[CCCĐ] Hành trình đến cõi thiêng : TRƯỜNG SA !!!

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,210
Động cơ
222,775 Mã lực
Em vodka cho anh mà không được.Từ sáng đến giờ hóng thông tin của con Su30 mà não hết cả mề,gọi cho thằng bạn thì nó bảo chưa có thông tin gì về hai phi công.Tiên lượng xấu,bố khỉ.
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,972
Động cơ
1,037,005 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em vodka cho anh mà không được.Từ sáng đến giờ hóng thông tin của con Su30 mà não hết cả mề,gọi cho thằng bạn thì nó bảo chưa có thông tin gì về hai phi công.Tiên lượng xấu,bố khỉ.
Rất xấu ạ. Khả năng cao là ko kịp bung dù
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,210
Động cơ
222,775 Mã lực
Rất xấu ạ. Khả năng cao là ko kịp bung dù
Giờ này thì cá nhân em xác định là 99,99% rồi nhưng cũng chẳng muốn gọi dt hỏi bạn,cứ để nuôi hy vọng trong sự sốt ruột thôi.Không biết vùng biển này có sâu không,chứ ngày trước ở Ninh Thuận gần bờ thôi mà người nhái HQ vất vả lắm.Thôi em sang bên kia kẻo loãng thớt của cụ!
 

đằng du lịch

Xe điện
Biển số
OF-389994
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,584
Động cơ
263,984 Mã lực
Tuổi
73
Người sĩ quan ấy đã tâm tình với em suốt mấy tiếng đồng hồ trong phiên gác ấy của anh, rất nhiều điều làm em đi từ ngạc nhiên sửng sốt đến suy tư. Họ đã thầm lặng hy sinh vì tổ quốc và luôn chấp nhận sự hy sinh đó. Nhưng đừng nghĩ rằng họ không suy nghĩ và chạnh lòng bởi vì không chỉ là một người lính mà trên hết họ còn là một CON NGƯỜI. Khi e nói về bữa cơm tối với món thịt lợn thật là ngon, anh em trên đảo thật là khéo chăn nuôi cải thiện đời sống. A ấy khẽ khàng nói : anh thứ lỗi trong tuần này hôm nay là lần thứ 4 đảo thịt lợn đón tiếp các đại biểu nhưng anh em bộ đội hầu như chưa biết đến mùi lòng lợn vì khách thì đông mà chỉ thịt một con lợn. Lợn chăn nuôi hầu như chỉ để tiếp khách thôi......
Bữa ăn trên đảo hầu hết chỉ là đồ hộp: thịt hộp, cá hộp pa tê. E hỏi anh ấy: ngán thế sao ăn được? anh ấy chỉ nói: bọn em ko được phép chán anh ạ. Vì phải ăn để còn giữ sức khỏe..................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những người khách ra thăm đảo TS nghĩ thế nào khi biết sự thật này?
 

Viethp90

Xe tải
Biển số
OF-417881
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
376
Động cơ
869,368 Mã lực
Tuổi
34
Hi hi, không dám, không dám. :-h

Chỉ xin nói thêm mấy điều thế này:

-Quần đảo Trường Sa nói chung, và đảo Trường Sa lớn nói riêng, ngày nay các bạn ra thăm, quá khác xa so với thời đầu những năm 8x (trước khi có chiến dịch CQ-88), thời mà tụi mình ra đấy.

Ngày nay, đảo Trường Sa lớn như là một khu rì-sọt, so với thời đầu 8x. Bây giờ: điện, in-tơ-nét, cây xanh, nhà xây vững chãi, cầu cảng hoành tráng. Những thứ mà đầu 8x, bọn mình có ngủ mơ cũng chịu, không thể nào tưởng tượng ra.

Xin gửi 1 tấm hình đẹp nhất của cầu cảng ở đảo Trường Sa, chụp năm 1984, để các bác hình dung.






-Còn chuyện đi ra Trường Sa: thời 8x, mùa biển êm, là vào khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch. Tức là tầm tháng 3 âm lịch. Bởi thế cho nên, các cụ mới có câu: “ Tháng 3 – bà già đi biển”.

Vào mùa biển êm, là mùa vận chuyển chủ công cho Trường Sa.

Tất cả các tầu. có trọng tải trên 300 tấn, đều được huy động để chở hàng ra Trường Sa. Tuy nòng cốt vẫn là các tầu của lữ 125, với các loại tầu thuộc lớp ‘Nhật Lệ’, hay ‘Đại Khánh’ -> đây là các con tầu không số, hồi đánh Mỹ vận chuyển vũ khí vào Nam. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tầu vận tải sông –biển của lữ đoàn vận tải sông Hồng Hà.

