PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (thuộc Bộ TN-MT):
Do đặc điểm địa lý, miền Trung là “rốn lũ” của nước ta. Cụ thể, miền Trung nước ta là nơi “giao tranh” của các hình thế thời tiết cực đoan (mưa lớn) trong các tháng 8,9,10,11 như không khí lạnh tương tác với địa hình, bão độ bộ/ảnh hưởng, dải hội tụ nhiệt đới tương tác với địa hình và nguy cơ tăng lên gấp bội khi có sự kết hợp của nhiều hình thế cùng một lúc như không khí lạnh+bão-áp thấp nhiệt đới+dải hội tụ nhiệt đới+ vùng áp thấp cùng tương tác với địa hình.
Do miền Trung nước ta có địa hình hẹp và độ dốc cao, được phân chia bởi dãy Trường Sơn nên đặc điểm của sông ngòi ở đây rất dốc và ngắn, khi mưa lớn xảy ra thì khả năng sinh lũ lụt, lũ ống và lũ quét rất rất nhanh, vì thế nên thường gây thiệt hại vô thảm khốc về người và tài sản. Do vậy, trong tháng 10, đợt mưa lũ lịch sử kéo dài đã gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có ý kiến cho rằng xả lũ của thủy điện là nguyên nhân gây lũ chồng lũ, làm gia tăng ngập lụt. Tuy nhiên, các phân tích khoa học, cho thấy các đập thủy điện có thể giúp giảm nhẹ lũ lụt. Mức độ giảm nhẹ lũ lụt của từng hồ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành. Tất nhiên các hồ chứa chỉ có khả năng giảm lũ, lụt nhưng không có khả năng loại trừ hoàn toàn lũ, lụt. Nếu mưa lớn, hồ chứa không đủ sức điều tiết thì lũ lụt vẫn xảy ra. Các đập thủy điện có thể gây tác động đến môi trường, tuy nhiên, không làm tăng rủi ro lũ lụt.
Chắc e và các cụ ko hiểu cơ chế khí hậu bằng mợ ấy rồi.