H
Cụ tự đoán ý tricky đó chứ em tin là Lát ko có ý đó
đương nhiên ko có trước thì ko có sau, ko có Bà La Môn giáo thì ko có PG.
Nên bàn về sự giống / khác nhau về vũ trụ quan, triết lý tư tưởng cách hành đạo vv giữa 2 tôn giáo.
Bà La Môn ( BLM) hay Ấn giáo ngày nay là gộp tất cả những tôn giáo từng xuất hiện trên đát Ấn mà thành. do vậy PG cũng đã từng bị gộp lại trong cái nồi lẩu đó. Thậm chí cho đến ngày nay AG vẫn cho rằng Phật chính là hoá thân của thần Visnu. và họ vẫn thờ trong đền thờ như 1 vị thần chứ không chịu hành theo lời Phật dạy để tự thoát khổ. Do đó tất cả các giáo lý của Phật đèu đồng hóa là của BLM. Mãi cho đen khi Người Anh khai quật ra thánh tích Lumbini và cột đá của vua Asoka. thì họ mới biết là Phật giáo khác với BLM
Vậy điều gì khiến họ phân biệt được PG với BLM giáo? Rõ ràng phải có khác biệt rất lớn, thì họ mới phân biệt được 1 tôn giáo đã biến mất khỏi Ấn độ hàng ngàn năm sau khi bị Hồi giáo phá chùa, giết tăng, đốt kinh.
EM đã nói rất rõ ở còm trước rồi.
- Vũ trụ quan trong PG có 6 Phương, không phải 4 phương 8 hướng như ta thường thấy. và các cõi trong PG như vậy sẽ phân bố xung quanh chứ không thành 3 cõi như trong BLM hay các tôn giáo còn lại( nếu không có khoa học, thì chúng ta ngày nay làm sao mà biét có phương trên và phương dưới của trái đất? Vì trái đất quay quanh mặt trời và quanh trục. Nên con người chỉ nhìn thấy có 4 phương.Còn Nam Cực và Bắc cực. luôn đứng yên, không thể thấy Nên họ cho rằng trời tròn và thờ biểu tượng Linga. Đất vuông nên thờ yoni. Thời đó không 1 ai có thể đi hết được trên măt đất, chứ đừng nói là quan sát hết bầu trời.Do vậy họ chỉ phân là 3 cõi trong vũ trụ quan của họ). Nhưng Phật lại khác
.Thế giới quan của PG thì từ thô đến tế( Phật thuyết về hạt vi trần, và các loài trùng trong nước mà sau này khi có kinh phóng đại và kính hiển vi mới nhìn thấy) Thời đó làm gì có tôn giáo nào có quan điểm này? Phật thuyết rằng đó là do dùng lục thông( tam Minh) để thấy như thật. chứ không phải suy đoán.
Như vậy PG là thực chứng, là nhìn vào chân tướng của sự vật, khác với BLM là căn cứ kinh diển, giải thích bằng văn tự.
Vì không có thực chứng nên họ mới cho rằng con người là do Đấng sáng thế tạo ra. Và ban cho họ sung sướng hoặc trừng phạt nếu họ không cúng thần.hoặc làm việc trái ý thần. Mà ý của thàn là gì họ không bao giơ biết? Thần là ai họ không bao giờ thấy. Trong trí tưởng tượng của họ sao thì họ nghĩ thần muốn thế.
Điểm này BLM khác hoàn toàn với PG thế mà có người muốn nó giống. Tại sao?
Và để lấp liếm thì găn ngay cho PG đây là triết học. Nhưng quên 1 điều là Phật thuyết gì cũng yêu cầu thánh chúng thực hành và trải nghiệm chân tướng của vạn hữu. Mỗi cá nhân phải hành trì tự chứng ngộ. "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng" chỉ khi nhìn thấy chân tướng như thật của vạn hữu, thì mới phá được mê chấp. Tức là đạt được trí tuệ giác ngộ, là nhân của giải thoát.
Triết học PG là các nhà nghiên cứu đời sau thấy hay nên gán cho. Chứ mục đích cuối cùng của PG là giải thoát khỏi luân hồi. Chứ không phải nói lời hay hợp với ý người nghe.