[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Làm công trình quốc gia mà cứ nghe theo dư luận với báo chí dắt mũi thì chỉ có quay lại sống thời bao cấp thôi.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Làm công trình quốc gia mà cứ nghe theo dư luận với báo chí dắt mũi thì chỉ có quay lại sống thời bao cấp thôi.
Nhầm to.
Hình như bờ dồ chưa bao giờ được sống dưới thời bao cấp :D
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
831
Động cơ
391,582 Mã lực
Thuỷ điện sử dụng thuỷ năng là 1 loại tài nguyên được tận dụng phát điện với giá thành rất rẻ, lại không gây ô nhiễm môi trường nên phải tận dụng làm thuỷ điện, vừa có tác dụng giữ lại 1 lượng nước quý giá giữ trong các hồ chứa điều tiết cho mùa khô. Vì thử tưởng tượng không có các con đập giữ nước, nước mùa từ thượng nguồn sẽ trôi tuột theo dòng chảy, hạ du sẽ ngập lụt, còn thượng du ngay đầu mùa khô đã không còn nước làm nông nghiệp. Còn lũ lụt vào cao điểm mưa thì là chuyện nó cứ xảy ra, bất kể các hồ thuỷ điện có tồn tại hay không vì bản chất là 1 lượng nước trên trời đổ xuống tại một thời điểm quá nhiều, dồn dòng xuống khe núi, sông suối mà nếu không có thuỷ điện lớn ở thượng nguồn, sức tàn phá còn khốn nạn hơn. Sạt lở núi thì do mưa lớn làm kết cấu đất đá yếu đi, tự gây trượt sạt, không liên quan gì đến thuỷ điện.
Cái gì cũng có cái lợi/hại chứ chẳng phải tuyệt vời đâu , Cái hại thuỷ điện là:
- Phải phá rừng, di dân ... làm hồ chứa, làm ảnh hưởng môi trường, làm thay đổi địa chất ...
- Khi có lũ to đe doạ an toàn thì buộc phải xả lũ, vậy lũ chồng lũ
 
Chỉnh sửa cuối:

SLGB

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728932
Ngày cấp bằng
12/5/20
Số km
151
Động cơ
73,913 Mã lực

Khu bảo tồn "ôm" 4 thủy điện
22-06-2017 - 10:29 PM|Thời sự trong nước
Chia sẻ


Ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. Việc làm thủy điện đã khiến 200 ha rừng đặc dụng bị mất, ảnh hưởng đến bảo tồn, đa dạng sinh học


Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế được thành lập năm 2002, rộng trên 41.500 ha với 43 tiểu khu. Việc thành lập nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu của vùng núi thấp miền Trung; duy trì giá trị sinh thái và chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn Mỹ Chánh, Ô Lâu, sông Bồ.
Nhộn nhịp các đại công trường
Khu BTTN Phong Điền được công nhận là một trong những nơi cư trú cuối cùng của gà lôi lam màu trắng, là vùng bên trong của Vùng chim đặc hữu (EBA) vùng địa hình núi thấp Trung Bộ. Tại đây còn có 6 trong số 9 loài có vùng phân bố hạn chế trong EBA này, đáng chú ý là gà so Trung Bộ (Arborophila merlini), khướu đuôi ngắn (Jabouilleia danjoui).
Tuy nhiên, năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ ở địa phương này. Theo đó, trong số 8 thủy điện ưu tiên đầu tư thì 4 thủy điện ( Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4...) nằm trong Khu BTTN Phong Điền.
Khu bảo tồn ôm 4 thủy điện - Ảnh 1.

