Như chị hàng cá trong clip nói là Đạo Mẫu là nói theo cách nói bình dân hướng tới sự cung kính. Nhưng trong bối cảnh lịch sử tín ngưỡng dân gian thì quả thực sự phát triển mới dừng ở mức tín ngưỡng. Tín ngưỡng Tam phủ Tứ phủ là một cách gọi hay cũng là cách gọi nhánh chính thống của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Có câu: "Tam phủ công đồng - Tứ phủ vạn linh". Tam phủ công đồng ý rằng tam phủ gom vào với nhau, tứ phủ vạn linh ý là tứ phủ gồm hết các thần linh.
Tam phủ gồm Trời (thiên phủ), Đất (địa phủ), Nước (Thoải phủ) hợp lại thành ra sinh trưởng nuôi dưỡng. Đây cũng chính là thế giới quan lúa nước của bà con mình. Về sau, do sự phát triển xã hội mà người ngợm tập trung hết ở đồng bằng dẫn tới địa phủ phải tách ra một mảng riêng là Nhạc phủ coi về núi non mạn ngược. Từ đó Tam phủ công đồng phát triển thành Tứ phủ vạn linh.
Về cơ cấu tổ chức, tín ngưỡng tứ phủ là một bộ máy tổng hợp sức mạnh đoàn kết của các tôn giáo có mặt trên châu thổ sông Hồng từ hồi hổi, gồm đủ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
Trên cả trước hết là hàng ngũ Sa môn các vị: Phật Di Đà, Phật Thích Ca, Đức Từ Thị Quán Âm, Bồ Tát Quán Âm, Hộ Pháp Vi Đà.
Sau Bộ chính trị thì đến hàng các vị: Vua Đế Thích, Vua Ngọc Hoàng, Ngũ nhạc thần vương, Thập điện minh quân, Bát Hải Long Vương, Tử Vi, Nam Tào, Bắc Đẩu, Nhị thập bát tú, Cửu tinh huyền không... là các vị Trung ương ủy viên xuất thân Đạo giáo.
Sau danh sách đoàn chủ tịch thì bắt đầu đến nội các Tam Tứ Phủ.
Tam tòa Thánh Mẫu: Đệ nhất Cửu trùng Thánh Mẫu và bí thư của Ngài là Bán Thiên Công Chúa - Đệ nhị Địa tiên Thánh Mẫu - Đệ Tam Thoải Tiên Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Thiên mang áo đỏ; Mẫu Địa tiên mang áo vàng và Mẫu Thoải tiên mang áo trắng. Mẫu Nhạc tiên mang áo xanh.