- Biển số
- OF-301412
- Ngày cấp bằng
- 11/12/13
- Số km
- 627
- Động cơ
- 303,365 Mã lực
Hồi trước nhà em hay xem Xuân Hinh, Văn Chương hát Văn, Hầu Đồng. Em thích mấy bài Ông Bảy, Ông Mười, Mẫu Thượng Ngàn nghe cung hay lắm
Tượng 4 mặt của Cam, Thái theo hiểu biết thiện cận của e (do được 1 người bạn Thái Lan giải thích) thì là vị thần đó (Phật) có 4 bộ mặt quay về 4 phương để biểu thị cho 4 khái niệm Từ Bi Hỷ Xả của bên Phật giáo, ngoài ra còn thể hiện 4 bộ mặt quay về 4 hướng để có thể nghe thấu được hết tất cả lời kêu cầu của con dân khắp bốn phương.Trước em uống rượu có chém về vấn đề này có nhận ra một điều là tượng thần 4 mặt của Cam có liên quan đến Đạo Mẫu của Việt Nam, vậy mà đến lúc tỉnh rượu không thể nhớ nó liên quan thế nào. Hình như Đạo Mẫu có quan niệm 4 mặt của một vấn đề? Lão anh giải thích sâu hộ em với.
theo em là giống nhau số 4 ạ!Trước em uống rượu có chém về vấn đề này có nhận ra một điều là tượng thần 4 mặt của Cam có liên quan đến Đạo Mẫu của Việt Nam, vậy mà đến lúc tỉnh rượu không thể nhớ nó liên quan thế nào. Hình như Đạo Mẫu có quan niệm 4 mặt của một vấn đề? Lão anh giải thích sâu hộ em với.
theo em là vì tảng đá đục như thế dễ nhất, đa diện hơn hay ít hơn đều khó làm! Phật có 1 mặt ở trên cao cũng nghe được bốn phương, cũng hỉ xả từ bi!Tượng 4 mặt của Cam, Thái theo hiểu biết thiện cận của e (do được 1 người bạn Thái Lan giải thích) thì là vị thần đó (Phật) có 4 bộ mặt quay về 4 phương để biểu thị cho 4 khái niệm Từ Bi Hỷ Xả của bên Phật giáo, ngoài ra còn thể hiện 4 bộ mặt quay về 4 hướng để có thể nghe thấu được hết tất cả lời kêu cầu của con dân khắp bốn phương.
Cụ nói chả sai tí nào. E nhớ hình như Lần đầu tiên hầu đồng là phải làm lễ ở ngay phố cổ ngư có cái phủ cho những người mới gia nhập.Cái này thì cụ hiểu sai trầm trọng về khái niệm hầu đồng.
Về khái niệm này thì các thanh đồng có căn mới phải ra hầu đồng, và càng là các cựu đồng thì càng phải hầu nhiều, và thanh đồng phải bỏ tiền túi ra để hầu (theo đúng ngôn ngữ chuyên ngành thì là bắc ghế hầu quan ) chứ không phải có ai đó mời thanh đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng. Tất nhiên cũng có một số thày bói, thày cúng tận dụng luôn buổi lễ hầu đồng để thực hiện một số nghi thức lễ bái cho các đệ tử: cắt tiền duyên, trả nợ tào quan,...(, cái này e chịu, không dám nhận xét).
Với các thanh đồng có nhiều con nhang đệ tử, thì khi mời các con nhang đệ tử đến dự lễ hầu thường các con nhang đệ tử sẽ cung tiến một khoản tiền để góp lễ, nên thanh đồng nào càng nhiều con nhang đệ tử và con nhang đệ tử càng giàu thì mỗi vấn hầu càng thu được nhiều xèng. Mỗi vấn hầu, nếu thanh đồng mà mời thường văn hát (Xuân Hinh hay được các mợ đại gia or phu nhân quan chức phải bắc ghế hầu mời hát văn, cát sê khoảng 400T, nhưng cũng giã họng, phải hát liên tục 4-6h, có thể có đệ tử hát hỗ trợ nhưng phải hát 1/2-2/3 thời lượng buổi hầu).
