầu tiên của mũi tên cho đến điểm sơn cuối của mũi tên VÀ có vạch kẻ cho phép chuyển làn.

- Hoặc có hiệu lực từ điểm đầu tiên của mũi tên (màu đỏ) cho đến điểm đầu tiên xuất hiện dấu hiệu cho phép chuyển làn (màu xanh) như hình dưới đây:
Chỗ này thì cụ chinhatm đã cho ý kiến rồi. Bắt đầu từ khi có vạch "liền" ko cho chuyển làn và kết thúc khi hết vạch "liền"
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Các quy định của Luật GTĐB không như toán học, nhiều khi không thể phân biệt rạch ròi giữa các hành vi. Hướng đi cũng vậy, nó chỉ là một khái niệm tương đối. Không phải đi thẳng là phải giữ yên vô lăng để xe đi thẳng về phía trước. Xe chuyển từ làn nọ sang làn kia vẫn là đi thẳng, nếu xét trong một đoạn đường dài, nhưng xe chuyển làn gấp trong một khoảng đường ngắn có thể không còn là đi thẳng nữa.
Đối với mũi tên chỉ hưởng cũng thế. Nếu trên đường cao tốc, mũi tên chỉ đi thẳng mà không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn bình thường, vẫn là đi thẳng theo mũi tên, miễn là không rẽ vào nhánh nào đó (Chắc chắn sẽ có biển cấm rẽ nữa). Với trường hợp có vạch cấm chuyển làn, một khi xe đã đi vào giữa 2 vạch cấm chuyển làn thì không thể làm gì khác ngoài đi trong làn ấy, nên lúc đó dù chưa tới nơi vẽ mũi tên thì hướng đi quy định cho làn ấy đã có hiệu lực. Trong đô thị cũng vậy, một khi đã đi vào phần đường cấm chuyển làn thì hướng đi quy định cho làn đó đã có hiệu lực, dù chưa nhìn thấy mũi tên đâu cả. Chính vì thế mà luật quy định phải sử dụng phối hợp biển 411 với mũi tên chỉ hướng đi, để người đi đường biết được các làn phía trước quy định hướng đi thế nào
Đồng ý với cụ. Mũi tên nếu không đi với vạch hoặc biển chỉ dẫn khác thì chỉ có tính chất chỉ hướng một cách tương đối, ko thể xác định chính xác được phải theo đến khi nào.
Nhưng điều này càng cho thấy rằng luật của chúng ta còn rất lỏng lẻo, chưa có quy định cụ thể cho các trường hợp thực tế cụ nhỉ.~o)
Nhân tiên đây muốn hỏi cụ có phải trong 1 số trường hợp, mũi tên chỉ có ý nghĩa là chỉ dẫn khả năng, gợi ý chứ ko có nghĩa là bắt buộc. Ví dụ như mũi tên rẽ trái ở đường Ô Chợ Dừa mới này. Có phải nó có nghĩa: Muốn rẽ trái hay quay đầu thì rẽ nơi đây, chứ ko hề bắt buộc đến đây thì phải rẽ trái hoặc quay đầu?


[YOUTUBE]http://youtu.be/j3uuPGZdOHU[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

Jinzin

Xe điện
Biển số
OF-198975
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
2,955
Động cơ
1,365,491 Mã lực
Nơi ở
38,686,868 Mã lực
Chỗ này thì cụ chinhatm đã cho ý kiến rồi. Bắt đầu từ khi có vạch "liền" ko cho chuyển làn và kết thúc khi hết vạch "liền"
Chỗ này thì có mũi tên hay ko có cũng như nhau thôi cụ nhỉ.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Tui xin comment luôn vào chỗ cụ viết nhé
...... Thực ra các mũi tên trên đường cao tốc thì dễ nhìn và nói chung chẳng ai nhầm được (trừ phi ông nào mới ở Anh về và bị thả ra đường một cách đột ngột). Các mũi tên trong phố nhất là ngã 3, ngã 4 cần chỉ hướng rẽ hoặc đi thẳng thì cần có thêm biển 411 để chỉ cho rõ.
Nhưng xét các mũi tên này, ta cần tính tới 1 yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc di chuyển: đó là vạch liền thì không được chuyển làncái này QC41 chỉ nói vạch liền chia đường 2 chiều mới ko được đè (vạch 1.1). Còn vạch liền chia làn ở sát nút giao thì ko thấy có nói, nên các cụ OFer cao nhân vẫn chuyển làn vô tư đây cụ ạ , chi vạch đứt mới được chuyển. Em nêu ra 2 tình huống trớ trêu của luật để các cụ tham khảo:

