Thế nào là một cơ hội hòa bình? hãy xem HQ để học tập, việc đổ lỗi cho bên ngoài chỉ là cách nói dối khác
Năm 1972:
Dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee (lại cái ông bị chụp mũ độc tài này đã đưa ra quyết định cực kỳ sáng suốt)
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1972, Tuyên bố chung Bắc-Nam đã được ban hành. Tuyên bố công bố ba nguyên lý của Thống Nhất:
- thứ nhất,
thống nhất đất nước phải được giải quyết một cách độc lập mà không cần sự can thiệp từ hay dựa vào thế lực nước ngoài;
- thứ hai,
thống nhất đất nước phải được thực hiện một cách hòa bình, không sử dụng lực lượng vũ trang với nhau;
- cuối cùng,
thống nhất đất nước vượt qua những khác biệt về tư tưởng và tổ chức để thúc đẩy sự thống nhất của Hàn Quốc là một trong những nhóm dân tộc. Nó cũng thành lập "đường dây nóng" đầu tiên giữa hai bên
Năm 1973-1975
Bắc Triều Tiên bị đình chỉ các cuộc đàm phán vào năm 1973 sau vụ bắt cóc của lãnh đạo đối lập Hàn Quốc
Kim Dae-jungcủa
CIA Hàn Quốc giữa năm 1973 tuy nhiên đến 1975: đã có 10 cuộc họp của Ủy ban Bắc-Nam phối tại
Panmunjom
Công cuộc hòa hợp thống nhất bị gián đoạn vào các năm 1983 khi Bắc triều tiên cố gắng ám sát tổng thống HQ đương nhiệm
Năm 1984-1986
Chữ thập đỏ Bắc Hàn kêu cứu sự giúp đỡ từ Nam Hàn sau đợt lũ lụt nghiêm trọng, đàm phán nối lại, kết quả là cuộc hội ngộ đầu tiên của gia đình bị ly vào năm 1985, cũng như một loạt các trao đổi văn hóa
Năm 1988-1990
Tại Hàn Quốc, ngày 25.2.1988, trong lễ nhậm chức, Tổng thống Roh Dae Woo đã biểu thị quyết tâm thúc tiến trình hoà giải và hợp tác giữa hai miền Triều Tiên bằng các chính sách hợp tác tích cực với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ông cũng cho rằng chính sách mà ôngđưa ra trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ hoàn toàn phù hợp với mong muốn của nhân dân cả hai miền trong việc tiến tới chấm dứt sự chia cắt.
Trong quan hệ, Hàn Quốc luôn xác định Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không phải là đối thủ cạnh tranh và xung đột của họ mà chính là một thành viên trong gia đình có cùng sắc tộc và cộng đồng quốc gia có thể cùng tìm ra tiếng nói chung cho sự hoà giải và hợp tác.
Việc làm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của Roh Dae Woo là tổ chức thành công Thế vận hội Seoul 1988 mở ra một triển vọng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai miền. đầu năm 1989 khi cả hai phía đều thống nhất thành lập một đội thể thao lấy bài dân ca “Arirang” làm bài hát chính thức tham gia Thế vận hội châu Á lần thứ 11 tại Bắc Kinh.Sau sự kiện thể thao này, cùng với sự cố gắng nỗ lực của mỗi bên, các cuộc đàm phán liên Triều đã được nối lại, điển hình là cuộc gặp cấp thủ tướng giữa hai miền diễn ra vào cuối tháng 7/1990 tại Seoul.
Năm 1991-1992
Hàn Quốc luôn xác định Triều Tiên không phải là đối thủ cạnh tranh và xung đột của họ mà chính là một thành viên trong gia đình có cùng sắc tộc và cộng đồng quốc gia có thể cùng tìm ra tiếng nói chung cho sự hòa giải và hợp tác.Cuối năm 1991, Tổng thống Hàn Quốc Roh Dae Woo đã công khia tuyên bố rằng Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân và
ông cũng yêu cầu phía Triều Tiên tham gia việc cắt giảm vũ khí hạt nhân, thực hiện chính sách phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên., điều kiện để đảm bảo nối lại hòa bình giữa 2 bán đảo và không đặt 2 nước vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Năm 1993-1997
Đến ngày 25.2.1993, sau khi tổng thống Kim Young Sam đắc cử thì ông đã đưa ra ba giai đoạn cụ thể là:
Giai đoạn 1: Hòa giải và hợp tác
Giai đoạn 2: Phát triển khối thịnh vượng Triều Tiên
Giai đoạn 3: Chính sách một nhà nước, một dân tộc
Bước sang năm 1997, trước khi sắp kết thúc nhiệm kì của Tổng thống Kim Young Sam đã đưa ra sáng kiến hòa bình và hợp tác với Triều Tiên gồm 4 điểm chính sau:
- Hàn Quốc không tìm kiếm và khai thác các khó khăn nội tại của Triều Tiên.
