[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,077
Động cơ
496,748 Mã lực
Hôm nay thời tiết đẹp đội cứu hộ đi làm việc trời trong xanh tại Quang Nam nơi có 7 người chết và 49 người mất tích. Chứng tỏ hôm nay chẳng có mưa gì hết. bão hôm qua tan nhanh đấy chứ?
.
7b5422ee0702f95ca013-7810-1603946400.jpg
9d763d60f98d07d35e9c-9345-1603945040.jpg
122785476-827365034751502-4859-6544-7131-1603957152.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,626
Động cơ
591,080 Mã lực
Khi có và không có rừng thì lượng nước đấy sẽ xuống nhanh hay chậm?
Nhanh hay chậm thì cũng bằng đấy nước. Mà nếu không có hồ tích nước thủy điện thì lượng nước xuống còn nhiều hơn
 

HoangApr

Xe buýt
Biển số
OF-471056
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
576
Động cơ
204,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trả lời mấy cụ, em không phản đối làm thuỷ điện nhé. Nhưng Miền Trung ko thích hợp để làm thuỷ điện. Thuỷ điện Hoà Bình và Trị An đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, cái này ai cũng công nhận. Nhưng ko phải chỉ có lợi mà có cả hại, vì thế khi quyết định làm phải cân nhắc kỹ lưỡng để giảm tác hại.
Miền Trung không thích hợp chắc mang về Đồng bằng sông Cửu Long làm, mưa thuận gió hòa, lũ ổn định
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Thằng nhà báo viết vớ vẩn. Nguyên nhân ngay từ đầu bài viết đã là do mưa lớn mưa quá to, nước đổ về mà giật tít láo. Thủy điện không làm ra nước, không sinh ra nước. Như một cốc đầy tràn nước tràn ra khỏi cốc.

Ở một diễn đàn đa số trẻ trâu 9x, 200x mà còn hiểu biết hơn mấy ông ọp phơ trong này

 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,662
Động cơ
606,979 Mã lực
Thực ra em nghĩ nếu được thì có mấy việc cần làm:
- Siết chặt cấp phép làm thủy điện nhỏ. Việc đánh giá tác động đến hệ sinh thái phải được làm nghiêm túc.
- Quản lý chặt các hoạt động tích nước, xả nước của các nhà máy thủy điện đang vận hành. Thời buổi 4.0 rồi, em nghĩ việc này khả thi chứ không phải không làm được. Chính chủ đầu tư phải là người bỏ tiền ra lắp đặt thêm hệ thống giám sát.
- Tăng quyền và trang thiết bị cho Kiểm Lâm để họ có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn. Nhưng trước tiên là phải quản lý được các bác đấy, chứ để họ hợp tác với lâm tặc phá rừng thì chẳng ai đỡ nổi.
- Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc.
- ...
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Nhanh hay chậm thì cũng bằng đấy nước. Mà nếu không có hồ tích nước thủy điện thì lượng nước xuống còn nhiều hơn
Hay nhỉ. Từng đấy nước xuống trong 10h thì cụ pha trà ăn kẹo thoải mái, nước chả vào được nhà. Nhưng xuống trong 1h thì lên nóc nhà mà ngắm cảnh nhé.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Hay nhỉ. Từng đấy nước xuống trong 10h thì cụ pha trà ăn kẹo thoải mái, nước chả vào được nhà. Nhưng xuống trong 1h thì lên nóc nhà mà ngắm cảnh nhé.
Nước lũ từ trên trời chảy xuống mạnh quá thì nó chờ cụ trong 10h ạ. Nước về bao nhiêu tràn ra thủy điện bấy nhiêu
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Phó Thủ tướng đã lên tiếng chấn chỉnh tình trạng báo chí viết bài láo toét theo đơn đặt hàng lừa đảo người đọc. Những đứa viết báo 9 điểm 3 môn dựa vào ngòi bút lời văn để làm mụ mị dân đánh phá thủy điện.

PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG: “MỘT SỐ BÁO ĐƯA THÔNG TIN KHÔNG KHÁCH QUAN ! ”

Liên quan đến nguyên nhân lũ cao, gây sạt lở đất, ông Trịnh Đình Dũng đề nghị các cơ quan báo chí thông tin một cách khách quan, tránh thông tin sai lệch về vấn đề này. Phó thủ tướng đề nghị như thế bởi theo ông Dũng, thời gian qua có những thông tin trên báo chí không khách quan.