Một nhà máy Thủy điện đang được thi công
Để thi công các nhà máy thủy điện này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chấp thuận cho các chủ đầu tư mở Tỉnh lộ (TL) 71 dựa trên lối mòn từ thời chiến tranh để lại, cạnh bên là đường dây điện dẫn nguồn từ 4 nhà máy hòa vào lưới điện quốc gia. Ông Đặng Vũ Trụ, Giám đốc Khu BTTN Phong Điền, cho biết TL71 dài hơn 50 km nhưng có đến 25 km qua khu bảo tồn. Tương tự, cả 4 nhà máy thủy điện trên đều nằm trong Khu BTTN Phong Điền, thuộc vùng lõi và khu vực phục hồi sinh thái. "Khoảng 200 ha rừng phải chuyển đổi mục đích để thi công các dự án thủy điện. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng phải chuyển đổi để thi công TL71 và đường dây điện nối vào hệ thống điện lưới quốc gia. Tất cả đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, thẩm định và có quyết định chuyển đổi mục đích từ năm 2011" - ông Trụ khẳng định.
Men theo TL71 ở đoạn đầu tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, vượt qua nhiều đoạn đường đang thi công giữa những ngọn núi dựng đứng, chúng tôi ghi nhận cảnh nhộn nhịp ở các đại công trường. Cách chừng 20 km là công trình thủy điện Rào Trăng 4 đang thi công nhiều hạng mục với khoảng 60 công nhân, phương tiện máy móc đang làm việc. Tiếp đó là thủy điện Rào Trăng 3, Alin B2...
Theo báo cáo của các chủ đầu tư, thủy điện Alin B2 đã thi công hoàn thành nền đường của hạng mục đường vận hành thi công, đường điện 22 KV phục vụ thi công, một số hạng mục cụm đầu mối, đường hầm dẫn nước, hạng mục tháp điều áp, hoàn thành toàn bộ khu phụ trợ đã thi công...; thủy điện Rào Trăng 3 đang xây dựng các hạng mục phụ trợ; thủy điện Rào Trăng 4 thì đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục phụ trợ.


Đối diện nhiều nguy cơ
Để thực hiện các dự án này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định chuyển đổi mục đích đất và khai thác, tận thu rừng tự nhiên. Năm 2016 và 2017 có trên 63 ha rừng bị chặt hạ, trong đó khoảng 40 ha rừng có gỗ với khối lượng được tận thu là 349 m3. Trong số diện tích trên, Khu BTTN Phong Điền mất gần 30 ha rừng tự nhiên để xây dựng nhà máy thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3...
Theo ông Đặng Vũ Trụ, thực hiện các dự án xây dựng sẽ có những tác động nhất định đến việc bảo tồn và đa dạng sinh học của Khu BTTN Phong Điền. Ông Trụ cho biết trước kia, khu bảo tồn không bị chia cắt, chỉ có tuyến đường mòn bị che phủ nên đường sá khó khăn. Giờ đây, sau khi tuyến TL71 mở ra thì giao thông thuận lợi, rất dễ cho việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép trong Khu BTTN. Đặc biệt, việc thi công sẽ gây ra tiếng ồn, rừng bị mất, tác động đến môi trường sống của các loại động thực vật… Mặt khác, do nhiều công trình thi công nên rất dễ xảy ra tình trạng đối tượng trà trộn, lợi dụng để phá rừng. "Không thể phủ nhận sự tác động của những công trình này lên việc bảo tồn nhưng cũng không nên giữ quan điểm cực đoan trong bảo tồn. Việc xây dựng này có lợi ích rất lớn trong tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề là phải giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào để giảm thiểu sự tác động. Khi lập quy hoạch, chúng tôi cũng đã tham mưu, kiến nghị những giải pháp để có sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển" - ông Trụ nói.
Mặt khác, ông Trụ cho rằng phương án thi công giảm thiểu tối đa tác động lên Khu BTTN. Trong đó, đường dây điện dẫn dòng ở 4 nhà máy này đều men theo TL71; các thủy điện xây dựng theo kiểu bậc thang, trong đó Alin B2 đào hầm xuyên núi dẫn nước vào phát điện… nên giảm thiểu phá rừng.
Ông Dương Văn Quý, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 4, cho biết dự kiến năm 2018, thủy điện Rào Trăng 4 sẽ hoàn thành và phát điện. Rừng ở đây gỗ rất ít, giá trị thấp. Trong quá trình thi công, nhà đầu tư luôn cam kết bảo đảm chấp hành nghiêm túc các quy định bảo vệ rừng. "Chúng tôi chỉ thi công trong 140 ha đất được UBND tỉnh cấp, 20 ha xung quanh phục vụ thi công và sẽ trả khi hoàn tất dự án" - ông Quý thông tin.
Đường cao tốc đi qua vùng lõi
Báo cáo tác động môi trường đối với đường Hồ Chí Minh Đông (hay còn gọi là đường cao tốc) đoạn Cam Lộ - Túy Loan, ở khu vực phía Bắc, cho thấy đường sẽ đi qua phân khu phục hồi sinh thái thuộc vùng lõi của Khu BTTN Phong Điền với chiều dài 3,2 km, diện tích rừng bị chiếm dụng trên 7,6 ha. Theo lý giải, việc mở đường đi qua Khu BTTN Phong Điền là phương án bất khả kháng vì nếu dịch tuyến đường về phía Đông sẽ gặp địa hình thấp, lũng sông Mỹ Chánh và rất gần Quốc lộ 1; nếu bố trí dịch chuyển lên phía Tây sẽ đi sâu vào giữa Khu BTTN Phong Điền.
Bài và ảnh: QUANG NHẬT
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,063
Động cơ
108,492 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Cái gì cũng có cái lợi/hại chứ chẳng phải tuyệt vời đâu , Cái hại thuỷ điện là:
- Phải phá rừng, di dân ... làm hồ chứa, làm ảnh hưởng môi trường, làm thay đổi địa chất ...
- Khi có lũ to đe doạ an toàn thì buộc phải xả lũ, vậy lũ chồng lũ
Cảm ơn cụ. Cần phải xem xét yếu tố con người bên cạnh việc mưa lũ của thiên nhiên. Nếu mọi cái đều làm đúng thì là rủi ro. Còn nếu làm ẩu, xây dựng ở vị trí không hợp lý thì góp phần trực tiếp vào tai nạn của hơn chục công nhân, gián tiếp với 13 cán bộ chiến sĩ.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,063
Động cơ
108,492 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Báo Dantri.com.vn vừa đưa tin. Các cụ rảnh vào đọc toàn bộ bài viết. Em chụp màn hình một phần thôi.
31EF85B4-D367-4576-B9D1-8C2FD31F245F.png
 

