[Funland] Hiểu đúng về Đạo mẫu - Hầu đồng

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Ấn chia thành 3 vị thần trong Bà La môn giáo từ trước khi PG xuất hiện
Chát thêm với cụ Lát là với những gì mình tìm hiểu thì dù cổ xưa AĐ có rất nhiều vị thần, nhưng concept tam thể nhất bản (concept Trimurti) xuất hiện sau PG, thậm chí sau công nguyên. Cụ có thông tin gì về Trimurti cổ xưa thì post lên Ofer chém gió với.

Một điểm nữa cũng tranh luận với cụ Lát (vì cụ Lát thích tranh luận :) )

Cho nên tôi mới nói Phật giáp chỉ là tư tưởng triết học, không có vũ trụ quan.
Và họ dùng vũ trụ quan của Bà La môn giáo.
Vị thần chúa tể trong Bà la môn giáo là bộ 3 Trimuti nhưng còn trói trong luân hồi.
Phật chủ trương thoát khỏi Vũ trụ quan này khỏi luân hồi.
Nên chỉ có con đường thoát luân hồi mà thôi
Trong BLM nguyên thủy thì Brahma ko nằm trong luân hồi như cụ nói. Kinh viết về Brahma: "That which existed before creation, that which constitutes the existent whole, and that into which all creation dissolves is the all-pervading Brahman, and the cycle of creation, sustenance, and destruction of the universe is endless." (Kena Upanishad)

Brahma là tuyệt đối, bất biến, trái ngược với PG là Vô thường. Đây có phải là vũ trụ quan như ý của cụ ko? Tạm chưa nói về việc tạo ra vũ trụ, mà nói về cách vũ trụ vận động. 1 bên là tĩnh 1 bên là động.

Tại dạo này thích tìm hiểu Chăm Ahier, nên mày mò cùng cụ Lát về BLM giáo chút. Cụ có nguồn gì hay về BLM giáo thì chia sẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Chát thêm với cụ Lát là với những gì mình tìm hiểu thì dù cổ xưa AĐ có rất nhiều vị thần, nhưng concept tam thể nhất bản (concept Trimurti) xuất hiện sau PG, thậm chí sau công nguyên. Cụ có thông tin gì về Trimurti cổ xưa thì post lên Ofer chém gió với.

Một điểm nữa cũng tranh luận với cụ Lát (vì cụ Lát thích tranh luận :) )



Trong BLM nguyên thủy thì Brahma ko nằm trong luân hồi như cụ nói: "That which existed before creation, that which constitutes the existent whole, and that into which all creation dissolves is the all-pervading Brahman, and the cycle of creation, sustenance, and destruction of the universe is endless." (Kena Upanishad)

Brahma là tuyệt đối, bất biến, trái ngược với PG là Vô thường. Đây có phải là vũ trụ quan như ý của cụ ko?

Tại dạo này thích tìm hiểu Chăm Ahier, nên mày mò cùng cụ Lát về BLM giáo chút. Cụ có nguồn gì hay về BLM giáo thì chia sẻ.
Brahma này không phải là thần Brahman 4 đầu mà là Brahma tượng trưng cho bản nguyên đại ngã của vũ trụ.
Brahma này tạo ra 3 vị thần.
Còn về việc tam vị nhất thể bộ ba trimuti thì nó đã được thờ trong tôn giáo bà la môn cổ còn trước phật giáo.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Brahma này không phải là thần Brahman 4 đầu mà là Brahma tượng trưng cho bản nguyên đại ngã của vũ trụ.
Brahma này tạo ra 3 vị thần.
Còn về việc tam vị nhất thể bộ ba trimuti thì nó đã được thờ trong tôn giáo bà la môn cổ còn trước phật giáo.
Tra cả từ điển thì chưa thấy bằng chứng Trimurti (thần) trước PG. Mà đề cập trong các kinh sau công nguyên.


Nhưng thần chỉ là biểu tượng của niềm tin thôi (ko phải cốt lõi), quan trọng là cốt lõi đang nói về "niềm tin" vào Brahma bản nguyên đại ngã bất biến đó, khác hẳn quan niệm PG về vũ trụ là Vô thường, evolution.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Tra cả từ điển thì chưa thấy bằng chứng Trimurti (thần) trước PG. Mà đề cập trong các kinh sau công nguyên.


