Tư duy và lập luận của cụ hơi giống mấy con bán hàng online. Bản thân cụ như vậy là là bị dắt mũi dắt đi?
Cụ thấy mấy thứ cụ đưa ra liên quan gì đến thủy điện?
Em toàn nói dựa trên ý kiến của các nhà khoa học thôi. Em thấy trên diễn đàn này nhiều cụ bán hàng on line lắm nhưng em cũng không vì thế mà coi thường họ.
Ý cụ nói các nhà khoa học là bán hàng online à?
Còn cụ là thiên thần chăng?
Nhưng em sợ mấy cái kiểu thiên thần đội lốt ác quỷ lắm.?
# COVID-19
2SAO|
TINTUCONLINE|
INFONET|
ICTNEWS|
MULTIMEDIA|
ENGLISH|
TUYỂN DỤNG
Go
Sự kiện nóng
#
Lũ lụt ở Miền Trung
#
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
#
Sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3
#
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Miền Trung
#
'Lạm thu' đang xâm phạm những giá trị cốt lõi của giáo dục
#
Hoa hậu Việt Nam 2020
#
Biển Đông đón bão dồn dập trong tháng 10, 11
◄►
Close
Mobile0923 457 788 (Hà Nội) | 0962 237 788 (Tp.HCM)
26/10/2020 15:05:56 (GMT +7)
TUANVIETNAM
❯THÔNG TIN ĐA CHIỀU
Face Book
Twitter
Bình luận
Tin nóng
Thủ phạm gây thảm họa ở miền Trung
24/10/2020 06:07 GMT+7
Cả nước hướng về khúc ruột miền Trung đang chịu thảm cảnh màn trời chiếu đất, nhiều người đã hy sinh tính mạng và cơ sở hạ tầng bị tàn phá khủng khiếp bởi lũ lụt và lở đất.
Bên cạnh Nhà nước, dân cứu dân cũng rất quan trọng
Xem người Hungary nắn sông, người Hà Lan đắp đê chống lũ
Đến khi rừng không phải rừng hoang
Vì sao, tại ai mà hầu như năm nào miền Trung cũng phải gánh chịu thảm hoạ do thiên tai và nhân tai?
Nguyên nhân khách quan
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp và cực đoan trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam. Bão lũ liên tục, mưa lớn cả về lượng, cường độ và thời gian vượt mọi dự kiến làm lũ dâng cao, đất đồi bị sạt lở kể cả những nơi đã được thiết lập doanh trại quân đội tồn tại ổn định hàng chục năm qua.
|
Mưa lớn kéo dài khiến nước tại Quảng Bình lên cao làm ngập hơn 71.000 nhà dân. Ảnh: Thanh Tùng |
Đối với khu vực miền Trung, với đặc điểm tự nhiên
mưa lũ lớn, lòng sông dốc và hẹp, cửa sông bị sa bồi và thay đổi qua từng năm, nhiều vùng địa chất yếu... nên thường xuyên chịu tổn thất lớn về người và tài sản trong mùa lũ hàng năm.
Tổng lượng mưa luỹ tích từ ngày 15/10 đến 19h ngày 19/10 rất lớn. Khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá - Nghệ An phổ biến 260-220 mm, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế phổ biến 450-840 mm. Khu vực Nam Trung Bộ phổ biến 80-115 mm (riêng Đà Nẵng - Quảng Ngãi 190-320 mm). Một số trạm có mưa lớn như Môn Sơn (Nghệ An) 513 mm, Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 1.868 mm; Trường Sơn (Quảng Bình) 1.198 mm, Hương Linh (Quảng Trị) 1.354 mm…
Nguyên nhân chủ quan
Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo tàn phá thiên nhiên là cái giá phải trả rất đắt do con người gây ra. Bài toán quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững thiếu ”nhạc trưởng” chỉ huy chung nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở của các ngành đã làm cho bài toán phòng tránh thiên tai ngày càng phức tạp.
|
Đoạn đường bị sạt lở nghiêm trọng tại Km 166, thôn Cựp, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh chụp ngày 23/10. Ảnh: Phan Vĩnh |
Công tác dự báo và cảnh báo chưa theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết. Việc xây dựng các tuyến đường giao thông vuông góc dòng chảy, không đủ khẩu độ thoát nước, làm dao động lớn mực nước giữa các vùng. Thuỷ điện, nạn phá rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng không hợp lý đã góp phần không nhỏ vào biến cố thiên tai v.v…
Nói cho khách quan và khoa học, trong các nghiên cứu quy hoạch thủy điện, đã phối hợp với ngành thủy lợi xem xét gắn nhiệm vụ cắt giảm lũ và bổ sung lưu lượng mùa kiệt cho hạ du. Thực tế đã bố trí kết hợp được dung tích phòng lũ nhất định tại một số hồ chứa thủy điện như: Trung Sơn trên sông Mã (150 triệu m3), Hủa Na trên sông Chu (100 triệu m3), Bản Vẽ trên sông Cả tại Nghệ An (300 triệu m3), Quảng Trị trên sông Rào Quám (30 triệu m3), Bình Điền trên sông Hữu Trạch (70 triệu m3).
