- Biển số
- OF-89405
- Ngày cấp bằng
- 22/3/11
- Số km
- 4,256
- Động cơ
- 496,748 Mã lực
Hôm nay Họp quốc hội cũng đã thừa nhận rồi nhé.
Các cụ hết tranh luận nữa nhé!
# COVID-19
2SAO| TINTUCONLINE| INFONET| ICTNEWS| MULTIMEDIA| ENGLISH| TUYỂN DỤNG
Go
#Sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3
#Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Miền Trung
#'Lạm thu' đang xâm phạm những giá trị cốt lõi của giáo dục
#Hoa hậu Việt Nam 2020
#Sạt lở ở Quảng Nam
#Tin bão số 9 Molave mới nhất
#Lũ lụt ở Miền Trung
◄►
Close
Mobile0923 457 788 (Hà Nội) | 0962 237 788 (Tp.HCM)
05/11/2020 08:16:04 (GMT +7)
TUANVIETNAM
❯THÔNG TIN ĐA CHIỀU
Face Book
Twitter
Bình luận
Tin nóng
Quốc hội, rừng, thủy điện nhỏ và lũ lụt
04/11/2020 16:28 GMT+7
Phiên thảo luận đầu tiên của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội được truyền hình, phát thanh trực tiếp hôm qua đã thu hút đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
Những cái đã mất, liệu có lấy lại được không?
Thủ phạm gây thảm họa ở miền Trung
Xem người Hungary nắn sông, người Hà Lan đắp đê chống lũ
Bên cạnh những đánh giá tích cực về hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ khi nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo lắng trước những biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết khi đã gây ra không ít đau thương, mất mát cho người dân miền Trung chỉ trong một thời gian ngắn, mà nguyên nhân, được cho là do rừng tự nhiên bị mất và tình trạng nở rộ các nhà máy thủy điện nhỏ.
Xin đừng quá đơn giản khi cho rằng lở đất là do mưa nhiều
Có lẽ nỗi đau quá lớn của người dân miền Trung đã làm cho không ít đại biểu Quốc hội bức xúc, nói nhiều đến tình trạng mất rừng - yếu tố được cho là nguyên nhân trực tiếp làm tăng độ hung dữ cho lũ lụt trong tháng 10 vừa rồi.
Là quốc gia ven biển, đối mặt với thiên tai hằng năm vốn là chuyện bình thường. Sống ở dải đất hẹp miền Trung nắng lắm mưa nhiều, lưng dựa vào dãy Trường Sơn với núi cao, sông ngắn, chưa bao giờ người dân nơi đây tự cho mình một ngày được an lòng trước những cơn cuồng nộ của đất trời. Bởi vậy, sống chung với bão, lũ, hạn hán vốn đã là số phận mà người miền Trung từ khi sinh ra đã phải mặc nhiên đón nhận và tìm cách thích nghi.
Thế nhưng, chưa bao giờ mà chỉ trong mấy tuần, vùng đất này lại phải liên tục đón nhận nhiều cơn bão, nhiều trận lũ lụt, nhiều vụ sạt lở núi kinh hoàng, làm chết nhiều người như thế.
Đã có nhiều cách giải thích khác nhau từ các nhà chuyên môn, người có trách nhiệm về tình trạng này. Tuy nhiên, xin đừng quá đơn giản khi cho rằng lở đất là do mưa nhiều. Nói thế, khác gì bảo với dân là cháy nhà là do lửa. Xin đừng bảo rằng “lở đất, sạt lở núi là kẻ thù giấu mặt” khi đó là việc chúng ta có thể dự đoán trước, thậm chí là thấy trước.
Không ai phủ nhận rằng vì mưa nhiều nên đất đá ngậm nước, dễ xảy ra sạt trượt. Thế nhưng có một điều cần phải khẳng định là sự tác động của con người cũng đã góp phần làm cho những thảm họa này đến nhanh hơn và dữ dằn hơn.
Nếu rừng tự nhiên không bị phá để làm nương rẫy, để thay thế bằng các dự án trồng cây nguyên liệu giấy; Nếu rừng tự nhiên không bị rút ruột bởi lâm tặc thực sự và lâm tặc trá hình; Nếu thảm thực bì của rừng tự nhiên không bị cạo trọc; Nếu con người không bất chấp tất cả để phá núi mở đường, ngăn sông đắp đập, treo những túi nước khổng lồ trên đầu dân thì chắc chắn, không có nhiều những trận lũ ống, lũ quét tàn phá kinh hoàng cuộc sống con người như mấy năm gần đây.
Không thể chủ quan
Vì vậy, dù không ai phủ nhận thành tích trồng rừng với hơn 14,6 triệu ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng hơn 4,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ xấp xỉ 42% mà Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường mang ra so sánh với tỉ lệ che phủ rừng của thế giới (chỉ bình quân 29%), các đại biểu Quốc hội cũng không thể an lòng về độ che phủ rừng đã thực sự được phục hồi! Khi mà rừng tự nhiên bị rỗng ruột, rừng trồng thì chu kỳ khai thác ngắn ngủi chỉ 5-7 năm, mà toàn là cây nguyên liệu giấy, giá trị phòng hộ thấp, thảm thực bì hầu như không có gì, để đến 95% lượng nước mưa chảy trôi tuột trên mặt đất.
Cho nên, không thể chủ quan, càng không thể tự mãn với thành tích trồng rừng mà quên đi sự cẩn trọng cần thiết trước khi cấp phép triển khai một dự án nào đó có khả năng đe dọa đến sự còn - mất của rừng.
Giữa những luồng ý kiến khác nhau về thủy điện nhỏ, dù không tranh luận trực diện với Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trong phiên thảo luận tại tổ ngày 2/11, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cũng phải thừa nhận rằng "các hoạt động nhân sinh trong quá trình xây dựng đường sá, thủy điện, cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh khác, cả quy hoạch lẫn tự phát, trong nhiều trường hợp tạo taluy, làm mất chân sườn dốc, làm mất ổn định sườn dốc... cũng đóng vai trò ngày càng lớn trong việc gây ra trượt lở hoặc làm trầm trọng thêm các thiệt hại”.
Từ đó, ông kiến nghị phải đánh giá kỹ hơn địa chất mỗi khu vực khi phát triển các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, để có thể đối phó và đưa ra những giải pháp phòng ngừa.
Còn các nữ đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), Triệu Thị Thu Phương (đoàn Bắc Kạn) đề nghị phải gắn vấn đề an ninh năng lượng với công tác phòng, chống thiên tai, bão lụt. Từ đó có giải pháp toàn diện hơn về việc bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, an toàn hồ đập, vấn đề xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, vấn đề quy hoạch xây dựng hạ tầng.
Trong bối cảnh hiện nay, theo các đại biểu này, không còn cách nào khác là tiếp tục khoanh nuôi, bảo vệ rừng tái sinh. Bởi còn rừng là còn nước, còn rừng là giảm nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, là sẽ không còn những cái chết oan uổng vì thiên tai. Muốn làm được điều đó, cần có cơ chế thích hợp từ Chính phủ, khi lồng ghép vấn đề khoanh nuôi, bảo vệ rừng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Lo cho dân bằng cơ chế và sự nghiêm minh của pháp luật
Không ai phủ nhận vai trò của thủy điện đối với nền kinh tế mà chỉ là không an lòng với thủy điện nhỏ. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương, chính quyền các địa phương khẩn trương đánh giá lại việc đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, cần loại bỏ các dự án thủy điện vừa và nhỏ ra khỏi quy hoạch điện đến năm 2030.
Bởi “trong thực tế, việc làm thủy điện vừa và nhỏ như vừa qua là lợi bất cập hại; sông, suối cạn kiệt nước khi thủy điện tích nước và ngập úng khi thủy điện xả nước. Các hồ thủy điện chưa phát huy được vai trò thủy lợi, điều tiết nước cho các lưu vực hạ lưu, rừng và cây rừng, tài nguyên bị các chủ đầu tư khai thác triệt để. Cử tri cho rằng thực chất của việc đầu tư thủy điện nhỏ là khai thác gỗ và tài nguyên một cách hợp pháp” (đại biểu Nguyễn Thị Xuân).
Chưa thấy giá trị kinh tế mà mấy nhà máy thủy điện nhỏ ở Rào Trăng mang lại, đã thấy sự mất mát không thể nào bù đắp khi gần 30 mạng người đã bị đất đá vùi lấp ngay dưới chân công trình. Những người đặt bút ký cấp phép cho những thủy điện nhỏ này mọc lên giữa rừng nghĩ gì! Doanh nghiệp đầu tư thủy điện đã ở đâu khi công nhân bị vùi lấp, cán bộ chiến sĩ đi cứu hộ công nhân bị hy sinh!
Thương dân, giúp dân trong cơn hoạn nạn là truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, là tinh thần “ lá lành đùm lá rách” của dân tộc, là nghĩa cử nhân ái của các nhà hảo tâm, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội... Thủ tướng có thể thăm dân, động viên nhân dân trong hoạn nạn, nhưng Chính phủ không thể cứ giúp dân, lo cho dân có cuộc sống tốt hơn bằng tình thương, mà phải là bằng cơ chế, bằng sự nghiêm minh của pháp luật. Ở đây là pháp luật liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ môi trường, là sự tuân thủ qui hoạch trong phát triển kinh tế.
Dẫu biết rằng thiên tai là điều bất khả kháng nhưng không thể cứ để cho rừng đầu nguồn bị phá vô tội vạ, sông suối bị rút ruột không thương tiếc, để rồi năm nào cũng phải tốn tiền của khắc phục hậu quả thiên tai. Nhà cửa, ruộng vườn hư hỏng có thể làm lại, nhưng mạng người thì lấy gì để bù đắp!
Các cụ hết tranh luận nữa nhé!
# COVID-19
2SAO| TINTUCONLINE| INFONET| ICTNEWS| MULTIMEDIA| ENGLISH| TUYỂN DỤNG
Go
- Trang chủ
- Chính trị
- Talks
- Thời sự
- Kinh doanh
- Giải trí
- Thế giới
- Giáo dục
- Đời sống
- Pháp luật
- Thể thao
- Công nghệ
- Sức khỏe
- Bất động sản
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Xe
- Video
- Full Cate
#Sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3
#Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Miền Trung
#'Lạm thu' đang xâm phạm những giá trị cốt lõi của giáo dục
#Hoa hậu Việt Nam 2020
#Sạt lở ở Quảng Nam
#Tin bão số 9 Molave mới nhất
#Lũ lụt ở Miền Trung
◄►
Mobile0923 457 788 (Hà Nội) | 0962 237 788 (Tp.HCM)
05/11/2020 08:16:04 (GMT +7)
TUANVIETNAM
❯THÔNG TIN ĐA CHIỀU
Face Book
Bình luận
Tin nóng
Quốc hội, rừng, thủy điện nhỏ và lũ lụt
04/11/2020 16:28 GMT+7
Phiên thảo luận đầu tiên của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội được truyền hình, phát thanh trực tiếp hôm qua đã thu hút đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
Những cái đã mất, liệu có lấy lại được không?
Thủ phạm gây thảm họa ở miền Trung
Xem người Hungary nắn sông, người Hà Lan đắp đê chống lũ
Bên cạnh những đánh giá tích cực về hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ khi nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo lắng trước những biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết khi đã gây ra không ít đau thương, mất mát cho người dân miền Trung chỉ trong một thời gian ngắn, mà nguyên nhân, được cho là do rừng tự nhiên bị mất và tình trạng nở rộ các nhà máy thủy điện nhỏ.
Xin đừng quá đơn giản khi cho rằng lở đất là do mưa nhiều
Có lẽ nỗi đau quá lớn của người dân miền Trung đã làm cho không ít đại biểu Quốc hội bức xúc, nói nhiều đến tình trạng mất rừng - yếu tố được cho là nguyên nhân trực tiếp làm tăng độ hung dữ cho lũ lụt trong tháng 10 vừa rồi.