“Lũ cao thì do mưa lớn kéo dài, nắng lắm mưa nhiều - đó là quy luật của trời đất. Rồi lũ lịch sử, tất cả đều có tần suất. Thế mà một số báo đưa thông tin không khách quan, như có bài báo viết “Các thủy điện ở Nghệ An đồng loạt xả lũ, nhà dân ngập nước” – ông Dũng nói.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Ông Dũng cho rằng, mưa thì nước lên, không có thủy điện thì nước càng lên mạnh. Thủy điện cũng phải xả nước tràn để đảm bảo độ an toàn. “Nhưng không hề thấy nói về hồ thủy lợi” – ông Dũng nói và cho rằng một số hồ thủy lợi còn hơn cả hồ thủy điện. Đổ lỗi cho chính phủ, chính quyền là không khách quan.

Cũng theo ông Dũng, khi mưa nếu không có đập thủy điện thì nước lên càng nhanh và càng nguy hiểm. “Các nhà khoa học, các bộ ngành, các cán bộ công chức phải có ý kiến” – ông Dũng nói.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Còn đối với vấn đề sạt lở đất do mưa lâu ngày, đất chứa nhiều nước hay còn gọi là no nước làm cho tính kết dính rất kém. Khi có thêm tác động sẽ gây ra sạt lở đất rất mạnh. Đơn cử như ở Quảng Nam khi bão vào tác động mưa cục bộ thì sạt lở đất rất mạnh. “Khu vực đó rừng nhiều lắm chứ không phải không có rừng, các đồng chí xem ảnh kìa” – ông Dũng nói.

NÓI THÊM VỀ RỪNG Ở VIỆT NAM, ông Dũng cho biết hiện nay Việt Nam đứng thứ 50/193 quốc gia và phủ kín trên 40%, trong khi năm 1995 chỉ có 28%. “NHƯ VẬY CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG Ở NƯỚC TA RẤT TỐT. Một số nơi phá rừng nhiều, chủ yếu ở Tây Nguyên vì bà con di cư vào nhiều, tìm nguồn phát triển kinh tế nên không kiểm soát được rừng. Nhưng có những vùng như Trung bộ, Đông bắc... bây giờ rừng phủ kín” – ông Dũng nói.

Do đó, ông Dũng cho rằng một số mạng xã hội, thông tin trên báo chí đã đổ lỗi cho chặt rừng dẫn đến sạt lở đất, đổ lỗi cho thủy điện làm sạt lở đất là không khách quan.
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
“Thủy điện Rào Trăng 3, sạt lở đất không phải ở phía thủy điện. Thủy điện ở đó đang xây dựng chứ không phải thủy điện làm rồi. Còn rất nhiều khu vực khác sạt lở đất không có thủy điện” – ông Dũng nói.

Ông cũng đề nghị các nhà khoa học, các cơ quan có ý kiến, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên gia Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có ý kiến, không để tình trạng Chính phủ làm nhiều việc nhưng vẫn có những thông tin sai, không đúng.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng chương trình đầu tư công trung hạn xây dựng nhà chống bão và lũ ở miền Trung.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,145
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hay nhỉ. Từng đấy nước xuống trong 10h thì cụ pha trà ăn kẹo thoải mái, nước chả vào được nhà. Nhưng xuống trong 1h thì lên nóc nhà mà ngắm cảnh nhé.

Cái ni bác nói, xưa sách giáo khoa địa lý quãng lớp 6 của lứa 7x bọn em giảng về công dụng tác hiệu của rừng là:

Rừng che phủ mặt đất và giữ nước mưa lại để đất có thời gian hút nước. Thay vì bằng ấy nước xuống đến đâu chảy tuột đến đấy sẽ gây ra xói lở đất thì thảm rừng sẽ làm chậm quá trình ấy lại và phân phối lượng nước đó cả trong các cấu trúc ngầm lẫn cả trên bề mặt.

Đấy chính là vai trò của rừng, cũng chính là thứ mà bọn thủy điện luôn lảng tránh khi nói đến. Nhất là cả một chuỗi bọn thủy điện thì diện tích thảm rừng chúng nó phá bằng cả chục lần diện tích mấy cái hồ.