Đối với các công trình thủy điện vừa và nhỏ, do chủ yếu nằm trên các lưu vực sông nhánh hoặc suối với diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn nên dung tích hồ chứa rất nhỏ, hiệu quả cắt giảm lũ không đáng kể.
Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đòi hỏi phải chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất rừng nhất định (gồm đất thực tế có rừng và chưa có rừng). Với các dự án này, chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế cho toàn bộ diện tích đất rừng nêu trên theo quy định tại
Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ NN&PTNT (trước đó là các
Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017,
số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015,
số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2013).
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT đến tháng 9/2019, công tác trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện là 30.305ha. Tuy nhiên, rừng trồng lại không thể hữu hiệu về bảo vệ môi trường như rừng tự nhiên.
Các giải pháp
Các cơ quan từ trung ương đến các địa phương cần rà soát gắn chặt nhiệm vụ phòng tránh thiên tai vào quy hoạch chung của các ngành và quy hoạch tổng thể. Đẩy mạnh, kiện toàn nâng cao chất lượng công tác dự báo và cảnh báo về thời tiết, chủ động di dời dân đến vùng an toàn trước thiên tai.
Rà soát các tiêu chuẩn xây dựng để ứng phó với thiên tai. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là các tuyến đường giao thông phải bổ sung đủ khẩu độ thoát lũ. Hiện nay, ngoài quy trình vận hành đơn hồ với đầy đủ yêu cầu vận hành trong mùa lũ và mùa cạn, các địa phương cũng yêu cầu các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ trên cùng lưu vực lập quy trình phối hợp vận hành để tăng cường an toàn về mùa lũ, phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng nước mùa cạn cho hạ du.
Thực hiện nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện ngày 18/2/2014 và nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện NQ62 của Quốc hội, Bộ Công thương đã ban hành Kế hoạch hành động, đã loại khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 472 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện, đây là các dự án có chiếm nhiều diện tích đất, ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thấp.
Đồng thời, chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ. Vì vậy, việc Bộ Công thương không xem xét bổ sung bất cứ dự án thủy điện nào có chiếm diện tích đất rừng tự nhiên là hành động thiết thực.
|
Mưa lớn cả về lượng, cường độ và thời gian vượt mọi dự kiến làm lũ dâng cao, đất đồi bị sạt lở. Ảnh: Phan Vĩnh |
Cần tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư ven biển miền Trung. Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông. Chủ động phòng, tránh lũ và thích nghi để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông; đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân với tần suất đảm bảo 5-10% (tương đương các trận lũ xuất hiện 10-20 năm/lần).
Củng cố đê các sông Mã, Chu, Cả và La để chống được lũ 1% từ sau năm 2020; củng cố các đê sông khác từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế để chống lũ Hè Thu và lũ muộn, chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ chính vụ; ngăn lũ sớm và tiêu thoát lũ cuối vụ đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu với mức đảm bảo 5-10% cho khu vực Nam Trung Bộ.
Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp ổn định lòng dẫn, chỉnh trị sông, chống bồi lắng cửa các sông Thu Bồn, Ba, Lại Giang, Trà Khúc, Trà Câu, Bàn Thạch và Cái Nha Trang.
Củng cố, nâng cao khả năng chống lũ tại các lưu vực sông lớn ở Bắc Trung bộ với mức bảo đảm chống lũ sau năm 2020 là < 1% đối với sông Hương, sông Cả và < 7% đối với sông Hương; chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông thuộc duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân với tần suất lũ 5% đến 10%;
Đối với khu vực Nam Trung bộ: Điều tiết hiệu quả các hồ chứa nước để cấp nước cho vùng hạ du; vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông đảm bảo an toàn công trình và hạ du, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, phòng chống thiên tai. Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ chính vụ; ngăn lũ sớm, lũ muộn phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu; cải tạo, tăng khả năng thoát nước của các trục tiêu, nghiên cứu giải pháp khắc phục bồi lấp cửa sông, cửa biển để tiêu thoát lũ.
Thiết lập bản đồ 1:25000 phân hạng các nguy cơ lũ lụt, động đất, sạt lở, cháy rừng ở những vùng trọng điểm rồi thông báo cho các huyện địa phương để nắm rõ.
Tùy theo mức độ nguy cơ dự báo, huyện cần lập kho dự trữ nhu yếu phẩm, tối thiểu là mì gói, nước uống, cùng phèn chua để làm lắng nước đục và các viên thuốc khử trùng nước. Người dân vùng bị thiên tai có thể xử lý các nguồn nước sẵn có xung quanh mà uống.