TH1. Trên đường 5, đoạn qua tp Hải dương, đường chia 4 làn khi gặp đèn đỏ và toàn vạch liền ở mấy chục mét cuối. Làn sát trái là chỉ cho rẽ trái, nhưng mấy mũi tên ban đầu lại vẽ thẳng, sau đó mới có mũi tên rẽ trái. Em là một lái xe, nhìn vào vạch đi thẳng là em đi thẳng luôn, và cuối cùng lại phải vòng trái để nghỉ bất đắc dĩ bên bánh đậu 559 :). Rõ ràng người vẽ mũi tên đã hoặc là hiểu sai ý nghĩa của mũi tên, hoặc cố tình lừa lái xe. Mũi tên mang tính chỉ hướng chứ không bắt buộc người lái xe phải đi chính xác y hệt theo mũi tên đó. Ví dụ trên cao tốc, có mũi tên đi thẳng, nhưng vạch đứt là em chuyển làn cũng được chứ sao ? Đây chính là trường hợp 2.Tui cũng có ý như cụ về mũi tên chỉ mang tính định hướng chứ ko bắt buộc. Tuy nhiên trong QC41 có 1 câu xanh rờn: Mũi tên chi hướng đi phải theo như cụ suzu37 đã trích dẫn như sau


TH2-- Trên đường nhập làn của cao tốc tên cao. Bắt đầu là vạch liền và vạch ngựa vằn, đương nhiên các xe kô dược đè vạch. Mũi tên vẫn đi thẳng. Vạch đứt, mũi tên vẫn đi thẳng, và cuối cùng sắp hết đường thì có mũi tên rẽ trái. Nếu suy luận là vạch đứt được đè vạch thì đương nhiên em có thể chuyển làn từ khi vạch đứt, mũi tên chỉ hướng di chuyển chứ ko nhất thiết bắt buộc em phải theo. Chỗ này tui cũng đang thắc mắc. Ko biêt cụ đã coi cái thớt http://www.otofun.net/threads/783740-bay-nhap-lan-cao-toc-nut-phap-van-di-khuat-duy-tien?highlight= này chưa? Nếu bắt lỗi chuyển làn sớm thì chẳng hóa ra trên đường cao tốc em ko bao giờ được chuyển làn, kể cả vạch rời hay sao ?

Về thực tế, trường hợp 1 em đã bị 1 lần phải rẽ trái bất đắc dĩ. Còn trường hợp 2 em luôn chuyển làn khi nào an toàn và ko đè vạch liền, cũng chưa bị vịn, thậm chí có hôm xxx đứng luôn đấy (có clip minh họa, để em tìm sau).
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Chỗ này thì có mũi tên hay ko có cũng như nhau thôi cụ nhỉ.
Vưng. Trong QC41 cũng chỉ nói có cái vạch liền (vạch 35: Đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng
15cm) là có nghĩa ko được chuyển làn rồi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tui xin comment luôn vào chỗ cụ viết nhé
cái này QC41 chỉ nói vạch liền chia đường 2 chiều mới ko được đè (vạch 1.1). Còn vạch liền chia làn ở sát nút giao thì ko thấy có nói, nên các cụ OFer cao nhân vẫn chuyển làn vô tư đây cụ ạ ,
Quan điểm của em: vạch liền là ko được đè, trừ vạch mép đường (cỡ to hơn). Vì nếu được đè thì tại sao họ không vẽ đứt ? QC không nói tới kô có nghĩa là được đè. Nếu cho đè vạch liền (ko tính vạch phân 2 chiều đi ngược nhau) thì giao thông sẽ cực lộn xộn, tình trạng đi lấn làn, dạng háng đương nhiên là ko bị vịn, mà ko bị vịn thì chẳng ai phải giữ làm gì.
 