Các tầu sông của lữ Hồng Hà, không có kinh nghiệm đi biển, nên thường được các tầu Hải quân của lữ 125 dẫn đoàn.

Hồi đó, không có định vị vệ tinh như bây giờ. Đi biển thường phải dựa vào sao trời.

Vì thế, hàng ngày, Liên Xô thường cho máy bay cất cánh từ Cam Ranh, bay thành 1 đường thẳng ra Trường Sa, ngày 2 lần.

Các tầu của ta cứ theo hướng máy bay Liên Xô mà chỉnh đường đi.

Vì thế, mới có chuyện, các tầu của lữ Hồng Hà, lạc đội, nhìn máy bay Mỹ bay hạ cánh xuống căn cứ Su-Bích bên Phi-líp-pin, thế là đi theo, và lạc sang tận đó. Đa phần là bị hải quân Mỹ đuổi ra, nhưng cũng có nhiều lần, các tầu của ta, được tầu hải quân Mỹ dắt quay trở lại Trường Sa.

Oài, đi Trường Sa ngày nay, quả là thần tiên so với thời 8x.
Cụ cũng lính trường sa năm 8x ạ. Bố cháu là lính công binh ra xây đá thị năm 88-89. Anh kết nghĩa bố cháu tên Ninh tầm năm 89 90 là đảo trưởng đảo sơn ca, về sau công tác tại phòng phòng không không quân bộ tư lệnh hải quân mới về hưu với hàm thượng tá. Phòng phòng không không quân hồi bé cháu hay đk vào những lúc ấy thấy máy bay dạng mô hình to có điều khiển k bít là j
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,891
Động cơ
373,339 Mã lực
Cụ Baoleo kể chuyện Trường Sa ngày trước đi, e thấy bảo thời đó chim biển nhiều lắm, sao giờ đi đâu hết, trước năm 1997 có ai quan tâm Trường Sa đâu, giờ 1 năm đến 3000 người đến thăm cứ nườm nượp
Chim biển ở Trường Sa, những năm 75-76-77:





Sau này, phần là do anh em đông, bắn tập nhiều, chim sợ bay đi. Phần là do, anh em cũng không thích chim, vì chúng mang theo rất nhiều ký sinh trùng, rận các loại. Dàn dà, chim biển đi hết. Đến khoảng 1985, coi như vắng hẳn.
Ký ức về việc đi phải lựa chân, không thì dẫm phải chim, hay trứng chim, bây giờ chỉ còn trong 2 tấm hình mà nhà cháu đã 'bôt' bên trên.

Phát triền và bảo tồn, luôn là bài toán không có đáp số chung, bác à.
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,836
Động cơ
865,038 Mã lực
Tuổi
54
Cám ơn cụ, chin nó mà k đi từ hồi ấy, thì bây giờ gặp mấy thằng Tàu khựa nó cũng bỏ đi thôi. Loại ấy người còn k sống được với nó cụ nhỉ
 

chua_co_xe

Xe tải
Biển số
OF-18108
Ngày cấp bằng
1/7/08
Số km
301
Động cơ
508,340 Mã lực
Chuyến đi cụ chủ hay, cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn cụ chủ nhiều.
"Người ta sinh ra không phải là lính, nhưng có ở lính mới hiểu hết nghĩa sâu nặng của đời người", ngày xưa e đi lính thấy nhiều người lưu câu này vào sổ tay, e thấy khá đúng.
 

mailam

Xe hơi
Biển số
OF-5620
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
123
Động cơ
544,881 Mã lực
bạn em cũng vừa mới đi Trường Sa về kìa, nhìn trông đen với gầy lắm
 

Phúc Liên

Xe hơi
Biển số
OF-429905
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
102
Động cơ
216,090 Mã lực
em cũng muốn đến
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Mũ chiến sĩ đội là loại nón sắt bọc vải chưa nhỉ, hay vẫn còn bằng nhựa bọc vải nhìn cho đẹp.
Ờ há, cái này e cũng chả để ý, ko được sờ nắm nên ko biết. Chỉ thấy là các chiến sĩ ở khẩu đội pháo hay cao xạ trên đảo thì đội mũ sắt trần ko bọc gì cả.
Mũ mà bạn Long đang đội trong tấm hình là mũ nhựa bọc vải không phải mũ sắt đâu cụ ạ. Theo em vẫn bền hơn mũ cối nhưng không mát và nhẹ bằng mũ cối được .
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com




