[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,246 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái gì cũng có cái lợi/hại chứ chẳng phải tuyệt vời đâu , Cái hại thuỷ điện là:
- Phải phá rừng, di dân ... làm hồ chứa, làm ảnh hưởng môi trường, làm thay đổi địa chất ...
- Khi có lũ to đe doạ an toàn thì buộc phải xả lũ, vậy lũ chồng lũ
Câu nói thủy điện xả nước làm lũ chồng lũ là sai về bản chất do bọn lều báo sáng tạo ra nhét vào đầu dân.
Nhà máy thủy điện không tự tạo ra nước. Và theo quy trình xả lũ thì lưu lượng xả lũ xuống hạ lưu thường thấp hơn lưu lượng nước từ thượng lưu đổ về, tức là luôn làm giảm đi thiệt hại cho hạ lưu.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,355
Động cơ
532,887 Mã lực
Thuỷ điện giá thành rẻ, không gây phát thải, phải gánh giá thành cho điện khí, điện gió, điện mặt trời, vận hành đơn giản,hồ chứa giữ nước điều tiết dùng cho lúc thiếu nước. Các cụ lên án thuỷ điện thì cứ về nhà ngắt cầu dao điện + không dùng nước thử 1 tuần xem.
Ko đơn giản như thế đâu cụ ơi. Thủy điện rẻ nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như "thôn tính" hết rừng ở vùng lòng hồ, phần còn lại thì cũng bị ngâm trong nước, bùn và phân hủy tạo ra đủ thứ ko đó có cả CO2, CH4 chứ ko phải hoàn toàn sạch sẽ được, chưa kể việc đắp đập sẽ làm ngăn một số loài cá di cư, tạo 1 hệ sinh thái ngập nước lớn nhân tạo làm biến đổi hệ động, thực vật vùng lòng hồ.
Em nói các tác hại trên thì các cụ cũng đừng gào lên là em tắt máy đi để khỏi ảnh hưởng môi trường này nọ. Em ko phản đối việc phát điện dù là thủy điện, nhiệt điện hay điện tái tạo. Có điều thủy điện cũng chia ra làm mấy loại và thủy điện có hồ chứa để ngăn lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu....ko thể là cái bình phong cho các thủy điện hoàn toàn với mục đích phát điện được.
Nhiều cụ lập lờ giữa các loại thủy điện để đánh võng dẫn đến đánh đồng hết với nhau. Thủy điện lớn như bộ 3 em nhắc đến ở trên thì việc phân lũ, hỗ trợ thủy lợi được đặt lên rất cao nên việc tích nước quá ngưỡng hay xả nước để bà con lấy nước cấy cũng phải theo chỉ thị ở trên xuống còn với những thủy điện nhỏ khác thì đơn thuần là cái máy phát tiền nên rất khó để ràng buộc họ. Vậy nên mới có chuyện xả lũ mà ko báo trước (hay báo mà dân ko được biết) gây ra hậu quả như những năm trước vẫn bị.
Còn lý lẽ nhiều cụ hay đưa ra là thủy điện bé xả bằng lượng nước nhận về thì cũng như tự nhiên còn giữ lại được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu nhưng với các thủy điện tư nhân nhỏ này thì việc tính toán dự báo rồi hành động là cả 1 khoảng cách với các thủy điện lớn nên việc họ tích nước để phát điện đến khi gần đầy nhưng lại nhận được dự báo khả năng nước về lớn nên phải xả hết phần nước về và cả 1 phần tại hồ để tăng thêm khả năng dự trữ thì chả phải sẽ xả nhiều hơn tự nhiên xả lúc đó à.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,355
Động cơ
532,887 Mã lực
Hay là dẹp hết thủy điện nhể.
Sơn La, Hoà bình phá hết.
Cứ mua điện Gaz nhập Hoa Kỳ cho nó sang chảnh :)) :)) :))
Cụ đừng đánh lận con đen thế. Người ta phản đối thủy điện nhỏ, ko có tác dụng phân lũ chứ trừ mấy thằng ngáo ra chả ai phản đối các thủy điện có giá trị phân lũ và hồ trợ thủy lợi như trên cả.
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,616
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Nhiều ông chả biết cái gì cứ lôi thủy điện Hòa Bình vào. So sánh vớ vẩn. TĐ Hòa Bình là đa muc tiêu, trong đó phục vụ phòng, chống lũ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thiết kế được dăm cái thủy điện bé tý mà cứ tưởng mình hiểu biết
 

Micar

Xe buýt
Biển số
OF-61143
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
506
Động cơ
447,303 Mã lực
- Lấy hai cốc nước giống nhau. Một cốc đổ thẳng xuống sàn nhà, một cốc đổ vào lòng bàn tay khum lại, sau đó nước mới chảy xuống sàn nhà.