Nhà e có 1 bác cũng dân chuyên hầu đồng, dạng có căn có tiền.Mỗi vấn phải chi hết khoảng 800-1,5 tỷ, mỗi năm 2 vấn hầu. Đối với tiền dải, tiền mệnh giá từ 10k đổ xuống thì ném nguyên 1 quyển chứ không tung từng tờ, tiền 20-100k thì thường tung cả nắm cho các con nhang đệ tử tha hồ nhặt lộc rơi lộc vãi, còn tiền 200k-500k thường phát tận tay con nhang đệ tử. Tuy là lúc đó "thánh" nhập, nhưng vẫn chỉ mặt đặt tên từng con nhang đệ tử ruột để phát tiền, cấm thấy trượt ra người ngoài phát nào, thế mới tài , nên không hiểu lúc đó có đúng các "thánh" nhập về không?
Thực tế, việc hầu đồng đúng là một nghi thức văn hóa tín ngưỡng hầu mẫu rất hay và cần gìn giữ và thực tế cũng có 1 số lượng không hề nhỏ những thanh đồng thực sự có căn có số phải bắc ghế hầu quan. Nhưng ngày nay, xuất hiện quá nhiều đồng đua, đồng đú (không hề có căn có số) nhưng vẫn "xin" được hầu đồng để lấy le lấy số với đời, có dạo trên FB đua nhau có những bình chọn cô đồng xuynh nhất Vịnh bắc bồ, cậu đồng đập troai nhất Đông Dương,.. Và cũng có những thành phần lợi dụng tín ngưỡng này để buôn thần bán thánh như thằng HL nên đã làm méo mó đi một nghi thức văn hóa tín ngưỡng rất đẹp đang lưu truyền trong dân gian.
Đồng cốt ở nước ta có hai nguồn gốc, bản địa và du nhập vào theo quá trình đô hộ của nhà Hán. Nhưng về bản chất thì đồng cốt bản địa (các thầy mo, thầy phù thủy) và đồng cốt du nhập (thầy cúng, thầy pháp, thầy bói) đều có đặc điểm giống nhau, họ thờ cúng các linh thể tầng thấp.Chịu thôi! Cái câu hỏi lão nêu ra khó thật khó.
Vị thần 4 mặt của Cam là của Bà la môn giáo. Vị thần này cũng được là một biểu tượng khởi thế luận của Phật Giáo về tầng trời Phạm Thiên, là vị đầu tiên xuất hiện lúc thế giới được sinh ra từ bóng tối.
Còn đạo Mẫu hay tín ngưỡng Tam Tứ phủ chỉ ở các nghi lễ tỏ lòng thành với trời đất nhân gian chứ không đi sâu vào tư tưởng hay triết học. Bởi vậy chắc cũng không quan niệm gì về mấy mặt của vấn đề đâu. Cứ phát tâm kính lễ, chỉ tâm niệm một điều rằng mình có cuộc sống này, được an lành sức khỏe được có cái ăn cái mặc có cái uống cái hút là nhờ ơn Trên lãnh đạo dìu dắt nâng đỡ độ trì của Mẹ Thiên Mẹ Địa Mẹ Nước Mẹ Núi của Cha Rồng ngoài biển, của vạn linh các vị tiên thánh.
Còn những tư tưởng với quan niệm với khái niệm với suy luận lằng nhằng dây điện thì không bàn.
Đồng cốt ở nước ta có hai nguồn gốc, bản địa và du nhập vào theo quá trình đô hộ của nhà Hán. Nhưng về bản chất thì đồng cốt bản địa (các thầy mo, thầy phù thủy) và đồng cốt du nhập (thầy cúng, thầy pháp, thầy bói) đều có đặc điểm giống nhau, họ thờ cúng các linh thể tầng thấp.
