[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,686
Động cơ
592,428 Mã lực
Vâng, ít học nên mới hỏi mà. Thế khi hồ thuỷ điện đầy rồi thì nó trữ được tí gì nữa không hay mưa bao nhiêu thì xuống hết?
Thế đất ngấm no nước rồi thì có trữ được ko hay là mưa bao nhiêu thì cũng xuống hết ??
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
588
Động cơ
391,229 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
em đọc thấy phải nhập khẩu cái khí này, vậy thì lợi hay hại khó nói lắm cụ.
Các nhà máy nhiệt điện của Vn giờ cũng phải nhập than về hết rồi cụ ạ, than QN không còn đủ chất lượng từ lâu rồi, thà nhập khí về tốt cho môi trường hơn than đá
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,192
Động cơ
227,722 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
Ồ, câu hỏi này cụ hỏi cái thằng cấp phép thủy điện ấy, chứ sao lại hỏi em. E có cấp cho nó đâu 😜
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Các nhà máy nhiệt điện của Vn giờ cũng phải nhập than về hết rồi cụ ạ, than QN không còn đủ chất lượng từ lâu rồi, thà nhập khí về tốt cho môi trường hơn than đá
vâng, nhưng quan trọng nhất vẫn là giá, nếu giá điện tăng sẽ kéo theo rất nhiều thứ khác.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,723
Động cơ
481,940 Mã lực
Nơi ở
..
Như em được biết sản lượng thủy điện chỉ đáp ứng được 10% so với nhu cầu trong nước.... điện của ta bây giờ vẫn là nhiệt điện + mua của trung quốc
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
588
Động cơ
391,229 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Toàn trò lừa đảo thôi, tốt cái gì đâu. Mỹ là nước xả khí thải CO2 nhiều nhất nhì thế giới, nhưng nhất định không chịu giảm khí thải, thay vào đó động viên mấy thằng em như Việt Nam làm. Vì vậy Việt Nam tăng cường điện gió, điện mặt trời với giá rất đắt đỏ. Chi phí cho thủy điện là 600 đồng/kw thì chi phí cho điện mặt trời là 2000 đồng/1kw. Đắt gấp 3,5 lần. Số tiền đổ vào đầu tư điện gió điện mặt trời, điện khí là hàng trăm nghìn tỉ đồng (hàng chục tỉ USD).

Đất nước muốn phát triển phải có năng lượng rẻ --> Từ đó sản xuất hàng hóa rẻ --> Giá thành rẻ, bán được nhiều đời sống nhân dân được nâng cao, chi phí cho điện sinh hoạt rẻ.
Nhưng bọn Tư bản sau khi chúng hủy hoại môi trường rồi, thì dùng con bài môi trường để đầu độc những nước đang phát triển. Ép các nước này vào Bẫy thu nhập trung bình vì với chi phí năng lượng cao , hàng hóa giá cao, sẽ khó phát triển được nữa.
Thủy điện làm gì có cái giá rẻ thế, cụ lấy SL ở đâu thế, đúng là năng lượng tái tạo đắt gấp 3 thủy điện nhưng ngày càng rẻ dần rồi.

vâng, nhưng quan trọng nhất vẫn là giá, nếu giá điện tăng sẽ kéo theo rất nhiều thứ khác.
Vẫn rẻ hơn là thụ động nhập của thằng khựa, cụ có biết nó ép mình mua theo lô từ đầu năm ntn không, không dùng hết vẫn phải trả tiền nhé, còn dùng quá giá sẽ cao hơn.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
ui, em mà biết làm thao thì em lại lên làm đầy tớ rồi, thời gian đâu mà ngồi đây chém với cụ.
Cụ biết là cụ không biết mà cụ vẫn dám chém. Thật là kỳ lạ.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
ô cụ này hay nhỉ, cụ xem em chém cái gì, em đang hỏi để thêm thông tin, lại bảo là chém. tài thật
Cụ phát biểu ý kiến đấy chứ? Em có thấy câu hỏi nào đâu?
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Cụ phát biểu ý kiến đấy chứ? Em có thấy câu hỏi nào đâu?
ah vâng, thì ý kiến của em là lợi hại thế nào em không biết, và nếu tăng giá điện thì ảnh hưởng đến nhiều thứ khác, cũng là ý em hỏi nó có ảnh hưởng gì không. vậy chứ cụ bảo em chém cái gì?
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
349
Động cơ
78,629 Mã lực
Thủy điện làm gì có cái giá rẻ thế, cụ lấy SL ở đâu thế, đúng là năng lượng tái tạo đắt gấp 3 thủy điện nhưng ngày càng rẻ dần rồi.
Giá cụ đăng trong bài nó ghi rõ là giá trần rồi mà. Tức giá cao nhất mới 1.100 đồng. Thực tế nhiều thủy điện lớn sản xuất mức giá 600 đồng/kw vì chi phí rẻ.
Nhờ thủy điện Hòa Bình, Sơn La mà vùng ven đê sông Hồng không bị ngập trong lụt nữa, trước mỗi khi mưa bão lớn là từ trên cao đổ về ngập hết. Tác dụng của thủy điện điều tiết lũ là không phải bàn cãi.