Trường hợp thứ nhất là không có thủy điện, trường hợp thứ hai là có thủy điện đấy.

Cho dù bàn tay to hay nhỏ, thì bao giờ cũng giữ lại được một ít nước, tay to giữ nhiều, tay nhỏ giữ ít. Đó là chức năng tích nước của thủy điện. Ngoài ra nước đổ vào tay rồi mới chảy xuống sàn nhà thì bao giờ cũng có độ trễ, nên dẫu có tràn xuống thì có một khoảng thời gian để cảnh báo và chuẩn bị.

Còn không có cái tay, thì toàn bộ lượng nước đổ trực tiếp xuống sàn nhà ngay và luôn, ngập nhiều và ngập nhanh hơn, ok?
Cụ ví von vậy chưa hẳn đã chính xác.
Với những thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình thì chức năng điều tiết lũ đúng như cụ nói. Cân bằng giữa phát điện và điều tiết nước.
Với thủy điện tư nhân đầu tư cỡ nhỏ, ông nào cũng lo đến túi tiền, kiểm soát vận hành chỉ chạy theo lợi ích của Chủ đầu tư, nên tích nước mọi lúc để phòng khi khô hạn không còn nước phát điện. Lúc các ông ấy xả nhiều nhất là lúc mưa to nhất, lũ lớn nhất. Bởi lúc đó hồ chứa đầy cmn hết, ko xả có khi vỡ đập. Mà lúc đó hạ lưu cũng mưa, cũng lũ.
Điều kiện cộng hưởng lại, hạ lưu đã ngập càng ngập hơn, lũ càng mạnh hơn. Dân dưới hạ lưu ảnh hưởng toàn tập. Cái này không còn là chém gió nữa đâu, cứ xem tivi tình hình thiệt hại do xả lũ mấy năm gần đây là biết thôi.
Em chả xem mấy cái ĐTM làm gì cho mệt. Nhưng đi khảo sát qua mấy cái thủy điện tư nhân ấy, thấy bà con đều như nằm cạnh quả bom vậy. Nhưng thấp cổ bé họng, kêu éo ai nghe. Nhấn mạnh là bà con trong vùng ảnh hưởng thì chả được lợi cái mẹ gì. Thiệt hại đủ mọi đường luôn.
Còn các cụ ngồi chém gió ở tít đâu đâu như em đây thì miễn bàn. Chả làm sao cả. Càng dư điện chém gió.
Vậy đấy.
Lợi cho những người có lợi. Hại cho những người bị hại. Vấn đề cụ là ai thôi.
 

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
861
Động cơ
391,564 Mã lực
Câu nói thủy điện xả nước làm lũ chồng lũ là sai về bản chất do bọn lều báo sáng tạo ra nhét vào đầu dân.
Nhà máy thủy điện không tự tạo ra nước. Và theo quy trình xả lũ thì lưu lượng xả lũ xuống hạ lưu thường thấp hơn lưu lượng nước từ thượng lưu đổ về, tức là luôn làm giảm đi thiệt hại cho hạ lưu.
Bác nói đó là theo quy trình vận hành bình thường thì thế. Trường hợp mưa to lũ lớn nhiều ngày thì cái hồ chả mấy mà đầy + việc phát hiện sự cố sụt lún hoặc an toàn phải xả thêm đi thì lúc đấy lưu lượng hạ lưu trả bằng hoặc hơn thượng lưu là gì
 

dhatcntt

Xe tăng
Biển số
OF-342215
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
1,353
Động cơ
893 Mã lực
Diện tích mặt hồ thủy điện là khá lớn, tôi đề xuất phương án làm phao gắn điện mặt trời nổi bồng bềnh.
Gọi là điện 2-trong-1.
Chuẩn bị triển khai phương án ấy rồi cụ
 
