- Biển số
- OF-302562
- Ngày cấp bằng
- 23/12/13
- Số km
- 1,378
- Động cơ
- 314,772 Mã lực
Hầu đồng em ít xem vì không có thời gian và quanh em chả có ai hầu để đi ké, nhưng nghe hát văn thì em rất thích
Nói chung hạn chế tham gia đi, xem vui vui và để thêm hiểu biết thôi. Đừng quá sa đà vì Tham Sân Si nặng lắm, một khi mà Tâm không vững dễ phản dame.Em đi dự hầu, cô đồng ném hèo về phía vợ em nhưng em lại giơ tay bắt được.
Từ bấy đến giờ vợ chồng em vẫn kệ. Chả sợ.
Chương trình Ký Ức Vui Vẻ, có Xuân Hinh biểu diễn giá Hầu Cô Đôi TN và nói về đạo Mẫu.Cụ tóm tắt hộ em cái chứ xem video em không có hứng.
Em cũng thế, nghe mợ ấy và mợ H chởi mà nghiệnDạo này e hơi bị nghiện sơ này đấy.
Hóa ra ofer thích nghe chởiEm cũng thế, nghe mợ ấy và mợ H chởi mà nghiện
Em đi là nhiệm vụ ấy chứNói chung hạn chế tham gia đi, xem vui vui và để thêm hiểu biết thôi. Đừng quá sa đà vì Tham Sân Si nặng lắm, một khi mà Tâm không vững dễ phản dame.
Con đường ấy có ai chỉ dẫn k cụ? Hay là bãi đất trống to tướng mọi người đi bừa rồi lâu ngày thành đường? Giáo chủ là ông nào và giáo lý dạy gì?Tín ngưỡng thì đương nhiên rồi, "đạo" chỉ là con đường, xưa nay dân ta vẫn gọi nôm na là Đạo mẫu, để phân biệt với Tam giáo đồng nguyên.
Khi nào gọi Đạo mẫu là tôn giáo, thì lúc đó mới cần chuẩn chỉ câu chữ thôi.
Thời nhà Nguyễn đã từng đẩy tín ngưỡng thờ mẫu thành tôn giáo để phục vụ công cuộc nam chinh, như vậy phải có giáo lý và giáo chủ
Đại đa số con nhang đệ tử kể cả lâu năm không kể được rành rọt như cụ kể trên! Em tiếp xúc với tương đối nhiều con nhang đệ tử nhưng về cơ bản đều theo hầu không base trên nền tảng hiểu biết và thực hành tín ngưỡng 1 cách văn minh mà chỉ dựa trên "niềm tin". Niềm tin thì là cái vô cùng rồi, không ai dám báng bổ gì, chỉ xin chỉ ra 1 điều rất nhỏ nhưng lại là câu cửa miệng của các con nhang đệ tử: "tín ngưỡng này là di sản Unesco", theo ý họ thì "di sản nhân loại" này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm thì "nhân loại" mới thừa nhận! về việc này thì đã có giải thích đầy đủ của Unesco về việc không xếp hạng (cấp địa phương hay quốc gia) và chỉ là ghi danh bệnh thành tích ở ta tại đây không phát huy được . Về cơ bản thì "nhân loại" chả ai biết cũng như quan tâm đến quả "tín ngưỡng" này. Nhận xét cá nhân về đại đa số các con nhang đệ tử: đa phần có tâm lý yếu dễ bị rung dọa hay có những điều mờ ám cần xin cầu - hầu hay "nương nhờ bóng quan nhớn", điều này giải thích tại sao nhiều thành phần hầu đồng khá cộm cán. Không phải vô tình mà dân gian ta gọi những người nhạy cảm thái quá hay tính cách thất thường là "đồng bóng"Sau đây là mấy khái niệm như sơ sơ em biết về hầu đồng. Còn về đạo Mẫu thì đơn giản là Mẹ đất Mẹ nước người mình sống ở Việt Nam đề cao và thờ phụng Mẹ, ngược sóng với Gio Khổng thờ về đằng Cha.
Tam phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước).
Tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước) và Nhạc phủ (miền rừng núi).
Tam toà Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu (Thiên phủ), Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu (Địa phủ) và Đệ tam Thoải tiên Thánh Mẫu (Thoải phủ).
Đồng: người con trai dưới 15 tuổi, còn trong trắng, ngây thơ để thần linh nhập vào. Chữ "Đồng" này là nghĩa ở sự trẻ con hẫng còn trinh tuyết, như "Hài đồng", "Nhi đồng"
Căn: gốc, rễ. Con người sinh ra phải có gốc, có rễ.
