E nhìn thấy cụ
Baoleo một cựu sĩ quan hải quân gạo cội đang lượn trong thớt. Chắc chắn mọi người sẽ được nghe nhiều chuyện hay về biển đảo nữa rồi
Hi hi, không dám, không dám.
Chỉ xin nói thêm mấy điều thế này:
-Quần đảo Trường Sa nói chung, và đảo Trường Sa lớn nói riêng, ngày nay các bạn ra thăm, quá khác xa so với thời đầu những năm 8x (trước khi có chiến dịch CQ-88), thời mà tụi mình ra đấy.
Ngày nay, đảo Trường Sa lớn như là một khu rì-sọt, so với thời đầu 8x. Bây giờ: điện, in-tơ-nét, cây xanh, nhà xây vững chãi, cầu cảng hoành tráng. Những thứ mà đầu 8x, bọn mình có ngủ mơ cũng chịu, không thể nào tưởng tượng ra.
Xin gửi 1 tấm hình đẹp nhất của cầu cảng ở đảo Trường Sa, chụp năm 1984, để các bác hình dung.
-Còn chuyện đi ra Trường Sa: thời 8x, mùa biển êm, là vào khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch. Tức là tầm tháng 3 âm lịch. Bởi thế cho nên, các cụ mới có câu: “ Tháng 3 – bà già đi biển”.
Vào mùa biển êm, là mùa vận chuyển chủ công cho Trường Sa.
Tất cả các tầu. có trọng tải trên 300 tấn, đều được huy động để chở hàng ra Trường Sa. Tuy nòng cốt vẫn là các tầu của lữ 125, với các loại tầu thuộc lớp ‘Nhật Lệ’, hay ‘Đại Khánh’ -> đây là các con tầu không số, hồi đánh Mỹ vận chuyển vũ khí vào Nam. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tầu vận tải sông –biển của lữ đoàn vận tải sông Hồng Hà.
Các tầu sông của lữ Hồng Hà, không có kinh nghiệm đi biển, nên thường được các tầu Hải quân của lữ 125 dẫn đoàn.
Hồi đó, không có định vị vệ tinh như bây giờ. Đi biển thường phải dựa vào sao trời.
Vì thế, hàng ngày, Liên Xô thường cho máy bay cất cánh từ Cam Ranh, bay thành 1 đường thẳng ra Trường Sa, ngày 2 lần.
Các tầu của ta cứ theo hướng máy bay Liên Xô mà chỉnh đường đi.
Vì thế, mới có chuyện, các tầu của lữ Hồng Hà, lạc đội, nhìn máy bay Mỹ bay hạ cánh xuống căn cứ Su-Bích bên Phi-líp-pin, thế là đi theo, và lạc sang tận đó. Đa phần là bị hải quân Mỹ đuổi ra, nhưng cũng có nhiều lần, các tầu của ta, được tầu hải quân Mỹ dắt quay trở lại Trường Sa.
Oài, đi Trường Sa ngày nay, quả là thần tiên so với thời 8x.