  • Vodka
Reactions: QAZ

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,615
Động cơ
82,812 Mã lực
Bác nói đó là theo quy trình vận hành bình thường thì thế. Trường hợp mưa to lũ lớn nhiều ngày thì cái hồ chả mấy mà đầy + việc phát hiện sự cố sụt lún hoặc an toàn phải xả thêm đi thì lúc đấy lưu lượng hạ lưu trả bằng hoặc hơn thượng lưu là gì
Cụ lại chả hiểu tí gì hoặc cố tình không hiểu. Cái hồ đầy nước nó cũng giống cái chậu đầy nước ấy, cụ đổ vào bao nhiêu thì nó ra ngoài bấy nhiêu, nước tràn ra cũng giống như xả xuống hạ lưu thôi. Ngu gì nó xả bớt nước trong hồ đi để nó mất tiền phát điện à? Trong khi công trình nếu đập bê tông thì kể cả tràn đỉnh cũng không thể mất an toàn được. THủy điện Hố Hô đã bị tràn nước qua đỉnh đã vỡ đập đâu!
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Cụ ví von vậy chưa hẳn đã chính xác.
Với những thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình thì chức năng điều tiết lũ đúng như cụ nói. Cân bằng giữa phát điện và điều tiết nước.
Với thủy điện tư nhân đầu tư cỡ nhỏ, ông nào cũng lo đến túi tiền, kiểm soát vận hành chỉ chạy theo lợi ích của Chủ đầu tư, nên tích nước mọi lúc để phòng khi khô hạn không còn nước phát điện. Lúc các ông ấy xả nhiều nhất là lúc mưa to nhất, lũ lớn nhất. Bởi lúc đó hồ chứa đầy cmn hết, ko xả có khi vỡ đập. Mà lúc đó hạ lưu cũng mưa, cũng lũ.
Điều kiện cộng hưởng lại, hạ lưu đã ngập càng ngập hơn, lũ càng mạnh hơn. Dân dưới hạ lưu ảnh hưởng toàn tập. Cái này không còn là chém gió nữa đâu, cứ xem tivi tình hình thiệt hại do xả lũ mấy năm gần đây là biết thôi.

Em chả xem mấy cái ĐTM làm gì cho mệt. Nhưng đi khảo sát qua mấy cái thủy điện tư nhân ấy, thấy bà con đều như nằm cạnh quả bom vậy. Nhưng thấp cổ bé họng, kêu éo ai nghe. Nhấn mạnh là bà con trong vùng ảnh hưởng thì chả được lợi cái mẹ gì. Thiệt hại đủ mọi đường luôn.
Còn các cụ ngồi chém gió ở tít đâu đâu như em đây thì miễn bàn. Chả làm sao cả. Càng dư điện chém gió.
Vậy đấy.
Lợi cho những người có lợi. Hại cho những người bị hại. Vấn đề cụ là ai thôi.
Thủy điện nó có xả, thì cũng chỉ xả bằng cái mức nó nhận về từ thượng lưu. Tức là không có nó, thì hạ lưu cũng hứng chừng đấy nước. Cộng hưởng cái gì hả cụ?

Mà chả có thủy điện nào nó tích nước hàng ngày ở mức báo động cả. Nó tích ở mức thường, do vậy khi mưa nó còn giữ thêm một ít nước nữa lên đến mức nước báo động, sau đó nó mới xả. Cái lượng xả ra của nó chỉ bằng cái lượng chảy vào, nó không tạo thêm nước nữa. Tổng lượng lũ mà hạ lưu nhận được nếu có thủy điện bao giờ cũng nhỏ hơn tổng lượng lũ khi không có thủy điện.

