Vầng nghe sơ chửi đã lắm ý.Em cũng thế, nghe mợ ấy và mợ H chởi mà nghiện
Vầng nghe sơ chửi đã lắm ý.Em cũng thế, nghe mợ ấy và mợ H chởi mà nghiện
Em hóng kịch hay còn phía trước, sau vụ này thì có nhiều chuyện toVầng nghe sơ chửi đã lắm ý.
Vầng rất lạ là công an giờ chưa vào cuộc. Để theo dõi vụ này xem sao.Em hóng kịch hay còn phía trước, sau vụ này thì có nhiều chuyện to
Em vào xin các cô ít lạc rơi lạc vãi mà các cô bảo cô chỉ có bưởi chứ ko có lạc mà cho. Các cô kibo cóa.Dạo này có các cô gái hầu đồng rất trẻ và xinh.
Chào Mưa Bự! Tu gì tu nhưng tu cái kia thì phải mồi rất ngon.Em cũng tu.... bia tại gia, ỉu lắm
Bản này đã nghe Đình Cương hát rồi ( Bản chỉ có 2 thầy trò mà từ lâu rồi ý ) thì nghe Tân Nhàn, Xuân Hinh .. cứ gọi là nhạt hoét, hqua em nghe lại 3 lần. Cơ bản là tuổi mình thì hiểu bối cảnh bài thơ, chất giọng nghệ sĩ truyền cảm và lần nào em nghe xong nhớ Mẹ em là em cũng khóc...Cụ này trời sinh để hát văn. Chất giọng và độ truyền cảm đúng là tê tái cụ nhỉ.
Em đi cũng nhiều Đền, Phủ ... và đến đâu em cũng phải nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành và phát triển, chứ chả bao giờ em nghe bọn bán hàng, bọn sắp đồ nó tư vấn cả. Giờ đi lễ theo phong trào nhiều nên chắc cũng ko mấy ai nghiên cứuVăn hóa tín ngưỡng xuất phất từ cuộc sống lao động sản xuất, tri ân công đức của các vị anh hùng dân tộc. Văn hóa lúa nước thì phụ thuộc thiên nhiên nên thờ Thiên phủ, Địa Phủ, Thủy phủ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lao động sản xuất của người Việt lúc bấy giờ (Cổ xưa chỉ thờ Tam Phủ thôi, sau đến đời Lê mới thêm Nhạc Phủ thành tứ phủ bây giờ)
Các nhân vật trong đạo thánh mẫu thuộc hàng Sinh Vi Tướng, Hóa Vi Thần, họ đều là các anh hùng dân tộc hộ quốc bảo dân được xưng danh công trạng và người đời sau thờ phụng.
Ví như Chầu Mười Đồng Mỏ Lạng Sơn có câu văn ca ngợi đọc xong mới thấy trân quý nhường nào.
Mười năm chiến lược tung hoành
Dẹp tan giặc dữ triều đình phong công
Rước chồng về đất thượng chung
Gom dân lập ấp ở vùng Mỏ Ba...
Thế mà giờ đây qua tay bọn biến thái nó làm cho nhân dân kỳ thị, giới trẻ thì ngơ ngác
Thực ra nhà có internet thì trước khi vào search một chút là có cái nhìn sơ bộ chứ có gì khó đâu cụ nhể.Em đi cũng nhiều Đền, Phủ ... và đến đâu em cũng phải nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành và phát triển, chứ chả bao giờ em nghe bọn bán hàng, bọn sắp đồ nó tư vấn cả. Giờ đi lễ theo phong trào nhiều nên chắc cũng ko mấy ai nghiên cứu
Nghe hay quá, nhiều khi tham gia thấy mọi người hát mà em lại không biết hát theo.OF cũng có nhóm hát Văn
Nhưng hầu đồng thì phải có hát Văn. Không ai hát Chèo, hát Xoan hay hò Ví Dặm khi hầu đồngHát văn với đạo mẫu khác nhau mà nhiều cụ cứ đánh đồng vào nhau.
