Với cách xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay, thì VN không bao giờ thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn, càng làm càng tăng nợ, giống như vay ngân hàng mua chiếc xe về chạy dịch vụ, nhưng mua phải chiếc xe giá cao mà bị lỗi và hỏng vặt.
Hạ tầng GT phải làm nhanh, với giá thành hợp lý, độ bền cao thì hạ tầng mới phục vụ phát triển kinh tế được. Làm hạ tầng giá cao (do CP GPMB, do thất thoát..) độ bền thấp do quản lý chất lượng kém, thì hạ tầng lại là gánh nặng, do tiêu tốn lượng tiền đầu tư quá lớn nhưng chưa kịp phục vụ phát triển kinh tế có tích lũy đủ để duy tu, bảo dưỡng, tái đầu tư..thì đã hỏng, phải làm mới, hoặc lỗi thời về công nghệ.
Hạ tầng GT phải kết nối đồng bộ cho các loại hình vận tải (đường biển, đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt..) mới phát huy hết khả năng. Hiện nay, đường bộ và hàng không đang gánh mảng vận tải hàng hóa quá nặng với chi phí cao, trong khi đường sắt, đường thủy nội địa có ưu thế vận tải hàng hóa khối lượng lớn, chặng dài thì không phát huy được.