Nguyên lý này em nghĩ chỉ cần thạo phép cộng trừ là không bao giờ nhầm chứ nhỉ, chả hiểu sao các cụ cứ gán cho thủy điện cái chức năng tạo lũ??? :))

Chắc tại trong đầu cứ âm vang cái từ "xả lũ" tức là lũ do thủy điện nó xả vào đầu dân :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,796
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhiều cụ chưa hiểu ý em nhé: em nói rằng ngay cái thuỷ điện Hoà Bình làm tốt, đem lại nhiều lợi ích mà khi làm còn rất nhiều chuyên gia e ngại, thậm chí phản đối. Vì vậy họ phải làm rất kỹ lưỡng để giảm thiểu các tác động xấu. Em không hề phản đối thuỷ điện nói chung, em ủng hộ. Em nghi ngại với những thuỷ điện xây không đúng chỗ lợi bất cập hại.
Ăn nhau ở cái qui mô phù hợp mới nói đến lợi hại, làm bé tý hin lại lấy số lượng nhiều ra để đọ công suất với thủy điện quI mô lớn, chả khác gì giải bài toán giao thông bằng cách dùng xe ôm thật đông làm thay việc của xe buýt.
Mà thủy điện càng nhỏ thì khi ít mưa khong đủ công suất phát để chạy máy bơm chống hạn, khi mưa to thì lo xả lũ cũng không chạy được máy bơm xả công suất lớn.

Thế làm thủy điện chỉ để thắp đèn??
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,796
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ lại chả hiểu tí gì hoặc cố tình không hiểu. Cái hồ đầy nước nó cũng giống cái chậu đầy nước ấy, cụ đổ vào bao nhiêu thì nó ra ngoài bấy nhiêu, nước tràn ra cũng giống như xả xuống hạ lưu thôi. Ngu gì nó xả bớt nước trong hồ đi để nó mất tiền phát điện à? Trong khi công trình nếu đập bê tông thì kể cả tràn đỉnh cũng không thể mất an toàn được. THủy điện Hố Hô đã bị tràn nước qua đỉnh đã vỡ đập đâu!
Cụ lại lờ chuyện thế năng tăng thêm do lượng nước lũ được đẩy lên tầm cao mới rồi
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,922
Động cơ
757,371 Mã lực
Câu nói thủy điện xả nước làm lũ chồng lũ là sai về bản chất do bọn lều báo sáng tạo ra nhét vào đầu dân.
Nhà máy thủy điện không tự tạo ra nước. Và theo quy trình xả lũ thì lưu lượng xả lũ xuống hạ lưu thường thấp hơn lưu lượng nước từ thượng lưu đổ về, tức là luôn làm giảm đi thiệt hại cho hạ lưu.
"Theo quy trình" thì đúng như cụ nói nhưng mà nhiều khi đếch theo quy trình.
Phản biện nó như thế này: lúc mới mưa, thủy điện hứng hết nước nên nước không chảy về hạ du...thủy điện hứng đầy rồi thì hạ du bắt đầu hứng nước, nước vẫn về nên hạ du bắt đầu ngập ... lúc này anh thủy điện thấy nguy cơ nên xả... thế là hạ du thời điểm này nhận cả nước mưa lẫn nước thủy điện.
Nếu thủy điện không tham gia thì hạ du nhận nước từ đầu thời điểm mưa nhưng rải đều ra...
......
trên đây là lý do người ta chửi thủy điện.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,464
Động cơ
209,333 Mã lực
Cụ ví von vậy chưa hẳn đã chính xác.
Với những thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình thì chức năng điều tiết lũ đúng như cụ nói. Cân bằng giữa phát điện và điều tiết nước.
Với thủy điện tư nhân đầu tư cỡ nhỏ, ông nào cũng lo đến túi tiền, kiểm soát vận hành chỉ chạy theo lợi ích của Chủ đầu tư, nên tích nước mọi lúc để phòng khi khô hạn không còn nước phát điện. Lúc các ông ấy xả nhiều nhất là lúc mưa to nhất, lũ lớn nhất. Bởi lúc đó hồ chứa đầy cmn hết, ko xả có khi vỡ đập. Mà lúc đó hạ lưu cũng mưa, cũng lũ.
Điều kiện cộng hưởng lại, hạ lưu đã ngập càng ngập hơn, lũ càng mạnh hơn. Dân dưới hạ lưu ảnh hưởng toàn tập. Cái này không còn là chém gió nữa đâu, cứ xem tivi tình hình thiệt hại do xả lũ mấy năm gần đây là biết thôi.
Em chả xem mấy cái ĐTM làm gì cho mệt. Nhưng đi khảo sát qua mấy cái thủy điện tư nhân ấy, thấy bà con đều như nằm cạnh quả bom vậy. Nhưng thấp cổ bé họng, kêu éo ai nghe. Nhấn mạnh là bà con trong vùng ảnh hưởng thì chả được lợi cái mẹ gì. Thiệt hại đủ mọi đường luôn.
Còn các cụ ngồi chém gió ở tít đâu đâu như em đây thì miễn bàn. Chả làm sao cả. Càng dư điện chém gió.
Vậy đấy.
Lợi cho những người có lợi. Hại cho những người bị hại. Vấn đề cụ là ai thôi.
Đập lớn người ta xả đáy để đón lũ. Khi đó nước xả ra nhiều hơn nước nhận vào, để hạ mực nước hồ đợi lũ to về. Lượng xả ra trong giới hạn để hạ du ngập có kiểm soát. Thường thì dân thấy trời không mưa nhưng vẫn bị thủy điện xả lũ gây gập nên chưởi, chứ có biết là nếu không ngập nhỏ bây giờ, đợi mưa to thì ngập gấp đôi.
Đập nhỏ không có chức năng cắt lũ thì họ xả tràn, nước về nhiêu xả đi bấy nhiêu.
 