Quan điểm cá nhân em là việc cấp phép ồ ạt cho đám thủy điện nhỏ và vừa trên triền đông Trường Sơn, thực chất là treo các quả bom nước bên trên duyên hải miền trung, cào sạch phá trắng thảm rừng nguyên sinh ở đây là thứ mà hàng trăm nghìn tấn bom Mỹ không phá nổi. Và cái giá phải trả là vô cùng lớn.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Nước lũ từ trên trời chảy xuống mạnh quá thì nó chờ cụ trong 10h ạ. Nước về bao nhiêu tràn ra thủy điện bấy nhiêu
Rừng tự nhiên có bao nhiêu tầng lớp? Mưa rơi xuống phải xuyên qua mấy tầng lá, xuống đến đất thì bị thân cây, rễ cây chặn lại, mất bao nhiêu lâu mới xuống được hạ lưu? Còn khi không có rừng thì mất bao lâu để làm đầy hồ chứa và tràn xuống với tốc độ, lưu lượng thế nào?

Đơn giản, dễ hiểu là vào bật vòi sen lên xem mất bao lâu thì hết bình nước 20l. Sau đó đổ nước vào xô 20l xong đổ ụp một cái xem mất bao lâu thì hết xô. Tiện tay để cái dép xem vòi sen với xô nước cái nào làm trôi được dép.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Cái ni bác nói, xưa sách giáo khoa địa lý quãng lớp 6 của lứa 7x bọn em giảng về công dụng tác hiệu của rừng là:

Rừng che phủ mặt đất và giữ nước mưa lại để đất có thời gian hút nước. Thay vì bằng ấy nước xuống đến đâu chảy tuột đến đấy sẽ gây ra xói lở đất thì thảm rừng sẽ làm chậm quá trình ấy lại và phân phối lượng nước đó cả trong các cấu trúc ngầm lẫn cả trên bề mặt.

Đấy chính là vai trò của rừng, cũng chính là thứ mà bọn thủy điện luôn lảng tránh khi nói đến. Nhất là cả một chuỗi bọn thủy điện thì diện tích thảm rừng chúng nó phá bằng cả chục lần diện tích mấy cái hồ.

Quan điểm cá nhân em là việc cấp phép ồ ạt cho đám thủy điện nhỏ và vừa trên triền đông Trường Sơn, thực chất là treo các quả bom nước bên trên duyên hải miền trung, cào sạch phá trắng thảm rừng nguyên sinh ở đây là thứ mà hàng trăm nghìn tấn bom Mỹ không phá nổi. Và cái giá phải trả là vô cùng lớn.
Thì thế, bọn nó toàn lập lờ đánh tráo khái niệm thôi. Rồi thì ĐTM toàn làm riêng lẻ từng thuỷ điện một, có thằng nào dám nói đến tác động của liên hồ kiểu bậc thang đâu.

Ngày xưa thì rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Giờ nói dại nếu có chiến tranh thì nó thả 1 quả bom vào thuỷ điện trên cùng là đứt đôi VN luôn.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,077
Động cơ
496,748 Mã lực
Cái ni bác nói, xưa sách giáo khoa địa lý quãng lớp 6 của lứa 7x bọn em giảng về công dụng tác hiệu của rừng là:

Rừng che phủ mặt đất và giữ nước mưa lại để đất có thời gian hút nước. Thay vì bằng ấy nước xuống đến đâu chảy tuột đến đấy sẽ gây ra xói lở đất thì thảm rừng sẽ làm chậm quá trình ấy lại và phân phối lượng nước đó cả trong các cấu trúc ngầm lẫn cả trên bề mặt.

Đấy chính là vai trò của rừng, cũng chính là thứ mà bọn thủy điện luôn lảng tránh khi nói đến. Nhất là cả một chuỗi bọn thủy điện thì diện tích thảm rừng chúng nó phá bằng cả chục lần diện tích mấy cái hồ.