Hát văn với lên đồng càng khác về bản chất. Hát văn là văn nghệ, ca nhạc.
Hầu đồng là cố tìm cách kết nối với thần thánh ma quỷ. Với em nó là mê tín dị đoan, toàn người đầu óc bất thường, nhảy nhót la hét thần kinh (tạm thời) có vấn đề.
Cơ mà chầu văn ko có hầu đồng thì ko có đất diễn cụ nhé Thế nên có thể coi chầu văn là cây còn hầu đồng là đấtCó một điều mà em chắc chắn là nhiều người, không những con nhang đệ tử của hầu đồng mà cả người thường đều bị lầm lẫn rồi đánh đồng Hát chầu văn với đồng bóng, hầu đồng.
Lý do sử dụng hát chầu văn trong các buổi hầu nên nhiều người đánh đồng chầu văn với đồng bóng. Kỳ thực chầu văn là hình thức nhạc vũ độc lập, được dụng dùng trong múa hầu đồng mà thôi. Hát văn là môn nghệ thuật cổ xưa của người Việt, mang đậm nét văn hóa cung đình và đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng lịch sử.
Theo ghi chép lịch sử thì hát văn có từ lâu đời, là loại hình ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong cuốn Kiến văn tiểu lục, nhà bác học Lê Quý Đôn có ghi: “Thời Trần (1225–1400) có lối hát trước mặt Đế Vương, gọi là hát Chầu”.
Như vậy thủa xưa, hát văn được sử dụng như một loại hình nghệ thuật chốn cung đình. Do chiến tranh loạn lạc liên miên, các tư liệu ghi chép đã thất lạc, nên hiện nay khó mà tìm được nguồn gốc ban đầu của hát chầu văn cũng như quá trình phát triển của nó, và bắt đầu từ khi nào nó được dùng vào hát hầu đồng.
Và trong hồ sơ xin UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thì lối hát Chầu văn là chủ thể chính chứ không phải Hầu đồng là chủ thể chính. Điều này các con nhang đệ tử rất hay nhầm hay cố tình nhầm thì hem bít
Nhưng hầu đồng thì phải có hát Văn. Không ai hát Chèo, hát Xoan hay hò Ví Dặm khi hầu đồng
Trước em uống rượu có chém về vấn đề này có nhận ra một điều là tượng thần 4 mặt của Cam có liên quan đến Đạo Mẫu của Việt Nam, vậy mà đến lúc tỉnh rượu không thể nhớ nó liên quan thế nào. Hình như Đạo Mẫu có quan niệm 4 mặt của một vấn đề? Lão anh giải thích sâu hộ em với.Sau đây là mấy khái niệm như sơ sơ em biết về hầu đồng. Còn về đạo Mẫu thì đơn giản là Mẹ đất Mẹ nước người mình sống ở Việt Nam đề cao và thờ phụng Mẹ, ngược sóng với Gio Khổng thờ về đằng Cha.
Tam phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước).
Tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước) và Nhạc phủ (miền rừng núi).
Tam toà Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu (Thiên phủ), Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu (Địa phủ) và Đệ tam Thoải tiên Thánh Mẫu (Thoải phủ).
Đồng: người con trai dưới 15 tuổi, còn trong trắng, ngây thơ để thần linh nhập vào. Chữ "Đồng" này là nghĩa ở sự trẻ con hẫng còn trinh tuyết, như "Hài đồng", "Nhi đồng"
Căn: gốc, rễ. Con người sinh ra phải có gốc, có rễ.
Cai đồng thủ mệnh: vị thần cai quản bản mệnh.
Con nhang đệ tử: người đã gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ sau khi làm nghi lễ Tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang).
Đồng tân: người mới làm xong lễ Hầu trình đồng.