MAYa

Xe hơi
Biển số
OF-53010
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
144
Động cơ
453,407 Mã lực
Ko đơn giản như thế đâu cụ ơi. Thủy điện rẻ nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như "thôn tính" hết rừng ở vùng lòng hồ, phần còn lại thì cũng bị ngâm trong nước, bùn và phân hủy tạo ra đủ thứ ko đó có cả CO2, CH4 chứ ko phải hoàn toàn sạch sẽ được, chưa kể việc đắp đập sẽ làm ngăn một số loài cá di cư, tạo 1 hệ sinh thái ngập nước lớn nhân tạo làm biến đổi hệ động, thực vật vùng lòng hồ.
Em nói các tác hại trên thì các cụ cũng đừng gào lên là em tắt máy đi để khỏi ảnh hưởng môi trường này nọ. Em ko phản đối việc phát điện dù là thủy điện, nhiệt điện hay điện tái tạo. Có điều thủy điện cũng chia ra làm mấy loại và thủy điện có hồ chứa để ngăn lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu....ko thể là cái bình phong cho các thủy điện hoàn toàn với mục đích phát điện được.
Nhiều cụ lập lờ giữa các loại thủy điện để đánh võng dẫn đến đánh đồng hết với nhau. Thủy điện lớn như bộ 3 em nhắc đến ở trên thì việc phân lũ, hỗ trợ thủy lợi được đặt lên rất cao nên việc tích nước quá ngưỡng hay xả nước để bà con lấy nước cấy cũng phải theo chỉ thị ở trên xuống còn với những thủy điện nhỏ khác thì đơn thuần là cái máy phát tiền nên rất khó để ràng buộc họ. Vậy nên mới có chuyện xả lũ mà ko báo trước (hay báo mà dân ko được biết) gây ra hậu quả như những năm trước vẫn bị.
Còn lý lẽ nhiều cụ hay đưa ra là thủy điện bé xả bằng lượng nước nhận về thì cũng như tự nhiên còn giữ lại được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu nhưng với các thủy điện tư nhân nhỏ này thì việc tính toán dự báo rồi hành động là cả 1 khoảng cách với các thủy điện lớn nên việc họ tích nước để phát điện đến khi gần đầy nhưng lại nhận được dự báo khả năng nước về lớn nên phải xả hết phần nước về và cả 1 phần tại hồ để tăng thêm khả năng dự trữ thì chả phải sẽ xả nhiều hơn tự nhiên xả lúc đó à.
Cụ ơi tất nhiên rồi, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên mọi phương diện.
Cái chính là đặt lên bàn cân giữa được và mất thì thủy điện đem lại nhiều lợi ích hơn rất rất nhiều so với tác hại. Ví dụ như giá điện hàng ngày toàn dân đang dùng là lợi ích toàn dân được hưởng từ tài nguyên thủy năng (giá thành sx đâu đó +/-1000 vnđ), phát thải lại thấp so với nhiệt điện. Các hồ chứa có tác dụng tích trữ nước dùng cho thủy lợi, nông nghiệp. Trong trường hợp lũ lớn phải xả hồ chứa thì có thời gian xả lũ mang tính chủ động (ít ra hạ du còn được thông báo trước mà lo chạy lũ). Quy định hiện nay là xây thủy điện mất bao nhiêu rừng, thì phải trồng lại diện tích rừng bấy nhiêu, hoặc thanh toán bằng tiền để nhà nước trồng lại. Người dân và chính quyền địa phương vùng sâu vùng xa lại có nguồn thu từ tạo việc làm, thuế.... Hồ chứa còn tận dùng cho dân thuê nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp, du lịch....