Hóa Chất

Xe hơi
Biển số
OF-348374
Ngày cấp bằng
27/12/14
Số km
157
Động cơ
270,106 Mã lực
Mũi tên mà cụ đề cập là mũi tên chỉ hướng nên nó không có khái niệm về vị trí bắt đầu và kết thúc. Khi nói về các mũi tên đó chúng ta thường nói "hướng đi thẳng", "hướng rẽ trái", "hướng rẽ phải"...em cũng không thấy tài liệu nào nói "bắt đầu hướng đi thẳng" hay "kết thúc hướng đi thẳng"... Do vậy nó phải được kết hợp với các tín hiệu giao thông khác như biển báo, vạch kẻ đường, làn đường... thì mới phân định được.
Để đơn giản hơn thì ta có thể tìm hiểu theo cách loại trừ đó là: Khi nào chúng ta bị coi là "không tuân thủ" các mũi tên đó? Chẳng hạn ta muốn rẽ trái nhưng lại đi vào làn chỉ cho phép đi thẳng. Trong trường hợp này chúng ta sẽ phạm lỗi khi hành động rẽ trái kết thúc, tức là rẽ trái vào đường khác và xxx chỉ bắt lỗi này khi chúng ta kết thúc hành vi, còn khi ta đang còn trong giao lộ thì chưa thể phân định đúng sai được.
Vài lời góp ý với cụ vậy:).
Chí lí quá!
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Quan điểm của em: vạch liền là ko được đè, trừ vạch mép đường (cỡ to hơn). Vì nếu được đè thì tại sao họ không vẽ đứt ? QC không nói tới kô có nghĩa là được đè. Nếu cho đè vạch liền o tính vạch phân 2 chiều đi ngược nhau) thì giao thông sẽ cực lộn xộn, tình trạng đi lấn làn, dạng háng đương nhiên là ko bị vịn, mà ko bị vịn thì chẳng ai phải giữ làm gì.
Tui đồng ý với quan điểm vạch liền của cụ. Nhưng để cho hợp lý, ko đánh đố lái xe thì phải có quy định vạch liền được vẽ ntn để lái xe còn kịp xử lý, chuyển làn kịp thời trước khi đi vào vùng vạch liền. Hiên nay, một số nơi GTCC kẻ bụp một pháp vạch liền mà ko hề có cái gì báo hiệu từ xa, nên đến khi nhìn thấy vạch liền thì ko kịp xử lý chuyển làn nữa và chỉ còn cách đi vòng như cụ hoặc thậm trí bị xxx vịn là đi sai làn như chỗ phân làn kẻ vạch liền đồng thời vẽ hình 2b, 4b ngay liền sau đó
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tui đồng ý với quan điểm vạch liền của cụ. Nhưng để cho hợp lý, ko đánh đố lái xe thì phải có quy định vạch liền được vẽ ntn để lái xe còn kịp xử lý, chuyển làn kịp thời trước khi đi vào vùng vạch liền. Hiên nay, một số nơi GTCC kẻ bụp một pháp vạch liền mà ko hề có cái gì báo hiệu từ xa, nên đến khi nhìn thấy vạch liền thì ko kịp xử lý chuyển làn nữa và chỉ còn cách đi vòng như cụ hoặc thậm trí bị xxx vịn là đi sai làn như chỗ phân làn kẻ vạch liền đồng thời vẽ hình 2b, 4b ngay liền sau đó
Nhiệm vụ của GTCC là cần vẽ biển báo rõ, nếu vạch vôi ko đủ nhìn (ví dụ đường đông) thì cần biển 411 bổ sung. Trường hợp đường vắng, chỉ cần vạch vôi là đủ. Chứ quan điểm đè vạch liền thoải mái thì giao thông sẽ là một mớ bòng bong.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Nhiệm vụ của GTCC là cần vẽ biển báo rõ, nếu vạch vôi ko đủ nhìn (ví dụ đường đông) thì cần biển 411 bổ sung. Trường hợp đường vắng, chỉ cần vạch vôi là đủ. Chứ quan điểm đè vạch liền thoải mái thì giao thông sẽ là một mớ bòng bong.
Cụ dạy chuẩn ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các quy định của Luật GTĐB không như toán học, nhiều khi không thể phân biệt rạch ròi giữa các hành vi. Hướng đi cũng vậy, nó chỉ là một khái niệm tương đối. Không phải đi thẳng là phải giữ yên vô lăng để xe đi thẳng về phía trước. Xe chuyển từ làn nọ sang làn kia vẫn là đi thẳng, nếu xét trong một đoạn đường dài, nhưng xe chuyển làn gấp trong một khoảng đường ngắn có thể không còn là đi thẳng nữa.
Đối với mũi tên chỉ hưởng cũng thế. Nếu trên đường cao tốc, mũi tên chỉ đi thẳng mà không có vạch cấm chuyển làn thì vẫn có thể chuyển làn bình thường, vẫn là đi thẳng theo mũi tên, miễn là không rẽ vào nhánh nào đó (Chắc chắn sẽ có biển cấm rẽ nữa). Với trường hợp có vạch cấm chuyển làn, một khi xe đã đi vào giữa 2 vạch cấm chuyển làn thì không thể làm gì khác ngoài đi trong làn ấy, nên lúc đó dù chưa tới nơi vẽ mũi tên thì hướng đi quy định cho làn ấy đã có hiệu lực.
Nhà cháu có cùng quan điểm với kụ Chinhatm. Xe chuyển làn vẫn là xe đang đi thẳng.