Khi không có chiến sự thì quân đội làm cứu hộ là rất tốt, trong quân đội nên có bộ phận chuyên nghiệp về cứu hộ phối hợp với lực lượng cứu hộ của bên dân sự. Sức mạnh tàn phá của thiên nhiên rất khủng khiếp, sức con người rất nhỏ bé, chỉ giảm nhẹ, chủ động phòng tránh thiên tai, chứ không thể chống thiên tai nhất là ở miền Trung.
Cần thiết lập hướng dẫn ứng phó và tổ chức tuyên truyền cho các đơn vị, công ty có liên quan. Mỗi dự án thủy điện, thủy nông, thủy công, xây dựng vùng rừng núi... có liên quan cần lập ra quy trình ứng phó sự cố, định rõ ai làm việc gì, mỗi người báo cáo với ai và điều động những ai, số lượng và loại trang thiết bị, thực phẩm, nước uống... cần chuẩn bị đầy đủ, các công tác ứng phó như sơ tán tùy theo mức độ (như dự báo lượng mưa, cấp gió...).
Để chủ động phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả, Nhà nước và các ngành, các chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động thống nhất dựa trên cơ sở tầm nhìn chung: ”Quản lý thiên tai hiệu quả, sử dụng tài nguyên khôn ngoan, ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng một cách mềm dẻo, vì một nền kinh tế ổn định và thịnh vượng, môi trường đa dạng và bền vững".
Tô Văn Trường
Giáo sư ‘người rừng’: Chúng ta đang buôn bán, đánh đổi với thiên nhiên
GS Nguyễn Ngọc Lung cho rằng chúng ta đang điều tiết thủy điện theo bản năng chứ không theo dòng chảy. ....
(38)
Mới nhất |
Nổi bật
GỬI
- TON ANH 11:20 Thứ bảy
Chặt cây phá rừng...Làm thuỷ điện ko đúng quy hoạch là thủ phạm chứ còn ai vào đây nữa...
Thích 73Trả lời Chia sẻ
- HOAI 01:47 Chủ nhật
@TON ANH: hàng mấy chục năm về trước từ trong sách giáo khoa tiểu học chúng ta đã dạy học sinh rằng phá rừng là nguyên nhân gây lũ lụt.
Thích 32Trả lời Chia sẻ
- CAO QUANG 14:42 Chủ nhật
@TON ANH: quả núi, quả đồi đứng sừng sững cả ngàn năm trước, nay lại sạt lở do đâu, chắc là do bàn tay con người chứ?
Thích 14Trả lời Chia sẻ
- DUY NGUYEN 5 giờ trước
Cao Quang : Đúng rồi, khi nó là rừng tự nhiên, ngoài cây thân gỗ lớn với hệ rễ sâu, còn có thảm thực vật dày 20-30 cm giữa được 70-90 lượng nước mưa, giữ được đất.
Nay chặt trụ hoặc thay bằng cây công nghiệp, cây nhỏ, rễ ngắn, hệ bụi ...
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- QUOC KHANH 4 giờ trước
Cao Quang : Cả ngàn năm trước không có sự tàn phá của con người nên nó tồn tại cho tới gần đây. Tôi hiểu ý bạn là sạt lở do nước mưa chứ không phải con người.
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- NGUYEN NHA 11:17 Thứ bảy
Biệt phủ đại gia phủ kín gỗ quý thì còn lũ lụt. Khổ người dân vùng lũ.
Thích 55Trả lời Chia sẻ
- KHANH 07:15 Thứ bảy
Theo tôi phải xét đến nhân tai. Khi nào chúng ta không còn tàn phá rừng, trồng rừng trở lại lúc đó dân mới không bị ảnh hưởng nặng nề như hôm nay.
Thích 39Trả lời Chia sẻ
- 12345@6AB 11:41 Thứ bảy
Cơ quan quản lý vĩ mô vẫn mạnh ông nào ông ấy làm: chẳng chờ nhau đâu. Ông giao thông thì cứ vạt đổi làm đường, ông thủy điện cứ đắp đập tích nước, ông lâm nghiệp chẳng quản nổi việc phá rừng. Sau vài 3 năm biến đổi địa tầng ...
Thích 28Trả lời Chia sẻ
- THONG TRAN 09:02 Thứ bảy
Đồng tình với tác giả bài viết, nhưng cho làm thủy điện nhỏ trên dưới 10 MGW là nguyên nhân chính gây ra sạt lở. Mỗi thủy điện nhỏ ngốn mất hàng chục thậm chí hàng trăm ha rừng bảo tồn, chủ đầu tư lấy đi rất nhiều gỗ quý, công trình hoàn thành tiếp tục bán điện, rồi bán tiếp gỗ trồng rừng thay thế.
Thích 26Trả lời Chia sẻ
- DŨNG 11:45 Thứ bảy
Nếu không có phân tích khoa học thì cứ tưởng trồng rừng thay thế cho rừng tự nhiên bị mất là đủ. Hóa ra trong cuộc hoán đổi đó người dân vẫn thiệt hại!