Tất cả điều trên đều kèm theo điều kiện đảm bảo tính toán khoa học, quản lý nhà nước chặt chẽ.... và đa phần đều đang như vậy, so với tổng thể công suất phát điện cả nước, thì một vài thủy điện nhỏ làm ẩu, làm không đúng quản lý hồ chứa, xả lũ không thông báo trước chỉ là phần rất nhỏ. Không vì thế mà đặt câu hỏi như kiểu lên án thủy điện chỉ có gây hại.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,796
Động cơ
434,773 Mã lực
Thủy điện nó có xả, thì cũng chỉ xả bằng cái mức nó nhận về từ thượng lưu. Tức là không có nó, thì hạ lưu cũng hứng chừng đấy nước. Cộng hưởng cái gì hả cụ?

Mà chả có thủy điện nào nó tích nước hàng ngày ở mức báo động cả. Nó tích ở mức thường, do vậy khi mưa nó còn giữ thêm một ít nước nữa lên đến mức nước báo động, sau đó nó mới xả. Cái lượng xả ra của nó chỉ bằng cái lượng chảy vào, nó không tạo thêm nước nữa. Tổng lượng lũ mà hạ lưu nhận được nếu có thủy điện bao giờ cũng nhỏ hơn tổng lượng lũ khi không có thủy điện.

Nguyên lý này em nghĩ chỉ cần thạo phép cộng trừ là không bao giờ nhầm chứ nhỉ, chả hiểu sao các cụ cứ gán cho thủy điện cái chức năng tạo lũ??? :))

Chắc tại trong đầu cứ âm vang cái từ "xả lũ" tức là lũ do thủy điện nó xả vào đầu dân :))
Em không cần biết, chỉ biết Bàng Đức bị tóm vì Quan công làm thủy điện nhỏ xả lũ vào đầu ếch chạy kịp, thế thôi.
 
Biển số
OF-567124
Ngày cấp bằng
3/5/18
Số km
193
Động cơ
148,228 Mã lực
Tuổi
39
Hậu quả mà xã hội phải chịu, tương lai con cháu phải chịu đấy mới là vấn đề lớn, tuy nhiên khi triển khai dự án chắc chắn họ đã tính đến các hậu quả rồi nhưng vì 2 chữ "lợi ích" mà bất chấp, không cần đến sự phát triển bền vững... họ đek quan tâm, (Việt Nam có rất nhiều, rất nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện..) không cần nói nhiều cũng biết mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường xã hội của các dự án này
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,922
Động cơ
757,371 Mã lực
Thủy điện nó có xả, thì cũng chỉ xả bằng cái mức nó nhận về từ thượng lưu. Tức là không có nó, thì hạ lưu cũng hứng chừng đấy nước. Cộng hưởng cái gì hả cụ?
Cụ có quan tâm đến khái niệm xả đáy và xả tràn không. Xả tràn thì cụ đúng chứ xả đáy thì chưa chắc.

Thậm chí xả tràn cũng chưa chắc đúng vì như cái phễu ấy, nước gom ở diện tích rộng rồi xả ở diện tích hẹp thì lực nước vẫn mạnh hơn.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
17,555
Động cơ
647,921 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Em đã từng làm ĐTM cho một số dự án có tính chất phức tạp về ảnh hưởng môi trường, phải nói là rất khó khăn và gian nan để có được quyết định phê duyệt. Theo đó, nếu tuân thủ những yêu cầu và cảnh báo thì gần như không dự án nào vượt qua được, tuy nhiên vẫn có những cách để có được ĐTM. Tóm lại, riêng về thủy điện và hồ thủy lợi thì có ĐTM hay không cũng vẫn 50-50 đánh cược với thiên nhiên.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top