Mấy hôm đi trời âm u, lần đầu tiên em cảm nhận được cái nắng, gió Trường Sa

Hải đăng

Anh Nguyễn Hồng Minh - Trạm trưởng trạm Hải đăng Sinh Tồn. Hơn 15 năm gắn bó với các trạm hải đăng Trường Sa, vợ mất, con nhỏ phải gửi ở nhà với ông bà. Các trạm hải đăng Trường Sa thuộc về Công ty bảo đảm hàng hải biển Đông, hải đảo (Tổng Công ty bảo đảm hàng hải miền Nam), cùng với các nhân viên khí tượng thường bị nhiều người "quên" mất. Công tác ở đảo suốt cả đời, theo hải đăng đến lúc về hưu, nhưng con cái không được hưởng ưu đãi nào. Nhiều nhân viên nhà đèn rất tâm tư (nguồn fb Vu Han báo An ninh nhân dân - Đoàn công tác số 15).
Cụ không nói ra làm sao mà em biết được họ tồn tại cơ chứ . Nhà cháu cảm ơn cụ đã nói ra những điều bình dị nhưng rất lớn lao này .
Vod được có mỗi lần chứ không nhà cháu cho cụ say luôn .
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Đây là điểm nóng nhất trên quần đảo Trường Sa, các bãi đá ngầm do các bên nắm giữ xen kẽ nhau, cài răng lược



Liên quan đến các khu vực chồng lấn có một chi tiết nhỏ thôi nhưng rất nhạy cảm và e nghĩ nó rất quan trọng: đó là khi tàu đi giữa các bãi đá do ta và bên TQ nắm giữ thì các thuê bao của Viettel đều tự động nhận được tin nhắn của nhà mạng VTEL với nội dung: quý khách đang sử dụng dịch vụ chuyển vùng, cước phí roamming tại Trung quốc là xxx đồng....như vậy vô hình chung chúng ta lại đang thừa nhận phần lãnh thổ TQ chiếm đóng trái phép .Tất nhiên em hiểu đây chỉ là thuần túy về mặt kỹ thuật các tin nhắn được gửi đến tự động, tuy nhiên kỹ thuật nhà mạng hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Ngay khi về đến đất liền em đã gọi điện tới TTCSKH của Viettel phản ánh điều đó và mong muốn ý kiến mình được chuyển tới các bộ phận có liên quan, ko biết em tổng đài viên có làm việc đó ko. E muốn các trạm BTS ngoài đó ko cài đặt chế độ gửi tin nhắn tự động hoặc chặn dịch vụ gửi tin nhắn tự động đó thì tốt hơn.
Em chưa hiểu lắm , các trạm BTS ngoài đó có thể cài đặt chế độ tự nhận diện vùng lãnh thổ TQ chiếm đóng trái phép là của Việt Nam được không hả cụ ? Chả nhẽ Viettel lại cài đặt cho BTS nhận biết vùng đó không năm trong lãnh thổ VN à ?
Các cụ có khỏe được .....như chị ấy ko? :P.


Nhìn chị rất hừng hực khí thế X_X
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Tuyệt vời. Giới thiệu với các cụ/mợ mợ Quỳnh Hương hiện đang là giám đốc một Công ty truyền thông tại HN và cũng là một thành viên của chuyến đi trên tàu 571, là người chứng kiến và tham gia trong câu chuyện của em và cô Trúc Chi với 2 người lính trẻ ở đảo Sơn Ca. Trong câu chuyện mợ Hương có hứa sẽ giúp đỡ những gì có thể cho Vũ và Phòng khi 2 bạn ấy ra quân, không ngờ mợ ấy đã vào tận Nghệ An thăm nhà Quân. Mợ tuyệt vời quá. Vũ nhìn giống mẹ. Mợ kể chuyện thăm gia đình Vũ như thế nào cho mọi người cùng nghe nhé.
E nói thêm là qua thớt này đã có rất nhiều anh/ chị là thành viên của 571 vào đọc và mới biết đến o tofun và cũng trở thành thành viên mới của diễn đàn
công lớn thuộc về cụ đấy , Ô ép ghi công cụ (*)
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Hi hi, không dám, không dám. :-h

Chỉ xin nói thêm mấy điều thế này:

-Quần đảo Trường Sa nói chung, và đảo Trường Sa lớn nói riêng, ngày nay các bạn ra thăm, quá khác xa so với thời đầu những năm 8x (trước khi có chiến dịch CQ-88), thời mà tụi mình ra đấy.

Ngày nay, đảo Trường Sa lớn như là một khu rì-sọt, so với thời đầu 8x. Bây giờ: điện, in-tơ-nét, cây xanh, nhà xây vững chãi, cầu cảng hoành tráng. Những thứ mà đầu 8x, bọn mình có ngủ mơ cũng chịu, không thể nào tưởng tượng ra.

Xin gửi 1 tấm hình đẹp nhất của cầu cảng ở đảo Trường Sa, chụp năm 1984, để các bác hình dung.






-Còn chuyện đi ra Trường Sa: thời 8x, mùa biển êm, là vào khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch. Tức là tầm tháng 3 âm lịch. Bởi thế cho nên, các cụ mới có câu: “ Tháng 3 – bà già đi biển”.

Vào mùa biển êm, là mùa vận chuyển chủ công cho Trường Sa.

Tất cả các tầu. có trọng tải trên 300 tấn, đều được huy động để chở hàng ra Trường Sa. Tuy nòng cốt vẫn là các tầu của lữ 125, với các loại tầu thuộc lớp ‘Nhật Lệ’, hay ‘Đại Khánh’ -> đây là các con tầu không số, hồi đánh Mỹ vận chuyển vũ khí vào Nam. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tầu vận tải sông –biển của lữ đoàn vận tải sông Hồng Hà.

Các tầu sông của lữ Hồng Hà, không có kinh nghiệm đi biển, nên thường được các tầu Hải quân của lữ 125 dẫn đoàn.

Hồi đó, không có định vị vệ tinh như bây giờ. Đi biển thường phải dựa vào sao trời.

Vì thế, hàng ngày, Liên Xô thường cho máy bay cất cánh từ Cam Ranh, bay thành 1 đường thẳng ra Trường Sa, ngày 2 lần.

Các tầu của ta cứ theo hướng máy bay Liên Xô mà chỉnh đường đi.

Vì thế, mới có chuyện, các tầu của lữ Hồng Hà, lạc đội, nhìn máy bay Mỹ bay hạ cánh xuống căn cứ Su-Bích bên Phi-líp-pin, thế là đi theo, và lạc sang tận đó. Đa phần là bị hải quân Mỹ đuổi ra, nhưng cũng có nhiều lần, các tầu của ta, được tầu hải quân Mỹ dắt quay trở lại Trường Sa.

Oài, đi Trường Sa ngày nay, quả là thần tiên so với thời 8x.
Cụ Lông là cụ ấy tệ lắm , thớt đang hay thì không còn gì để post nữa nên cháu tha thiết mong cụ Leo tiếp tục giữ mạch của thớt nhé. Nhà cháu có chén rượu nhạt xin rót mời cụ. Có chuyện gì của lính ngoài đảo cụ kể được thì mong cụ đừng giấu nhé .Cháu tha thiết mong cụ kể tiếp ạ . Mà cái ava của cụ là tàu cụ đang lái phỏng ạ ?:D
 

tilltill

Xe tải
Biển số
OF-201712
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
337
Động cơ
325,228 Mã lực
Xin lỗi các cụ mấy hôm em bận quá nên ko có thời up ảnh hầu các cụ. Nay có chút thời gian E tranh thủ tiếp ạ.
Thưa các cụ!
Trong chuyến công tác vừa rồi của bọn E có đến đảo Núi Le A và được biết có đ/c Thượng úy Hoàng Anh Tuấn quê ở Thái Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (đồng chí bị phơi nhiễm chất độc da cam, 2 con nhỏ đều bị sinh non và mắc bệnh phải phẫu thuật). Ngay trong hành trình đó Đoàn TN EVN đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ và đã quyên góp được 48,5 triệu đồng. Ngày 16/6 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn EVN và lãnh đạo một số Tổng Cty con cùng phối hợp với bên Hải quân là đồng chí Hoàng Ngọc Dương đã đến tận nhà đồng chí Tuần để tặng quà để đồng chí yên tâm công tác. (Ảnh nguồn fb Diễm Hương)








 

tilltill

Xe tải
Biển số
OF-201712
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
337
Động cơ
325,228 Mã lực
Đảo Đá Tốc Tan nằm ở vĩ độ 08048’42’’N và kinh độ 113059’00’’E, cách bãi đá Đông khoảng 78 hải lý về phía Đông. Khi thủy triều xuống một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động, có thể phát hiện cụm bãi đá này từ xa nhờ sóng biển đập vào bờ san hô tung bọt trắng xóa. Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20km, rộng khoảng 7km, diện tích trung bình 75km2. Thềm san hô phía Bắc rộng hơn phía Nam và tạo thành vành đai liền, còn thềm san hô phía Nam thường bị đứt quãng bởi các luồng vào hẹp và nông (nguồn wiki)


 

tilltill

Xe tải
Biển số
OF-201712
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
337
Động cơ
325,228 Mã lực
Trên đảo Tốc Tan B có 1 cái miếu thờ 4 liệt sỹ. Hỏi các chiến sỹ được biết vào năm 1988 trong thời gian xây dựng Đảo thì gặp bão lớn và và để bảo vệ tài sản của Tổ Quốc đã có 4 chiến sỹ anh dũng hy sinh
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top