- Hàn Quốc không tìm cách cô lập chính quyền Triều Tiên.
- Hàn Quốc không tìm cách thống nhất bằng chính sách thâu tóm Triều.
- Hàn Quốc trợ giúp cho Triều Tiên về công nghệ kĩ thuật, đầu tư thươngmại du lịch
Năm 1997-2003
Tại Hàn Quốc, ngày 18/12/1997, ông Kim Dea Jung đã đắc cử tổng thống
Trong buổi nhậm chức ngày 25/12/1998, Tổng thống Kim Dea Jung đã đưa ra chính sách mới cho vấn đề Triều Tiên (còn gọi là chính sách Ánh Dương).Nội dung của chính sách “Ánh Dương” của Kim Dea Jung đã được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cụ thể:
1. Đặt nền tảng cho việc cải thiện quan hệ Nam – Bắc trên cơ sở hiệp định cơ bản kí tháng 12/1991.
2. Thúc đẩy hợp tác kinh tế Nam – Bắc theo nguyên tắc tách vấn đề chính trị ra khỏi kinh tế.
3. Tăng cường hợp tác giao lưu hợp tác văn hóa, xã hội nhằm khôi phụctính đồng nhất dân tộc.
4. Thực hiện đoàn tụ cho các gia đình phải sống chia ly ở hai miền, cho phép trao đổi thư từ càng sớm càng tốt.
5. Xây dựng nền tảng hòa bình chi bán đảo Triều Tiên.
6. Thực hiện tốt dự án xây dựng là phản ứng hạt nhân nước nhẹ cho BắcTriều Tiên.
7. Thúc đẩy thống nhất trên cơ sở hòa hợp dân tộc và giúp đỡ lẫn nhau.
Đến năm 2003, năm thứ ba của chính sách hòa bình thịnh vượng, hai nước đã đã viếng thăm nhau. Cũng trong năm 2003, năm thứ 3 của hòa bình và thịnhvượng tổng số người hai miền viếng thăm nhau lên tới 88.341 người, vượt quatổng số thăm viếng liên Triều của 15 năm trước đó cộng lại (85.400)
Năm 2003-2007
Tổng thống Hàn Quốc
Roh Moo-hyun bước qua
khu phi quân sự Hàn Quốc vào ngày 2 tháng 10 năm 2007 và đi vào đến Bình Nhưỡng để đàm phán với Kim Jong-il.Trong chuyến thăm này, đã có cuộc họp và thảo luận. Hai bên tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung tháng và đã có các cuộc thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến việc thực hiện các tiến bộ của quan hệ Nam-Bắc , hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, sự thịnh vượng chung của nhân dân và sự thống nhất của Hàn Quốc.
Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký tuyên bố hòa bình.Các tài liệu kêu gọi đàm phán quốc tế để thay thế cho
hiệp đình chiếnmà kết thúc
Chiến tranh Triều Tiênvới một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn
Năm 2011
chính phủ Hàn Quốc cho biết phương châm và mục tiêu cơbản của Seoul với các chính sách đối với Triều Tiên sẽ không có sự thay đổi sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong – il qua đời.
Công cuộc hòa bình trên bán đảo triều tiên có những thời điểm gián đoạn nhất định ví dụ:
- khi Tổng thống Mỹ
George W Bush , không hỗ trợ các chính sách Sunshine và trong năm 2002 khi xếp Bắc Triều Tiên là một thành viên của một trục ma quỷ
- Các chính sách Ánh Dương đã chính thức bị tạm bỏ rơi bởi Tổng thống Hàn Quốc
Lee Myung-baksau khi ông đắc cử vào năm 2007
- Và đặc biệt nhất là việc đơn phương chạy đua vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn