[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Nó cũng chỉ loanh quanh chân cái đập TĐ thôi, Hà Nội có thấy nước nó chảy nhanh hơn đâu?
Sông Đà nó ghê ở cái thủy chế bất thường, phải qua đo đạc thường xuyên và qua nhiều năm những lúc tốc độ tăng vọt nguy hiểm mới thể hiện.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Cụ có thừa nhận những điều này không đã:
1. Ta cần so trước và sau khi có đập, trong cùng một điều kiện
2. Tốc độ dòng chảy khi có đập phụ thuộc vào thiết kế của đập
3. Cần có số liệu để kết luận dòng chảy tăng hay giảm. Không có số liệu thì không kết luận được gì.

Mời cụ.
Vậy cụ có số liệu không? Hay cũng chỉ viết văn? Mà các chuyên gia thuỷ điện thì chắc phải có đầy đủ số liệu chứ nhỉ?
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Vậy cụ có số liệu không? Hay cũng chỉ viết văn? Mà các chuyên gia thuỷ điện thì chắc phải có đầy đủ số liệu chứ nhỉ?
Em không có số. Thế cụ có không?
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Vật nhau với mấy ông dùng văn chương để bàn chuyện khoa học mệt lắm. Thôi chúc cụ dồi dào sức khỏe để tiếp tục nâng cao dân trí trong thớt này.

Mấy ông đấy tắc tị cái chuyện "thủy điện xả lũ" thì giờ xoay sang thế năng, nói như người lớn mà chả hiểu thế năng thì làm sao, tác động cái gì... haizzz
Ô, em không hiểu nên mới hỏi mà, sao các cụ nhanh dỗi thế? Giờ chắc phải mang ĐTM của các thuỷ điện cóc, bậc thang ra để nói chuyện nhỉ? Chứ các ĐBQH, rồi BT Bộ CT đến cả TTg cũng toàn nói chuyện văn chương, nào là “xem xét dừng các thuỷ điện vừa và nhỏ”, “không cấp phép thuỷ điện dùng 1m2 rừng tự nhiên” bla bla bla.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Em không có số. Thế cụ có không?
Thế thì các cụ cũng viết văn khác đek gì em. Em thì chỉ tin lời lãnh đạo cấp cao thôi:
5F90B772-6A20-4812-ACA7-1A4D6AF078D8.png
305E1454-4B2F-4ED0-8643-C11717F7C6C8.jpeg
A3092503-387E-4354-B806-78E831203F77.jpeg

Thuỷ điện cóc tốt thế cơ mà, phát triển mạnh lên chứ. Các chuyên gia thuỷ điện đâu hết rồi, sao lại để mấy ông từ Đoàn Đội đi lên nói nhăng nói cuội thế.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Thế thì các cụ cũng viết văn khác đek gì em. Em thì chỉ tin lời lãnh đạo cấp cao thôi:
5F90B772-6A20-4812-ACA7-1A4D6AF078D8.png
305E1454-4B2F-4ED0-8643-C11717F7C6C8.jpeg
A3092503-387E-4354-B806-78E831203F77.jpeg