Sống chung với bão, lũ, hạn hán vốn đã là số phận mà người miền Trung từ khi sinh ra đã phải mặc nhiên đón nhận và tìm cách thích nghi. Ảnh: Thanh Tùng |
Thế nhưng, chưa bao giờ mà chỉ trong mấy tuần, vùng đất này lại phải liên tục đón nhận nhiều cơn bão, nhiều trận lũ lụt, nhiều vụ sạt lở núi kinh hoàng, làm chết nhiều người như thế.
Đã có nhiều cách giải thích khác nhau từ các nhà chuyên môn, người có trách nhiệm về tình trạng này. Tuy nhiên, xin đừng quá đơn giản khi cho rằng lở đất là do mưa nhiều. Nói thế, khác gì bảo với dân là cháy nhà là do lửa. Xin đừng bảo rằng “lở đất, sạt lở núi là kẻ thù giấu mặt” khi đó là việc chúng ta có thể dự đoán trước, thậm chí là thấy trước.
Không ai phủ nhận rằng vì mưa nhiều nên đất đá ngậm nước, dễ xảy ra sạt trượt. Thế nhưng có một điều cần phải khẳng định là sự tác động của con người cũng đã góp phần làm cho những thảm họa này đến nhanh hơn và dữ dằn hơn.
Nếu rừng tự nhiên không bị phá để làm nương rẫy, để thay thế bằng các dự án trồng cây nguyên liệu giấy; Nếu rừng tự nhiên không bị rút ruột bởi lâm tặc thực sự và lâm tặc trá hình; Nếu thảm thực bì của rừng tự nhiên không bị cạo trọc; Nếu con người không bất chấp tất cả để phá núi mở đường, ngăn sông đắp đập, treo những túi nước khổng lồ trên đầu dân thì chắc chắn, không có nhiều những trận lũ ống, lũ quét tàn phá kinh hoàng cuộc sống con người như mấy năm gần đây.
Không thể chủ quan
Vì vậy, dù không ai phủ nhận thành tích trồng rừng với hơn 14,6 triệu ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng hơn 4,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ xấp xỉ 42% mà Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường mang ra so sánh với tỉ lệ che phủ rừng của thế giới (chỉ bình quân 29%), các đại biểu Quốc hội cũng không thể an lòng về độ che phủ rừng đã thực sự được phục hồi! Khi mà rừng tự nhiên bị rỗng ruột, rừng trồng thì chu kỳ khai thác ngắn ngủi chỉ 5-7 năm, mà toàn là cây nguyên liệu giấy, giá trị phòng hộ thấp, thảm thực bì hầu như không có gì, để đến 95% lượng nước mưa chảy trôi tuột trên mặt đất.
Bộ Công thương rất cẩn trọng với việc xây dựng thủy điện. Năm 2017, Bộ ra văn bản chỉ đạo chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 MW. Từ 2012-2019, Bộ đã phối hợp với UBND các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. |
Giữa những luồng ý kiến khác nhau về thủy điện nhỏ, dù không tranh luận trực diện với Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trong phiên thảo luận tại tổ ngày 2/11, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cũng phải thừa nhận rằng "các hoạt động nhân sinh trong quá trình xây dựng đường sá, thủy điện, cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh khác, cả quy hoạch lẫn tự phát, trong nhiều trường hợp tạo taluy, làm mất chân sườn dốc, làm mất ổn định sườn dốc... cũng đóng vai trò ngày càng lớn trong việc gây ra trượt lở hoặc làm trầm trọng thêm các thiệt hại”.
Từ đó, ông kiến nghị phải đánh giá kỹ hơn địa chất mỗi khu vực khi phát triển các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, để có thể đối phó và đưa ra những giải pháp phòng ngừa.
Còn các nữ đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), Triệu Thị Thu Phương (đoàn Bắc Kạn) đề nghị phải gắn vấn đề an ninh năng lượng với công tác phòng, chống thiên tai, bão lụt. Từ đó có giải pháp toàn diện hơn về việc bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, an toàn hồ đập, vấn đề xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, vấn đề quy hoạch xây dựng hạ tầng.
Trong bối cảnh hiện nay, theo các đại biểu này, không còn cách nào khác là tiếp tục khoanh nuôi, bảo vệ rừng tái sinh. Bởi còn rừng là còn nước, còn rừng là giảm nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, là sẽ không còn những cái chết oan uổng vì thiên tai. Muốn làm được điều đó, cần có cơ chế thích hợp từ Chính phủ, khi lồng ghép vấn đề khoanh nuôi, bảo vệ rừng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Lo cho dân bằng cơ chế và sự nghiêm minh của pháp luật
Không ai phủ nhận vai trò của thủy điện đối với nền kinh tế mà chỉ là không an lòng với thủy điện nhỏ. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương, chính quyền các địa phương khẩn trương đánh giá lại việc đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, cần loại bỏ các dự án thủy điện vừa và nhỏ ra khỏi quy hoạch điện đến năm 2030.
ĐBQH Nguyễn Thị Xuân: Cử tri cho rằng thực chất của việc đầu tư thủy điện nhỏ là khai thác gỗ và tài nguyên một cách hợp pháp |
Chưa thấy giá trị kinh tế mà mấy nhà máy thủy điện nhỏ ở Rào Trăng mang lại, đã thấy sự mất mát không thể nào bù đắp khi gần 30 mạng người đã bị đất đá vùi lấp ngay dưới chân công trình. Những người đặt bút ký cấp phép cho những thủy điện nhỏ này mọc lên giữa rừng nghĩ gì! Doanh nghiệp đầu tư thủy điện đã ở đâu khi công nhân bị vùi lấp, cán bộ chiến sĩ đi cứu hộ công nhân bị hy sinh!
Thương dân, giúp dân trong cơn hoạn nạn là truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, là tinh thần “ lá lành đùm lá rách” của dân tộc, là nghĩa cử nhân ái của các nhà hảo tâm, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội... Thủ tướng có thể thăm dân, động viên nhân dân trong hoạn nạn, nhưng Chính phủ không thể cứ giúp dân, lo cho dân có cuộc sống tốt hơn bằng tình thương, mà phải là bằng cơ chế, bằng sự nghiêm minh của pháp luật. Ở đây là pháp luật liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ môi trường, là sự tuân thủ qui hoạch trong phát triển kinh tế.
Dẫu biết rằng thiên tai là điều bất khả kháng nhưng không thể cứ để cho rừng đầu nguồn bị phá vô tội vạ, sông suối bị rút ruột không thương tiếc, để rồi năm nào cũng phải tốn tiền của khắc phục hậu quả thiên tai. Nhà cửa, ruộng vườn hư hỏng có thể làm lại, nhưng mạng người thì lấy gì để bù đắp!
Hy vọng điều chỉnh kịp thời Thủy điện “cóc” là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Nếu đầu tư ở khu vực miền Trung thì là lợi bất cập hại. Vì đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hơn nữa địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở…. Trong khi đó, để xây dựng nhà máy điện 1MW điện mặt trời cần khoảng 0,6ha đất. Giả sử công suất hữu ích khoảng 50% thì cũng chỉ mất 1,2ha đất. Như vậy so với thủy điện là tương đương vì thủy điện công suất hữu ích cũng khoảng 70% là quá “oách”. Mà đất giá trị canh tác nông nghiệp thấp ở vùng miền Trung thì nhiều. Suất đầu tư của hai hình thức này cũng ngang nhau. Nghệ An, thời gian qua, nhờ sự phản biện của các nhà khoa học, đã loại bỏ tối đa thủy điện “cóc”. Điều này thể hiện sự tiếp thu, cầu thị của lãnh đạo tỉnh. Hy vọng có sự điều chỉnh kịp thời khi chưa quá muộn! Trần Quốc Thành (Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An) |