Trạng Quỳnh là một nhân vật tưởng tượng, là sản phẩm của các nho sinh bất đắc chí, ví dụ như thi tượt hay không được bổ làm quan hoặc bị cách cổ về nhà bất mãn. Đội liu manh có đào tạo này là tác giả của các loại thơ ca hò vè đồng dao tiếu lâm các kiểu con đà điểu, chửi từ dân đen mẹ đỹ cho chí đến thiên tử ngọc hoàng chửi tất.
Chính cái mất dạy của Trạng Quỳnh lại gặp thời khi giai cấp cần lao vùng lên mần chủ quậc đời. Mang những gương mẫu hạ đẳng vào trong cuộc sống hàng ngày trong dân mình phần lớn là nhờ hình tượng nhân vật này. Toàn những bố láo ăn cắp liu manh mất dạy được tán thưởng lưu truyền công khai.
- Đền Sòng xây dựng vào thời Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông (làm vua năm 1740-1786. Năm 1772 Hoàng thái hậu xây thêm cây cầu đá). Sự tích là có ô đồng cốt được thánh mẫu nhập vào, cắm 1 cây gậy xuống đất nói nếu gậy mọc thành cây tre thì phải lập đền thờ, ko ngờ mọc thật, nên dân lập đền thờ từ đó.
- Trạng Quỳnh: Phần lớn đều cho rằng Trạng bắt nguồn từ nhân vật có thật tên Nguyễn Quỳnh. Tuy nhiên theo sách sử chính thống thì có đến 3 ông Nguyễn Quỳnh sống cùng thời điểm ra đời ngôi đền Sòng, giai đoạn Lê Hiển Tông (1717-1786) đến Trịnh Sâm (1739-1782):
1. Nguyễn Quỳnh sinh năm 1675 ở Tiên Điền - Nghi Xuân (Hà Tĩnh), hiệu Lĩnh Nam công, là ông nội của cụ Nguyễn Du.
2. Nguyễn Quỳnh - Cống Quỳnh ở Thanh Hoá, sinh năm 1677. Đây là người hay bị gán cho Trạng Quỳnh nhất, nhưng nhiều điểm mâu thuẫn ko phù hợp. Ví dụ Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, khi đó ô Cống Quỳnh này đã 28 tuổi... Ông này trong gia phả cũng chả thấy ghi chép giai thoại gì, lại là con người nghiêm túc chí thú khoa cử. Ngoài ra gia phả còn chép nhầm 2 bài phú của ông Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh ở trên
(Kim bạch tài vật phú, Tần cung phụ nữ) gán cho ô này. Nói chung là "râu ông nọ cắm cằm bà kia"
3. Còn 1 ô Nguyễn Quỳnh nữa cũng ở Thanh Hoá, được chép trong "Đại Nam nhất thống chí" - Quốc sử quán nhà Nguyễn:
“Nguyễn Quỳnh người xã Hoằng Nghĩa huyện Hoằng Hóa, đầu đời Cảnh Hưng đỗ hương tiến, văn học uẩn súc, nhưng phóng túng tự do, càng thích hài hước. Thấy họ Trịnh bức hiếp vua Lê, nên không thích ra làm quan, giễu cợt khinh đời, người ta cho là cuồng sĩ". Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr.279, NXB Khoa học xã hội, 1970.
Đầu đời Cảnh Hưng là tầm 1740-1750, khi đó 2 ô Nguyễn Quỳnh 1 và 2 đã tầm 65-70 tuổi rồi (ô Nguyễn Quỳnh 2 mất năm 1748), nên ko thể là ông trong Đại Nam nhất thống chí được.
Vậy ông NQ thứ 3 này khả năng cao là chuẩn mẫu Trạng Quỳnh. Tuy nhiên thông tin về ô này chỉ có vậy
Khả năng ô này sinh cùng thời Đoàn Thị Điểm thật (1705) và mất năm 1782 cùng năm chúa Trịnh Sâm băng hà
Với năm sinh năm mất tầm này (lúc đền Sòng khởi công thì ô ta đã tầm 35-40 tuổi), với 1 người từng thi cử, đọc sách nho gia như vậy, với đặc điểm "phóng túng, tự do, hài hước, giễu cợt khinh đời, cuồng sĩ" như trên, thì việc ô ấy coi thường chế giễu 1 cái đền vừa dựng lên từ giấc mộng nhập hồn của 1 tay đồng cốt cũng là chuyện quá bình thường
Còn việc có nhiều giai thoại Trạng Quỳnh có vẻ lưu manh, trẻ trâu,... thì có thể do đời sau ghép thêm vào ô Trạng nguyên bản. Ví dụ câu đối "Trời sinh ông tú Cát" chẳng hạn, thì cái danh Tú Tài đến thời nhà Nguyễn mới ra đời, ko thể là thời của TQ được.