Trong đô thị cũng vậy, một khi đã đi vào phần đường cấm chuyển làn thì hướng đi quy định cho làn đó đã có hiệu lực, dù chưa nhìn thấy mũi tên đâu cả. Chính vì thế mà luật quy định phải sử dụng phối hợp biển 411 với mũi tên chỉ hướng đi, để người đi đường biết được các làn phía trước quy định hướng đi thế nào
Nhà cháu hiểu ý kụ Chinhatm muốn nói, là với đường trong đô thị, nơi có giao cắt cùng mức, thì nơi có vẽ các mũi tên 1.18 chỉ hướng đi phía sau giao cắt là phần đường cấm chuyển làn, buộc phải đi theo mũi tên khi di chuyển trên phần này?

Nếu đúng ý kụ Chinhatm muốn nói là như trên, thì rất tiếc là nhà cháu không cùng quan điểm này với kụ Chinhatm.

Theo cá nhân nhà cháu, khu vực có vẽ các mũi tên được luật gọi là "trước nơi giao nhau", là nơi mũi tên 1.18 chưa có hiệu lực.
Do vậy, tại khu vực trước nơi giao nhau, phuơng tiện được tự do chuyển làn, để đi vào làn đường có mũi tên chỉ hướng phù hợp với hướng mình sẽ di chuyển khi vào nơi giao nhau.
Vạch mũi tên 1.18 chỉ bắt đầu có hiệu lực "ở nơi giao nhau", tức là từ sau vạch số 1.12 "Dừng lại" kẻ ngang mặt đường.
Sau khi xe đè qua vạch 1.12 kẻ ngang đường, hướng di chuyển tiếp của xe phải phù hợp với hướng mũi tên của vạch 1.18 vẽ trên làn mà xe vừa đi lên trước khi cán qua vạch 1.12.

Nhà cháu sẽ minh hoạ tại còm phía sau.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh họa:

1- Tại khu vực "trước nơi giao nhau" (khu vực đóng khung màu đỏ, có chữ A):
- vạch mũi tên 1.18 chưa có hiệu lực.
- các phuơng tiện được tự do chuyển làn, để đi vào làn đường có mũi tên chỉ hướng phù hợp với hướng mình sẽ di chuyển khi vào nơi giao nhau.

2- Tại khu vực "Ở nơi giao nhau" (khu vực đóng khung màu xanh lá, có chữ B):
- là khu vực hiệu lực tác dụng của vạch 1.18, là các mũi tên chỉ hướng đi.
- trên từng làn kéo dài (tưởng tượng), phương tiện phải di chuyển theo đúng hướng chỉ của mũi tên kẻ trước đó.
Trong hình, đi theo hướng mũi tên màu xanh là đúng, vì nó là hướng đi của mũi tên 1.18 vẽ trên làn xe đã đi qua trước khi cán vạch 1.12 để vào giao cắt.
Đi theo hướng mũi tên màu đỏ là sai với hướng quy định của mũi tên 1.18 vẽ trước đó, phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường số 1.18".