Nhưng thần chỉ là biểu tượng của niềm tin thôi (ko phải cốt lõi), quan trọng là cốt lõi đang nói về "niềm tin" vào Brahma bản nguyên đại ngã bất biến đó, khác hẳn quan niệm PG về vũ trụ là Vô thường, evolution.
Nếu Phật giáo là vô ngã vậy câu duy ngã độc tôn của Thích Ca khi đãn sinh nghĩa là gì?
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Nếu Phật giáo là vô ngã vậy câu duy ngã độc tôn của Thích Ca khi đãn sinh nghĩa là gì?
Ngã ở đây là ngộ của cụ của tôi đấy liên quan gì Brahma. chuyện này PG nói nhiều rồi. Với hiểu biết của cụ thừa biết giáo lý PG là vô ngã vô thường rồi còn hỏi xoáy đáp xoay làm gì :) "Niềm tin" của PG là vô ngã vô thường.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Ngã ở đây là ngộ của cụ của tôi đấy liên quan gì Brahma. chuyện này PG nói nhiều rồi. Với hiểu biết của cụ thừa biết giáo lý PG là vô ngã vô thường rồi còn hỏi xoáy đáp xoay làm gì :) "Niềm tin" của PG là vô ngã vô thường.
Tại sao Ngã lại là ngộ đươc?
Hai thứ đó khác hẳn nhau
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Tại sao Ngã lại là ngộ đươc?
Hai thứ đó khác hẳn nhau
Nói chuyện với cụ chán chết :) tưởng cụ tinh thông BLM giáo thì hỏi thêm thôi. Còn về PG thì không cần, "tự mình" thôi, tự mình ngộ hành là tối thượng ko phải bên ngoài.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,155
Động cơ
555,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nếu Phật giáo là vô ngã vậy câu duy ngã độc tôn của Thích Ca khi đãn sinh nghĩa là gì?

Câu đấy là về sau lắp vào. Hàng đệ tử mấy trăm năm sau mới nghĩ ra câu ấy.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ù uôi. Tiêu đề thì Hầu đồng- Thờ mẫu, ấy vậy mà toàn bờ ra hờ man rồi but dờ ha...

Trách sao Tục thờ Mẫu và Hầu đồng chả biến tướng=))
truyen-co-tich-cho-be-thay-boi-xem-voi-thay-boi-xem-voi-1491706068-width500height338.jpg
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nếu Phật giáo là vô ngã vậy câu duy ngã độc tôn của Thích Ca khi đãn sinh nghĩa là gì?
Câu đấy là về sau lắp vào. Hàng đệ tử mấy trăm năm sau mới nghĩ ra câu ấy.
Đời sau lắp cũng được , tôn xưng cũng được, nhưng thêm vào thì nó phải là bài kệ đầy đủ thế này anh ah.
Chứ không phải cắt chữ rặn ra ý, như Atlas03 rồi nói không ngượng mồm đâu
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.

còn ý nghĩa sao thì cứ để cho Atl tự gúc, mong cho có ngày sáng ra mà hối cải
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Ngã ở đây là ngộ của cụ của tôi đấy liên quan gì Brahma. chuyện này PG nói nhiều rồi. Với hiểu biết của cụ thừa biết giáo lý PG là vô ngã vô thường rồi còn hỏi xoáy đáp xoay làm gì :) "Niềm tin" của PG là vô ngã vô thường.
Cụ ấy muôn đồng hóa BLM với PG, Nhưng với năng lực hạn chế nên cố nhét chữ vào nhưng sai lại càng sai
Các bài kệ trọng PG đa sô là có 2 vế. thường là 4 câu tứ tuyệt
Bài kệ trên đày đủ phải 4 câu thế này
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.

Cũng như lần trước Atl phẩn biện bài của em cũng nhét chữ cho sai câu kệ. đây là hành động không quang minh lắm
Em viết là
Ykinh giảng nghĩa Tam Thế Phật oan
Atl quất ngay lại là
Ly kinh giải nghĩa hiệp đồng ma thuyết
Trong khi bài kê đày đủ là
Y kinh giảng nghĩa Tam Thế Phật oan
Li Kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.