Cai đồng thủ mệnh: vị thần cai quản bản mệnh.
Con nhang đệ tử: người đã gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ sau khi làm nghi lễ Tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang).
Đồng tân: người mới làm xong lễ Hầu trình đồng.
Đồng thuộc: đồng tân sau ba năm kể từ lễ Hầu trình đồng, nay làm lễ Hầu tạ Tứ phủ.
Đồng cựu: người có đồng nhiều năm, thành thạo, am hiểu nghi lễ hầu Thánh.
Đồng thầy: người có căn làm thầy, có khả năng mở phủ, truyền nghề cho đồng tân.
Thủ nhang đồng đền: người trông nom ngôi đền, ngôi điện.
Hầu bóng hoặc Lên đồng: nghi lễ chính của tín ngưỡng Tứ phủ. Hầu bóng là ông, bà đồng hầu hạ cái bóng của các vị Thánh. Lên đồng là thần linh ngự trên thân xác của ông, bà đồng.
Giá đồng: Những hành động của mỗi vị Thánh từ khi nhập về ngự trên ông (bà) đồng tới lúc kết thúc, thường trải qua các bước như sau: Thánh giáng (giáng đồng), thay khăn áo, dâng hương, bái lạy, khai quang, múa đồng, ngự đồng và Thánh thăng (thăng đồng).
Hầu trình đồng hoặc Hầu mở phủ: con nhang đệ tử lần đầu tiên hầu Thánh, trình diện trước thần linh gọi là Hầu trình đồng. Đồng thầy “mở phủ” cho con nhang đệ tử để chính thức trở thành người có đồng thì gọi là Hầu mở phủ.
Hầu tiễn căn: vấn hầu cho người có căn cao, số nặng mà chưa có điều kiện trình đồng thì phải nhờ đồng thầy “hầu chứng đàn” làm phép di cung bán số, nghĩa là đổi số mệnh của người đó sang một người khác và cung tiến hình nhân về Tứ phủ để thế mạng.
Hầu khai điện: khánh thành điện mới.
Hầu tứ quý: những vấn hầu vào bốn thời điểm quan trọng trong năm: Thượng nguyên (mùa xuân), Nhập hạ (mùa hè), Tán hạ (mùa thu), Tất niên (mùa đông).
Hầu tiệc: vấn hầu vào ngày mất của vị Thánh.
Áo bản mệnh: áo màu đỏ của người hầu đồng, chỉ mặc khi hầu giá Tam tòa Thánh Mẫu.
Khăn phủ diện: khăn chùm đầu hình vuông, thường màu đỏ.
Xa giá hồi cung: xe loan, kiệu phượng rước Thánh về cung.
Cung văn: những người đàn hát ca ngợi Thánh.
Cung văn trưởng: người đứng đầu đảm đương các công việc từ cúng bái, giấy sớ, hát văn ở mỗi đền.
Hát văn: hát những bản văn ca ngợi các vị Thánh mà tín ngưỡng Tứ phủ thờ phụng.
Hát văn hầu: hình thức âm nhạc phục vụ cho nghi lễ Hầu bóng. Ở mỗi giá đồng, khi một vị Thánh của Tứ phủ nhập vào ông, bà đồng thì có bản văn chầu phù hợp với vị Thánh đó.
Hát văn thờ: hát dâng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị Thánh mà đền thờ phụng vào ngày Tiệc (ngày quy hóa), hoặc hát bản văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ các vị thần của tín ngưỡng về chứng giám vào những dịp Tứ quý hay trước khi tiến hành nghi lễ Hầu bóng.
Hát văn thi được tổ chức vào những dịp lễ lớn của tín ngưỡng để lựa chọn cung văn giỏi. Hát văn thi lấy bản văn sự tích của Hát văn thờ làm bài bản thi.
Như một may mắn cơ duyên thì em có hai vợ chồng bà cô em là cựu nhà báo có đam mê tìm hiểu khảo cứu về lĩnh vực này. Thỉnh thoảng đến thăm cô chú thì chỉ nói về chủ đề này là hai ông bà già phấn khởi ăn thêm được nửa bát cơm.Con đường ấy có ai chỉ dẫn k cụ? Hay là bãi đất trống to tướng mọi người đi bừa rồi lâu ngày thành đường? Giáo chủ là ông nào và giáo lý dạy gì?