Hình #1: quy định của luật về hiệu lực của vạch số 1.18



Hình #2: cách di chuyển trên sa hình
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Theo cá nhân nhà cháu, khu vực có vẽ các mũi tên được luật gọi là "trước nơi giao nhau", là nơi mũi tên 1.18 chưa có hiệu lực.
Do vậy, tại khu vực trước nơi giao nhau, phuơng tiện được tự do chuyển làn, để đi vào làn đường có mũi tên chỉ hướng phù hợp với hướng mình sẽ di chuyển khi vào nơi giao nhau.
Vạch mũi tên 1.18 chỉ bắt đầu có hiệu lực "ở nơi giao nhau", tức là từ sau vạch số 1.12 "Dừng lại" kẻ ngang mặt đường.
Sau khi xe đè qua vạch 1.12 kẻ ngang đường, hướng di chuyển tiếp của xe phải phù hợp với hướng mũi tên của vạch 1.18 vẽ trên làn mà xe vừa đi lên trước khi cán qua vạch 1.12.
.
Minh họa:

1- Tại khu vực "trước nơi giao nhau" (khu vực đóng khung màu đỏ, có chữ A):
- vạch mũi tên 1.18 chưa có hiệu lực.
- các phuơng tiện được tự do chuyển làn, để đi vào làn đường có mũi tên chỉ hướng phù hợp với hướng mình sẽ di chuyển khi vào nơi giao nhau.

2- Tại khu vực "Ở nơi giao nhau" (khu vực đóng khung màu xanh lá, có chữ B):
- là khu vực hiệu lực tác dụng của vạch 1.18, là các mũi tên chỉ hướng đi.
- trên từng làn kéo dài (tưởng tượng), phương tiện phải di chuyển theo đúng hướng chỉ của mũi tên kẻ trước đó.
Trong hình, đi theo hướng mũi tên màu xanh là đúng, vì nó là hướng đi của mũi tên 1.18 vẽ trên làn xe đã đi qua trước khi cán vạch 1.12 để vào giao cắt.
Đi theo hướng mũi tên màu đỏ là sai với hướng quy định của mũi tên 1.18 vẽ trước đó, phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường số 1.18". .
Ý của cụ rất giống ý tui. Cụ còn dẫn chứng được cả quy định trong văn bản, nên rất tuyệt. Kính cụ 1 ly.(b)(b)
Tuy nhiên, cụ mới trả lời được 1 vế đối với mũi tên (vạch 1.18) ở trước nơi giao cắt.
Mời cụ cho ý kiến với trường hợp mũi tên nằm lơ lửng: đằng trước ko có giao cắt và đằng sau cũng ko có giao cắt.:-w
Tui post lại cái hình mũi tên chỉ rẽ trái ở đường Ô Chợ Dừa để cụ comment luôn nhé:

[YOUTUBE]http://youtu.be/j3uuPGZdOHU[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu có cùng quan điểm với kụ Chinhatm. Xe chuyển làn vẫn là xe đang đi thẳng.




Nhà cháu hiểu ý kụ Chinhatm muốn nói, là với đường trong đô thị, nơi có giao cắt cùng mức, thì nơi có vẽ các mũi tên 1.18 chỉ hướng đi phía sau giao cắt là phần đường cấm chuyển làn, buộc phải đi theo mũi tên khi di chuyển trên phần này?

Nếu đúng ý kụ Chinhatm muốn nói là như trên, thì rất tiếc là nhà cháu không cùng quan điểm này với kụ Chinhatm.