Nhưng khi mới nghe được vế trên Atl đã nhanh nhẩu suy luận như còm này "Ly kinh giải nghĩa hiệp đồng ma thuyết". Đủ thấy đây là cách hiểu không đến đầu đên cuối, hiểu sai hoàn toàn. Nhưng lại chụp lấy và ngờ oan cho Phật. ròi diễn lại méo mó lời của bài kệ.
Đây là cách mà đa sô học giả trên mạng hay làm. vì kinh Phật không thể dựa vào văn tự mà hiểu. Bắt buộc phải Văn_Tư_Tu thì mới mong hiểu. chứ đừng hòng đọc văn bản mà đòi hiểu được.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,155
Động cơ
555,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nhẽ chúng mình nên giở lại về chủ đề của thớt, không nên đi quá xa vào những chủ đề tôn giáo triết học siêu hình siêu việt. Trước là bởi nó quá rộng lớn uyên áo, mỗi anh túm mỗi góc cãi nhau vài kiếp cũng chả đi đến đâu. Sau là toàn cù đinh thiên pháo, tụng kinh như đọc ráp mà gõ mõ như băm cá thì cần thêm thời gian để gột rửa thân tâm cho thanh nhã rồi có bàn thẽ thọt nó mới vui. Chẳng nhẽ bàn về từ bi hỉ xả mà lại to tiếng như mổ lợn, giằng co như cướp cháo thí thì đúng là không hay.

Trong thớt, có một số ý kiến về việc gọi thế nào cho đúng? Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ hay Đạo Mẫu.

Em được nghe từ bà cô em là người đã "như lý tác ý" mà tự điều chỉnh lối sống để tự chữa khỏi căn bệnh ung thư. Bà gọi là "Đạo Mẫu" và giảng cho em từ hồi đó, quãng những năm đầu 90 thế kỷ trước. Cho đến khi cụ Giáo sư Ngô Đức Thịnh viết hẳn một cuốn biên khảo "Đạo Mẫu ở Việt Nam" với lời dẫn rằng đại ý ".....là một tín ngưỡng dân gian bản địa Việt Nam, gần gũi với tâm thức Việt Nam nên cách gọi này được công nhận đông đảo trong giới học giả và nhân dân quần chúng..."

Theo cụ Giáo Thịnh thì Đạo Mẫu phát triển ở mức tiệm cận tôn giáo nhưng vẫn là một loại hình tín ngưỡng, thuộc phạm trù tín ngưỡng. Nói Đạo Mẫu không phải là các học giả muốn nâng tầm, mà là nói theo tâm thế kính ngưỡng nhất với một tín ngưỡng bản địa, tôn thờ các Nữ Thần biểu trưng cho hình ảnh Mẹ.
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
296,038 Mã lực
Nhẽ chúng mình nên giở lại về chủ đề của thớt, không nên đi quá xa vào những chủ đề tôn giáo triết học siêu hình siêu việt. Trước là bởi nó quá rộng lớn uyên áo, mỗi anh túm mỗi góc cãi nhau vài kiếp cũng chả đi đến đâu. Sau là toàn cù đinh thiên pháo, tụng kinh như đọc ráp mà gõ mõ như băm cá thì cần thêm thời gian để gột rửa thân tâm cho thanh nhã rồi có bàn thẽ thọt nó mới vui. Chẳng nhẽ bàn về từ bi hỉ xả mà lại to tiếng như mổ lợn, giằng co như cướp cháo thí thì đúng là không hay.

Trong thớt, có một số ý kiến về việc gọi thế nào cho đúng? Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ hay Đạo Mẫu.

Em được nghe từ bà cô em là người đã "như lý tác ý" mà tự điều chỉnh lối sống để tự chữa khỏi căn bệnh ung thư. Bà gọi là "Đạo Mẫu" và giảng cho em từ hồi đó, quãng những năm đầu 90 thế kỷ trước. Cho đến khi cụ Giáo sư Ngô Đức Thịnh viết hẳn một cuốn biên khảo "Đạo Mẫu ở Việt Nam" với lời dẫn rằng đại ý ".....là một tín ngưỡng dân gian bản địa Việt Nam, gần gũi với tâm thức Việt Nam nên cách gọi này được công nhận đông đảo trong giới học giả và nhân dân quần chúng..."

