Chân đạp chưa đúng cụ ạ, thằng cháu em lúc bơi sải cổ chân nó không lỏng, đập nước ầm ầm suốt ngày kêu mệt mà bảo mãi không nghecụ có thể chỉ em tại sao bơi một đoạn là em lại chìm ko, ko nổi được![]()

Chân đạp chưa đúng cụ ạ, thằng cháu em lúc bơi sải cổ chân nó không lỏng, đập nước ầm ầm suốt ngày kêu mệt mà bảo mãi không nghecụ có thể chỉ em tại sao bơi một đoạn là em lại chìm ko, ko nổi được![]()
Có thể là do cách thở nữa cụ ạ. Thở dưới nước rất quan trọng đó cụ. Phải theo đúng nhịp độ, và phải thở bằng miệng.Chân đạp chưa đúng cụ ạ, thằng cháu em lúc bơi sải cổ chân nó không lỏng, đập nước ầm ầm suốt ngày kêu mệt mà bảo mãi không nghe![]()
Thở mũi chứ cụCó thể là do cách thở nữa cụ ạ. Thở dưới nước rất quan trọng đó cụ. Phải theo đúng nhịp độ, và phải thở bằng miệng.
bơi 1 đoạn lại chìm ? ai mà chẳng bơi 1 đoạn là chìm ?cụ có thể chỉ em tại sao bơi một đoạn là em lại chìm ko, ko nổi được![]()
Hút vào bằng miệng khi ngoi lên khỏi mặt nước, thở ra bằng mũi khi ở dưới nước mà cụ, bơi nào cũng nguyên tắc này thôi.Có thể là do cách thở nữa cụ ạ. Thở dưới nước rất quan trọng đó cụ. Phải theo đúng nhịp độ, và phải thở bằng miệng.
Vấn đề thể lực là chính ạ, vận động thì môn gì cũng đòi thể lực, kỹ thuật tốt giúp tiêu hao thể lực rút xuống tối thiểu và nhờ đó quãng đường được đẩy lên tối đa, còn kỹ thuật kém thì tiêu hao thể lực ở mức tối đa, rất nhanh đã hết sức và vì vậy quãng đường bị rút xuống tối thiểu. Em dự là cụ ấy kỹ thuật còn yếu nên thể lực bị bào mòn quá nhanh, em đi bể 25m, nhiều người bơi đập nước ầm ầm đến bờ bên kia là bám thành bể thở mất mấy phút mới bơi về được, đó chính là kỹ thuật kém dẫn tới tiêu hao thể lực quá nhanh.bơi 1 đoạn lại chìm ? ai mà chẳng bơi 1 đoạn là chìm ?
khác nhau mỗi cái đoạn đấy dài bao nhiêu.
nếu đoạn đấy ngắn hơn 15m, thì thực ra là cụ chưa biết bơi ( chưa biết lấy hơi ).
còn dài hơn thì có lẽ là do, kỹ thuật hoặc thể lực của cụ chưa đảm bảo ...
Cụ năng về thớt đê, hè rồi nên bơi nhiều cho mát mẻBơi quan trọng nhất là kỹ thuật
Nếu đúng kỹ thuật thì bất cứ ai cũng có thể bơi 500-1000m, thể lực là để những VĐV thi đấu so thành tích thôi
Ngày xưa bơi sải chưa đúng kỹ thuật em chỉ được 25m là lưỡi dài đến rốn, sau này khắc phục được thì có thể bơi liên tục 1000m
Điều cần lưu ý hầu hết mệt là do cơ thể không được cấp oxy đầy đủ, giống như khi cụ/mợ bịt kín khẩu trang để vận động mạnh sẽ xuống sức nhanh. Thế nên để bơi bền được thì cần thở nhiều, vận động chân tay nhẹ nhàng, có nhịp nghỉ cho chân tay
người mới tập bơi nên tuân thủ thở ra bằng mũi liên tục khi ở dưới nước, để tránh vô tình hít nước vào khi hết hơi.Hút vào bằng miệng khi ngoi lên khỏi mặt nước, thở ra bằng mũi khi ở dưới nước mà cụ, bơi nào cũng nguyên tắc này thôi.