Theo cá nhân nhà cháu, khu vực có vẽ các mũi tên được luật gọi là "trước nơi giao nhau", là nơi mũi tên 1.18 chưa có hiệu lực.
Do vậy, tại khu vực trước nơi giao nhau, phuơng tiện được tự do chuyển làn, để đi vào làn đường có mũi tên chỉ hướng phù hợp với hướng mình sẽ di chuyển khi vào nơi giao nhau.
Vạch mũi tên 1.18 chỉ bắt đầu có hiệu lực "ở nơi giao nhau", tức là từ sau vạch số 1.12 "Dừng lại" kẻ ngang mặt đường.
Sau khi xe đè qua vạch 1.12 kẻ ngang đường, hướng di chuyển tiếp của xe phải phù hợp với hướng mũi tên của vạch 1.18 vẽ trên làn mà xe vừa đi lên trước khi cán qua vạch 1.12.

Nhà cháu sẽ minh hoạ tại còm phía sau.

.
Bác hiểu không đúng ý tôi. Quan điểm của tôi là: Mũi tên chỉ hướng không có quy định cụ thể về vị trí bắt đầu hay kết thúc hiệu lực. Nó cũng không liên quan đến việc cấm chuyển làn hay không. Việc cấm chuyển làn hay không phụ thuộc vào vạch cấm chuyển làn, thường đi kèm với mũi tên chỉ hướng tại các giao cắt. Khi đã đi vào làn đường có vạch cấm chuyển làn thì đã phải tuân thủ hướng đi theo hướng mũi tên chỉ dành cho làn đó, nhưng vẫn không được chuyển làn. Việc chuyển làn hoặc chuyển hướng theo mũi tên chỉ được thực hiện sau khi ra khỏi phần đường cấm chuyển làn. Nghĩa là, ngay sau khi qua khỏi vạch dừng xe (hết vạch cấm chuyển làn) là xe cộ có thể chuyển làn hoặc chuyển hướng theo đúng theo quy định của mũi tên chỉ hướng
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác hiểu không đúng ý tôi. Quan điểm của tôi là:

1- Mũi tên chỉ hướng không có quy định cụ thể về vị trí bắt đầu hay kết thúc hiệu lực.

2- Nó cũng không liên quan đến việc cấm chuyển làn hay không.

3- Việc cấm chuyển làn hay không phụ thuộc vào vạch cấm chuyển làn, thường đi kèm với mũi tên chỉ hướng tại các giao cắt.

4- Khi đã đi vào làn đường có vạch cấm chuyển làn thì đã phải tuân thủ hướng đi theo hướng mũi tên chỉ dành cho làn đó, nhưng vẫn không được chuyển làn.

5- Việc chuyển làn hoặc chuyển hướng theo mũi tên chỉ được thực hiện sau khi ra khỏi phần đường cấm chuyển làn.

6- Nghĩa là, ngay sau khi qua khỏi vạch dừng xe (hết vạch cấm chuyển làn) là xe cộ có thể chuyển làn hoặc chuyển hướng theo đúng theo quy định của mũi tên chỉ hướng

Vầng, xin cảm ơn kụ Chinhatm.
Trước nay nhà cháu với kụ có nhiều quan điểm tương đồng. Do vậy, mỗi khi thấy khác, nhà cháu phải tự vấn xem mình đã hiểu đúng ý kụ muốn diễn tả hay chưa.

Cụ thể, nhà cháu tách còm phía trên của kụ ra 6 mục nhỏ, để trao đổi theo từng mục với kụ nhé.

Mục 1- đồng ý với kụ trong hầu hết các trường hợp mũi tên khác, nếu có.
Riêng với vạch mũi tên 1.18, như nêu rõ tại điểm s), mục H2, Phụ lục H của QC41, hiệu lực chỉ hướng đi của mũi tên này bắt đầu ở nơi giao nhau, tức là sau vạch dừng kẻ ngang đường.
Ý kiến kụ thế nào?

Mục 2- Đúng vậy, vạch mũi tên không có chức năng cắm chuyển làn.

Mục 3- Chưa chính xác.
Trong luật hiện hành của Vn chưa có quy định vẽ vạch cấm chuyển làn trước vị trí giao cắt. Cũng không quy định vẽ vạch liền để chia các làn cùng chiều (trừ vạch số 35 nêu trong Phụ lục G, áp dụng cho đường có vận tốc >60km/h).