Theo cụ Giáo Thịnh thì Đạo Mẫu phát triển ở mức tiệm cận tôn giáo nhưng vẫn là một loại hình tín ngưỡng, thuộc phạm trù tín ngưỡng. Nói Đạo Mẫu không phải là các học giả muốn nâng tầm, mà là nói theo tâm thế kính ngưỡng nhất với một tín ngưỡng bản địa, tôn thờ các Nữ Thần biểu trưng cho hình ảnh Mẹ.
Có mấy thứ em hơi khó đồng ý với cụ: 1. lối sống thì có thể cải thiện bệnh tật chứ chẳng có bất kì tôn giáo nào chữa được ung thư cả. 2. Việc ông giáo sư nói được thừa nhận với quần chúng nhân dân thì ok chứ sao giới học thuật lại có thể đồng ý được, nhẽ giới học thuật cũng chấp nhận danh pháp không đúng? Cái cơ bản nhất là giáo lý không có thì sao gọi là tôn giáo được! Việc kính ngưỡng thì cũng chẳng hợp lí vì tín ngưỡng bản địa nào cũng cần được tôn trọng, ít nhất là đối với cộng đồng người có tín ngưỡng đó dù là thiểu số! Giờ em nói em muốn kính ngưỡng tín ngưỡng phồn thực hay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà em gọi là tôn giáo liệu có nghe được không?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,155
Động cơ
555,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có mấy thứ em hơi khó đồng ý với cụ: 1. lối sống thì có thể cải thiện bệnh tật chứ chẳng có bất kì tôn giáo nào chữa được ung thư cả. 2. Việc ông giáo sư nói được thừa nhận với quần chúng nhân dân thì ok chứ sao giới học thuật lại có thể đồng ý được, nhẽ giới học thuật cũng chấp nhận danh pháp không đúng? Cái cơ bản nhất là giáo lý không có thì sao gọi là tôn giáo được! Việc kính ngưỡng thì cũng chẳng hợp lí vì tín ngưỡng bản địa nào cũng cần được tôn trọng, ít nhất là đối với cộng đồng người có tín ngưỡng đó dù là thiểu số! Giờ em nói em muốn kính ngưỡng tín ngưỡng phồn thực hay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà em gọi là tôn giáo liệu có nghe được không?

Bà cô em phát hiện K cổ TC từ những năm 86, khi ấy bà đang là trưởng khoa Dược một bệnh viện đa khoa ở HN nên cũng có điều kiện để được chẩn đoán tương đối. Ngay sau đó, bà cô em thay đổi lối sống. Ăn chay theo lối nhà chùa Tiểu thừa tức là chỉ ăn 1 bữa trong ngày trước 12h, nếu vì lý do nào đó mà muộn thì không ăn nữa. Bữa ăn chỉ đơn giản là rau - đậu phụ - cơm trắng - muối trắng. Rồi xây điện thờ trong sân để thờ Mẫu, các ngày Mậu trong lịch thì thắp hương đọc kinh Phật. Nói chung là tự nhận thức tự tìm hiểu tự xây dựng chế độ sinh hoạt, và cũng tuyệt đối không khám xét gì liên quan bệnh tật. Sau khoảng 7 năm thì phục hồi cân nặng, da dẻ đẹp thần trí vui vẻ. Đợt đó những năm 93 bà đi chơi khắp từ Quảng Bình giở ra, chỗ nào có chùa chiền đền miếu đều đi. Thờ Mẫu nhưng không hầu. Hai ông bà được Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương ghi lời cảm ơn khi phát hành cuốn "Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai". Đến năm nay bà cô em 84 rồi, hơi lẫn tí nhưng có ai hầu chuyện thì chém gió hẫng sang sảng, nhất lại mấy chủ đề tín ngưỡng.

Còn về Đạo Mẫu thì như cụ Giáo Thịnh đã giảng, đây mới chỉ ở mức tiệm cận tôn giáo và là một tín ngưỡng. Tuy nhiên, cách gọi chung của giới học thuật Việt Nam và quần chúng thì đều thống nhất là Đạo Mẫu. Tức không phải vì nguyên nhân "danh pháp" hay tiêu chí tiêu chuẩn mà chỉ là nhất trí từ lòng dân suy tôn thôi.
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
296,038 Mã lực
Bà cô em phát hiện K cổ TC từ những năm 86, khi ấy bà đang là trưởng khoa Dược một bệnh viện đa khoa ở HN nên cũng có điều kiện để được chẩn đoán tương đối. Ngay sau đó, bà cô em thay đổi lối sống. Ăn chay theo lối nhà chùa Tiểu thừa tức là chỉ ăn 1 bữa trong ngày trước 12h, nếu vì lý do nào đó mà muộn thì không ăn nữa. Bữa ăn chỉ đơn giản là rau - đậu phụ - cơm trắng - muối trắng. Rồi xây điện thờ trong sân để thờ Mẫu, các ngày Mậu trong lịch thì thắp hương đọc kinh Phật. Nói chung là tự nhận thức tự tìm hiểu tự xây dựng chế độ sinh hoạt, và cũng tuyệt đối không khám xét gì liên quan bệnh tật. Sau khoảng 7 năm thì phục hồi cân nặng, da dẻ đẹp thần trí vui vẻ. Đợt đó những năm 93 bà đi chơi khắp từ Quảng Bình giở ra, chỗ nào có chùa chiền đền miếu đều đi. Thờ Mẫu nhưng không hầu. Hai ông bà được Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương ghi lời cảm ơn khi phát hành cuốn "Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai". Đến năm nay bà cô em 84 rồi, hơi lẫn tí nhưng có ai hầu chuyện thì chém gió hẫng sang sảng, nhất lại mấy chủ đề tín ngưỡng.

