Muốn mở phủ phải có thầy khai đàn mở phủ. Mở phủ phải dùng kiếm để mở. Nếu không có căn kim chi thì Quan Đệ Nhị và Đệ Tam về mở phủ; gọi là mở chéo. Còn căn kim chi đôi nước thì cả bốn quan đều dùng kiếm, Quan Đệ Nhất và Đệ Tứ không múa kiếm mà chỉ làm lễ kiếm lệnh để khai phủ thôi.
Phủ tượng trưng cho giếng nước của từng phủ “trồng cây, đắp nấm, đào giếng, gieo mầm”. Vì vậy phải dùng kiếm để khai phủ chứ không dùng gáo, làm sao đào giếng bằng gáo được.
Người ta gọi là khai phủ chứ không phải gọi theo ngôn từ bịa đặt là động phủ, chọc phủ như một hôm em ngồi nghe dăm ba anh chị đồng đú chém
Chi tiết nghi lễ này phải nói lại.
Nghi lễ mở phủ gồm hai phần, phần cúng và phần lễ.
Phần cúng do pháp sư đảm nhận, sẽ gồm Khoa cúng Phật đọc kinh, khoa Tứ phủ trình đồng, khao Sơn trang, khao Hạ ban, cúng thí thực. Sau khi pháp sư xong việc thì hai thầy trò đồng tân mới vào phần hầu. Đồng thầy sẽ hầu các giá hàng quan để mở phủ tiếp đến giá chầu Đệ nhị để sang khăn áo rồi rút khỏi chiếu để người đồng tân hầu các giá lại từ đầu.
Lễ vật theo quy cách từ xưa gồm 4 cái chóe đựng nước mưa (nước từ Thiên phủ xuống), miệng chóe bịt giấy mỗi chóe bịt một màu giấy đỏ - vàng - trắng - xanh tượng trưng cho 4 phủ. Thêm 4 cái gáo nhỏ múc nước và 4 cái cầu bằng giấy. Thêm 4 mâm lễ tiến về 4 phủ trên mâm gồm gạo muối trứng đồng hồ kính bút gương lược thuốc lá giầu têm sẵn, đặc biệt trứng thì đồng nam 7 quả đồng nữ 9 quả bọc giấy màu theo màu của từng phủ. Trứng tượng trưng cho vía của đồng tân.
Sau khi làm các thủ tục thay khăn áo, dâng hương, bái lậy, khai quang thì người đồng thầy sẽ đóng vai trò làm lễ, lấy cái gáo chọc thủng cái giấy trên từng chóe, múc nước đổ vào một cái bát và tắm trứng ở từng mâm. Vừa làm thì đồng thầy lại đọc chú An bản mệnh rồi kéo cầu giấy lên, ý là bắc cầu mở đường dẫn dắt. Đây là nghi lễ tượng trưng cho việc tắm rửa tẩy uế cái hồn vía của người đồng tân. Đây là ý nghĩa của cái gáo và nước, chứ dùng kiếm chắc để oánh vẩy như oánh vẩy cá mè nghe thì oai nhưng không đúng với bản chất của hành động nghi lễ thể hiện quan niệm tín ngưỡng. Đây là trời đất và nước, nước là nước trời dùng để tẩy trần tẩy uế cho tâm hồn con người. Chính là một dạng thức nghi lễ của các tín ngưỡng sơ khai chung toàn nhân loại mà bằng chứng còn đến bây giờ là các "phép rửa" trong một số thực hành tôn giáo. Nghi lễ này thực hiện bởi đồng thầy, với tư cách là người hỗ trợ dẫn dắt chứ không với danh nghĩa của các Thánh. Sau mỗi lần tắm trứng xong, thầy đồng lại lấy ít giầu têm, dúm gạo dúm muối cho vào cái bát đưa lại cho đồng tân với ý nghĩa tượng trưng là gieo cái mầm tín ngưỡng.
Sau khi hầu hết hàng Quan với ý nghĩa mở phủ thì đồng thầy chuyển qua hầu Chầu đệ nhị có ý nghĩa nhận đồng nhận bóng và sang khăn áo cho đồng tân gồm khăn phủ diện và áo bản mệnh. Áo bản mệnh và khăn đỏ là hai vật được thầy đồng mượn uy Thánh xác nhận và trao cho đồng tân mang theo suốt đời.
Sau cùng là người đồng tân phải hầu lại các giá từ đầu để các Thánh về ngồi đầu đồng, nhận đồng nhận lính.
Vai trò của thầy đồng trong nghi lễ mở phủ thực ra là vai trò yểm trợ, làm mẫu được sắp xếp thành nghi lễ. Trước để cho người đồng tân đỡ cóng mà sau là để giữ cho thứ tự, quy cách của nghi lễ được bảo toàn không biến tướng do sự ngơ ngác của những người đồng tân.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị cấm đoán, các đồng thầy lâu năm cùng các cụ cung văn trưởng thế hệ trước già yếu rồi khuất bóng, phần nghi lễ của tín ngưỡng cũng bắt đầu có những sai khác. Ví dụ như việc dùng kiếm mở phủ, hình tượng này đi quá xa khỏi mô típ nghi lễ hình thành từ nhận thức của người nông dân mà chuyển sang chịu ảnh hưởng của nhận thức bộ đội. Theo kiểu đàm tiếu ngày xưa thời mới giải phóng có câu hát "Cô bắn súng lục cô bơi thuyền rồng". Cái tình huống văn hóa phát sinh này rõ nhất là thời những năm 90, khi đó các cụ bồ đội giải ngũ về hiu đứng ra phục dựng truyền thống địa phương, chữ Gio bẻ làm tư cũng không đọc được nhưng khi báo đài về lấy tư liệu lịch sử truyền thuyết thì chém như nghị quyết mà trong đó mười phần thì chín phần rưỡi là từ cái trí tưởng tượng chất phác bay bổng lấy gốc từ một phần tư là các câu chuyện ông bà kể lại từ bé thơ và một phần tư nữa là ý chí cá nhân muốn oai muốn lớn. Thành thử văn hóa dân gian bây giờ mất hết cả gốc. Ngay hầu bóng một năm thì các sự kiện có mốc cả rồi nhưng đội đồng chợ đồng đú thì cứ hễ ngứa cẳng là lại gọi nhau khăn áo đi hầu. Cho nó vui chăng?