Rất nhiều người cho rằng họ thờ cúng Thần này, Thánh kia. Nhưng như đã chém ở trên, khi các đồng cốt không còn thuần khiết trong sạch như thuở sơ khai nữa thì các Thần, Thánh ( UV BCT, UVTW và thành viên Nội các) đã từ lâu không giáng nhập vào họ nữa, chỉ còn các linh thể tầng thấp mà thôi tương đương kiểu trật tự phường, an ninh xóm thậm chí kiểu Huấn Hoa hồng, Tuyền Thánh chửi
Một điều có thể thấy hầu hết các buổi lên đồng đều là các “Cô, Cậu” nhập đồng, rồi phán. Trong đó, có một số là giả thần giả quỷ, phán bừa, nói dựa, mục đích là chăn dắt,lôi kéo kiếm tiền từ các con nhang. Còn một số “Cô, Cậu” có khả năng nói đúng được một số điều như người thân đã chết của con nhang, tiền vận hậu vận của con nhang. Những trường hợp “Cô, Cậu” này bản thân họ cũng không biết là họ bị các linh thể tầng thấp nhập vào. Do họ có cái tâm truy cầu danh lợi, và họ lập điện thờ cúng về danh nghĩa là Thần, Thánh ( tức nhờ vả và dựa dẫm các ông Tủ lạnh Trung ương) nhưng thực tế, họ không đủ đức, đủ thanh khiết để Thần Thánh đế ngự, nên chỉ có trật tự phường, an ninh xóm đến nhập vào mà thôi.
Những đồng cốt thật và giả đang hành nghề, và các con nhang đệ tử theo hầu đồng, có lẽ họ thấy cả hai cùng có lợi: đồng cốt kiếm được tiền, con nhang giải tỏa được tâm lý. Còn có linh nghiệm hay không thì còn phải xét. Cho dù có linh nghiệm đi chăng nữa thì cái đợi chờ họ cũng không phải điều tốt lành. Những trật tự phường, an ninh xóm kia sẽ lấy đi khí tinh hoa của con người, lấy đi đức, và cấp nghiệp cho họ. Khi mất khí tinh hoa, khi mất đức và tăng nghiệp thì cái chờ đợi họ sẽ là bệnh tật, đoản thọ, tai nạn của họ hoặc của người nhà.
Về bản chất của lên đồng, hầu đồng ( xa xưa thuở khai nguyên miễn bàn) ở xã hội ta có thể được gọi là " rối loạn lên đồng" được đặc trưng bởi sự thay đổi tạm thời về danh tính. Theo đó danh tính bình thường của một người tạm thời bị thay thế (chiếm hữu). Có thể là một linh hồn, ma, vị thần hoặc người khác. Trải nghiệm bị nhập bởi một thực thể khác, chẳng hạn như người, thần, quỷ,… mang những ý nghĩa khác nhau trong các điển tích văn hóa.Trên thực tế nếu chỉ riêng trong các buổi hầu đồng thì không có môn phán. Nghi lễ chủ yếu là âm nhạc và lời hát. Còn bọn đồng cốt xiên tạc lợi dụng thì không cần bàn làm gì, đến sư chùa Ba Vàng còn xiên tạc cả giáo lý bịa đặt cả tư tưởng của nhà Phật thì trách làm gì đội buôn thần bán thánh.
Và từ việc nghiên cứu các bản văn hầu cũng có thể nhận thấy là chỉ một số vị thần thánh thường xuyên nhập vào đồng, còn đa số thậm chí có vị chẳng bao giờ về.
Trong các ghi chép công đồng, có nhắc đến việc nếu đồng nhập về căn hai cụ Lốt thì thế nào cũng uốn éo bò trườn. Còn căn cụ Hổ thì lại nhai đỉa và ăn thịt sống. Ít có đồng nào phiêu đến độ nhai đỉa hay ăn thịt sống mặc dù thuốc lá hay rượu thì như thật.
Cụ vắng bóng lâu quá, chắc xuất ngoại sang Ấn Độ kiếm bẫm...Chào Mưa Bự! Tu gì tu nhưng tu cái kia thì phải mồi rất ngon.
