Cám ơn cụ Baoleo,giờ em mới biết máy bay Liên Xô bay chỉ đường cho tàu vân tải của ta.Kính cụ cựu chiến binh HQ một ly và mong cụ chém thêm nhiều hơn nữa.
Ố la la!Em ở xa quá chứ không thì cũng bê đĩa rau thơm đến xin phép ngồi chém cùng anh và bạn ấy.Mai có bạn Mai An sĩ quan báo vụ 1 ra HN chơi. Có cụ nào rảnh thì em mời chạy qua ngồi giao lưu với bọn em nhé
Rất xấu ạ. Khả năng cao là ko kịp bung dùEm vodka cho anh mà không được.Từ sáng đến giờ hóng thông tin của con Su30 mà não hết cả mề,gọi cho thằng bạn thì nó bảo chưa có thông tin gì về hai phi công.Tiên lượng xấu,bố khỉ.
Giờ này thì cá nhân em xác định là 99,99% rồi nhưng cũng chẳng muốn gọi dt hỏi bạn,cứ để nuôi hy vọng trong sự sốt ruột thôi.Không biết vùng biển này có sâu không,chứ ngày trước ở Ninh Thuận gần bờ thôi mà người nhái HQ vất vả lắm.Thôi em sang bên kia kẻo loãng thớt của cụ!Rất xấu ạ. Khả năng cao là ko kịp bung dù
Những người khách ra thăm đảo TS nghĩ thế nào khi biết sự thật này?Người sĩ quan ấy đã tâm tình với em suốt mấy tiếng đồng hồ trong phiên gác ấy của anh, rất nhiều điều làm em đi từ ngạc nhiên sửng sốt đến suy tư. Họ đã thầm lặng hy sinh vì tổ quốc và luôn chấp nhận sự hy sinh đó. Nhưng đừng nghĩ rằng họ không suy nghĩ và chạnh lòng bởi vì không chỉ là một người lính mà trên hết họ còn là một CON NGƯỜI. Khi e nói về bữa cơm tối với món thịt lợn thật là ngon, anh em trên đảo thật là khéo chăn nuôi cải thiện đời sống. A ấy khẽ khàng nói : anh thứ lỗi trong tuần này hôm nay là lần thứ 4 đảo thịt lợn đón tiếp các đại biểu nhưng anh em bộ đội hầu như chưa biết đến mùi lòng lợn vì khách thì đông mà chỉ thịt một con lợn. Lợn chăn nuôi hầu như chỉ để tiếp khách thôi......
Bữa ăn trên đảo hầu hết chỉ là đồ hộp: thịt hộp, cá hộp pa tê. E hỏi anh ấy: ngán thế sao ăn được? anh ấy chỉ nói: bọn em ko được phép chán anh ạ. Vì phải ăn để còn giữ sức khỏe..................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cụ cũng lính trường sa năm 8x ạ. Bố cháu là lính công binh ra xây đá thị năm 88-89. Anh kết nghĩa bố cháu tên Ninh tầm năm 89 90 là đảo trưởng đảo sơn ca, về sau công tác tại phòng phòng không không quân bộ tư lệnh hải quân mới về hưu với hàm thượng tá. Phòng phòng không không quân hồi bé cháu hay đk vào những lúc ấy thấy máy bay dạng mô hình to có điều khiển k bít là jHi hi, không dám, không dám.
Chỉ xin nói thêm mấy điều thế này:
-Quần đảo Trường Sa nói chung, và đảo Trường Sa lớn nói riêng, ngày nay các bạn ra thăm, quá khác xa so với thời đầu những năm 8x (trước khi có chiến dịch CQ-88), thời mà tụi mình ra đấy.
Ngày nay, đảo Trường Sa lớn như là một khu rì-sọt, so với thời đầu 8x. Bây giờ: điện, in-tơ-nét, cây xanh, nhà xây vững chãi, cầu cảng hoành tráng. Những thứ mà đầu 8x, bọn mình có ngủ mơ cũng chịu, không thể nào tưởng tượng ra.
Xin gửi 1 tấm hình đẹp nhất của cầu cảng ở đảo Trường Sa, chụp năm 1984, để các bác hình dung.
-Còn chuyện đi ra Trường Sa: thời 8x, mùa biển êm, là vào khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch. Tức là tầm tháng 3 âm lịch. Bởi thế cho nên, các cụ mới có câu: “ Tháng 3 – bà già đi biển”.
Vào mùa biển êm, là mùa vận chuyển chủ công cho Trường Sa.
Tất cả các tầu. có trọng tải trên 300 tấn, đều được huy động để chở hàng ra Trường Sa. Tuy nòng cốt vẫn là các tầu của lữ 125, với các loại tầu thuộc lớp ‘Nhật Lệ’, hay ‘Đại Khánh’ -> đây là các con tầu không số, hồi đánh Mỹ vận chuyển vũ khí vào Nam. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tầu vận tải sông –biển của lữ đoàn vận tải sông Hồng Hà.
Các tầu sông của lữ Hồng Hà, không có kinh nghiệm đi biển, nên thường được các tầu Hải quân của lữ 125 dẫn đoàn.
Hồi đó, không có định vị vệ tinh như bây giờ. Đi biển thường phải dựa vào sao trời.
Vì thế, hàng ngày, Liên Xô thường cho máy bay cất cánh từ Cam Ranh, bay thành 1 đường thẳng ra Trường Sa, ngày 2 lần.
Các tầu của ta cứ theo hướng máy bay Liên Xô mà chỉnh đường đi.
Vì thế, mới có chuyện, các tầu của lữ Hồng Hà, lạc đội, nhìn máy bay Mỹ bay hạ cánh xuống căn cứ Su-Bích bên Phi-líp-pin, thế là đi theo, và lạc sang tận đó. Đa phần là bị hải quân Mỹ đuổi ra, nhưng cũng có nhiều lần, các tầu của ta, được tầu hải quân Mỹ dắt quay trở lại Trường Sa.
Oài, đi Trường Sa ngày nay, quả là thần tiên so với thời 8x.
Chim biển ở Trường Sa, những năm 75-76-77:Cụ Baoleo kể chuyện Trường Sa ngày trước đi, e thấy bảo thời đó chim biển nhiều lắm, sao giờ đi đâu hết, trước năm 1997 có ai quan tâm Trường Sa đâu, giờ 1 năm đến 3000 người đến thăm cứ nườm nượp
Nếu ko có gì riêng tư tế nhị, cụ có thể up ảnh nngườ lính ấy lên được ko ạbạn em cũng vừa mới đi Trường Sa về kìa, nhìn trông đen với gầy lắm
Mũ chiến sĩ đội là loại nón sắt bọc vải chưa nhỉ, hay vẫn còn bằng nhựa bọc vải nhìn cho đẹp.
Mũ mà bạn Long đang đội trong tấm hình là mũ nhựa bọc vải không phải mũ sắt đâu cụ ạ. Theo em vẫn bền hơn mũ cối nhưng không mát và nhẹ bằng mũ cối được .Ờ há, cái này e cũng chả để ý, ko được sờ nắm nên ko biết. Chỉ thấy là các chiến sĩ ở khẩu đội pháo hay cao xạ trên đảo thì đội mũ sắt trần ko bọc gì cả.