Đại đa số con nhang đệ tử kể cả lâu năm không kể được rành rọt như cụ kể trên! Em tiếp xúc với tương đối nhiều con nhang đệ tử nhưng về cơ bản đều theo hầu không base trên nền tảng hiểu biết và thực hành tín ngưỡng 1 cách văn minh mà chỉ dựa trên "niềm tin". Niềm tin thì là cái vô cùng rồi, không ai dám báng bổ gì, chỉ xin chỉ ra 1 điều rất nhỏ nhưng lại là câu cửa miệng của các con nhang đệ tử: "tín ngưỡng này là di sản Unesco", theo ý họ thì "di sản nhân loại" này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm thì "nhân loại" mới thừa nhận! về việc này thì đã có giải thích đầy đủ của Unesco về việc không xếp hạng (cấp địa phương hay quốc gia) và chỉ là ghi danh bệnh thành tích ở ta tại đây không phát huy được . Về cơ bản thì "nhân loại" chả ai biết cũng như quan tâm đến quả "tín ngưỡng" này. Nhận xét cá nhân về đại đa số các con nhang đệ tử: đa phần có tâm lý yếu dễ bị rung dọa hay có những điều mờ ám cần xin cầu - hầu hay "nương nhờ bóng quan nhớn", điều này giải thích tại sao nhiều thành phần hầu đồng khá cộm cán. Không phải vô tình mà dân gian ta gọi những người nhạy cảm thái quá hay tính cách thất thường là "đồng bóng"
Ờ....Em đi là nhiệm vụ ấy chứ
theo em biết thì món “tín ngưỡng” này có thời kì gần như chết lâm sàng rồi chỉ trở lại mạnh mẽ thời gian gần đây, theo cụ là đáng mừng hay đáng lo?Như một may mắn cơ duyên thì em có hai vợ chồng bà cô em là cựu nhà báo có đam mê tìm hiểu khảo cứu về lĩnh vực này. Thỉnh thoảng đến thăm cô chú thì chỉ nói về chủ đề này là hai ông bà già phấn khởi ăn thêm được nửa bát cơm.
Đây cụ, lão bà bà gần 90 tuổi hầu kiểu cổ ngày xưa.Giờ e thấy đồng ở đâu ra mà lắm thế, cứ như cỏ mọc sau mưa vậy. Cô nào cậu nào cũng đẹp cũng sang mà nhiều cô cậu hình như được cha mẹ dạy cho đồng (e ko biết gọi như nào) nhưng chưa được dạy về văn hóa ứng xử thì phải. E thấy các cụ, ông, bà đồng cao tuổi còn giữ được nét tâm linh đúng nghĩa thôi, các cô cậu mới bây giờ như kiểu đu trend ra đồng ấy, kakaka.
Hát văn e vẫn thích nghe Đình Cương với Văn Chương. Mỗi ng một vẻ nhưng đều hay
Em lại thích Xuân Hoạch hơn!Em cực thích Đình Cương hát bài này, nghe bao năm nay rồi cụ ạ
Em nhớ mang máng có xem một clip trong đó có 1 ông đăng đàn chém ầm ầm. Giơ cả kim bài rồi gì gì đó chứng minh là có Giáo chủ, giáo lýCon đường ấy có ai chỉ dẫn k cụ? Hay là bãi đất trống to tướng mọi người đi bừa rồi lâu ngày thành đường? Giáo chủ là ông nào và giáo lý dạy gì?
Đại đa số con nhang đệ tử kể cả lâu năm không kể được rành rọt như cụ kể trên! Em tiếp xúc với tương đối nhiều con nhang đệ tử nhưng về cơ bản đều theo hầu không base trên nền tảng hiểu biết và thực hành tín ngưỡng 1 cách văn minh mà chỉ dựa trên "niềm tin". Niềm tin thì là cái vô cùng rồi, không ai dám báng bổ gì, chỉ xin chỉ ra 1 điều rất nhỏ nhưng lại là câu cửa miệng của các con nhang đệ tử: "tín ngưỡng này là di sản Unesco", theo ý họ thì "di sản nhân loại" này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm thì "nhân loại" mới thừa nhận! về việc này thì đã có giải thích đầy đủ của Unesco về việc không xếp hạng (cấp địa phương hay quốc gia) và chỉ là ghi danh bệnh thành tích ở ta tại đây không phát huy được . Về cơ bản thì "nhân loại" chả ai biết cũng như quan tâm đến quả "tín ngưỡng" này. Nhận xét cá nhân về đại đa số các con nhang đệ tử: đa phần có tâm lý yếu dễ bị rung dọa hay có những điều mờ ám cần xin cầu - hầu hay "nương nhờ bóng quan nhớn", điều này giải thích tại sao nhiều thành phần hầu đồng khá cộm cán. Không phải vô tình mà dân gian ta gọi những người nhạy cảm thái quá hay tính cách thất thường là "đồng bóng"
Sau đây là mấy khái niệm như sơ sơ em biết về hầu đồng. Còn về đạo Mẫu thì đơn giản là Mẹ đất Mẹ nước người mình sống ở Việt Nam đề cao và thờ phụng Mẹ, ngược sóng với Gio Khổng thờ về đằng Cha.