Thuỷ điện cóc tốt thế cơ mà, phát triển mạnh lên chứ. Các chuyên gia thuỷ điện đâu hết rồi, sao lại để mấy ông từ Đoàn Đội đi lên nói nhăng nói cuội thế.
Em chỉ kêu gọi ai có số thì đưa ra, nếu không có số, chúng ta hãy tranh luận vấn đề nguyên tắc chung của thuỷ điện, và đừng kết luận về tình huống cụ thể nếu không có số liệu.
Cụ có đồng ý với em không?
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Em chỉ kêu gọi ai có số thì đưa ra, nếu không có số, chúng ta hãy tranh luận vấn đề nguyên tắc chung của thuỷ điện, và đừng kết luận về tình huống cụ thể nếu không có số liệu.
Cụ có đồng ý với em không?
Cái này thì đồng ý luôn.
Thuỷ điện, cũng như mọi thứ khác, đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực đối với con người. Vì vậy khi lựa chọn thì phải cân nhắc, lợi nhiều hơn hại thì mới làm. Nếu hại nhiều hơn lợi mà vẫn làm thì phải xem xét trách nhiệm và xử lý để không lặp lại nữa.
Cụ có đồng ý với em không?
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Cái này thì đồng ý luôn.
Thuỷ điện, cũng như mọi thứ khác, đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực đối với con người. Vì vậy khi lựa chọn thì phải cân nhắc, lợi nhiều hơn hại thì mới làm. Nếu hại nhiều hơn lợi mà vẫn làm thì phải xem xét trách nhiệm và xử lý để không lặp lại nữa.
Cụ có đồng ý với em không?
Em đồng ý.
Như vậy cụ muốn tranh luận về việc quản lý cấp phép và vận hành thuỷ điện trong tương lai, và ta chấm dứt cãi vã về vai trò của thuỷ điện trong trận lũ vừa rồi, trừ khi có dữ liệu thuỷ văn để chứng minh lũ vừa rồi là do thuỷ điện hoặc do công tác quản lý vận hành thuỷ điện.
Đó có phải ý của cụ không?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Em chỉ kêu gọi ai có số thì đưa ra, nếu không có số, chúng ta hãy tranh luận vấn đề nguyên tắc chung của thuỷ điện, và đừng kết luận về tình huống cụ thể nếu không có số liệu.
Cụ có đồng ý với em không?
Cái này thì đồng ý luôn.
Thuỷ điện, cũng như mọi thứ khác, đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực đối với con người. Vì vậy khi lựa chọn thì phải cân nhắc, lợi nhiều hơn hại thì mới làm. Nếu hại nhiều hơn lợi mà vẫn làm thì phải xem xét trách nhiệm và xử lý để không lặp lại nữa.
Cụ có đồng ý với em không?
Chỉ những khi biến cố sạt lở xảy ra ồ ạt và chưa có tiên lệ ở miền Trung, nơi thường xuyên bão lũ, thông tin cụ thể và hậu quả trực tiếp đưa hết lên báo thì các Ofer mới có cái mà chém, chém theo nguyên lý đã thấy đầy bất cập. Nếu bây giờ mà vác số liệu ra chém thì phải lạp forrum chuyên ngành (hình như có rồi, các cụ hội đâ-j lớn lại không chém chuyện đập nhỏ tác hại lớn).
Bây giờ tiếp tục chém gió khi lượng thông tin trên media chỉ có thế thì dễ là chém lung tung.
Thế thì lại đợi mùa bão năm sau, chứ ngồi múa phím tại gia biết đâu nơi rừng xanh núi đỏ các anh hào lưng dắt chủ trương, tay xẻng tay xúc múa những đường bí hiểm gì
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Em đồng ý.
Như vậy cụ muốn tranh luận về việc quản lý cấp phép và vận hành thuỷ điện trong tương lai, và ta chấm dứt cãi vã về vai trò của thuỷ điện trong trận lũ vừa rồi, trừ khi có dữ liệu thuỷ văn để chứng minh lũ vừa rồi là do thuỷ điện hoặc do công tác quản lý vận hành thuỷ điện.
Đó có phải ý của cụ không?
Phải nói rõ là vai trò THUỶ ĐIỆN CÓC, THUỶ ĐIỆN GỖ trong việc sạt lở vừa qua đã khá rõ về nguyên lý và dễ là tiền đề cho một thế hệ tiến sĩ (nếu dũng cảm). Nếu dữ liệu thuỷ văn chứng minh được theo đúng khoa học và toán học cụ thể từng trận lũ, trận sạt vai trò của từng công trình, từng nhát chặt cây, cú múc đất thì, thì....

Tằng tằng, em nhẹ bước chân tiên
Gió mây nâng gót nắng trời đội trên
Đường trần thôi nhé, từ đây
Em là em tếch, nhẹ như hươu thềm.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Phải nói rõ là vai trò THUỶ ĐIỆN CÓC, THUỶ ĐIỆN GỖ trong việc sạt lở vừa qua đã khá rõ về nguyên lý và dễ là tiền đề cho một thế hệ tiến sĩ (nếu dũng cảm). Nếu dữ liệu thuỷ văn chứng minh được theo đúng khoa học và toán học cụ thể từng trận lũ, trận sạt vai trò của từng công trình, từng nhát chặt cây, cú múc đất thì, thì....