Do vậy, luật Vn hiện hành không hề cấm chuyển làn trước khi vào giao cắt, dù nơi đó có vẽ mũi tên dưới đường hay trên biển chỉ dẫn 411 hay không, dù trước đó có cắm biển gộp hình hay không.

Mục 4- Vì Mục 3- chưa chính xác, nên Mục 4- cũng chưa chính xác.
Mọi phương tiện đều được luật cho phép chuyển làn trước khi vào giao cắt, dù nơi đó có vẽ mũi tên dưới đường hay trên biển chỉ dẫn 411 hay không, dù trước đó có cắm biển gộp hình hay không.

Mục 5- Chưa đúng.
Bất kỳ nơi nào có vạch đứt, phương tiện đều có quyền chuyển làn để đi vào làn có mũi tên chỉ hướng đi phù hợp với hướng xe sẽ di chuyển ở giao cắt, sau khi đã vượt qua vạch dừng kẻ ngang đường.

Sau khi vượt qua vạch dừng, phương tiện bắt đầu được chuyển hướng trong phạm vi giao cắt, hoặc tiếp tục đi thẳng.
Lúc này, việc chuyển hướng hay đi thẳng của phương tiện phải phù hợp với hướng của mũi tên vẽ trên làn đường xe đã đi qua trước khi cán qua vạch dừng để vào giao cắt.
Nếu đi sai hướng mũi tên, sẽ phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường 1.18".

Mục 6- Không chính xác.
Trong giao lộ không có kẻ vạch chia làn đường , nên trong giao lộ không có làn đường. Do đó, không có hành vi chuyển làn đường trong giao lộ.
Giao lộ lại là nơi cho phép phương tiện chuyển hướng. Do đó phương tiện được phép chuyển hướng phù hợp với hướng chỉ của mũi tên nằm ngay sau đuôi của phương tiện khi nó vượt qua vạch dừng vẽ ngang đường.

.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Vầng, xin cảm ơn kụ Chinhatm.
Trước nay nhà cháu với kụ có nhiều quan điểm tương đồng. Do vậy, mỗi khi thấy khác, nhà cháu phải tự vấn xem mình đã hiểu đúng ý kụ muốn diễn tả hay chưa.

Cụ thể, nhà cháu tách còm phía trên của kụ ra 6 mục nhỏ, để trao đổi theo từng mục với kụ nhé.

Mục 1- đồng ý với kụ trong hầu hết các trường hợp mũi tên khác, nếu có.
Riêng với vạch mũi tên 1.18, như nêu rõ tại điểm s), mục H2, Phụ lục H của QC41, hiệu lực chỉ hướng đi của mũi tên này bắt đầu ở nơi giao nhau, tức là sau vạch dừng kẻ ngang đường.
Ý kiến kụ thế nào?

Mục 2- Đúng vậy, vạch mũi tên không có chức năng cắm chuyển làn.

Mục 3- Chưa chính xác.
Trong luật hiện hành của Vn chưa có quy định vẽ vạch cấm chuyển làn trước vị trí giao cắt. Cũng không quy định vẽ vạch liền để chia các làn cùng chiều (trừ vạch số 35 nêu trong Phụ lục G, áp dụng cho đường có vận tốc >60km/h).

Do vậy, luật Vn hiện hành không hề cấm chuyển làn trước khi vào giao cắt, dù nơi đó có vẽ mũi tên dưới đường hay trên biển chỉ dẫn 411 hay không, dù trước đó có cắm biển gộp hình hay không.

Mục 4- Vì Mục 3- chưa chính xác, nên Mục 4- cũng chưa chính xác.
Mọi phương tiện đều được luật cho phép chuyển làn trước khi vào giao cắt, dù nơi đó có vẽ mũi tên dưới đường hay trên biển chỉ dẫn 411 hay không, dù trước đó có cắm biển gộp hình hay không.

Mục 5- Chưa đúng.
Bất kỳ nơi nào có vạch đứt, phương tiện đều có quyền chuyển làn để đi vào làn có mũi tên chỉ hướng đi phù hợp với hướng xe sẽ di chuyển ở giao cắt, sau khi đã vượt qua vạch dừng kẻ ngang đường.