Tam phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước).
Tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền nước) và Nhạc phủ (miền rừng núi).
Tam toà Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu (Thiên phủ), Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu (Địa phủ) và Đệ tam Thoải tiên Thánh Mẫu (Thoải phủ).
Đồng: người con trai dưới 15 tuổi, còn trong trắng, ngây thơ để thần linh nhập vào. Chữ "Đồng" này là nghĩa ở sự trẻ con hẫng còn trinh tuyết, như "Hài đồng", "Nhi đồng"
Căn: gốc, rễ. Con người sinh ra phải có gốc, có rễ.
Cai đồng thủ mệnh: vị thần cai quản bản mệnh.
Con nhang đệ tử: người đã gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ sau khi làm nghi lễ Tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang).
Đồng tân: người mới làm xong lễ Hầu trình đồng.
Đồng thuộc: đồng tân sau ba năm kể từ lễ Hầu trình đồng, nay làm lễ Hầu tạ Tứ phủ.
Đồng cựu: người có đồng nhiều năm, thành thạo, am hiểu nghi lễ hầu Thánh.
Đồng thầy: người có căn làm thầy, có khả năng mở phủ, truyền nghề cho đồng tân.
Thủ nhang đồng đền: người trông nom ngôi đền, ngôi điện.
Hầu bóng hoặc Lên đồng: nghi lễ chính của tín ngưỡng Tứ phủ. Hầu bóng là ông, bà đồng hầu hạ cái bóng của các vị Thánh. Lên đồng là thần linh ngự trên thân xác của ông, bà đồng.
Giá đồng: Những hành động của mỗi vị Thánh từ khi nhập về ngự trên ông (bà) đồng tới lúc kết thúc, thường trải qua các bước như sau: Thánh giáng (giáng đồng), thay khăn áo, dâng hương, bái lạy, khai quang, múa đồng, ngự đồng và Thánh thăng (thăng đồng).
Hầu trình đồng hoặc Hầu mở phủ: con nhang đệ tử lần đầu tiên hầu Thánh, trình diện trước thần linh gọi là Hầu trình đồng. Đồng thầy “mở phủ” cho con nhang đệ tử để chính thức trở thành người có đồng thì gọi là Hầu mở phủ.
Hầu tiễn căn: vấn hầu cho người có căn cao, số nặng mà chưa có điều kiện trình đồng thì phải nhờ đồng thầy “hầu chứng đàn” làm phép di cung bán số, nghĩa là đổi số mệnh của người đó sang một người khác và cung tiến hình nhân về Tứ phủ để thế mạng.
Hầu khai điện: khánh thành điện mới.
Hầu tứ quý: những vấn hầu vào bốn thời điểm quan trọng trong năm: Thượng nguyên (mùa xuân), Nhập hạ (mùa hè), Tán hạ (mùa thu), Tất niên (mùa đông).
Hầu tiệc: vấn hầu vào ngày mất của vị Thánh.
Áo bản mệnh: áo màu đỏ của người hầu đồng, chỉ mặc khi hầu giá Tam tòa Thánh Mẫu.
Khăn phủ diện: khăn chùm đầu hình vuông, thường màu đỏ.
Xa giá hồi cung: xe loan, kiệu phượng rước Thánh về cung.
Cung văn: những người đàn hát ca ngợi Thánh.
Cung văn trưởng: người đứng đầu đảm đương các công việc từ cúng bái, giấy sớ, hát văn ở mỗi đền.
Hát văn: hát những bản văn ca ngợi các vị Thánh mà tín ngưỡng Tứ phủ thờ phụng.