À, chị ấy đi tập Hầu đồng màCụ vắng bóng lâu quá, chắc xuất ngoại sang Ấn Độ kiếm bẫm...
Nó cấm cả bay nên em thất nghiệp đây này. Em vẫn ẩn hiện đấy chứ cụCụ vắng bóng lâu quá, chắc xuất ngoại sang Ấn Độ kiếm bẫm...
hoàn toàn đồng ý với cụ về việc “rối loạn”, có vẻ như giống rối loạn đa nhân cách (tạm thời) của người lên đồng! Còn về con nhang đệ tử: có phải qua đó cũng tìm được cảm giác ngây ngất tâm linh tương tự, vừa thoả mãn - giải toả cảm xúc cá nhân vừa muốn nhắn gửi mong ước bản thân qua đồng (người đưa tin - cầu nối của người thường và thần linh)?? Vậy hầu đồng xưa kia là hoạt động cộng đồng tổng hợp của cả 2 loại hình: tín ngưỡng và giải trí, cài này bổ sung và tôn thêm vẻ đẹp của cái kia. Tín ngưỡng: niềm tin vào thần linh + mong muốn được giao tiếp, cầu xin... Giải trí: nghe nhạc để thư giãn và tạo đà cảm giác thuận lợi cho việc get high. Các loại hình giải trí thời cổ cũng nghèo nàn nên có thể coi hát chầu văn là 1 bộ phận quan trọng của hầu đồng hoặc 1 hình thức giải trí thuần như hát xoan, quan họ, hò...? Theo em hiểu thì “nét đẹp dân gian” nó nằm ở chỗ đó, k hiểu có đúng không? Ở đây ta bỏ qua yếu tố tâm linh ( đúng - sai hoặc có - không) mà chỉ xét về mặt văn hoá xã hội thôi, còn đồng đú hoặc buôn thần bán thánh lừa đảo thì k thèm bàn! Nếu chệch ra khỏi các mục đích kể trên của 1 sinh hoạt cộng đồng thì cũng không có gì là hay đẹp hay cần phải giữ gìn gì hết, lúc đó nó sẽ thành dị đoan hoặc hủ tục như đâm trâu chém lợn mà thôi. Về nét đẹp này thì theo em tín ngưỡng - lễ hội phồn thực và rất nhiều loại hình văn hoá dân gian cũng có giá trị tương tự.Về bản chất của lên đồng, hầu đồng ( xa xưa thuở khai nguyên miễn bàn) ở xã hội ta có thể được gọi là " rối loạn lên đồng" được đặc trưng bởi sự thay đổi tạm thời về danh tính. Theo đó danh tính bình thường của một người tạm thời bị thay thế (chiếm hữu). Có thể là một linh hồn, ma, vị thần hoặc người khác. Trải nghiệm bị nhập bởi một thực thể khác, chẳng hạn như người, thần, quỷ,… mang những ý nghĩa khác nhau trong các điển tích văn hóa.
Lên đồng là một trạng thái ý thức bị biến đổi do nhân tố ám thị và tự ám thị gây nên. Trong đó, lòng tin truyền thống của người hầu đồng cũng như gia đình và những người xung quanh là nhân tố mạnh nhất. Họ tin tưởng vào sự tồn tại của thần linh. Đồng thời tin vào khả năng tiếp xúc giữa con người với thần linh qua thân xác của những người hầu đồng.
Các đặc trưng có thể liệt kê như sau:
- Mất kiểm soát hành động của một người.
- Thay đổi hành vi hoặc hành động khác.
- Mất nhận thức về môi trường xung quanh.
- Đánh mất bản sắc cá nhân.
- Khó phân biệt thực tế với tưởng tượng tại thời điểm sở hữu.
- Thay đổi giọng nói.
- Sự chú ý bị gián đoạn.
- Khó tập trung.
- Mất tri giác về thời gian.
- Mất trí nhớ.
- Niềm tin rằng cơ thể mình đã thay đổi về ngoại hình.