MrMilan

Xe điện
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
4,716
Động cơ
460,866 Mã lực
Các nhà khoa học bắt đầu té nước theo mưa rồi, thế tại sao 1 năm trước đó, nếu có nguy cơ sao ko cảnh báo và đề nghị dừng
 

MrBAT

Xe tải
Biển số
OF-377239
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
241
Động cơ
248,390 Mã lực
Tuổi
32
Xin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
Mời cụ về học lại địa lý nhé, địa hình dốc và hẹp như miền Trung, kèm theo vị trí trời định là nơi giao nhau giữa 2 loại khí hậu nên miền trung năm nào cũng có mưa và lũ, Hội an năm nào cũng có vài đợt ngập, ngập xong cũng rút rất nhanh, trước nay vẫn thế, thỉnh thoảng có 1 năm khắc nghiệt, mưa nhiều hơn thì lũ ác hơn, thế thôi, chứ đếch phải để cái thủy điện vào thì lũ nhiều hơn đâu nhé. Mà thực ra cũng đếch phải thủy điện, thủy điện nó là cái tua pin, máy phát ở dưới thôi, còn đầy hồ thủy lợi chả phải thủy điện nhưng vẫn xây đập để điều tiết dòng nước đấy. Miền bắc ngày xưa mà không có mấy cái đập to thì thiếu nước mùa khô và ngập vào mùa mưa cũng chả phải hiếm, miền nam mà chẳng có mấy cái đập/cửa cống chống ngập, ngăn mặn thì đầy vùng chả trồng được lúa đâu.
Chuyên gia các nước là nước nào khuyên không làm thủy điện, gần đây không làm nữa đơn giản là vì các vị trí có đủ các điều kiện về địa chất, thủy văn, địa hình có thể làm được càng ngày càng ít rồi, ko phải cứ đặt cái máy vào là có nước phát điện đâu.
Năm nay thời tiết khắc nghiệt, Trung quốc ,mỹ, hàn nước nào chả ngập, đã là thiên nhiên thì nhiều khi không ai dám nói mạnh được đâu, con người giờ mới chỉ dừng lại ở mức dự báo và giảm thiểu thôi, Nhật tháng nào chả có động đất, thế mà dính 1 phát bất thường là đi luôn cái nhà máy hạt nhân đấy thôy
 

SLGB

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728932
Ngày cấp bằng
12/5/20
Số km
151
Động cơ
73,913 Mã lực

nissan CFR

Xe tăng
Biển số
OF-206173
Ngày cấp bằng
15/8/13
Số km
1,102
Động cơ
328,155 Mã lực
View attachment 5559204

Đây, chỗ mà lũ quét đi qua đây, nơi mà cướp đi sinh mạng của 13 đồng chí.
Thằng nào mà chửi cái này do phá rừng, do thủy điện, thì éo phải là người nữa.
Ảnh này là chỗ trạm kiểm lâm, cụ có cái ảnh chỗ RT3 ko? em tìm ko thấy
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
View attachment 5559204

Đây, chỗ mà lũ quét đi qua đây, nơi mà cướp đi sinh mạng của 13 đồng chí.
Thằng nào mà chửi cái này do phá rừng, do thủy điện, thì éo phải là người nữa.
Cụ thấy màu xanh nên nghĩ đấy là rừng giữ đất?
🙄
Mà quả đồi bị sạt lở đó nó trọc lóc còn gì?
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,595
Động cơ
758,295 Mã lực