Hát văn hầu: hình thức âm nhạc phục vụ cho nghi lễ Hầu bóng. Ở mỗi giá đồng, khi một vị Thánh của Tứ phủ nhập vào ông, bà đồng thì có bản văn chầu phù hợp với vị Thánh đó.
Hát văn thờ: hát dâng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị Thánh mà đền thờ phụng vào ngày Tiệc (ngày quy hóa), hoặc hát bản văn Công đồng để thỉnh mời toàn bộ các vị thần của tín ngưỡng về chứng giám vào những dịp Tứ quý hay trước khi tiến hành nghi lễ Hầu bóng.
Hát văn thi được tổ chức vào những dịp lễ lớn của tín ngưỡng để lựa chọn cung văn giỏi. Hát văn thi lấy bản văn sự tích của Hát văn thờ làm bài bản thi.
Em kính nể Lão quá, lại có cả Bộ chính trị ban bí thơ và đoàn chủ tịch nữa , kính nể kính nể. Em nợ rượu mai trả nhé.Như chị hàng cá trong clip nói là Đạo Mẫu là nói theo cách nói bình dân hướng tới sự cung kính. Nhưng trong bối cảnh lịch sử tín ngưỡng dân gian thì quả thực sự phát triển mới dừng ở mức tín ngưỡng. Tín ngưỡng Tam phủ Tứ phủ là một cách gọi hay cũng là cách gọi nhánh chính thống của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Có câu: "Tam phủ công đồng - Tứ phủ vạn linh". Tam phủ công đồng ý rằng tam phủ gom vào với nhau, tứ phủ vạn linh ý là tứ phủ gồm hết các thần linh.
Tam phủ gồm Trời (thiên phủ), Đất (địa phủ), Nước (Thoải phủ) hợp lại thành ra sinh trưởng nuôi dưỡng. Đây cũng chính là thế giới quan lúa nước của bà con mình. Về sau, do sự phát triển xã hội mà người ngợm tập trung hết ở đồng bằng dẫn tới địa phủ phải tách ra một mảng riêng là Nhạc phủ coi về núi non mạn ngược. Từ đó Tam phủ công đồng phát triển thành Tứ phủ vạn linh.
Về cơ cấu tổ chức, tín ngưỡng tứ phủ là một bộ máy tổng hợp sức mạnh đoàn kết của các tôn giáo có mặt trên châu thổ sông Hồng từ hồi hổi, gồm đủ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
Trên cả trước hết là hàng ngũ Sa môn các vị: Phật Di Đà, Phật Thích Ca, Đức Từ Thị Quán Âm, Bồ Tát Quán Âm, Hộ Pháp Vi Đà.
Sau Bộ chính trị thì đến hàng các vị: Vua Đế Thích, Vua Ngọc Hoàng, Ngũ nhạc thần vương, Thập điện minh quân, Bát Hải Long Vương, Tử Vi, Nam Tào, Bắc Đẩu, Nhị thập bát tú, Cửu tinh huyền không... là các vị Trung ương ủy viên xuất thân Đạo giáo.
Sau danh sách đoàn chủ tịch thì bắt đầu đến nội các Tam Tứ Phủ.
Tam tòa Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu và bí thư của Ngài là Bán Thiên Công Chúa - Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu - Đệ Tam Thoải Tiên Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Thiên mang áo đỏ; Mẫu Địa tiên mang áo vàng và Mẫu Thoải tiên mang áo trắng. Mẫu Nhạc tiên mang áo xanh.
Dưới Tam tòa Thánh Mẫu là Ngũ vị Tôn quan: Quan đệ Nhất (Thiên phủ); Quan đệ Nhị ( Nhạc phủ); Quan đệ Tam (Thoải phủ); Quan đệ Tứ ( Địa phủ): Quan đệ ngũ Tuần Tranh( Thoải phủ).