Tào lao!Tượng 4 mặt của Cam, Thái theo hiểu biết thiện cận của e (do được 1 người bạn Thái Lan giải thích) thì là vị thần đó (Phật) có 4 bộ mặt quay về 4 phương để biểu thị cho 4 khái niệm Từ Bi Hỷ Xả của bên Phật giáo, ngoài ra còn thể hiện 4 bộ mặt quay về 4 hướng để có thể nghe thấu được hết tất cả lời kêu cầu của con dân khắp bốn phương.
Em là fan ruột khúc hát văn Cô Đôi Thượng Ngàn. Nhưng vẫn chưa cảm nhận được ý nghĩa của Tam Phủ Tứ phủ, tức là người ta tạo ra các hình tượng đó thể hiện mong ước gì, mong ước đó siêu nhiên hay bình dân, đại diện cho gì?Sau đây là mấy khái niệm như sơ sơ em biết về hầu đồng. Còn về đạo Mẫu thì đơn giản là Mẹ đất Mẹ nước người mình sống ở Việt Nam đề cao và thờ phụng Mẹ, ngược sóng với Gio Khổng thờ về đằng Cha.
Tam phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước).
Tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước) và Nhạc phủ (miền rừng núi).
Tam toà Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu (Thiên phủ), Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu (Địa phủ) và Đệ tam Thoải tiên Thánh Mẫu (Thoải phủ).
Đồng: người con trai dưới 15 tuổi, còn trong trắng, ngây thơ để thần linh nhập vào. Chữ "Đồng" này là nghĩa ở sự trẻ con hẫng còn trinh tuyết, như "Hài đồng", "Nhi đồng"
Căn: gốc, rễ. Con người sinh ra phải có gốc, có rễ.
Cai đồng thủ mệnh: vị thần cai quản bản mệnh.
Con nhang đệ tử: người đã gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ sau khi làm nghi lễ Tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang).
Đồng tân: người mới làm xong lễ Hầu trình đồng.
Đồng thuộc: đồng tân sau ba năm kể từ lễ Hầu trình đồng, nay làm lễ Hầu tạ Tứ phủ.
Đồng cựu: người có đồng nhiều năm, thành thạo, am hiểu nghi lễ hầu Thánh.
Đồng thầy: người có căn làm thầy, có khả năng mở phủ, truyền nghề cho đồng tân.
Thủ nhang đồng đền: người trông nom ngôi đền, ngôi điện.
Hầu bóng hoặc Lên đồng: nghi lễ chính của tín ngưỡng Tứ phủ. Hầu bóng là ông, bà đồng hầu hạ cái bóng của các vị Thánh. Lên đồng là thần linh ngự trên thân xác của ông, bà đồng.
Giá đồng: Những hành động của mỗi vị Thánh từ khi nhập về ngự trên ông (bà) đồng tới lúc kết thúc, thường trải qua các bước như sau: Thánh giáng (giáng đồng), thay khăn áo, dâng hương, bái lạy, khai quang, múa đồng, ngự đồng và Thánh thăng (thăng đồng).
Hầu trình đồng hoặc Hầu mở phủ: con nhang đệ tử lần đầu tiên hầu Thánh, trình diện trước thần linh gọi là Hầu trình đồng. Đồng thầy “mở phủ” cho con nhang đệ tử để chính thức trở thành người có đồng thì gọi là Hầu mở phủ.
Hầu tiễn căn: vấn hầu cho người có căn cao, số nặng mà chưa có điều kiện trình đồng thì phải nhờ đồng thầy “hầu chứng đàn” làm phép di cung bán số, nghĩa là đổi số mệnh của người đó sang một người khác và cung tiến hình nhân về Tứ phủ để thế mạng.
Hầu khai điện: khánh thành điện mới.
Hầu tứ quý: những vấn hầu vào bốn thời điểm quan trọng trong năm: Thượng nguyên (mùa xuân), Nhập hạ (mùa hè), Tán hạ (mùa thu), Tất niên (mùa đông).