Quan điểm cá nhân em là việc cấp phép ồ ạt cho đám thủy điện nhỏ và vừa trên triền đông Trường Sơn, thực chất là treo các quả bom nước bên trên duyên hải miền trung, cào sạch phá trắng thảm rừng nguyên sinh ở đây là thứ mà hàng trăm nghìn tấn bom Mỹ không phá nổi. Và cái giá phải trả là vô cùng lớn.
Đồng quan điểm với cụ.
Bạn em ở Nghệ An bảo là ngày hôm 29 Nghệ AN có mưa nhỏ, nhưng chưa nơi nào ngập sâu mà tối 29-30 xả 4-5 cái thuỷ điện xả lũ cái là Toàn tỉnh ngập luôn. Em cũng thấy lo lo giờ 4 tỉnh miền trung nhìn đâu cũng thấy mênh mông nước. Hà Tĩnh và Quang Bình thì đúng là có mưa và mưa kéo dài ngày.
Vến đề xả lũ nước lên nhanh quá bà con chả kịp trở tay. Bạn bè em toàn ở Nghệ An với Thành phố Vinh cũng đa số khá giả nhà cao tầng và có oto nên đi lại không vất vả, không ai thiệt hại gì.
Nhưng nhìn ảnh Thanh Chương ngập lụt lút mái nhà cũng không biết có nguy hiểm đến tính mạng không?
Screen Shot 2020-10-30 at 6.10.01 PM.png
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Rừng tự nhiên có bao nhiêu tầng lớp? Mưa rơi xuống phải xuyên qua mấy tầng lá, xuống đến đất thì bị thân cây, rễ cây chặn lại, mất bao nhiêu lâu mới xuống được hạ lưu? Còn khi không có rừng thì mất bao lâu để làm đầy hồ chứa và tràn xuống với tốc độ, lưu lượng thế nào?

Đơn giản, dễ hiểu là vào bật vòi sen lên xem mất bao lâu thì hết bình nước 20l. Sau đó đổ nước vào xô 20l xong đổ ụp một cái xem mất bao lâu thì hết xô. Tiện tay để cái dép xem vòi sen với xô nước cái nào làm trôi được dép.
Mời cụ đọc ở trên. Rừng được trồng nhiều hơn so với cách đây 10 năm . Và cái cốt lõi rừng ở Trung Bộ mất là do chất độc hóa học của Mỹ rải xuống. Qua bao nhiêu năm mới phục hồi được từng đó rừng. Trong khi nhiều nơi phải mất 100 năm đất rừng mới hồi phục được hoàn toàn cụ nhé.Cụ đừng có cãi Phó Thủ tướng.

NÓI THÊM VỀ RỪNG Ở VIỆT NAM, ông Dũng cho biết hiện nay Việt Nam đứng thứ 50/193 quốc gia và phủ kín trên 40%, trong khi năm 1995 chỉ có 28%. “NHƯ VẬY CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG Ở NƯỚC TA RẤT TỐT. Một số nơi phá rừng nhiều, chủ yếu ở Tây Nguyên vì bà con di cư vào nhiều, tìm nguồn phát triển kinh tế nên không kiểm soát được rừng. Nhưng có những vùng như Trung bộ, Đông bắc... bây giờ rừng phủ kín” – ông Dũng nói.

Do đó, ông Dũng cho rằng một số mạng xã hội, thông tin trên báo chí đã đổ lỗi cho chặt rừng dẫn đến sạt lở đất, đổ lỗi cho thủy điện làm sạt lở đất là không khách quan.
 

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,370
Động cơ
231,029 Mã lực
Tuổi
37
Tranh luận hoài cũng chán.Mọi thứ sẽ tốt ( Thủy Điện hay ko Thủy Điện ) nếu tất cả đc làm đúng.Nhưng ở VN thì mọi thứ hên xui,mà xui nhiều hơn hên...
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Đồng quan điểm với cụ.
Bạn em ở Nghệ An bảo là ngày hôm 29 Nghệ AN có mưa nhỏ, nhưng chưa nơi nào ngập sâu mà tối 29-30 xả 4-5 cái thuỷ điện cái là Toàn tỉnh ngập luôn. Em cũng thấy lo lo giờ 4 tỉnh miền trung nhìn đâu cũng thấy mênh mông nước.
.......................
Chém ít thôi. Mưa vượt kỷ lục chưa từng có chẳng lụt. Mưa nhiều trên thượng nguồn chứ không phải mưa hạ nguồn nhé. Cụ biết thượng nguồn với hạ nguồn nó khác thế nào không ?

Năm 1964 lụt đây, hồi đó còn chưa có thủy điện.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top