Sau khi vượt qua vạch dừng, phương tiện bắt đầu được chuyển hướng trong phạm vi giao cắt, hoặc tiếp tục đi thẳng.
Lúc này, việc chuyển hướng hay đi thẳng của phương tiện phải phù hợp với hướng của mũi tên vẽ trên làn đường xe đã đi qua trước khi cán qua vạch dừng để vào giao cắt.
Nếu đi sai hướng mũi tên, sẽ phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường 1.18".

Mục 6- Không chính xác.
Trong giao lộ không có kẻ vạch chia làn đường , nên trong giao lộ không có làn đường. Do đó, không có hành vi chuyển làn đường trong giao lộ.
Giao lộ lại là nơi cho phép phương tiện chuyển hướng. Do đó phương tiện được phép chuyển hướng phù hợp với hướng chỉ của mũi tên nằm ngay sau đuôi của phương tiện khi nó vượt qua vạch dừng vẽ ngang đường.

.
Tôi xin trao đổi lại thế này:
1. Không có văn bản luật nào quy định rằng mũi tên chỉ có hiệu lực sau vạch dừng. Không có quy định cụ thể, nhưng ngay khi nhìn thấy mũi tên thì nó đã có hiệu lực, nhưng vẫn phải đi qua vạch dừng thì mới có thể chuyến hướng, vì phải tuân thủ vạch cấm chuyển làn như tôi đã nói ở conment trước.
3. Đúng là không có quy định cấm chuyển làn trước khi tới giao cắt, nhưng quy chuẩn 41 có quy định về vạch cấm chuyển làn. Tại nơi có vạch cấm chuyển làn thì dĩ nhiên là không được chuyển làn. Thông thường, tại các giao cắt, người ta đều vẽ vạch cấm chuyển làn kèm theo mũi tên chỉ hướng tại phần đường ngay trước khi đến vạch dừng (trong ví dụ của chủ thớt là vạch rời, ít gặp trong thực tế). Việc không được chuyển làn trước khi tới giao cắt là tuân thủ vạch sơn cấm chuyển làn (nếu có), chứ không phải vì tuân theo luật nào cả.
4. Phương tiện chỉ được chuyển làn tại phần đường trước giao cắt khi tại đó không có vạch cấm chuyển làn (như hình ví dụ của chủ thớt), như tôi đã nói ở trên, chứ trong đa số trường hợp có vẽ vạch cấm chuyển làn thì sẽ không được chuyển làn..
5. Tôi đang nói đến trường hợp phổ biến, đó là phần đường trước giao cắt có vạch cấm chuyển làn kèm theo mũi tên chỉ hướng.
6. Tôi sử dụng cụm từ "chuyển làn hoặc chuyển hướng" để nói đến việc không phải tuân thủ vạch cấm chuyển làn nữa (qua vạch dừng không còn vạch cấm chuyển làn), không bị bắt buộc phải đi cố định trong cái làn đang đi trước đó nữa.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ý của cụ rất giống ý tui. Cụ còn dẫn chứng được cả quy định trong văn bản, nên rất tuyệt. Kính cụ 1 ly.(b)(b)
Tuy nhiên, cụ mới trả lời được 1 vế đối với mũi tên (vạch 1.18) ở trước nơi giao cắt.
Mời cụ cho ý kiến với trường hợp mũi tên nằm lơ lửng: đằng trước ko có giao cắt và đằng sau cũng ko có giao cắt.:-w
Tui post lại cái hình mũi tên chỉ rẽ trái ở đường Ô Chợ Dừa để cụ comment luôn nhé:
Nhà cháu dự chỗ có mũi tên chỉ hướng rẽ trái này vẽ trên đoạn từ Tây Sơn đi NLB, bắt buộc phải rẽ phải vào Xã Đàn, rồi quay đầu để đi về hướng Hoàng Cầu.

Nếu đúng, thì vẽ mũi tên rẽ trái trên mặt đường tại chỗ xe quay đầu (nơi giải phân cách đứt đoạn, không phải nơi giao lộ có nhánh đường rẽ trái) là vẽ sai.

Vậy, vẽ mũi tên đúng luật thế nào?

Nhà cháu sẽ nêu tại còm tiếp theo nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top