Tằng tằng, em nhẹ bước chân tiên
Gió mây nâng gót nắng trời đội trên
Đường trần thôi nhé, từ đây
Em là em tếch, nhẹ như hươu thềm.
Không có số liệu thì kết luận bằng gì hả cụ?
Kể cả chuyện đã qua, không có số liệu không ai kết luận được.
Nếu cụ tin vào điều cụ tin, và cụ không muốn nó lặp lại, hãy đấu tranh để lần sau có số liệu. Chứ không có số liệu mà kết luận thì không thuyết phục được ai đâu.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Chỉ những khi biến cố sạt lở xảy ra ồ ạt và chưa có tiên lệ ở miền Trung, nơi thường xuyên bão lũ, thông tin cụ thể và hậu quả trực tiếp đưa hết lên báo thì các Ofer mới có cái mà chém, chém theo nguyên lý đã thấy đầy bất cập. Nếu bây giờ mà vác số liệu ra chém thì phải lạp forrum chuyên ngành (hình như có rồi, các cụ hội đâ-j lớn lại không chém chuyện đập nhỏ tác hại lớn).
Bây giờ tiếp tục chém gió khi lượng thông tin trên media chỉ có thế thì dễ là chém lung tung.
Thế thì lại đợi mùa bão năm sau, chứ ngồi múa phím tại gia biết đâu nơi rừng xanh núi đỏ các anh hào lưng dắt chủ trương, tay xẻng tay xúc múa những đường bí hiểm gì
Có thực là sạt lở xảy ra ồ ạt chưa từng có tiền lệ hay không? Ta cần nhiều hơn là một kết luận cảm tính.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Chỉ những khi biến cố sạt lở xảy ra ồ ạt và chưa có tiên lệ ở miền Trung, nơi thường xuyên bão lũ, thông tin cụ thể và hậu quả trực tiếp đưa hết lên báo thì các Ofer mới có cái mà chém, chém theo nguyên lý đã thấy đầy bất cập. Nếu bây giờ mà vác số liệu ra chém thì phải lạp forrum chuyên ngành (hình như có rồi, các cụ hội đâ-j lớn lại không chém chuyện đập nhỏ tác hại lớn).
Bây giờ tiếp tục chém gió khi lượng thông tin trên media chỉ có thế thì dễ là chém lung tung.
Thế thì lại đợi mùa bão năm sau, chứ ngồi múa phím tại gia biết đâu nơi rừng xanh núi đỏ các anh hào lưng dắt chủ trương, tay xẻng tay xúc múa những đường bí hiểm gì
Thế mưa hàng thước nước trong vòng ít ngày có tiền lệ ở miền Trung chưa ah cụ ???
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,775 Mã lực
Phải nói rõ là vai trò THUỶ ĐIỆN CÓC, THUỶ ĐIỆN GỖ trong việc sạt lở vừa qua đã khá rõ về nguyên lý và dễ là tiền đề cho một thế hệ tiến sĩ (nếu dũng cảm). Nếu dữ liệu thuỷ văn chứng minh được theo đúng khoa học và toán học cụ thể từng trận lũ, trận sạt vai trò của từng công trình, từng nhát chặt cây, cú múc đất thì, thì....
Rõ những nguyên lý gì cụ nhỉ?
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,188
Động cơ
200,741 Mã lực
GS Nguyễn Lân Hiếu (Nguyen Lan Hieu) vừa có bài phát biểu trước Quốc hội, sau đó anh chia sẻ trên trang cá nhân:
"Cảm ơn những người bạn dù là ngoài đời như Gs Tuấn, Jang kều, Công Vinh, Thủy Tiên hay chỉ quen trên FB Huy Nguyen, Lao Ta... đã cho tôi kiến thức và cảm hứng để có bài phát biểu hôm nay ở Hội trường Quốc Hội.
"Kính thưa Quốc Hội,
Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam.
Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.
Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay.
Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương.
Vừa trở về từ miền trung hôm kia, tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột yêu thương, nhưng thảm hỏa sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi.
Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động hoặc thậm chí còn được cấp giấy phép mới...
Nếu vậy sẽ lại còn những trận lụt lịch sử, những cột mốc tang thương nữa phải ghi nhận.
Chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ.
Việc này thật khó vì thay đổi trên giấy tờ văn bản chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy chẳng dễ tẹo nào.
Đơn cử khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ quý tự nhiên là đẹp hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương hay lim sến táu...
Rồi tự huyễn hoặc là gỗ của mình nhập khẩu từ Lào, Miến... không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam.
Philipine là quốc gia chịu bão nhiều nhất Đông Nam Á nên chúng ta có thể học rất nhiều từ phía bạn.
Họ giữ rừng, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước con người trước sự giận dữ của thiên nhiên.
Siêu bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philipine đã hạ cấp độ nguy hiểm là ví dụ rõ ràng nhất.
Bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu từ tư duy, mà tư duy là phải nhờ giáo dục mà có.
Với cách giáo dục như hiện nay việc hình thành một tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn.
Chúng ta thử hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua thử nghiệm rõ ràng, đang học lại thay đổi bổ sung, sửa chữa hay đính chính.
Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và nói dối.
Những hiện tượng kỳ lạ của xã hội như Khá Bảnh sẽ ngày càng phổ biến vì giá trị cốt lõi không được nhà trường vun đắp từ những năm chập chững bước vào đời.
Mượn câu nói của vị giáo sư nổi tiếng Richard Feynman "Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, số môn đồ, bằng cấp, và danh xưng. Hãy ấn tượng với những tấm lòng tử tế, chánh trực, khiêm cung, và rộng lượng".
Làm sao chúng ta dậy được con cháu mình những điều tưởng rất đơn giản nhưng sẽ là nền móng của sự phát triển đất nước vững chắc trong tương lai.
Đừng để cho những tiền bạc, bằng cấp, danh xưng làm choáng ngợp.
Nếu có ấn tượng thì nên dành sự ấn tượng cho những tấm lòng tử tế, khiêm cung, và rộng lượng.
Và tôi tin Việt Nam sẽ có thật nhiều những người trẻ tuổi thông minh tài giỏi đầy khát vọng nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như đôi vợ chồng Công Vinh Thủy Tiên.
Đấy cũng là hình ảnh mà tôi gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn gian khổ trên khắp đất nước.
Tinh thần tương thân, bác ái là bản chất, là truyền thống của dân tộc ta, nếu có trách chỉ nên suy nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thực sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chi công và lòng yêu thương con người sẽ ngày càng nhân rộng.
Thưa Quốc Hội, Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như là một qui luật của thiên nhiên.
Chính vì vậy không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác.
Chúng ta cần có chiến lược LÂU DÀI để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt. 
Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia và có sự đóng góp của nhiều chuyên gia.
Từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn các dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành các thủy điện mới và cũ đến những việc cấp thiết như cập nhật vẽ bản độ sạt lở khắp các tỉnh thành phố, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hữu hiệu quả hơn, hay có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt...
Có vậy người dân mà ở đây là những người nghèo, yếu thế cũng như những ngành chức năng bộ đội, công an, y tế, ... mới tránh được những tổn thất hy sinh vô cùng đau xót.
Xin cảm ơn sư lắng nghe của Quốc Hội.""
 