Khu bảo tồn "ôm" 4 thủy điện
22-06-2017 - 10:29 PM|Thời sự trong nước
Chia sẻ


Ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. Việc làm thủy điện đã khiến 200 ha rừng đặc dụng bị mất, ảnh hưởng đến bảo tồn, đa dạng sinh học


Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế được thành lập năm 2002, rộng trên 41.500 ha với 43 tiểu khu. Việc thành lập nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu của vùng núi thấp miền Trung; duy trì giá trị sinh thái và chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn Mỹ Chánh, Ô Lâu, sông Bồ.
Nhộn nhịp các đại công trường
Khu BTTN Phong Điền được công nhận là một trong những nơi cư trú cuối cùng của gà lôi lam màu trắng, là vùng bên trong của Vùng chim đặc hữu (EBA) vùng địa hình núi thấp Trung Bộ. Tại đây còn có 6 trong số 9 loài có vùng phân bố hạn chế trong EBA này, đáng chú ý là gà so Trung Bộ (Arborophila merlini), khướu đuôi ngắn (Jabouilleia danjoui).
Tuy nhiên, năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ ở địa phương này. Theo đó, trong số 8 thủy điện ưu tiên đầu tư thì 4 thủy điện ( Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4...) nằm trong Khu BTTN Phong Điền.
Khu bảo tồn ôm 4 thủy điện - Ảnh 1.

Một nhà máy Thủy điện đang được thi công
Để thi công các nhà máy thủy điện này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chấp thuận cho các chủ đầu tư mở Tỉnh lộ (TL) 71 dựa trên lối mòn từ thời chiến tranh để lại, cạnh bên là đường dây điện dẫn nguồn từ 4 nhà máy hòa vào lưới điện quốc gia. Ông Đặng Vũ Trụ, Giám đốc Khu BTTN Phong Điền, cho biết TL71 dài hơn 50 km nhưng có đến 25 km qua khu bảo tồn. Tương tự, cả 4 nhà máy thủy điện trên đều nằm trong Khu BTTN Phong Điền, thuộc vùng lõi và khu vực phục hồi sinh thái. "Khoảng 200 ha rừng phải chuyển đổi mục đích để thi công các dự án thủy điện. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng phải chuyển đổi để thi công TL71 và đường dây điện nối vào hệ thống điện lưới quốc gia. Tất cả đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, thẩm định và có quyết định chuyển đổi mục đích từ năm 2011" - ông Trụ khẳng định.
Men theo TL71 ở đoạn đầu tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, vượt qua nhiều đoạn đường đang thi công giữa những ngọn núi dựng đứng, chúng tôi ghi nhận cảnh nhộn nhịp ở các đại công trường. Cách chừng 20 km là công trình thủy điện Rào Trăng 4 đang thi công nhiều hạng mục với khoảng 60 công nhân, phương tiện máy móc đang làm việc. Tiếp đó là thủy điện Rào Trăng 3, Alin B2...
Theo báo cáo của các chủ đầu tư, thủy điện Alin B2 đã thi công hoàn thành nền đường của hạng mục đường vận hành thi công, đường điện 22 KV phục vụ thi công, một số hạng mục cụm đầu mối, đường hầm dẫn nước, hạng mục tháp điều áp, hoàn thành toàn bộ khu phụ trợ đã thi công...; thủy điện Rào Trăng 3 đang xây dựng các hạng mục phụ trợ; thủy điện Rào Trăng 4 thì đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục phụ trợ.