Còn cái bọn nhà báo, hay IQ cao chửi bới thủy điện, lúc nào cũng viết: "thủy điện xả lũ" vì chúng là nhóm lợi ích ăn đẫy tiền từ điện gió, điện mặt trời....
Chúng muốn nhân dân phải dùng điện mặt trời với giá đắt đỏ 2000 đồng/kwh thì chúng mới có tiền mua quốc tịch Síp.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Còn cái bọn nhà báo, hay IQ cao chửi bới thủy điện, lúc nào cũng viết: "thủy điện xả lũ" vì chúng là nhóm lợi ích ăn đẫy tiền từ điện gió, điện mặt trời....
Chúng muốn nhân dân phải dùng điện mặt trời với giá đắt đỏ 2000 đồng/kwh thì chúng mới có tiền mua quốc tịch Síp.
Một phần cũng tại thuỷ điện thật, nhưng đây là vấn đề số phận nó phải thế. Thuỷ điện nó luôn chặn dòng chảy lớn, vì thế lũ thì bao giờ cũng đi kèm với thuỷ điện xả lũ, khiến các đại nhà báo với trí thức câu view nổi cơn thương dân xót chúng mà lên đồng rên rỉ.

Nó cũng giống như cái nhà xí. Trước kia ta đi vệ sinh ngoài đồng, ngoài bụi, ngoài cầu tõm, ngoài vườn nhà hàng xóm... nên ta không thấy thối. Giờ kinh tế lên xây được cái nhà xí, vệ sinh tập trung cho nó sang cái con người, thì lại thấy nhà xí nó thối. Vậy là đổ tại là tại có nhà xí nên mới thối. Nhắc đến nhà xí là chỉ nghĩ đến chuyện thối, không nhớ được nó giúp ta sạch sẽ ra sao. Âu cũng là cái liễn.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Đọc báo thấy bảo tối mà mới thông báo cho đồng bào chạy lũ trong đêm. Chỉ thông báo trên loa, vì mất điện do bão. Thế nhà nào không nghe được thì chả biết gì ?
Dù sao em cũng thấy xót xa cho đồng bào ở gần Hồ Thuỷ Điện lúc nào cũng chỉ chạy lũ trong đêm, Trời đen tối nước dâng lên từ 1-2 m2 thì Khổ không biết đường nào mà lần. Chết mất tích cũng không thể tránh khỏi. Ở thành phố em chỉ cần cúp điện cả một đêm thôi mà đã thấy khó chịu là dân còn vừa tối vừa lũ chả biết chạy hướng nào? Cơ cực thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
588
Động cơ
391,229 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Giá cụ đăng trong bài nó ghi rõ là giá trần rồi mà. Tức giá cao nhất mới 1.100 đồng. Thực tế nhiều thủy điện lớn sản xuất mức giá 600 đồng/kw vì chi phí rẻ.
Nhờ thủy điện Hòa Bình, Sơn La mà vùng ven đê sông Hồng không bị ngập trong lụt nữa, trước mỗi khi mưa bão lớn là từ trên cao đổ về ngập hết. Tác dụng của thủy điện điều tiết lũ là không phải bàn cãi.

Còn cái bọn nhà báo, hay IQ cao chửi bới thủy điện, lúc nào cũng viết: "thủy điện xả lũ" vì chúng là nhóm lợi ích ăn đẫy tiền từ điện gió, điện mặt trời....
Chúng muốn nhân dân phải dùng điện mặt trời với giá đắt đỏ 2000 đồng/kwh thì chúng mới có tiền mua quốc tịch Síp.
Thủy điện lớn điều tiết lũ thì tùy thời tiết thôi, như đập tam hiệp còn chả điều tiết nổi nữa là mấy cái hòa bình, sơn la. Còn giá điện mức trần hay mức nào thì cũng là so sánh tương đối với nhau, nếu 600đ cho thủy điện thì nhóm kia tầm 1800đ, TG cũng thế gần 5cent so với 13cent. Thủy điện có 1 cái hơn là chi phí ngoại biên bằng 0 thôi, nhưng ảnh hưởng môi trường thì lớn hơn. Còn nhóm lợi ích như cụ nói thì chịu, chỉ nghe nói vậy biết vậy chứ mấy chú ĐBQH quốc tịch Síp thì tầm gì mà can thiệp vô được.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
ah vâng, thì ý kiến của em là lợi hại thế nào em không biết, và nếu tăng giá điện thì ảnh hưởng đến nhiều thứ khác, cũng là ý em hỏi nó có ảnh hưởng gì không. vậy chứ cụ bảo em chém cái gì?
A cụ nói thế em đã nói khác.
Điện gas sẽ đắt hơn điện than một chút, nhưng ảnh hưởng môi trường thấp hơn cụ ạ. Độ tin cậy thì tốt. Đắt nhất sẽ là bọn mặt trời và gió, do độ tin cậy thấp. Rẻ nhất là thuỷ điện.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Một phần cũng tại thuỷ điện thật, nhưng đây là vấn đề số phận nó phải thế. Thuỷ điện nó luôn chặn dòng chảy lớn, vì thế lũ thì bao giờ cũng đi kèm với thuỷ điện xả lũ, khiến các đại nhà báo với trí thức câu view nổi cơn thương dân xót chúng mà lên đồng rên rỉ.

Nó cũng giống như cái nhà xí. Trước kia ta đi vệ sinh ngoài đồng, ngoài bụi, ngoài cầu tõm, ngoài vườn nhà hàng xóm... nên ta không thấy thối. Giờ kinh tế lên xây được cái nhà xí, vệ sinh tập trung cho nó sang cái con người, thì lại thấy nhà xí nó thối. Vậy là đổ tại là tại có nhà xí nên mới thối. Nhắc đến nhà xí là chỉ nghĩ đến chuyện thối, không nhớ được nó giúp ta sạch sẽ ra sao. Âu cũng là cái liễn.
Bó tay với so sánh của cụ! Cụ nhầm từ ngày nông thôn biết làm hố xí tự hoại trẻ con về quê chúng nó cũng thích hơn, người lớn cũng thích vì văn minh sạch sẽ, an toàn cho người già hơn và không bốc mùi ruồi nhặng bay vù vù... =)).
May ra chỉ có người khiến thị hoặc người mù là không biết? cái nào tốt hơn cái nào thôi.:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top