Vâng, đẳng cấp rồi thì chuyện lấy hơi, giữ hơi với nhả hơi đều gần với tự nhiên lắm, cơ mà nhiều lúc em vẫn bị cuốngngười mới tập bơi nên tuân thủ thở ra bằng mũi liên tục khi ở dưới nước, để tránh vô tình hít nước vào khi hết hơi.
kỹ thuật lấy hơi đúng là phải đảm bảo đưa được mặt khỏi mặt nước ở thời điểm thở ra hết ... há mồm lấy hơi cho nhanh, thực tình lúc đó mũi cũng hít vào. Khi mặt chìm xuống sau đó thì phải đảm bảo có hơi để mà thở ra ... giống như đi xe máy qua chỗ ngập.
Còn khi thạo rồi, thì thở ra cả mũi + mồm dưới nước cũng được.
Em tự mày mò học bơi sải. Nhưng mà chưa lấy hơi đc. Giờ sẽ tập lại từ từ theo clip này ...
Thích quá cụ ạ, tha hồ mà vùng vẫyCụ về bể nhà e bơi miễn phí cả buổi sáng cho cụ kaka . Cực sạch luôn
![]()
![]()
![]()
![]()
Em đầu Hè đến giờ toàn bơi ở biểnCụ năng về thớt đê, hè rồi nên bơi nhiều cho mát mẻ![]()
Em tóm lại là:Mấy cụ bơi khá rồi em ko dám ý kiến,
chia sẻ cho các cụ còn sợ nước tự làm quen với nước nhé.
Cơ thể khi hít hơi đầy, nín thở ... là nổi , ko cần đạp chân quạt tay gì. Oxy carbonic gì trong phổi thì cũng nổi tất. phổi như bong bóng cá.
nếu có chìm 1 chút khi nhảy xuống thì sẽ từ từ nổi lên.
Nổi phần chỏm đầu, hơi chìm phần chân.
Các cụ đứng chỗ sát thành bể độ sâu quá đầu 1 tý, đứng sát mép có độ sâu tầm 1.2-1.3m, thử cái này để nắm vững lực nâng và độ nổi cơ thể. nếu sợ các cụ đứng chỗ sâu 1.4m co chân thì đang nín thở là nổi.
Khi nổi ổn định, các cụ duỗi chân quạt tay ép nước xuống là nhô đầu lên, nếu đạp chân kiểu ếch xong duỗi thẳng sau đó quạt tay ép nước là nhô hẳn khỏi mặt nước. cơ hội lấy hơi. Khi nổi ổn định, chuẩn bị quạt tay, các cụ cố thở hết ra, để khi lên mặt nước hít được nhiều hơi nhất ( bằng mồm ), nhô lên xong thì người lại ngủm xuống, các cụ nhớ nín hơi hoàn toàn khi ngủm xuống, độ nổi khi ổn định đo lường được lượng kkhi các cụ kịp hít vào. Tập vài lần đến khi nào thoải mái với việc nhô lên lấy hơi, nín hơi hụp xuống, cảm thấy người nổi ổn định thì quạt tay nhô đầu được lên hẳn... lấy được lượng hơi ổn định là rất gần với biết bơi rồi. Em tính tập chuẩn chỉ 1 tiếng là thạo.
Đây ko phải là bơi mà là động tác để các cụ hiểu rõ cơ thể mình sẽ ntn trong nước, hiểu thời điểm thuận lợi để lấy hơi, và khi thử quạt tay, đạp chân sẽ hiểu rõ mình đang tạo ra lực nhờ chân tay ntn. Thạo 1 tý thì tập đạp chân ếch xong duỗi thẳng, cứ thế tập... sẽ biết lấy hơi và hoàn thiện đạp chân. 2 cái khó nhất trong tập bơi ếch
Tập cái này gần như ko di chuyển phương ngang, mà theo phương đứng, nên cần chỗ ngập đầu ( nhưng nhớ là phải sát chỗ nông thành bể hoặc làn phao dọc )
khi thạo các cụ chuyển sang phương ngang phối hợp 1 chút tay chân thì là bơi rồi.