[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Cụ có quan tâm đến khái niệm xả đáy và xả tràn không. Xả tràn thì cụ đúng chứ xả đáy thì chưa chắc.

Thậm chí xả tràn cũng chưa chắc đúng vì như cái phễu ấy, nước gom ở diện tích rộng rồi xả ở diện tích hẹp thì lực nước vẫn mạnh hơn.
Tạo dòng chảy xiết hơn thì em công nhận. Nhưng chỉ ảnh hưởng đến vùng ven bờ nằm trong vòng dòng chảy. Còn tốc độ nước dâng ở hạ lưu, lượng nước đổ về thì cũng vậy thôi.
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
577
Động cơ
391,461 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Thuỷ điện sử dụng thuỷ năng là 1 loại tài nguyên được tận dụng phát điện với giá thành rất rẻ, lại không gây ô nhiễm môi trường nên phải tận dụng làm thuỷ điện, vừa có tác dụng giữ lại 1 lượng nước quý giá giữ trong các hồ chứa điều tiết cho mùa khô. Vì thử tưởng tượng không có các con đập giữ nước, nước mùa từ thượng nguồn sẽ trôi tuột theo dòng chảy, hạ du sẽ ngập lụt, còn thượng du ngay đầu mùa khô đã không còn nước làm nông nghiệp. Còn lũ lụt vào cao điểm mưa thì là chuyện nó cứ xảy ra, bất kể các hồ thuỷ điện có tồn tại hay không vì bản chất là 1 lượng nước trên trời đổ xuống tại một thời điểm quá nhiều, dồn dòng xuống khe núi, sông suối mà nếu không có thuỷ điện lớn ở thượng nguồn, sức tàn phá còn khốn nạn hơn. Sạt lở núi thì do mưa lớn làm kết cấu đất đá yếu đi, tự gây trượt sạt, không liên quan gì đến thuỷ điện.
Giờ TG đang xem xét lại việc làm thủy điện rồi cụ ơi, vì thủy điện không gây ô nhiễm nhưng phá rừng hủy hoại thiên nhiên bậc nhất, khu vực lòng hồ thủy điện ngập chìm nhiều đất đai, nhà cửa, di sản văn hóa của dân, đập thủy điện ngăn phù sa của sông, các loài cá không thể di chuyển vượt đập nên không di cư sinh sản được dẫn tới tuyệt diệt, không kể lúc xả lũ gây ngập lụt vùng hạ du.
 

Micar

Xe tải
Biển số
OF-61143
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
497
Động cơ
447,300 Mã lực
Thủy điện nó có xả, thì cũng chỉ xả bằng cái mức nó nhận về từ thượng lưu. Tức là không có nó, thì hạ lưu cũng hứng chừng đấy nước. Cộng hưởng cái gì hả cụ?

Mà chả có thủy điện nào nó tích nước hàng ngày ở mức báo động cả. Nó tích ở mức thường, do vậy khi mưa nó còn giữ thêm một ít nước nữa lên đến mức nước báo động, sau đó nó mới xả. Cái lượng xả ra của nó chỉ bằng cái lượng chảy vào, nó không tạo thêm nước nữa. Tổng lượng lũ mà hạ lưu nhận được nếu có thủy điện bao giờ cũng nhỏ hơn tổng lượng lũ khi không có thủy điện.

Nguyên lý này em nghĩ chỉ cần thạo phép cộng trừ là không bao giờ nhầm chứ nhỉ, chả hiểu sao các cụ cứ gán cho thủy điện cái chức năng tạo lũ??? :))

Chắc tại trong đầu cứ âm vang cái từ "xả lũ" tức là lũ do thủy điện nó xả vào đầu dân :))
Thủy điện không tự sinh nước thì chắc rồi cụ.
À mà nếu cụ tính toán thủy văn rồi thì thấy lưu lượng chảy, tốc độ chảy với cùng lượng mưa, cùng diện tích tính toán trong 2 trường hợp có và không có thủy điện là khác nhau đấy.
Lượng xả ra tối đa bằng lưu lượng chảy vào khi xả lũ là nguyên tắc. Nhưng mấy cái thủy điện siêu nhỏ ấy nó có vận hành, xả đúng theo lý thuyết không mới là vấn đề. Trừ nó là đập tràn. Mấy cái bé tý ấy khi có chuyện, báo chí mới nhảy vào.
Nói chung là em không tin tưởng sự tự giác của mấy ông CĐT ở nơi heo hút ấy. Cái gì tiện nhất, lợi nhất cho bản thân thì các ông ấy làm thôi.
Tổng lại, làm thủy điện nhỏ lợi hay hại em không bàn. Bởi mỗi ông sẽ có cách nói có lợi cho mình. Tuy nhiên với bà con trong vùng ảnh hưởng thì hại chiếm đa phần. Cái này thì thực tế và suy luận đều chỉ ra như vậy.
Em chỉ nói về thủy điện nhỏ nhé.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,822
Động cơ
303,839 Mã lực
Vậy thủy điện Rào Trăng trách nhiệm thuộc về ai hở các cụ :(
 

