Năm 1885, ông Bonnal, vốn là Trú sứ Sơn Tây, được chuyển về làm Trú sứ Hải Phòng.
Để ngăn cách khu nhượng địa và dân bản xứ, ông cho đào một con kênh từ sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng sau này) nối với sông Tam Bạc
Vì Hải Phòng là vùng đất thập, khi thuỷ triều cường là bị ngập, cho nên đất đào con kênh này được bồi đắt cho khu nhượng địa. Dù có bồi đắt thì nước thuỷ triều cường vẫn bị ngập.
Con kênh đào này rộng 72 mét mang tên Kênh An Biên, nhưng người ta thường biết đến với tên Bonnal, và con đường chạy dọc kênh đào này dài 3,5 km mang tên Đại lộ Bonnal. Sau hoà bình năm 1954, con đường này mang tên Trần Phú, số nhà 175 Trần Phú là nhà tù, dân gọi là nhà tù Trần Phú. Ông Nguyễn Đức Cảnh, bị xử tử trước nhà tù này thập niên 1930, nhưng tên tuổi ông bị lãng quên vì những lý do nhạy cảm, nên thập niên 1990, con phố Trần Phú chia làm đôi. Đoạn gần cảng vẫn mang tên cũ: Trần Phú, đoạn sau từ Cầu Đất xuống thì mang tên Nguyễn Đức Cảnh
Kênh Bonnal màu xanh, bản đồ 1913
Các cụ lưu ý có hai cây cầu qua con kênh Bonnal
Em sẽ nói chi tiết hai cây cầu này ở phần tới