Dưới nữa là hai vị Thái Tuế đương niên và Thần hoàng bản cảnh
Rồi đến Tứ phủ Khâm sai gồm: Chầu đệ Nhất (Thiên phủ) - Chầu đệ Nhị (Nhạc phủ) - Chầu đệ Tam (Thoải phủ) - Chầu đệ Tứ (Địa phủ). Ti diên, ngày nay nhẽ do công việc ta bà càng ngày càng bận rộn nên có thêm: Chầu Ngũ (Lạng Sơn) - Chầu Lục (Lạng Sơn) - Chầu Bảy (Thái Nguyên) - Chầu Tám (Thái Bình) - Chầu Chín (Thanh Hóa) - Chầu Mười (Lạng Sơn) - Chầu Bé (Lạng Sơn)
Rồi đến Pháp Vân Pháp Vũ Pháp Lôi Pháp Điện (Tứ Pháp)
Rồi đến Bát bộ Sơn Trang, Thập vị Hoàng Tử, Thập nhị Chầu Quận văn, Thập nhị Tiên Nương
Rồi đến Thổ công bản xứ Hà bá ngoại giang
Rồi đến Thanh xà Bạch xà lưỡng Đại tướng quân
Rồi đến quan Ngũ hổ cùng thiên binh lực sĩ
Sau cùng là liệt vị bách linh, cô hồn cát đẳng, binh tùy binh độ binh hộ binh vệ và ba cụ Tam Đa.
Hai cái mặt bàn đẹp quá!Em lại thích Xuân Hoạch hơn!
Clip này em thu cả năm trước, cụ nghe thử:
em thích xem á hậu hoàng thiên ngân và cậu gì trẻ trẻ hát vănĐây cụ, lão bà bà gần 90 tuổi hầu kiểu cổ ngày xưa.
Tín ngưỡng Tam phủ Tứ phủ hình thành cùng với nền văn hóa Việt Nam theo em được giảng thì từ lâu lắm. Nhiều khả năng bắt nguồn từ những tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam bản địa rồi theo lịch sử thăng trầm biến đổi để còn như bây giờ chúng ta thấy. Cho nên theo em thì sự "rộn ràng sôi động" thì đáng mừng, còn các cái "nhố nhăng lạm dung" thì đáng lo. Cái đáng mừng to hơn cái đáng lo. Mừng vì mạch sống tín ngưỡng dân gian bền bỉ được vun vén thêm. Còn cái đáng lo thì không đáng lo lắm, mấy thứ nhí nhố lạm dung ấy tự nó không có sức sống và không có bệ đỡ xã hội lâu dài. Lo nhất là bây giờ hàng cung văn những người tâm huyết thì già chết cả rồi, hàng trẻ lên chưa có ai đủ tâm huyết mà ghính vác.theo em biết thì món “tín ngưỡng” này có thời kì gần như chết lâm sàng rồi chỉ trở lại mạnh mẽ thời gian gần đây, theo cụ là đáng mừng hay đáng lo?
thời kinh tế thị trường cụ ạ! kinh tế chi phối tất cả các mặt của đời sống!Em nhớ mang máng có xem một clip trong đó có 1 ông đăng đàn chém ầm ầm. Giơ cả kim bài rồi gì gì đó chứng minh là có Giáo chủ, giáo lý
Đúng là thời buông lỏng " Trăm hoa đua nở", " bách gia chi tử"....
Đạo Mẫu không không phải là là di sản Unesco.Con đường ấy có ai chỉ dẫn k cụ? Hay là bãi đất trống to tướng mọi người đi bừa rồi lâu ngày thành đường? Giáo chủ là ông nào và giáo lý dạy gì?
Đại đa số con nhang đệ tử kể cả lâu năm không kể được rành rọt như cụ kể trên! Em tiếp xúc với tương đối nhiều con nhang đệ tử nhưng về cơ bản đều theo hầu không base trên nền tảng hiểu biết và thực hành tín ngưỡng 1 cách văn minh mà chỉ dựa trên "niềm tin". Niềm tin thì là cái vô cùng rồi, không ai dám báng bổ gì, chỉ xin chỉ ra 1 điều rất nhỏ nhưng lại là câu cửa miệng của các con nhang đệ tử: "tín ngưỡng này là di sản Unesco", theo ý họ thì "di sản nhân loại" này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm thì "nhân loại" mới thừa nhận! về việc này thì đã có giải thích đầy đủ của Unesco về việc không xếp hạng (cấp địa phương hay quốc gia) và chỉ là ghi danh bệnh thành tích ở ta tại đây không phát huy được . Về cơ bản thì "nhân loại" chả ai biết cũng như quan tâm đến quả "tín ngưỡng" này. Nhận xét cá nhân về đại đa số các con nhang đệ tử: đa phần có tâm lý yếu dễ bị rung dọa hay có những điều mờ ám cần xin cầu - hầu hay "nương nhờ bóng quan nhớn", điều này giải thích tại sao nhiều thành phần hầu đồng khá cộm cán. Không phải vô tình mà dân gian ta gọi những người nhạy cảm thái quá hay tính cách thất thường là "đồng bóng"