LeeNMC

Xe tải
Biển số
OF-709405
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
370
Động cơ
1,637,682 Mã lực
TĐ Miền trung thấy dc mỗi cái phát điện, năm nào bác Đà Nẵng cũng kêu vì thiếu nước mùa hè còn mùa mưa thì lũ vẫn thế!
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Vậy thủy điện Rào Trăng trách nhiệm thuộc về ai hở các cụ :(
Thủy điện Rào trăng 3 bị sự cố khi đang thi công, trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư, nếu không phải bất khả kháng do thiên tai.
Nó đã xả lũ chóa đâu, chưa kể dưới đó còn có ông Rào trăng 4.
 

thanhtra3vi

Xe tăng
Biển số
OF-508827
Ngày cấp bằng
8/5/17
Số km
1,062
Động cơ
210,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Website
3aetsco.com.vn
Vậy thủy điện Rào Trăng trách nhiệm thuộc về ai hở các cụ :(
Theo em thì trách nhiệm thuộc về thằng ra Quyết sách phá 200ha rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện (cách nhau có 15km: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2) bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.

Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;…Còn nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 do Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 4, nhà máy thủy điện A Lin B2 do Công ty CP Thủy điện Alin B2 làm chủ đầu tư. Là các công ty khá kín tiếng trên thương trường nhưng lại được Huế ưu ai đến mức phá rừng cho làm thủy điện, liệu có phải những công ty này là sân sau của đồng chí nào? Nếu là doanh nghiệp bình thường thì có được “cưng chiều” như thế hay không?

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Thế đấy! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.

Thuỷ điện, mùa khô phải tích nước, mùa mưa phải xả nước, không có cách khác. Tích thì gây hạn, xả thì gây lũ quét. Làm thuỷ điện là phải đào núi khoét rừng, phá môi trường sinh vật, biến dạng dòng chảy bồi lỡ tự nhiên, biến đổi khí hậu. Và thực tế hôm nay, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng. Liệu những ai đã phê duyệt cho các dự án thủy điện này có chịu trách nhiệm trước những cái chết đâu thương của người dân hay không? Hay họ cứ phê cứ duyệt, rồi hạ cánh an toàn, mặc kệ lũ chảy vào nhà dân cuốn trôi tất cả?

Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án, mà chính là những người dân vô tội.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Thuỷ điện sử dụng thuỷ năng là 1 loại tài nguyên được tận dụng phát điện với giá thành rất rẻ, lại không gây ô nhiễm môi trường nên phải tận dụng làm thuỷ điện, vừa có tác dụng giữ lại 1 lượng nước quý giá giữ trong các hồ chứa điều tiết cho mùa khô. Vì thử tưởng tượng không có các con đập giữ nước, nước mùa từ thượng nguồn sẽ trôi tuột theo dòng chảy, hạ du sẽ ngập lụt, còn thượng du ngay đầu mùa khô đã không còn nước làm nông nghiệp. Còn lũ lụt vào cao điểm mưa thì là chuyện nó cứ xảy ra, bất kể các hồ thuỷ điện có tồn tại hay không vì bản chất là 1 lượng nước trên trời đổ xuống tại một thời điểm quá nhiều, dồn dòng xuống khe núi, sông suối mà nếu không có thuỷ điện lớn ở thượng nguồn, sức tàn phá còn khốn nạn hơn. Sạt lở núi thì do mưa lớn làm kết cấu đất đá yếu đi, tự gây trượt sạt, không liên quan gì đến thuỷ điện.
viết nhiều thật, mỗi từ "cây" và từ "Rừng" là không dám viết thôi mà.:D
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,822
Động cơ
303,839 Mã lực
Theo em thì trách nhiệm thuộc về thằng ra Quyết sách phá 200ha rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện (cách nhau có 15km: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2) bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.

Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;…Còn nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 do Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 4, nhà máy thủy điện A Lin B2 do Công ty CP Thủy điện Alin B2 làm chủ đầu tư. Là các công ty khá kín tiếng trên thương trường nhưng lại được Huế ưu ai đến mức phá rừng cho làm thủy điện, liệu có phải những công ty này là sân sau của đồng chí nào? Nếu là doanh nghiệp bình thường thì có được “cưng chiều” như thế hay không?

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Thế đấy! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.

Thuỷ điện, mùa khô phải tích nước, mùa mưa phải xả nước, không có cách khác. Tích thì gây hạn, xả thì gây lũ quét. Làm thuỷ điện là phải đào núi khoét rừng, phá môi trường sinh vật, biến dạng dòng chảy bồi lỡ tự nhiên, biến đổi khí hậu. Và thực tế hôm nay, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng. Liệu những ai đã phê duyệt cho các dự án thủy điện này có chịu trách nhiệm trước những cái chết đâu thương của người dân hay không? Hay họ cứ phê cứ duyệt, rồi hạ cánh an toàn, mặc kệ lũ chảy vào nhà dân cuốn trôi tất cả?

Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án, mà chính là những người dân vô tội.
Vậy thì e đã hiểu cụ àh :(
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Theo em thì trách nhiệm thuộc về thằng ra Quyết sách phá 200ha rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện (cách nhau có 15km: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2) bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.

Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;…Còn nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 do Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 4, nhà máy thủy điện A Lin B2 do Công ty CP Thủy điện Alin B2 làm chủ đầu tư. Là các công ty khá kín tiếng trên thương trường nhưng lại được Huế ưu ai đến mức phá rừng cho làm thủy điện, liệu có phải những công ty này là sân sau của đồng chí nào? Nếu là doanh nghiệp bình thường thì có được “cưng chiều” như thế hay không?

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Thế đấy! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.

Thuỷ điện, mùa khô phải tích nước, mùa mưa phải xả nước, không có cách khác. Tích thì gây hạn, xả thì gây lũ quét. Làm thuỷ điện là phải đào núi khoét rừng, phá môi trường sinh vật, biến dạng dòng chảy bồi lỡ tự nhiên, biến đổi khí hậu. Và thực tế hôm nay, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng. Liệu những ai đã phê duyệt cho các dự án thủy điện này có chịu trách nhiệm trước những cái chết đâu thương của người dân hay không? Hay họ cứ phê cứ duyệt, rồi hạ cánh an toàn, mặc kệ lũ chảy vào nhà dân cuốn trôi tất cả?

Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án, mà chính là những người dân vô tội.
Nói như cụ thì mấy ông phê duyệt dự án xây dựng nhưng bị sự cố chết người có phải chịu trách nhiệm không?
Thôi, chúng ta quay về thì kỳ hồng hoang, sống hòa với thiên nhiên, cho nó môi trường.
Khỏi nhà cửa, đường xá, điện, xe cộ... Vì thứ éo nào chả tàn phá môi trường, biến đổi khí hâu.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,822
Động cơ
303,839 Mã lực
Thủy điện Rào trăng 3 bị sự cố khi đang thi công, trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư, nếu không phải bất khả kháng do thiên tai.
Nó đã xả lũ chóa đâu, chưa kể dưới đó còn có ông Rào trăng 4.
Có cụ đã phân tích kỹ cho e rồi, tks cụ nhé!
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Có cụ đã phân tích kỹ cho e rồi, tks cụ nhé!
Hai cụ tung hứng nhau thì em biết rồi.
Em viết để những người cần thông tin họ nắm, chứ thay đổi nhận thức của 1 người đã có định kiến thì em không hy vọng đâu.
 