Còn về Đạo Mẫu thì như cụ Giáo Thịnh đã giảng, đây mới chỉ ở mức tiệm cận tôn giáo và là một tín ngưỡng. Tuy nhiên, cách gọi chung của giới học thuật Việt Nam và quần chúng thì đều thống nhất là Đạo Mẫu. Tức không phải vì nguyên nhân "danh pháp" hay tiêu chí tiêu chuẩn mà chỉ là nhất trí từ lòng dân suy tôn thôi.
những năm ấy ở mình thì chẩn đoán ung thư cũng còn tương đối thô sơ và với ung thư cổ tử cung thì việc nhầm lẫn giữa loạn sản và ung thư là rất dễ xảy ra. Nhưng thôi, cũng k nên đi sâu vào việc đó vì lòng tin mỗi người khác nhau, có điều cụ nên nói là thời điểm đó bà cô phát hiện ung thư rồi thay đổi lối sống, sau 1 thời gian thì bệnh đỡ chứ đừng nói là tôn giáo chữa khỏi ung thư! Việc danh xưng em vẫn cho là kém thuyết phục, em cũng đọc 1 số bài của Gs Thịnh này rồi, cảm nhận của em là chính ông ấy theo đạo mẫu nên cách nhìn của ông ấy không còn tính khách quan khoa học. Vì suy tôn mà thay đổi danh pháp là việc không nên, càng tôn kính thì càng cần tìm hiểu và đặt dưới lăng kính khách quan chứ không thể cảm tính mà nhầm lẫn được. Chính cái nhìn khách quan khoa học và nét đẹp văn hoá mới là thứ để tín ngưỡng trường tồn, ngày càng văn minh hơn, tránh sự biến tướng! :)
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Bà cô em phát hiện K cổ TC từ những năm 86, khi ấy bà đang là trưởng khoa Dược một bệnh viện đa khoa ở HN nên cũng có điều kiện để được chẩn đoán tương đối. Ngay sau đó, bà cô em thay đổi lối sống. Ăn chay theo lối nhà chùa Tiểu thừa tức là chỉ ăn 1 bữa trong ngày trước 12h, nếu vì lý do nào đó mà muộn thì không ăn nữa. Bữa ăn chỉ đơn giản là rau - đậu phụ - cơm trắng - muối trắng. Rồi xây điện thờ trong sân để thờ Mẫu, các ngày Mậu trong lịch thì thắp hương đọc kinh Phật. Nói chung là tự nhận thức tự tìm hiểu tự xây dựng chế độ sinh hoạt, và cũng tuyệt đối không khám xét gì liên quan bệnh tật. Sau khoảng 7 năm thì phục hồi cân nặng, da dẻ đẹp thần trí vui vẻ. Đợt đó những năm 93 bà đi chơi khắp từ Quảng Bình giở ra, chỗ nào có chùa chiền đền miếu đều đi. Thờ Mẫu nhưng không hầu. Hai ông bà được Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương ghi lời cảm ơn khi phát hành cuốn "Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai". Đến năm nay bà cô em 84 rồi, hơi lẫn tí nhưng có ai hầu chuyện thì chém gió hẫng sang sảng, nhất lại mấy chủ đề tín ngưỡng.

Còn về Đạo Mẫu thì như cụ Giáo Thịnh đã giảng, đây mới chỉ ở mức tiệm cận tôn giáo và là một tín ngưỡng. Tuy nhiên, cách gọi chung của giới học thuật Việt Nam và quần chúng thì đều thống nhất là Đạo Mẫu. Tức không phải vì nguyên nhân "danh pháp" hay tiêu chí tiêu chuẩn mà chỉ là nhất trí từ lòng dân suy tôn thôi.
Có thể đọc thêm cuốn này của Maurice Durand EFEO để xem quan điểm của tây

 
  • Vodka
Reactions: XPQ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,155
Động cơ
555,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có thể đọc thêm cuốn này của Maurice Durand EFEO để xem quan điểm của tây


Có nhiều tác giả nước ngoài như Pháp và Nhật nghiên cứu và viết sách về chủ đề này. Em cũng có đọc mấy tài liệu có trích dân ông này, để biết rằng ngay ở Việt Nam thì giới học giả địa phương cũng không mấy người bỏ công sưu tập tìm tòi nghiên cứu về Đạo Mẫu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top