Xây dựng năm 1395 bởi vua Taejo - nhà vua đầu tiên cũng là người sáng lập triều đại Joseon, cung Gyeongbokgung còn được biết đến với tên gọi Bắc cung vì vị trí tọa lạc hướng nhiều về phía Bắc, so với các cung điện xung quanh như Changdeokgung - Đông cung và Gyeongheegung - Tây cung. Gyeongbokgung được xem là cung điện đẹp nhất và là cung điện lớn nhất còn tồn tại trong tất cả 5 cung điện.
Như trong bài trước, tôi đã cho mọi người thấy con đường subway tới cung điện này như thế nào rồi nên bây giờ tôi chỉ tập trung vào khai thác vẻ đẹp của cung điện này mà thôi.
Đây là cổng chính, tại luôn có 3 tầng lính gác rất oai nghiêm. Tôi còn ghi lại được video clip của khi họ thay gác, mà giờ về tìm chưa thấy, lúc nào thấy post lên cho mọi người xem. Tương đối lạ, khác hẳn thay lính canh trước lăng Bác.
Bản đồ toàn cảnh cung điện này trên bản đồ nó bé thế chứ đi vào thực tế thì tôi có cảm giác tôi đi gần 1km mà vẫn chưa đâu vào đâu.
Trong thời kỳ nhiếp chính của Daewongun năm 1867, những dinh thự trong cung điện được tái tạo và hình thành một quần thể khổng lồ với 330 dinh thự và 5792 phòng. Tọa lạc trên khu đất rộng 410.000 mét vuông, nơi đây là biểu tượng của Hoàng gia của cả quốc gia Hàn Quốc và là nơi ở của gia đình Hoàng tộc Hàn Quốc. Năm 1895, sau khi Nữ hoàng Myeongseong bị quân Nhật ám sát, chồng bà là Hoàng đế Gojong rời bỏ Hoàng cung, kể từ đó, gia đình Hoàng gia không bao giờ trở lại Gyeongbokgung nữa.
Đây là một trong những vị lính canh giữ cổng thành. Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ đó chỉ là những bức tượng họ đặt cho oai vậy thôi vì trông họ cực kỳ to lớn, da thì đen trũi vì chỗ này chỉ có nắng và gió suốt ngày mà thôi. Nhưng ai dè khi đến gần thì đó là người thật. Tôi chỉ biết thốt lên 2 chữ: Khổng lồ. Luận bạn tôi cao 1,82m, vậy mà khi đứng gần vị lính canh này vẫn còn thấp hơn, đấy chưa kể chiều dày của cơ thể, họ to khủng khiếp.
Toàn cảnh cổng chính và hệ thống lính gác.
Từ năm 1911, chính phủ Nhật Bản đã đánh đổ tận gốc tất cả 10 tòa dinh dự trong suốt thời kỳ chiến tranh Nhật - Hàn Quốc và sau cùng xây dựng Tòa Dinh thự của Chính phủ Nhật ngay trước đại điện Geunjeongjeon, mục đích là để nhổ tiệt biểu tượng và di sản của triều đại Joseon.
Phía bên cạnh bục đi lên ở chính giữa họ xây thêm một cái bục dốc thoai thoải nhằm phục vụ cho những người khuyết tật đi lên một cách dễ dàng. Ở Hàn Quốc và Nhật bản là 2 quốc gia quan tâm chăm sóc người già tốt nhất thế giới.
Những viên quan giám hộ lính canh.
Cuối chiến tranh thế giới thứ Hai và Hàn Quốc được giải phóng, những dinh thự chính vẫn còn tồn tại như Geunjeongjeon, Đại điện - Quốc bảo số 223, đình Hyangwonjeong, cung Jagyeongjeon, cung Jibokjae, cung Sajeongjeon, cung Sujeongjeon, cổng Gwanghwamun và đình Gyeonghoeru - quốc bảo số 224.
Đây là một bãi cỏ xanh trang trí phía góc của cung điện nhưng khi tôi đến lại có cái chụp này, tôi cũng chưa hiểu họ để cái chụp to khổng lồ này ở đây làm gì, tôi đồ rằng đó là để chăm sóc cỏ khi có nắng chói quá chăng?
Và đây nữa, những khung tre được uốn cong tạo hình và phía bên trong có không gian trống để các bộ bàn ghế nhỏ, trên đó có để những tài liệu về cung điện này phục vụ cho du khách thăm quan .
Bước qua cánh cổng đầu tiên là có một dòng suốt bắc ngang qua sân đình thế này, cây hoa trồng hai bên tạo ra sự hài hoà dịu dàng của cung điện.
Ngày nay Hoàng cung mở cửa cho du khách tham quan và là nơi tọa lạc của Bảo tàng Dân tộc Quốc gia Hàn Quốc. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc cũng nằm tại đây cho đến khi được di dời đến Yongsan-gu năm 2005.