Đối diện nhiều nguy cơ
Để thực hiện các dự án này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định chuyển đổi mục đích đất và khai thác, tận thu rừng tự nhiên. Năm 2016 và 2017 có trên 63 ha rừng bị chặt hạ, trong đó khoảng 40 ha rừng có gỗ với khối lượng được tận thu là 349 m3. Trong số diện tích trên, Khu BTTN Phong Điền mất gần 30 ha rừng tự nhiên để xây dựng nhà máy thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3...
Theo ông Đặng Vũ Trụ, thực hiện các dự án xây dựng sẽ có những tác động nhất định đến việc bảo tồn và đa dạng sinh học của Khu BTTN Phong Điền. Ông Trụ cho biết trước kia, khu bảo tồn không bị chia cắt, chỉ có tuyến đường mòn bị che phủ nên đường sá khó khăn. Giờ đây, sau khi tuyến TL71 mở ra thì giao thông thuận lợi, rất dễ cho việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép trong Khu BTTN. Đặc biệt, việc thi công sẽ gây ra tiếng ồn, rừng bị mất, tác động đến môi trường sống của các loại động thực vật… Mặt khác, do nhiều công trình thi công nên rất dễ xảy ra tình trạng đối tượng trà trộn, lợi dụng để phá rừng. "Không thể phủ nhận sự tác động của những công trình này lên việc bảo tồn nhưng cũng không nên giữ quan điểm cực đoan trong bảo tồn. Việc xây dựng này có lợi ích rất lớn trong tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề là phải giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào để giảm thiểu sự tác động. Khi lập quy hoạch, chúng tôi cũng đã tham mưu, kiến nghị những giải pháp để có sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển" - ông Trụ nói.
Mặt khác, ông Trụ cho rằng phương án thi công giảm thiểu tối đa tác động lên Khu BTTN. Trong đó, đường dây điện dẫn dòng ở 4 nhà máy này đều men theo TL71; các thủy điện xây dựng theo kiểu bậc thang, trong đó Alin B2 đào hầm xuyên núi dẫn nước vào phát điện… nên giảm thiểu phá rừng.
Ông Dương Văn Quý, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 4, cho biết dự kiến năm 2018, thủy điện Rào Trăng 4 sẽ hoàn thành và phát điện. Rừng ở đây gỗ rất ít, giá trị thấp. Trong quá trình thi công, nhà đầu tư luôn cam kết bảo đảm chấp hành nghiêm túc các quy định bảo vệ rừng. "Chúng tôi chỉ thi công trong 140 ha đất được UBND tỉnh cấp, 20 ha xung quanh phục vụ thi công và sẽ trả khi hoàn tất dự án" - ông Quý thông tin.
Đường cao tốc đi qua vùng lõi
Báo cáo tác động môi trường đối với đường Hồ Chí Minh Đông (hay còn gọi là đường cao tốc) đoạn Cam Lộ - Túy Loan, ở khu vực phía Bắc, cho thấy đường sẽ đi qua phân khu phục hồi sinh thái thuộc vùng lõi của Khu BTTN Phong Điền với chiều dài 3,2 km, diện tích rừng bị chiếm dụng trên 7,6 ha. Theo lý giải, việc mở đường đi qua Khu BTTN Phong Điền là phương án bất khả kháng vì nếu dịch tuyến đường về phía Đông sẽ gặp địa hình thấp, lũng sông Mỹ Chánh và rất gần Quốc lộ 1; nếu bố trí dịch chuyển lên phía Tây sẽ đi sâu vào giữa Khu BTTN Phong Điền.
Bài và ảnh: QUANG NHẬT
Đọc bài này thì em thấy thủy điện tốt chứ nhỉ. Thật ra mất 200ha/41500ha chả là gì. Mất 200ha rừng nhưng có lẽ bù lại được 100ha mặt hồ, chả thiệt mấy
Mà sao khai thác 40 ha rừng thu được có 500m3 gỗ nhỉ.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,595
Động cơ
758,295 Mã lực
Báo Dantri.com.vn vừa đưa tin. Các cụ rảnh vào đọc toàn bộ bài viết. Em chụp màn hình một phần thôi.
31EF85B4-D367-4576-B9D1-8C2FD31F245F.png
Giờ chơi trò thằng nào cảnh báo nhưng không xảy ra thì bị phạt thì có khi ít cảnh báo hẳn.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Xin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
Bác xem cái này
Tuy là hài, nhưng về chuyên môn đúng phết, tuy không hợp tai một số người.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Báo Dantri.com.vn vừa đưa tin. Các cụ rảnh vào đọc toàn bộ bài viết. Em chụp màn hình một phần thôi.
31EF85B4-D367-4576-B9D1-8C2FD31F245F.png
Tất cả khu vực miền núi đề có nguy cơ sạt lở cao, vì bản chất tự nhiên nó là thế.
Theo mấy ông khoa học thì bảo nhà nước dọn hết dân trên mạn ngược về đồng bằng mà ở, để trên đấy cho khỉ nó leo.
Nguy cơ cao thì bằng các biện pháp kỹ thuật, giảm nó xuống còn nguy cơ thấp. Nếu đắt quá không kinh tế thì kiếm chổ nào dễ làm hơn mà làm, chứ không phải dẹp không làm.
 

Hoa Anh Túc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52066
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
2,240
Động cơ
476,349 Mã lực
Đúng là k có thủy điện Hòa Bình thì ngày xưa k biết bao giờ mới có điện để dùng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top