Truongvm81

Xe máy
Biển số
OF-545350
Ngày cấp bằng
11/12/17
Số km
73
Động cơ
161,971 Mã lực
Tuổi
43
Trách nhiệm tại em, lỗi tại em. Em nhận lỗi trước các cụ
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,850
Động cơ
422,906 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
GS Nguyễn Lân Hiếu (Nguyen Lan Hieu) vừa có bài phát biểu trước Quốc hội, sau đó anh chia sẻ trên trang cá nhân:
"Cảm ơn những người bạn dù là ngoài đời như Gs Tuấn, Jang kều, Công Vinh, Thủy Tiên hay chỉ quen trên FB Huy Nguyen, Lao Ta... đã cho tôi kiến thức và cảm hứng để có bài phát biểu hôm nay ở Hội trường Quốc Hội.
"Kính thưa Quốc Hội,
Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam.
Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.
Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay.
Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương.
Vừa trở về từ miền trung hôm kia, tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột yêu thương, nhưng thảm hỏa sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi.
Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động hoặc thậm chí còn được cấp giấy phép mới...
Nếu vậy sẽ lại còn những trận lụt lịch sử, những cột mốc tang thương nữa phải ghi nhận.
Chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ.
Việc này thật khó vì thay đổi trên giấy tờ văn bản chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy chẳng dễ tẹo nào.
Đơn cử khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ quý tự nhiên là đẹp hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương hay lim sến táu...
Rồi tự huyễn hoặc là gỗ của mình nhập khẩu từ Lào, Miến... không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam.
Philipine là quốc gia chịu bão nhiều nhất Đông Nam Á nên chúng ta có thể học rất nhiều từ phía bạn.
Họ giữ rừng, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước con người trước sự giận dữ của thiên nhiên.
Siêu bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philipine đã hạ cấp độ nguy hiểm là ví dụ rõ ràng nhất.
Bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu từ tư duy, mà tư duy là phải nhờ giáo dục mà có.
Với cách giáo dục như hiện nay việc hình thành một tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn.
Chúng ta thử hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua thử nghiệm rõ ràng, đang học lại thay đổi bổ sung, sửa chữa hay đính chính.
Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và nói dối.
Những hiện tượng kỳ lạ của xã hội như Khá Bảnh sẽ ngày càng phổ biến vì giá trị cốt lõi không được nhà trường vun đắp từ những năm chập chững bước vào đời.
Mượn câu nói của vị giáo sư nổi tiếng Richard Feynman "Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, số môn đồ, bằng cấp, và danh xưng. Hãy ấn tượng với những tấm lòng tử tế, chánh trực, khiêm cung, và rộng lượng".
Làm sao chúng ta dậy được con cháu mình những điều tưởng rất đơn giản nhưng sẽ là nền móng của sự phát triển đất nước vững chắc trong tương lai.
Đừng để cho những tiền bạc, bằng cấp, danh xưng làm choáng ngợp.
Nếu có ấn tượng thì nên dành sự ấn tượng cho những tấm lòng tử tế, khiêm cung, và rộng lượng.
Và tôi tin Việt Nam sẽ có thật nhiều những người trẻ tuổi thông minh tài giỏi đầy khát vọng nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như đôi vợ chồng Công Vinh Thủy Tiên.
Đấy cũng là hình ảnh mà tôi gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn gian khổ trên khắp đất nước.
Tinh thần tương thân, bác ái là bản chất, là truyền thống của dân tộc ta, nếu có trách chỉ nên suy nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thực sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chi công và lòng yêu thương con người sẽ ngày càng nhân rộng.
Thưa Quốc Hội, Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như là một qui luật của thiên nhiên.
Chính vì vậy không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác.
Chúng ta cần có chiến lược LÂU DÀI để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt. 
Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia và có sự đóng góp của nhiều chuyên gia.
Từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn các dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành các thủy điện mới và cũ đến những việc cấp thiết như cập nhật vẽ bản độ sạt lở khắp các tỉnh thành phố, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hữu hiệu quả hơn, hay có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt...
Có vậy người dân mà ở đây là những người nghèo, yếu thế cũng như những ngành chức năng bộ đội, công an, y tế, ... mới tránh được những tổn thất hy sinh vô cùng đau xót.
Xin cảm ơn sư lắng nghe của Quốc Hội.""
Cũng chỉ hô hào theo trend như các thế hệ Lđ hàng mấy mươi năm nay, chả có gì mới mẻ cả:D cuộc chiến sinh tồn với mẹ thiên nhiên vẫn phải tiếp nối từ thuở Sơn tinh Thủy tinh hàng nghìn năm trước:)
 

LienPhuong

Xe điện
Biển số
OF-403748
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
2,774
Động cơ
257,088 Mã lực
Cũng chỉ hô hào theo trend như các thế hệ Lđ hàng mấy mươi năm nay, chả có gì mới mẻ cả:D cuộc chiến sinh tồn với mẹ thiên nhiên vẫn phải tiếp nối từ thuở Sơn tinh Thủy tinh hàng nghìn năm trước:)
Thế theo cụ thì làm gì, im mồm là tử tế à. Anh Hiếu là lãnh đạo bệnh viện và cũng chỉ là đại biểu quốc hội chứ có phải lãnh đạo nhà nước đâu mà một lãnh đạo đơn lẻ còn chẳng tác động được gì cả, nhưng nói vẫn phải nói, gió ít góp nhiều thành bão. Bớt auto chê đi cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top