Hầu tiệc: vấn hầu vào ngày mất của vị Thánh.
Áo bản mệnh: áo màu đỏ của người hầu đồng, chỉ mặc khi hầu giá Tam tòa Thánh Mẫu.
Khăn phủ diện: khăn chùm đầu hình vuông, thường màu đỏ.
Xa giá hồi cung: xe loan, kiệu phượng rước Thánh về cung.
Cung văn: những người đàn hát ca ngợi Thánh.
Cung văn trưởng: người đứng đầu đảm đương các công việc từ cúng bái, giấy sớ, hát văn ở mỗi đền.
Hát văn: hát những bản văn ca ngợi các vị Thánh mà tín ngưỡng Tứ phủ thờ phụng.
Hát văn hầu: hình thức âm nhạc phục vụ cho nghi lễ Hầu bóng. Ở mỗi giá đồng, khi một vị Thánh của Tứ phủ nhập vào ông, bà đồng thì có bản văn chầu phù hợp với vị Thánh đó.
Hát văn thờ: hát dâng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị Thánh mà đền thờ phụng vào ngày Tiệc (ngày quy hóa), hoặc hát bản văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ các vị thần của tín ngưỡng về chứng giám vào những dịp Tứ quý hay trước khi tiến hành nghi lễ Hầu bóng.
Hát văn thi được tổ chức vào những dịp lễ lớn của tín ngưỡng để lựa chọn cung văn giỏi. Hát văn thi lấy bản văn sự tích của Hát văn thờ làm bài bản thi.
Tứ diện là Brahma trong tín ngưỡng Ấn Độ, ko liên quan gì Đạo Mẫu.Trước em uống rượu có chém về vấn đề này có nhận ra một điều là tượng thần 4 mặt của Cam có liên quan đến Đạo Mẫu của Việt Nam, vậy mà đến lúc tỉnh rượu không thể nhớ nó liên quan thế nào. Hình như Đạo Mẫu có quan niệm 4 mặt của một vấn đề? Lão anh giải thích sâu hộ em với.
Trước khi các người thường đó đựpc thần thánh hóa, vi thần thì chắc cũng phải có những hình tượng gốc ttong ký ức dân gian chứ? Em muốn tìm hiểu gốc của Tam Phủ là gìVăn hóa tín ngưỡng xuất phất từ cuộc sống lao động sản xuất, tri ân công đức của các vị anh hùng dân tộc. Văn hóa lúa nước thì phụ thuộc thiên nhiên nên thờ Thiên phủ, Địa Phủ, Thủy phủ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lao động sản xuất của người Việt lúc bấy giờ (Cổ xưa chỉ thờ Tam Phủ thôi, sau đến đời Lê mới thêm Nhạc Phủ thành tứ phủ bây giờ)
Các nhân vật trong đạo thánh mẫu thuộc hàng Sinh Vi Tướng, Hóa Vi Thần, họ đều là các anh hùng dân tộc hộ quốc bảo dân được xưng danh công trạng và người đời sau thờ phụng.
Ví như Chầu Mười Đồng Mỏ Lạng Sơn có câu văn ca ngợi bà đọc xong mới thấy trân quý nhường nào.
Mười năm chiến lược tung hoành
Dẹp tan giặc dữ triều đình phong công
Rước chồng về đất thượng chung
Gom dân lập ấp ở vùng Mỏ Ba...
Thế mà giờ đây qua tay bọn biến thái nó làm cho nhân dân kỳ thị, giới trẻ thì ngơ ngác
Gốc tam phủ là vạn vật hữu linh xuất phát từ tín ngưỡng miền núi thấy cái gì đáng sợ dân sẽ thờ và văn hóa mẫu hệ còn sót lại của dân lúa nướcTrước khi các người thường đó đựpc thần thánh hóa, vi thần thì chắc cũng phải có những hình tượng gốc ttong ký ức dân gian chứ? Em muốn tìm hiểu gốc của Tam Phủ là gì