Đồng thuộc: đồng tân sau ba năm kể từ lễ Hầu trình đồng, nay làm lễ Hầu tạ Tứ phủ.
Đồng cựu: người có đồng nhiều năm, thành thạo, am hiểu nghi lễ hầu Thánh.
Đồng thầy: người có căn làm thầy, có khả năng mở phủ, truyền nghề cho đồng tân.
Thủ nhang đồng đền: người trông nom ngôi đền, ngôi điện.
Hầu bóng hoặc Lên đồng: nghi lễ chính của tín ngưỡng Tứ phủ. Hầu bóng là ông, bà đồng hầu hạ cái bóng của các vị Thánh. Lên đồng là thần linh ngự trên thân xác của ông, bà đồng.
Giá đồng: Những hành động của mỗi vị Thánh từ khi nhập về ngự trên ông (bà) đồng tới lúc kết thúc, thường trải qua các bước như sau: Thánh giáng (giáng đồng), thay khăn áo, dâng hương, bái lạy, khai quang, múa đồng, ngự đồng và Thánh thăng (thăng đồng).
Hầu trình đồng hoặc Hầu mở phủ: con nhang đệ tử lần đầu tiên hầu Thánh, trình diện trước thần linh gọi là Hầu trình đồng. Đồng thầy “mở phủ” cho con nhang đệ tử để chính thức trở thành người có đồng thì gọi là Hầu mở phủ.
Hầu tiễn căn: vấn hầu cho người có căn cao, số nặng mà chưa có điều kiện trình đồng thì phải nhờ đồng thầy “hầu chứng đàn” làm phép di cung bán số, nghĩa là đổi số mệnh của người đó sang một người khác và cung tiến hình nhân về Tứ phủ để thế mạng.
Hầu khai điện: khánh thành điện mới.
Hầu tứ quý: những vấn hầu vào bốn thời điểm quan trọng trong năm: Thượng nguyên (mùa xuân), Nhập hạ (mùa hè), Tán hạ (mùa thu), Tất niên (mùa đông).
Hầu tiệc: vấn hầu vào ngày mất của vị Thánh.
Áo bản mệnh: áo màu đỏ của người hầu đồng, chỉ mặc khi hầu giá Tam tòa Thánh Mẫu.
Khăn phủ diện: khăn chùm đầu hình vuông, thường màu đỏ.
Xa giá hồi cung: xe loan, kiệu phượng rước Thánh về cung.
Cung văn: những người đàn hát ca ngợi Thánh.
Cung văn trưởng: người đứng đầu đảm đương các công việc từ cúng bái, giấy sớ, hát văn ở mỗi đền.
Hát văn: hát những bản văn ca ngợi các vị Thánh mà tín ngưỡng Tứ phủ thờ phụng.
Hát văn hầu: hình thức âm nhạc phục vụ cho nghi lễ Hầu bóng. Ở mỗi giá đồng, khi một vị Thánh của Tứ phủ nhập vào ông, bà đồng thì có bản văn chầu phù hợp với vị Thánh đó.
Hát văn thờ: hát dâng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị Thánh mà đền thờ phụng vào ngày Tiệc (ngày quy hóa), hoặc hát bản văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ các vị thần của tín ngưỡng về chứng giám vào những dịp Tứ quý hay trước khi tiến hành nghi lễ Hầu bóng.
Hát văn thi được tổ chức vào những dịp lễ lớn của tín ngưỡng để lựa chọn cung văn giỏi. Hát văn thi lấy bản văn sự tích của Hát văn thờ làm bài bản thi.
Trước em uống rượu có chém về vấn đề này có nhận ra một điều là tượng thần 4 mặt của Cam có liên quan đến Đạo Mẫu của Việt Nam, vậy mà đến lúc tỉnh rượu không thể nhớ nó liên quan thế nào. Hình như Đạo Mẫu có quan niệm 4 mặt của một vấn đề? Lão anh giải thích sâu hộ em với.