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
834
Động cơ
391,630 Mã lực
Cụ lại chả hiểu tí gì hoặc cố tình không hiểu. Cái hồ đầy nước nó cũng giống cái chậu đầy nước ấy, cụ đổ vào bao nhiêu thì nó ra ngoài bấy nhiêu, nước tràn ra cũng giống như xả xuống hạ lưu thôi. Ngu gì nó xả bớt nước trong hồ đi để nó mất tiền phát điện à? Trong khi công trình nếu đập bê tông thì kể cả tràn đỉnh cũng không thể mất an toàn được. THủy điện Hố Hô đã bị tràn nước qua đỉnh đã vỡ đập đâu!
Sao vậy bác ai không hiểu??
Đúng rồi, thiết kế thì xả tràn là ok, lúc đó lưu lượng thượng lưu bằng hạ lưu
Trường hợp mưa lũ lâu ngày phát sinh sự cố ( sụt, lún, nứt vỡ, ... ) thì phải xả thêm giảm mức nc trong hồ để đảm bảo an toàn đập thì hạ lưu hơn thượng. Mà mấy năm gần đây đã vận hành thế rồi cụ ko để ý à??
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tóm lại Thủy Điện chỉ có tác dụng sinh điện, còn nó chả có chức năng lợi ích gì khác, ngược lại tác động môi trường cũng rất lớn. Chả có lợi ích gì về việc chống lũ hay tưới tiêu gì cả phỏng các cụ?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Đời cụ đã bao giờ nghe thấy từ tiêu năng chưa? Chưa nghe thấy mà chỉ có biết mỗi tí thế năng thì nên hỏi ngu cụ ạ!
Vâng em ngu, kể cả những người chết vì lở đất chắc cũng do ông thiết kế khôn quá, đẩy hết cái phần ngu cho người khác chịu.
Cái Rào Trăng 3 nhân chứng 63 tuổi kể rõ là đã sạt lở vào sân trộn bê tông từ 10/10, chứng tỏ khảo sát địa chất chưa tính chuyện này. mấy ông thiết kế có đi giám sát tác giả không hay lại lên đây múa phím che mờ sự kiện đấy??
Nhẽ ra mấy cái tay thiết kế nên ngồi chân công trình ngắm mưa rồi post bài từ đó mới chuẩn bài, tiêu với chả tích, ngồi nhà cái gì chả tiêu.
 

yuh2105

Xe tăng
Biển số
OF-595603
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
1,159
Động cơ
136,299 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Xưa không có thủy điện chắc không chết ai vì ngập lụt :)

Không có điện thì mới chết. Cứ thử mất điện 1 tuần đi rồi lúc ấy lại ngoạc cái mồm. ;))

Hạt nhân thì ô nhiêm, thủy điện thiên tai, điện gió hay mặt trời thì cũng có kiểu ô nhiễm riêng. Thôi dẹp hết mấy đồ điện đi, dắt tay nhau về thời đồ đá cho nó hoà mình với thiên nhiên.

Hay... Đập luôn cái thủy điện Hoà Bình đi cho mấy ông vừa lòng =))
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,423
Động cơ
82,774 Mã lực
Vâng em ngu, kể cả những người chết vì lở đất chắc cũng do ông thiết kế khôn quá, đẩy hết cái phần ngu cho người khác chịu.
Cái Rào Trăng 3 nhân chứng 63 tuổi kể rõ là đã sạt lở vào sân trộn bê tông từ 10/10, chứng tỏ khảo sát địa chất chưa tính chuyện này. mấy ông thiết kế có đi giám sát tác giả không hay lại lên đây múa phím che mờ sự kiện đấy??
Nhẽ ra mấy cái tay thiết kế nên ngồi chân công trình ngắm mưa rồi post bài từ đó mới chuẩn bài, tiêu với chả tích, ngồi nhà cái gì chả tiêu.
Chủ đầu tư họ không yêu cầu thì đi làm gì hả cụ, không trả tiền cho việc giám sát thì ai đi. Tai nạn chả ai mong muốn nhưng ai sai người đó chịu cụ ạ. em không có ý bảo cụ ng, ý em là nếu cái gì mình không biết thì nên hỏi đừng như mấy ông nhà báo. Học có mỗi cái viết văn thôi mà chém từ bát sứ Hải Dương đến làm tàu vũ trụ!
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,423
Động cơ
82,774 Mã lực
Sao vậy bác ai không hiểu??
Đúng rồi, thiết kế thì xả tràn là ok, lúc đó lưu lượng thượng lưu bằng hạ lưu
Trường hợp mưa lũ lâu ngày phát sinh sự cố ( sụt, lún, nứt vỡ, ... ) thì phải xả thêm giảm mức nc trong hồ để đảm bảo an toàn đập thì hạ lưu hơn thượng. Mà mấy năm gần đây đã vận hành thế rồi cụ ko để ý à??
Thôi đi cụ, chưa có công trình nào mà lưu lượng đến hồ bằng lưu lượng thiết kế của công trình đâu cụ ạ thì họ xả cái gì. Cái câu bôi đậm thì em hiểu cụ không hiểu tí gì cả đâu. Đừng tranh luận mà nên hỏi ngu thì hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top