Theo em thì trách nhiệm thuộc về thằng ra Quyết sách phá 200ha rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện (cách nhau có 15km: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2) bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.
Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;…Còn nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 do Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 4, nhà máy thủy điện A Lin B2 do Công ty CP Thủy điện Alin B2 làm chủ đầu tư. Là các công ty khá kín tiếng trên thương trường nhưng lại được Huế ưu ai đến mức phá rừng cho làm thủy điện, liệu có phải những công ty này là sân sau của đồng chí nào? Nếu là doanh nghiệp bình thường thì có được “cưng chiều” như thế hay không?
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Thế đấy! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.
Thuỷ điện, mùa khô phải tích nước, mùa mưa phải xả nước, không có cách khác. Tích thì gây hạn, xả thì gây lũ quét. Làm thuỷ điện là phải đào núi khoét rừng, phá môi trường sinh vật, biến dạng dòng chảy bồi lỡ tự nhiên, biến đổi khí hậu. Và thực tế hôm nay, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng. Liệu những ai đã phê duyệt cho các dự án thủy điện này có chịu trách nhiệm trước những cái chết đâu thương của người dân hay không? Hay họ cứ phê cứ duyệt, rồi hạ cánh an toàn, mặc kệ lũ chảy vào nhà dân cuốn trôi tất cả?
Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án, mà chính là những người dân vô tội.